Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Các Bồ tát Ma ha tát cũng có năng được
Nhất thiết tướng trí . Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát cũng có năng được Nhất
thiết tướng trí cùng các Như Lai có sai khác nào? Phật
bảo: Thiện Hiện! Cũng có sai khác. Tướng ấy thế nào? Là các Bồ tát Ma ha
tát gọi là tuỳ được Nhất thiết tướng trí. Nếu các Như Lai gọi đã được Nhất
thiết tướng trí. Sở dĩ vì sao? Chẳng phải tâm các Bồ tát Ma ha tát cùng
các như Lai định riêng khác được, nghĩa là chúng các Bồ tát Ma ha tát
cùngcác Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đồng trụ tánh các pháp không sai khác,
đối các pháp tướng cầu Chánh biến tri, nói gọi Bồ tát. Nếu đến rốt ráo tức
gọi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Đối tất cả pháp tự tướng cộng tướng soi
rõ không mờ, thanh tịnh đầy đủ, khi trụ nhân vị gọi là Bồ tát. Nếu đến quả
vvị tức gọi Như Lai. Vậy nên, Bồ tát cùng các Như Lai tuy đồng gọi được
Nhất thiết tướng trí mà có sai khác. Thiện Hiện! Đấy gọi các Bồ tát Ma ha
tát thế gian pháp thí. Các Bồ
tát Ma ha tát nương nhờ thế gian pháp thí như thế lại được tu hành xuất
thế pháp thí. Nghĩa là các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm, phương tiện khéo léo trước thí thế gian thiện pháp hữu tình, sau
khiến nhàm lìa thế gian thiện pháp, an trụ Thánh pháp xuất thế vô lậu, cho
đến khiến được Nhất thiết trí trí. Vì sao gọi là Thánh pháp xuất thế? Vì
các Bồ tát Ma ha tát vì các hữu tình tuyên nói khai chỉ phân biệt rõ ràng,
nói tên pháp thí. Thiện
Hiện phải biết: Tất cả thiện pháp chẳng chung dị sanh, nếu chánh tu học
khiến các hữu tình vượt ra thế gian mà trụ yên ổn, nên gọi xuất thế. Nghĩa
là ba mươi bảy phần pháp Bồ đề. Ba môn giải thoát, tám giải thoát, chín
định thứ lớp. Bốn trí thánh đế. Trí Ba la mật đa, các không thảy. Mười bậc
Bồ tát. Năm nhãn, sáu thần thông. Như Lai mười lực, bốn vô sở uý, bốn vô
ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả. Bai
mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo. Đà la ni môn, tam ma địa môn. Các thiện
pháp vô lậu như thế thảy, tất cả đều gọi Thánh pháp xuất thê. Nếu Bồ tát
Ma ha tát vì các hữu tình tuyên nói khai chỉ phân biệt rõ ràng các pháp
như thế gọi là Bồ tát xuất thế pháp thí. Thiện
Hiện! Trong đây vì sao gọi là ba mươi bảy thứ phần pháp Bồ đề? Nghĩa la
bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng
giác chi, tám thánh đạo chi. Như vậy gọi là ba mươi bảy thứ phần pháp Bồ
đề Thiện
Hiện! Vì sao gọi bốn niệm trụ? Là Bồ tát Ma ha tát đôi trong thân hoặc
ngoài thân, hoặc trong ngoài thân, trụ quán khắp thân, chính siêng chính
biết nhớ đầy đủ, bỏ tham tiếc đời, trụ quán thân nhóm, trụ quán thân diệt.
Do kia đối thân trụ quán khắp thân, trụ quán thân nhóm, trụ quán thân diệt
không chỗ nương dựa, đối các thế gian không sở chấp nhận, đấy gọi thứ
nhất. Với thọ với tâm với pháp cũng vậy. Đấy gọi bốn niệm trụ. Thiện
Hiện! Vì sao gọi bốn chánh đoạn? Là Bồ tát Ma ha tát vì khiến pháp ác bất
thiện chưa sanh hẳn chẳng sanh vậy. Vì khiến pháp ác bất thiện đã sanh dứt
diệt hẳn vậy. Vì khiến pháp thiện chưa sanh sanh vậy. Vì khiến pháp thiện
đã sanh vững trụ chẳng quên, tu mãn trí bội tăng rộng lớn tác chứng vậy,
nên sanh khởi vui muốn phát siêng tinh tiến giục tâm giữ tâm, đấy gọi bốn
chánh đoạn. Thiện
Hiện! Vì sao gọi bốn thần túc? Là Bồ tát Ma ha tát Dục tam ma địa dứt đi
trọn nên tu tập thần túc. Cần tam ma địa dứt đi trọn nên tu tập thần túc.
Tâm tam ma địa dứt đi trọn nên tu tập thần túc. Quán tam ma địa dứt đi
trọn nên tu tập thần túc. Đấy gọi bốn thần túc. Thiện
Hiện! Vì sao gọi là năm căn? Là Bồ tát Ma ha tát tín căn, tinh tiến căn,
niệm căn, định căn, huệ căn, đấy gọi là năm căn. Thiện
Hiện! Vì sao gọi là năm lực? Là Bồ tát Ma ha tát tín lực, tinh tiến lực,
niệm lực, định lực, huệ lực. Đấy gọi là năm lực. Thiện
Hiện! Vì sao gọi là bảy nhánh đẳng giác? Là Bồ tát Ma ha tát nhánh niệm
đẳng giác, nhánh chọn pháp đẳng giác, nhánh tinh tiến đẳng giác, nhánh hỷ
đẳng giác, nhánh nhẹ an đẳng giác, nhánh định đẳng giác, nhánh xả đẳng
giác. Như vậy gọi là bảy đẳng giác chi. Thiện
Hiện! Vì sao gọi tám nhánh thánh đạo? là Bồ tát Ma ha tát chánh kiến,
chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh
niệm, chánh định. Như vậy gọi là tám nhánh thánh đạo. Thiện
Hiện! Vì sao gọi ba môn giải thoát? Là Bồ tát Ma ha tát không , vô tướng,
vô nguyện giải thoát môn. Như vậy gọi là ba môn giải thoát. Thiện
Hiện! Sao gọi không giải thoát môn? là Bồ tát Ma ha tát đem hành tướng
không phi ngã nhiếp tâm chăm tới, đấy gọi không giải thoát môn. Thiện
Hiện! Sao gọi vô tướng giải thoát môn? là Bồ tát Ma ha tát đem hành tướng
tịch diệt nhiếp tâm chăm tới, đấy gọi vô tướng giải thoát môn. Thiện
Hiện! Sao gọi vô nguyện giải thoát môn? là Bồ tát Ma ha tát đem hành tướng
khổ vô thường nhiếp tâm chăm tới, đấy gọi vô nguyện giải thoát môn. Thiện
Hiện! Vì sao gọi tám giải thoát? Là Bồ tát Ma ha tát có sắc quán các sắc
gọi giải thoát thứ nhất. Trong không tưởng sắc, quan các sắc ngoài gọi
giải thoát thứ hai. Tịnh thắng giải, thân tác chứng gọi giải thoát thứ ba.
