Bấy giờ, cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:
bạch thế tôn! Lại vì sao bồ tát ma ha tát nên biết tướng hẹp rộng tất cả
pháp? Phật nói: thhiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát như thật rõ biết tất cả
pháp chẳng hợp chẳng tan. Bồ tát mah atát này như vậy là biết tướng hẹp
rộng tất cả pháp.
Cụ thọ thiện hiện lại htưa phật rằng: bạch
thế tôn! Những tất cả pháp nào chẳng hợp chẳng tan? Phật nói: thiện hiện!
Sắc chẳng hỡp chẳng tan, thọ tưởng hành thức cũng chẳng hợp chẳng tan.
Nhãn xứ chẳng hợp chẳng tan, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng chẳng hợp chẳng
tan. Sắc xứ chẳng hợp chẳng tan, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng chẳng hợp
chẳng tan.
Nhãn giới chẳng hợp chẳng tan, nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới cũng chẳng hợp tan. Sắc giới chẳng hợp chẳng tan, thanh hương
vị xúc pháp giới cũng chẳng hợp tan. Nhãn thức giới chẳng hợp chẳng tan,
nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xúc chẳng hỡp
chẳng tan. nhãn xúc chẳng hợp chẳng tan. nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng
chẳng hợp chẳng tan. nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng hợp chẳng
tan, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng hợp
chẳng tan.
Ðịa giới chẳng hợp chẳng tan, thủy hỏa phong
không thức giới cũng chẳng hợp chẳng tan. vô minh chẳng hợp chẳng tan;
hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán
khổ ưj não cũng chẳng hợp chẳng tan. bố thí ba la mật đa chẳng hợp chẳng
tan; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa cũng
chẳng hợp chẳng tan.
Nội không chẳng hợp chẳng tan; ngoại không,
nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghiã không, hữu vi không,
vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn
tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất
khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, bô tánh tự tánh không cũng
không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng chẳng hợp chẳng tan.
Chơn như chẳng hợp chẳng tan; pháp giới,
pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh
tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng
chẳng hợp chẳng tan. khổ thánh đế cah83ng hợp chẳng tan, tập diệt đạo
thánh đế cũng chẳng họp chẳng tan.
Bốn tĩnh lự chẳng hợp chẳng tan; bốn vô
lượng, bốn vô sắc định cũng chẳng hợp chẳng tan. tám giải thoát chẳng hợp
chẳng tan; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng chẳng hợp
chẳng tan. bốn niệm trụ chẳng hợp chẳng tan; bốn chánh đoạn, bốn thần túc,
năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng chẳng hợp
chẳng tan. không giải thoát môn chẳng hợp chẳng tan; vô tướng, vô nguyện
giải thoát môn cũng chẳng hợp chẳng tan. năm nhãn chẳng hợp chẳng tan, sáu
thần thông cũng chẳng hợp chẳng tan.
Phật mười lực chẳng hợp chẳng tan; bốn vô sở
úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật
bất cộng cũng chẳng hợp chẳng tan. pháp vô vong thất chẳng hợp chẳng tan,
tánh hằng trụ xả cũng chẳng hợp chẳng tan. nhất thiết trí chẳng hợp chẳng
tan; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng chẳng hợp chẳng tan. tất cả
đà la ni môn chẳng hợp chẳng tan, tất cả tam ma địa môn cũng chẳng hợp
chẳng tan.
Quả dự lưj chẳng hợp chẳng tan; quả nhất
lai, bất hoàn, a la hán cũng chẳng hợp chẳng tan. độc giác bồ đề chẳng hợp
chẳng tan. tất cả hạnh bồ tát ma ha tát chẳng hợp chẳng tan. chư phật vô
thượng chánh đẳng bồ đề chẳng hợp chẳng tan. hữu vi giới chẳng hợp chẳng
tan, vô vi giới cũng chẳng hợp chẳng tan.
Vì cớ sao? Thiện hiện! Các pháp như thế đều
không có tự tánh, nếu không tự tánh thời vô sở hữu, nếu vô sở hữu thòi
chẳng thể nói có họp có tan. các bồ tát ma ha tát đối tất cả pháp như thế
rõ biết, tòi năng rõ biết được tướong hẹp rộng.