Trụ đầy đủ định không vô biên xứ gọi giải thoát thứ tư.Trụ đầy đụ định
thức vô biên xứ gọi giải thoát thứ năm. Trụ đầy đủ định vô sở hữu xứ gọi
giải thoát thứ sáu Trụ đầy đủ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ gọi giải
thoát thứ bảy. Trụ đầy đủ định diệt tưởng thọ gọi giải thoát thứ tám. Đấy
gọi tám giải thoát. Thiện
Hiện! Sao gọi chính định thứ lớp? Là Bồ tát Ma ha tát lìa pháp dục ác bất
thiện, có tầm có tứ, lìa sanh mừng vui vào sơ tĩnh lự trụ đầy đủ gọi định
thứ lớp thứ nhất. Nói rộng cho đến vượt tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ,
vào định diệt tưởng thọ trụ đầy đủ gọi định thứ lớp thứ chín, đây gọi chín
định thứ lớp. Thiện
Hiện! Vì sao gọi bốn trí thánh đế? Là Bồ tát Ma ha tát trí khổ, trí tập,
trí diệt, trí đạo đấy gọi bốn trí thánh đế. Thiện
Hiện! Sao gọi Ba la mật đa? Là Bồ tát Ma ha tát sở hữu bố thí cho đến trí
Ba la mật đa. Như vậy gọi là Ba la mật đa. Thiện
Hiện! Sao gọi trí các không thảy? Là Bồ tát Ma ha tát trí nội không cho
đến vô tánh tự tánh không, và trí chơn như cho đến bất tư nghì giới. Như
vậy gọi là trí các không thảy. Thiện
Hiện! Sao là mười bậc Bồ tát? Là Bồ tát Ma ha tát Cực hỷ địa cho đến Pháp
vân địa, như vậy gọi là mười bậc Bồ tát. Thiện
Hiện! Vì sao gọi là năm nhãn? Là Bồ tát Ma ha tát sở cầu nhục nhãn, thiên
nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn, đấy gọi năm nhãn. Thiện
Hiện! Vì sao gọi sáu thần thông? Là Bồ tát Ma ha tát sở học trí thần cảnh
chứng thông, trí thiên nhĩ chứng thông, trí tha tâm chứng thông , trí túc
trụ tùy niệm chứng thông, trí thiên nhãn chứng thông, trí lậu lận chứng
thông, đấy gọi sáu thần thông. Thiện
Hiện! Sao gọi Như Lai mười lực? là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối thị
xứ như thật biết thị xứ, đối phi xứ như thật biết phi xứ, gọi lực thứ
nhất. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các nghiệp các hữu tình quá khứ, vị lai,
hiện tại và các pháp chỗ thọ nhân dị thục đều như thật biết gọi lực thứ
hai. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các thế gian chẳng một nhiều thứ các cõi
sai khác đều như thật biết, gọi lực thứ ba. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các hữu tình chẳng một các thứ thắng giải
đều như thật biết, gọi lực thứ tư. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các hữu tinh các căn hơn kém đều như thật
biết, gọi lực thứ năm. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối khắp thú hành đều như thật biết, gọi lực
thứ sáu. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp đối tất cả tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì,
đẳng chí, tạp nhiễm thanh tịnh gây dựng sai khác đều như thật biết, gọi
lực thứ bảy. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các hữu tình quá khứ vô lượng các việc túc
trụ hoặc một đời, hoặc mười đời, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, hoặc vô
lượng đời; hoặc một kiếp, hoặc mười kiếp, hoặc trăm kiếp, hoặc ngàn kiếp,
hoặc vô lượng kiếp, có bao nhiêu các hành, các thuyết, các tướng đều như
thật biết, gọi lực thứ tám. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng tịnh thiên nhãn vượt quá hơn người thấy
các hữu tình khi tử khi sanh, các việc thiện ác, nói rộng cho đến đối các
hữu tình theo nghiệp thế lực sanh thú thiện ác đều như thật biết, gọi lực
thứ chín. Hoặc các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối các lậu tận vô lậu tâm giải thoát, vô lậu
huệ giải thoát đều như thật biết; đối pháp tự lậu tận chơn giải thoát, tự
chứng thông huệ mà trụ đầy đỉ, nói rộng cho đến chẳng thọ thân sau, gọi
lực thứ mười. Như vậy gọi là Như Lai mười lực. Thiện
Hiện! Sao gọi bốn vô sở úy? Là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta
là kẻ Chánh đẳng giác, nếu có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm,
hoặc các thế gian y pháp lập nạn, hoặc khiến nghĩ nhớ Phật đối pháp này
chẳng phải Chánh đẳng giác. Ta đối nạn kia chính thấy không lý do. Vì
chính thấy nạn kia không lý do, được trụ yên ổn không e không sợ, tự xưng
Ta cư ngôi tôn vị Đại tiên ở giữa đại chúng, chính Sư tử rống, quay xe đại
phạm, tất cả Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc các thế gian
rốt ráo không ai năng quay đúng pháp được. Đấy gọi thứ nhất. Nếu các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta đã hết hẳn các lậu. Nếu có Sa môn,
hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn, hoặc
khiến nghĩ nhớ Phật đối đây lậu chưa được hết hẳn. Ta đối nạn kia chính
thấy không lý do. Vì chính thấy nạn kia không lý do, được trụ yên ổn không
e không sợ. Tự xưng Ta cư ngôi tôn vị Đại tiên, ở giữa đại chúng, chính
rống Sư tử, quay xe Đại phạm, tất cả Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma
phạm, hoặc các thế gian, rốt ráo không ai năng quay đúng pháp được. Đấy
gọi thứ hai. Nếu các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta vì chúng các đệ tử nói pháp năng
chướng, nhiễm tất bị chướng, nếu có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma
phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn, hoặc khiến nghĩ nhớ có nhiễm pháp
này chẳng năng bị chướng. Ta đối nạn kia chính thấy không lý do. Vì chính
thấy nạn kia không lý do, được trụ yên ổn không e không sợ, tự xưng Ta cư
ngôi tôn vị Đại Tiên, ở giữa đại chúng, chính rống Sư tử, quay xe Đại
phạm, tất cả Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc các thế
gian, rốt ráo không ai năng quay đúng pháp được. Đấy gọi thứ ba. Nếu các
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta vì chúng các đệ tử nói đạo năng
xuất, các Thánh tu tập quyết định xuất ly, quyết định thông suốt, chính
hết các khổ, làm ngằn mé khổ. Nếu có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma
phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn, hoặc khiến nghĩ nhớ có tu đạo đây
chẳng chính xuất ly, chẳng chính thông suốt, chẳng hết các khổ, chẳng làm
mé khổ. Ta đối nạn kia chính thấy không lý do. Vì chính thấy nạn kia không
lý do, được trụ yên ổn không e không sợ, tự xưng Ta cư ngôi tôn vị Đại
Tiên, ở giữa đại chúng, chính rống Sư tử, quay xe Đại phạm, tất cả Sa môn,
hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc các thế gian, rốt ráo không ai
năng quay đúng pháp được. Đấy gọi thứ tư. Như vậy gọi là bốn vô sở úy. Thiện
Hiện! Sao gọi bốn hiểu không ngại? Là hiểu nghĩa không ngại, hiêu pháp
không ngại, hiểu lời không ngại, hiểu biện không ngại. Như vậy gọi là bốn
hiểu không ngại. Vì sao gọi hiểu nghĩa không ngại? Là trí duyên nghĩa
không ngại. Vì sao gọi là hiểu pháp không ngại? Là trí duyên pháp không
ngại. Vì sao gọi là hiểu lời không ngại? Là trí duyên lời không ngại. Vì
sao gọi là hiểu biện không ngại? Là trí duyên biện nói không ngại. Thiện
Hiện! Vì sao gọi là mười tám pháp Phật bất cộng? Là các Như Lai Ứng Chánh
Đẳng Giác thường không lỗi lầm, không tiếng vội bạo, không quên mất nhớ,
tâm không khẳng định, không các thứ tưởng, không chẳng chọn bỏ, chí muốn
không lui, tinh tiến không lui, nhớ nghĩ không lui, Bát nhã không lui,
giải thoát không lui, giải thoát trí kiến không lui, tất cả thân nghiệp
trí làm tiền đạo, theo trí mà chuyển. Tất cả ngữ nghiệp trí làm tiền đạo,
theo trí mà chuyển. Tất cả ý nghiệp trí làm tiền đạo theo trí mà chuyển.
Hoặc trí hoặc kiến đối đời quá khứ không mắc không ngại, hoặc trí hoặc
kiến đối đời vị lai không mắc không ngại, hoặc trí hoặc kiến đối đời hiện
tại không mắc không ngại. Đấy gọi là mười tám pháp Phật bất cộng. Thiện
Hiện! Sao gọi ba mươi hai tướng? Là dưới chân chư Phật có tướng bình mãn
diệu khéo an trụ in như đáy hộp. Đất tuy cao thấp, tùy chỗ chân đạp thảy
đều bằng phẳng, không chẳng xúc đến, đấy là thứ nhất. Dưới
chân chư Phật ngàn vẻ quần tròn, các tướng bánh xe không chẳng tròn đầy,
đấy là thứ hai. Tay chân
chư Phật thảy đều mềm mại như múi bông vải hơn hết tất cả, đấy là thứ ba Tay chân
chư Phật, ngón đều thỏn dài, tròn diệu hơn người, tiêu biểu trường thọ,
đấy là thứ tư. Tây chân
chư Phật giữa kẽ mỗi ngón như chim nhạn chúa, đều có màng lưới, lẫn lộn
sắc vàng, vẽ đồng bức thêu vẽ, đấy là thứ năm Gót chân
chư Phật rộng dài tròn đầy, cùng mu tương xứng, hơn các hữu tình, đấy là
thứ sáu. Mu chân
chư Phật dài cao đầy đặn, mềm mại, khéo đẹp, cùng gót tương xứng, đấy là
thứ bảy. Đôi vế
chư Phật lần lữa thỏn tròn như đùi nai chúa y- nê-đa-tiên, đấy là thứ tám. Hai cánh
tay chư Phật dài thẳng tròn trặn, như vòi tượng chúa, đứng thẳng rờ đầu
gối đấy là thứ chín. Âm tượng
chư Phật thế bướu giấu kín, giống như long mã, cũng như tượng chúa, đấy là
thứ mười. Lỗ lông
chư Phật đều sanh một sợi, mềm nhuận xanh biếc, xoay quanh bên hữu, là thứ
mười một. Tóc lông
chư Phật thẳng đều mọc lên, xoay quanh bên hữu, mềm nhuận xanh biếc, sắc
vàng nghiêm thân, rất nên ưa thích, là thứ mười hai. Da thân
chư Phật nhỏ mỏng nhuận trơn, bụi đất nước thảy đều chẳng dính được, là
thứ mười ba. Da thân
chư Phật đều sắc chơn kim, lóng lánh sáng sạch như đài diệu kim các báu
trang nghiêm, chúng thấy ưa muốn, là thứ mười bốn. Chư Phật
trong lòng hai chân, hai tay, ót và hai vai bảy chỗ đầy đặn, sáng sạch mềm
mại, rất nên ưa thích, là thứ mười lăm. Vai cổ
chư Phật đầy đặn đẹp lạ, là thứ mười sáu. Hông
nách chư Phật thảy đều đầy chắc, là thứ mười bảy. Dung
nghi chư Phật ngay thẳng khôi ngô, là thứ mười tám. Thân
tướng chư Phật cao rộng đoan nghiêm là thứ mười chín. Thể
tướng chư Phật cao ngang lượng bẳng, chung quanh tròn trặn, như cây
nặc-cù-đà, là thứ hai mươi. Cằm ngực
và nửa thân trên chư Phật oai dung rộng lớn như sư tử chúa, là hai mươi
mốt. Thường
quang chư Phật mỗi mặt một tầm, là hai mươi hai. Tướng
răng chư Phật bốn mươi chiếc ngang bằng, sạch, khít, chân sâu, trắng hơn
ngọc kha tuyết, là hai mươi ba. Bốn nha
răng chư Phật trắng đẹpnhọn bén, là hai mươi bốn. Chư Phật
thường được thượng vị trong vị vì mặc yết hầu thẳng, nên năng dẫn ngàn
mạch chi nhánh trong thân, sở hữu thành thượng vị, là hai mươi lăm. Tướng
lưỡi chư Phật mỏng sạch rộng dài, năng che cả mặt đến mé tóc bên tai, là
hai mươi sáu. Phạm âm
chư Phật từ vận dẫn ra thanh nhã, tùy chúng nhiều ít không chẳng đều nghe.