Khi ấy, cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:
bạch thế tôn! Như vậy gọi là lược nhiếp sáu món ba la mật đa. Các bồ
tát ma ha tát nếu học trong đó năng làm dược nhiều việc.
Bạch thế tôn! Như vậy, lược nhiếp ba la mật
đa bồ tát ma ha tát mới tu nghiệp thường nên học trong đó, cho đến bồ tát
ma ha tát trụ thập địa cũng nên học trong đó.
Bạch thế tôn! Nếu bồ tát ma ha tát học lược
nhiếp ba la mật đa đây, đối tất cả pháp biết tướng hẹp rộng? Phật nói:
thiện hiện! Như vậy, như vậy. Như lời người nói. Thiện hiện! Pháp môn như
thế, lợi căn bồ tát ma ha tát vào được, trung căn bồ tát ma ha tát cũng
năng vào được. Thiện hiện! Pháp môn như thế, định căn bồ tát ma ha tát cào
được, bất định căn bồ tát ma ha tát cũng năng vào được. Thiện hiện! Pháp
môn như thế vô chướng vô ngại, nếu bồ tát ma ha tát tìm học trong đó
không chẳng năng vào được. Thiện hiện! Pháp môn như htế chẳng phải kẻ
biếng nhác, kẻ liệt tinh tiến, kẻ mất chánh niệm, kẻ tâm tán loạn, kẻ tập
ác huệ mà năng vào được. Thiện hiện! Pháp môn như thế, kẻ chẳng biếng
nhác, kẻ thắng tinh tiến, kẻ trũ chánh niệm, kẻ khéo nhiếp tâm, kẻ tu diệu
huệ mới năng vào được. Thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát muốn trụ bậc bất
thối chuyển, muốn trụ bậc đệ thập điạ, muốn trụ bậc nhất thiết trí trí
phải siêng phương tiện vào pháp môn này.
Thiện hiện! Nếu bồ tất ma ha tát đúng như
bát nhã ba la mật đa đây đã thuyết mà học, bồ tát ma ha tát này năng tùy
chứng được bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la
mật đa. cũng tùy cha71ng đưỡc nội không, ngoại không, nội ngoại không,
không không, đại không, thắng nghiã không, hữu vi không, vô vi không, tất
cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự
tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không,
vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Cũng tùy chứng được
chơn như, pháp giới, pháp tánh bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình
đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất
tư nghì giới. Cũng tùy chứng được khổ tập diệt đạo thánh đế. Cũng tùy
chứng được bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Cũng tùy chứng được
tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Cũng tùy
chứng được bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực,
bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Cũng tùy chứng được không giải thoát
môn, vô tướng, vô nguyện giải thaót môn. Cũng tùy chứng được năm nhãn, sáu
thần thông. Cũng tùy chứng được phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại
giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng. Cũng
tùy chứng được pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng tùy chứng được
nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Cũng tùy chứng được
tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn. Thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha
tát như vậy y theo bát nhã ba la mật đa thẳm sâu đây đã thuyết mà học, bồ
tát ma ha tát này như vậy, như vậy, càng gầnn sở cầu nhất thiết trí trí.
Thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát đúng như
bát nhã ba la mật đa đã thuyết mà học, bồ tát ma ha tát này có bao nhiêu
ma sự tùy khởi liền diệt. Vậy nên, thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát muốn
diệt trừ mau tất cả nghiệp chướng, muốn chánh nhiếp thọ phương tiện khéo
léo, phải học bát nhã ba la mật đa.
Lại nữa, thiện hiện! Nếu khi bồ tát ma ha
tát hành bát nhã ba la mật đa này, tu bát nhã ba la mật đa này, tập bát
nhã ba la mật đa này, khi ấy bồ tát ma ha tát bèn được tất cả như lai ứng
chánh đẳng giác ở mười phương vô lượng, vô sớ, vô biên thế giới hiện tại
trụ trì đang thuyết chánh pháp đều chung hộ niệm. Sở vì sao? Vì chư phật
quá khứ, vị lai, hiện tại không chẳng đều từ bát nhã ba la mật đa như vầy
mà xuất sanh vậy. Vậy nên, thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát năng hành bát
nhã ba la mật đa nên khởi nghĩ này: “chư phật quá khứ vị lai hiện tại sở
chứng được pháp, ta cũng sẽ được”. Như vậy, thiện hiện! Các bồ tát ma ha
tát nên siêng tu học bát nhã ba la mật đa như thế. Nếu siêng tu học bát
nhã ba la mật đa như thế, bồ tát ma ha tát này mau chứng vô thượng chánh
đẳng bồ đề. Vậy nên, thiện hiện! Các bồ tát ma ha tát thường nên chẳng lìa
tác ý tương ưng nhất thiết trí trí mà tu hành bát nhã ba la mật đa.