Tiếng tăm vang rền như tiếng trống trời, phát lời đẹp thanh như tiếng chim
tần-già, là hai mươi bảy. Mày mắt
chư Phật giống như trâu chúa, xanh biếc ngang bằng, chẳng tạp loạn nhau,
là hai mươi tám. Tròng
mắt chư Phật xanh biếc trắng bạch hồng hoàn xen lẫn, sáng sạch phân minh,
là hai mươi chín. Diện
luân chư Phật đầy như trăng rằm, tướng mày như cung bắn Thiên Đế, là thứ
ba mươi Giữa
chặng mày chư Phật có tướng lông trắng, mềm mại xoay hữu như múi bông vải,
trắng đẹp sáng hơn ngọc kha tuyết, là ba mươi mốt.
Ô-sắc-nị-sa trên đỉnh chư Phật cao rõ tròn trăn như ngù lọng trời, là ba
mươi hai. Đấy gọi ba mươi hai tướng của chư Phật. Thiện
Hiện! Sao gọi tám mươi tùy hảo? Nghĩa là móng tay chư Phật hẹp dài mỏng
nhuận sáng láng sạch sẽ như hoa đồng, đấy là thứ nhất. Chân tay
chư Phật ngón tròn thỏn dài ngay thẳng mềm mại, đốt xương chẳng hiện, đấy
là thứ hai. Chân tay
chư Phật ngang bằng không so le, ở giữa thảy đều đầy kín, đấy là thứ ba. Chân tay
chư Phật viên mãn như ý, mềm sạch sáng láng, sắc như hoa sen, đấy là thứ
tư. Mạch gân
chư Phật chằng chịt bền vững, ẩn sâu chẳng hiện, đấy là thứ năm. Hai mắt
các chân chư Phật đều ẩn chẳng hiện, đấy là thứ sáu. Chư Phật
bước đi thẳng tới thong thả như long tượng chúa, đấy là thứ bảy. Chư Phật
bước đi oai dung ngay thẳng nghiêm nghị như sư tử chúa, đấy là thứ tám. Chư Phật
bước đi vững bằng thong thả chẳng quá chẳng giảm, giống như trâu chúa, đấy
là thứ chín. Chư Phật
bước tiến dừng dung nghi nhàn nhã như chim nhạn chúa, đấy là thứ mười. Chư Phật
xem lui tất xoay bên hữu, cả thân chuyển theo, như rồng voi chúa, là thứ
mười một. Đốt lóng
chư Phật tròn thẳng thứ lớp sắp đặt khéo đẹp, là thứ mười hai. Lóng
xương chư Phật liên kết không hở giống như rồng bàng, là thứ mười ba. Đầu gối
chư Phật sắp đặt khéo đẹp vững vàng tròn đầy, là thứ mười bốn. Chỗ kín
chư Phật văn vẻ khéo đẹp, oai thế đầy đủ, viên mãn thanh tịnh, là thứ mười
lăm. Bửu thân
chư Phật nhuận trơn sáng đẹp sạch sẽ, bụi đất chẳng dính, là thứ mười sáu. Thân
dung chư Phật uy nghiêm không sợ thường chẳng khiếp nhược, là thứ mười
bảy. Nhánh
thân chư Phật bền chắc dày kín, khéo dính thuộc nhau, là thứ mười tám. Nhánh
thân chư Phật yên định dày nặng, thường chẳng lay động, viên mãn không
hoại, là thứ mười chín. Thân
tướng chư Phật vững như núi chúa, chung quanh đoan nghiêm, sáng sạch lìa
các bụi mù, là thứ hai mươi. Thân chư
Phật có viên quang chung quanh, với khi đi thảy hằng tự soi sáng, là hai
mươi mốt. Hình
bụng chư Phật vuông chính không thiếu, mềm mại chẳng hiện, các tướng trang
nghiêm, là hai mươi hai. Chư Phật
rốn sâu, khéo xoay tròn bên hữu, thanh tịnh sáng láng, là hai mươi ba. Rốn chư
Phật dày chẳng lõm chẳng lồi, chung quanh khéo đẹp, là hai mươi bốn. Da thức
chư Phật xa lìa ghẻ lở, cũng không điểm đen bướu thừa các lỗi, là hai mươi
lăm. Lòng tay
chư Phật đầu đặn mềm mại, dưới chân yên bằng, là hai mươi sáu. Chỉ tay
chư Phật sâu dài rõ thẳng, nhuận trơn không đứt đoạn là hai mươi bảy. Sắc môi
chư Phật sáng nhuận đỏ hồng đơn, như quả tần bà, trên dưới tương xứng, là
hai mươi tám. Diện môn
chư Phật chẳng dài chẳng ngắn, chẳng lớn chẳng nhỏ, đoan nghiêm đúng
lượng, là hai mươi chín. Tướng
lưỡi chư Phật mềm mỏng rộng dài, sắc như đồng đỏ, là thứ ba mươi. Chư Phật
phát tiếng oai chấn sâu xa, như voi chúa rống, rạng rỡ thanh thấu, là ba
mươi mốt. Âm vận
chư Phật hay ho đầy đủ, như tiếng vang hang sâu, là ba mươi hai. Chư Phật
mũi cao dài mà ngay thẳng, nơi lỗ mũi chẳng hiện, là ba mươi ba. Các
chiếc răng chư Phật vuông chính trắng đẹp, là ba mươi bốn. Các
chiếc răng nha tròn trắng sạch thỏn dần nhọn bén, là ba mươi lăm Mắt chư
Phật trong, xanh trắng phân minh, là ba mươi sáu. Nhãn
tướng chư Phật dài rộng, giống như tép hoa sen xanh, rất nên ưa thích, là
ba mươi bảy. Mí mắt
chư Phật trên dưới ngay thẳng, lông dày dăn chẳng trắng, là ba mươi tám. Đôi mày
chư Phật dài mà chẳng trắng, rậm mà nhỏ mềm, là ba mươi chín. Đôi mày
chư Phật dệt mướt thuận thứ lớp, xanh sắc lưu ly, là thứ bốn mươi. Đôi mày
chư Phậ cao rõ sáng nhuận, hình như trăng đầu tháng, là bốn mươi mốt. Tai chư
Phật dày rộng lớn dài, trái thòng xuống trọn vẹn, là bốn mươi hai. Hai tai
chư Phật xinh đẹp ngang bằng, lìa các lỗi quấy, là bốn mươi ba. Dung
nghi chư Phật hau khiến kẻ thấy không tổn không nhiễm, đều sanh mến kính,
là bốn mươi bốn. Trán chư
Phật rộng, viên mãn bằng thẳng, hình tướng đẹp lạ, là bốn mươi lăm. Thân
phần chư Phật nửa trên viên mãn như sư tử chúa, oai nghiêm tuyệt đối, là
bốn mươi sáu. Tóc đầu
chư Phật dài thượt xanh biếc, dày khít chẳng bạc, là bốn mươi bảy. Tóc đầu
chư Phật thơm, sạch, nhỏ mịn nhuận láng xoay quanh, là bốn mươi tám. Tóc đầu
chư Phật bằng thẳng không rối, cũng không dính đùm, là bốn mươi chín. Tóc đầu
chư Phật chắc chắn chẳng đứt, hẳn không rơi rụng, là thứ năm mươi Tóc đầu
chư Phật sáng trơn đẹp lạ, bụi đất chẳng dính, là năm mươi mốt Thân
phần chư Phật vững vàng đầy chắc hơn na-la-diên kiên cố, là năm mươi hai Thân thể
chư Phật cao lớn ngay thẳng, là năm mươi ba. Các lỗ
chư Phật thanh tịnh tròn đẹp, là năm mươi bốn. Nhánh
thân chư Phật thế lực thù thắng, không ai sáng ngang, là năm mươi lăm. Thân
tướng chư Phật được chúng ưa xem, thường không chán đủ, là năm mươi sáu. Diện
luân chư Phật dài rộng đúng chỗ, trong trẻo sáng sạch, như thu trăng rằm,
là năm mươi bảy. Nhan mạo
chư Phật thư thái sáng láng, trước nói ngậm cười, có thuận không trái, là
năm mươi tám. Diện mạo
chư Phật sáng láng vui vẻ, xa lìa các lỗi nhăn nho, xanh đỏ, là năm mươi
chín. Nhánh
thân chư Phật thanh tịnh không bản, thường không hôi hám, là thứ sáu mươi. Trong
bao nhiêu các lỗ lông chư Phật thường bay hương thơm như ý vi diệu là sáu
mươi mốt. Diện môn
chư Phật thường bay hương thơm tối thượng thù thắng, là sáu mươi hai. Tướng
đầu chư Phật tròn trặn khéo đẹp, như quả mạt đạt na, cũng như lọng trời,
là sáu mươi ba. Lông
thân chư Phật xanh ửng sáng sạch như cổ chim công, đỏ hồng dệt đẹp, sắc
giống đồng đỏ, là sáu mươi bốn. Pháp âm
chư Phật tùy chúng nhiều ít chẳng thêm chẳng bớt hợp lý không sai, là sáu
mươi lăm. Đỉnh
tướng chư Phật không ai thấy được, là sáu mươi sáu. Tay chân
chư Phật màng lưới kẽ ngón rõ ràng trang nghiêm khéo đẹp, sắc như đồng đỏ,
là sáu mươi bảy. Chư Phật
khi đi, chân cách đất lượng chừng bốn ngón mà hiện in dấu chân, là sáu
mươi tám. Chư Phật
tự trì chẳng nhờ người đỡ, thân không nghiêng động, cũng chẳng lượn xiên,
là sáu mươi chín. Uy đức
chư Phật xa động tất cả, kẻ ác tâm thấy mừng, kẻ sợ hãi thấy yên, là thứ
bảy mươi. Âm thanh
chư Phật chẳng cao chẳng thấp, theo ý chúng sanh hòa vui cho lời, là bảy
mươi mốt. Chư Phật
năng tùy các loại hữu tình lời tiếng ý vui mà vì thuyết pháp, là bảy mươi
hai. Chư Phật
một thứ tiếng diễn nói chánh pháp tùy loại hữu tình mỗi khiến được hiểu,
là bảy mươi ba. Chư Phật
thuyết pháp đều nương thứ lớp, tất có nhân duyên, lời không chẳng khéo, là
bảy mươi bốn. Chư Phật
bình đẳng xem các loại hữu tình khen thiện chê ác mà không ưa ghét, là bảy
mươi lăm. Chư Phật
sở vi trước xem sau làm, khuôn phép đầy đủ, khiến biết tịnh thiện, là bảy
mươi sáu. Tướng
đẹp chư Phật tất cả hữu tình không ai xem hết, là bảy mươi bảy. Xương
đỉnh chư Phật cứng cỏi tròn đầy, là bảy mươi tám. Nhan
dung chư Phật thường trẻ chẳng già, ưa dạo chỗ cũ là bảy mươi chín. Tay chân
và trước ngục chư Phật đều có tướng đức các tường đẹp đẽ xoay quanh, vẻ
giống bức thêu vẽ, sắc như châu đơn, là thứ tám mươi. Đấy gọi tám mươi tùy
hảo chư Phật. Thiện
Hiện! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trọn nên các tướng đẹp nư thế, nên thân
quang mặc nhiên năng soi Tam thiên đại thiên thế giới không chẳng khắp
đầy. Nếu khi tác ý tức hay soi khắp vô lượng vô biên thế giới. Nhưng vì
thương xót các hữu tình nên nhiếp quang thường soi mỗi mặt một tầm. Nếu
tung thân quang tức những quang minh nhật nguyệt thảy đều thường chẳng
hiện, các loại hữu tình chẳng thể biết được ngày đêm nửa tháng ngày giờ số
năm ra làm sự nghiệp, có chẳng được thành tựu. Tiếng tăm Phật mặc nhiên
năng khắp Tam thiên đại thiên thế giới, nếu khi tác ý tức hay khắp đầy vô
lượng vô biên vô số thế giới. Nhưng vì nhiêu ích các hữu tình nên tiếng
tùy lượng chúng không tăng không giảm. Thiện
Hiện! Công đức thắng lợi như thế, đời trước khi Ta ở ngôi Bồ tát hành Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm đã được thành xong, nên nay tướng hảo viên mãn
trang nghiêm tất cả hữu tình kẻ thấy vui mừng đều được các thứ nhiêu ích
rộng lớn. Như vậy,
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
năng đem hai thứ bố thí của và pháp, thu nhiếp các hữu tình. Đấy là pháp
hiếm có rất lạ. Thiện
Hiện! Sao là các Bồ tát Ma ha tát dùng việc ái ngữ nhiếp các hữu tình?
Nghĩa là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đem tiếng
dịu dàng vì các hữu tình trước nói bố thí Ba la mật đa, kế nói tịnh giới
Ba la mật đa, như vậy cho đến sau nói Bát nhã Ba la mật đa phương tiện
nhiếp thọ. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát đem tướng dịu dàng nói nhiều sáu thứ
Ba la mật đa nhiếp các hữu tình. Sở dĩ vì sao? Vì sáu thứ Ba la mật đa đây
năng khắp nhiếp thọ tất cả pháp lành. Thiện
Hiện! Sao là các Bồ tát Ma ha tát dùng việc lợi hành nhiếp các hữu tình?
Nghĩa là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm ở trong
đêm dài thứ thứ phương tiện khuyên các hữu tình siêng tu bố thí cho đến
bát nhã Ba la mật đa và những bao pháp lành vi diệu khác thường không chán
mỏi. Thiện
Hiện! Sao là các Bồ tát Ma ha tát dùng việc đồng sự nhiếp các hữu tình?
Nghĩa là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đem thắng
thần thông và sức đại nguyện hiện ở trong địa ngục bàng sanh, cõi quỷ,
người, trời thảy đồng sự nghiệp kia, phương tiện nhiếp thọ khiến được
nhiêu íc. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát năng dùng bốn thứ nhiếp sự như thế
phương tiện khéo léo nhiếp các hữu tình khiến được lợi ích an vui thù
thắng. Đấy là pháp hiếm có rất lạ. Lại nữa,
Thiện Hiện! Ta đem Phật nhãn xem khắp mười phương thế giới chư Phật Căng
già sa thảy, có Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm dạy
răn dạy trao các Bồ tát Ma ha tát khác rằng: Thiện nam tử! Đến đây, ngươi
nên khéo học dẫn phát các chữ môn đà la ni. Nghĩa là nên khéo học một chữ
hai chữ cho đến khéo học bốn mươi hai chữ, dẫn phát tự tại. Lại nên khéo
học tất cả ngữ ngôn đều vào một chữ, hoặc vào hai chữ, cho đến hoặc vào
bốn mươi hai chữ, dẫn phát tự tại. Lại nên khéo học một chữ năng nhiếp bốn
mưoi hai chữ, bốn mươi hai chữ năng nhiếp một chữ, dẫn phát tự tại. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đều nên khéo học bốn mươi hai chữ vào nơi
một chữ, một chữ cũng vào bốn mươi hai chữ. Học như thế rồi, đối môn các
chữ dẫn phát khéo léo. Đối dẫn phát chữ được khéo léo rồi, lại đối không
chữ dẫn phát khéo léo, như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối pháp khéo
léo, đối chữ khéo léo. Vì đối các pháp các chữ khéo léo, đối trong không
chữ cũng được khéo léo. Do khéo léo nên năng vì hữu tình vì pháp có chữ
thuyết pháp không chữ, vì pháp không chữ thuyết pháp có chữ. Sở dĩ vì sao?
Vì lìa chữ không chư không riêng có Phật pháp. Nhưng vượt khỏi các chữ gọi
chơn Phật pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp, tất cả hữu tình đều rốt ráo
không, vô ngằn không vậy. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp và các hữu tình đều rốt ráo
không, vô ngằn không nên vượt các chữ ấy, thời tất cả pháp và các hữu tình
tự tánh rốt ráo đều bất khả đắc, chúng Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành
bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa? Hoặc tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô
lượng, bốn vô sắc định. Hoặc tu hành ba mươi bảy phần pháp Bồ đề. Hoặc tu
hành không, vô tướng, vô nguyện tam ma địa. Hoặc an trụ nội không cho đến
vô tánh tự tánh không. Hoặc an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Hoặc
an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Hoặc tu hành tám giải thoát cho đến mười
biến xứ. Hoặc tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc tu hành đà la
ni môn, tam ma địa môn. Hoặc tu hành năm nhãn sáu thần thông. Hoặc tu hành
Như lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc tu hành đại từ,
đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.
Hoặc tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Hoặc tu
hành ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo? Bồ tát Ma ha tát làm sao trụ dị
thục sanh sáu đến bờ kia và các thần thông, vì các hữu tình tuyên nói
chánh pháp? Lại nữa,
Bạch Thế Tôn! Tất cả hữu tình cũng bất khả đắc, thi thiết hữu tình cũng
bất khả đắc. Vì tất cả hữu tình bất khả đắc, nên sắc cho đến ý thức cũng
bất khả đắc. Nhãn xứ cho đến ý xứ cũng bất khả đắc. Sắc xứ cho đến pháp xứ
cũng bất khả đắc. Nhãn giới cho đến ý giới cũng bất khả đắc. Sắc giới cho
đến pháp giới cũng bất khả đắc.Nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng bất
khả đắc.Nhãn xúc cho đến ý xúc cũng bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh
ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc. Địa
giới cho đến thức giới cũng bất khả đắc.Nhân duyên cho đến tăng thượng
duyên cũng bất khả đắc. Các pháp theo duyên sanh ra cũng bất khả đắc. Vô
minh cho đến lão tử cũng bất khả đắc. Sáu Ba la mật đa cho đến tám mươi
tùy hảo cũng bất khả đắc. Như vậy,
Bạch Thế Tôn! Trong bất khả đắc không có các hữu tình và thi thiết kia,
cũng không có các sắc thọ tưởng hành thức và thi thiết kia. Cho đến cũng
không có tám mươi tùy hảo và thi thiết kia. Tất cả pháp hữu tình và thi
thiết đã bất khả đắc, đều vô sở hữu, Bồ tát Ma ha tát làm sao khi hành Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì các hữu tình tuyên nói các pháp? Hầu như
không có chúng Bồ tát Ma ha tát tự an trụ pháp bất chánh, vì các hữu tình
nói pháp bất chánh, khuyên các hữu tình trụ pháp bất chánh, đem pháp điên
đảo an lập hữu tình. Sở dĩ vì sao? Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm hãy chẳng đắc Bồ đề huống đắc phần pháp Bồ đề. Hãy
chẳng đắc Bồ tát huống đắc pháp Bồ tát. Đã vậy làm sao tu đạo Bồ đề vì các
hữu tình tuyên nói chánh pháp. Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Tất cả hữu tình thi
thiết hữu tình và tất cả pháp cùng thi thiết kia đều bất khả đắc. Vì bất
khả đắc nên đều vô sở hữu. Vì vô sở hữu nên phải biết nội không cho đến vô
tánh tự tánh không cũng không. Phải biết chơn như cho đến bất tư nghì giới
cũng không. Phải biết khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế cũng không. Phải
biết sắc uẩn không cho đến thức uẩn cũng không. Phải biết nhãn xứ không
cho đến ý xứ cũng không. Phải biết sắc xứ không cho đến pháp xứ cũng
không. Phải biết nhãn giới không cho đến ý giới cũng không. Phải biết
sắc giới không cho đến pháp giới cũng không. Phải biết nhãn thức giới
không cho đến ý thức giới cũng không. Phải biết nhãn xúc không cho đến ý
xúc cũng không. Phải biết nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không cho
đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không. Phải
biết địa giới không cho đến thức giới cũng không. Phải biết nhân duyên
không cho đến tăng thượng duyên cũng không. Phải biết các pháp theo duyên
sanh ra không chẳng đều không. Phải biết vô minh không cho đến lão tử
cũng không. Phải biết ngã không cho đến kiến giả cũng không. Phải biết
bố thí Ba la mật đa không cho đến Bát nhã Ba la mật đa cũng không. Phải
biết bốn tĩnh lực không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng không. Phải
biết bốn niệm trụ không cho đến tám thánh đạo chi cũng không. Phải biết
không giải thoát môn không; vô tướng vô nguyện giải thoát môn cũng không.
Phải biết tám giải thoát không cho đến mười biến xứ cũng không. Phải
biết Tịnh quan địa không cho đến Như Lai địa cũng không. Phải biết Cự hỷ
địa không cho đến Pháp vân địa cũng không. Phải biết đà la ni môn không,
tam ma địa môn cũng không. Phải biết năm nhãn không, sáu thần thông cũng
không. Phải biết Như Lai mười lực không, cho đến mười tám pháp Phật bất
cộng cũng không. Phải biết đại từ không, đai bi, đại hỷ, đại xả cũng
không. Phải biết ba mươi hai tướng không, tám mươi tùy hảo cũng không.
Phải biết vô vong thất pháp không, tánh hằng trụ xả cũng không. Phải
biết nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không.
Phải biết quả Dư lưu không, cho đến Độc giác Bồ đề cũng không. Phải biết
tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề
cũng không. Phải biết nghiêm tịnh cõi Phật không, thành thục hữu tình cũng
không. Như vậy,
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
thấy tất cả pháp không pháp nào chẳng không rồi, vì các hữu tình tuyên nói
các pháp khiến lìa điên đảo. Mặc dù vì hữu tình tuyên nói các pháp mà đối
hữu tình và tất cả pháp đều vô sở đắc, đối các không tướng chẳng thêm
chẳng bớt, không lấy không bỏ. Do nhân duyên đây tuy nói các pháp mà không
chỗ nói. Thiện
Hiện phải biết: Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp khi quán như thế được
trí vô chướng. Do được trí đây nên chẳng hoại các pháp, không hai phân
biệt, vì các hữu tình như thật tuyên nói khiến lìa vọng tưởng điên đảo
chấp trước, tùy kia sở ưng tới quả Tam thừa. Như có Như Lai hóa làm một
Phật. Phật này lại năng hóa làm vô lượng trăm ức hữu tình. Khi hóa Phật
kia dạy chúng đã hóa ra, hoặc khiến tu hành bố thí, tịnh giới an nhẫn tinh
tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa, nói rộng cho đến khiến tu hành nhất
thiết tướng trí , hoặc khiến an trụ quả Dư lưu cho đến Độc giác Bồ đề,
hoặc khiến an trụ tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, hoặc khiến an trụ chư Phật
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nơi ý hiểu sao? Khi ấy hoá Phật và chúng hóa
ra vả đối các pháp có chỗ phân biệt, có phá hoại chăng? Thiện Hiện thưa
rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Các sở biến hoá đối tất cả pháp không phân
biệt vậy. Phật
bảo: Thiện Hiện! Do nhân duyên đây phải biết chúng Bồ tát Ma ha tát cũng
lại như thế. Hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì các hữu tình như ưng
nói pháp, mặc dù chẳng phân biệt phá hoại pháp tướng mà năng như thật an
lập hữu tình, khiến kia an trụ chỗ bậc nên trụ. Mặc dù đối hữu tình và tất
cả pháp đều vô sở đắc, mà khiến hữu tình giải thoát vọng tưởng điên đảo
chấp trước, vì không buộc không mở làm phương tiện vậy. Sở dĩ vì sao? Sắc
cho đến thức bản tánh không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc
không mở, pháp ấy chẳng sắc cho đến chẳng thức. Vì cớ sao? Vì sắc cho đến
thức rốt ráo tịnh vậy. Nói rộng cho đến các pháp hữu vi và pháp vô vi bản
tánh không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp ấy
chẳng hữu vi chẳng vô vi. Vì cớ sao? Vì hữu vi vô vi rốt ráo tịnh vậy. Như vậy,
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
tuy vì hữu tình tuyên nói các pháp mà đối hữu tình và tánh các pháp đều vô
sở đắc. Sở dĩ vì sao? Vì các hữu tình và tất cả pháp bất khả đắc vậy. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm,
đem vô sở đắc mà làm phương tiện, trụ trong tất cả pháp vô sở đắc. Nghĩa
là đem vô sở trụ mà làm phương tiện trụ sắc uẩn không; đem vô sở trụ mà
làm phương tiện trụ thọ tưởng hành thức uẩn không. Nói rộng cho đến đem vô
sở trụ mà làm phương tiện trụ pháp hữu vi không; đem vô sở trụ mà làm
phương tiện trụ pháp vô vi không. Thiện
Hiện phải biết: Sắc uẩn vô sở trụ, thọ tưởng hành thức uẩn cũng vô sở trụ.
Sắc uẩn không vô sở trụ, thọ tưởng hành thức uẩn không cũng vô sở trụ. Nói
rộng cho đến pháp hữu vi vô sở trụ, pháp vô vi cũng vô sở trụ. Pháp hữu vi
không vô sở trụ, pháp vô vi không cũng vô sở trụ. Sở dĩ vì sao? Vì các
pháp như thế và các pháp không đều vô tự tánh đều bất khả đắc. Chẳng phải
pháp vô tự tánh bất khả đắc mà có sở trụ. Thiện
Hiện phải biết: Chẳng phải pháp vô tánh trụ pháp vô tánh, chẳng phải pháp
hữu tánh trụ pháp hữu tánh, chẳng phải pháp vô tánh trụ pháp hữu tánh,
chẳng phải pháp hữu tánh trụ pháp vô tánh. Chẳng phải pháp tự tánh trụ
pháp tự tánh, chẳng phải pháp tha tánh trụ pháp tha tánh chẳng phải pháp
tự tánh trụ pháp tha tánh, chẳng phải pháp tha tánh trụ pháp tự tánh. Sở
dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều bất khả đắc. Pháp bất khả đắc làm sao trụ
được? Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm dùng các không đây tu khiển các pháp, cũng năng như thật nói
chỉ cho hữu tình. Thiện
Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm như thế đối Phật, Bồ tát, Độc giác, Thanh văn, các chúng Hiền thánh
đều không tội lỗi. Sở dĩ vì sao? Vì chư Phật, Bồ tát, Độc giác, Thanh văn
đối pháp tánh đây đều năng tùy giác. Đã tùy giác rồi, vì các hữu tình
tuyên nói không trái. Mặc dù hữu tình tuyên nói các pháp mà đối pháp tánh
không chuyển không vượt. Sở dĩ vì sao? Thật tánh các pháp tức là pháp giới
chơn như thật tế. Pháp giới chơn như thật tế như thế đều chẳng thể chuyển,
cũng chẳng thể vượt. Vì cớ sao? Vì pháp giới chơn như thật tế như thế đều
vô tự tánh, đều bất khả đắc. Vì chẳng phải bất khả đắc có chuyển vượt vậy. Cụ thọ
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Nếu chơn pháp giới chơn như thật tế không
chuyển vượt ấy, sắc uẩn cho đến hữu vi vô vi cùng chơn pháp giới chơn như
thật tế hãy có khác chăng? Phật
nói: Chẳng khác. Sắc uẩn cho đến hữu vi vô vi chẳng khác pháp giới chơn
như thật tế. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:Nếu sắc cho đến hữu vi vô vi chẳng khác pháp
giới chơn như thật tế, vì sao Thế Tôn thi thiết nghiệp đen cảm dị thục
đen, chỗ gọi địa ngục, bàng sanh, quỷ giới. Thi thiết nghiệp đen trắng cảm
dị thục đen trắng chỗ gọi một phần bàng sanh, quỷ giới và một phần người.
Thi thiết nghiệp chẳng đen chẳng trắng cảm dị thục chẳng đen chẳng trắng,
chỗ gọi quả Dự lưu cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Phật
bảo: Thiện Hiện! Ta nương thế tục thi thiết nhân quả sai khác như thế,
chẳng nương thắng nghĩa. Vì Thắng nghĩa đế chẳng thể nói có nhân quả sai
khác. Sở dĩ vì sao? Trong Thắng nghĩa đế các pháp tánh tướng chẳng thể
phân biệt không nói không chỉ, làm sao có được nhân quả sai khác. Thiện
Hiện phải biết: Trong Thắng nghĩa đế sắc uẩn cho đến hữu vi vô vi không
sanh không diệt không nhiễm không tịnh, vì rốt ráo không, vô ngằn không
vậy.
Nguồn: www.quangduc.com