Lại nữa, thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát
đối bát nhã ba la mật đa đây, như thật tu hành trải chừng giây lát, bồ tát
ma ha tát này chỗ được nhóm phước, lượng ấy rất nhiều. Giả sử có người
giáo hóa các hữu tình tam thiên đại thiên thế giới, đều khiến an trụ bố
thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã. Hoặc khiến an trụ
giải thoát và giải thoát tri kiến. Hoặc khiến an trụ quả dự lưu, nhất
lai, bất hoàn, a la hán. Hoặc khiến an trụ độc giác bồ đề. Người này tuy
được nhóm phước vô lượng, mà hãy chẳng kịp bồ tát ma ha tát kia đối bát
nhã ba la mật đa đây như thật tu hành trải chừng giây lát. Vì cớ sao?
Thiện hiện! Bát nhã ba la mật đa như thế, năng sanh tất cả bố thí, tịnh
giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã. Năng sanh tất cả giải thoát và
giải thoát tri kiến. Năng sanh quả dự lưu, nhất lai, bất hoàn, a la hán.
Năng sanh độc giác bồ đề, năng sanh vô thượng chánh đẳng bồ đề. Tất cả như
lai ứng chánh đẳng giác hiện tại mười phương vô lượng, vô biên thế giới
không chẳng đều do bát nhã ba la mật đa như thế nay được xuấg hiện. Tất
cả như lai ứng chánh đẳng giác ở đòi quá khứ không chẳng đều do bát nhã
ba la mật đa như thế đã được xuất hiện. Tất cả như lai ứng chánh đẳng
giác ở đời vị lai không chẳng đều do bát nhã ba la mật đa như thế sẽ được
xuất hiện.
Lại nữa, thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát
năng chẳng xa lìa tác ý tương ưng nhất thiết trí trí, tu hành bát nhã ba
la mật đa trải chừng giây lát, hoặc trải nửa ngày, hoặc trải một ngày,
hoặc trải một tháng, hoặc trải một năm, hoặc trải trăm năm, hoặc trải một
kiếp, hoặc trải trăm kiếp cho đến hoặc lai trải qua vô số kiếp. Bồ tát ma
ha tát này chỗ được nhóm phước lượng ấy rất nhiều, quá hơn giáo hóa các
loại hữu tình ở các thế giới mười phương diện đều như cát sông căng già,
đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát
nhã. Hoặc khiến an trụ giải thoát và giải thoát tri kiến. Hoặc khiến an
trụ quả dự lưu, nhất lai, bất hoàn, a la hán. Hoặc khiến an trụ độc giác
bồ đề chỗ được nhóm phước. Vi cớ sao? Thiện hiện! Do bát nhã ba la mật đa
đây xuất sanh tất cả như lai ứng chánh đẳng giác quá khứ vị lai hiện tại,
vì các hữu tình như thật thie thiết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, bát nhã. Vì các hữu tình như thật thi thei61t giải thoát và giải
thaót tri kiến. Vì các hữu tình như thật thi thiết quả dự lưu, nhất lai,
bất hoàn, a la hán. Vì các hữu tình như thật thi thiết độc giác bồ đề. Vì
các hữu tình như thật thi thiết chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề vậy.
Bởi nhám phước này quá hơn phước kia.
Lại nữa, thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát
đúng như bát nhã ba la mật đa đây đã thuyết mà trụ, phải biết bồ tát ma
hatát này chẳng quay lùi lại, thường được chư phật hộ niệm, trọn nên
phương tiện khéo léo tối thắng , đã từng gần gũi cúng dường vô lượng trăm
ngàn trăm ức muôn ức đức phật, ở chỗ các phật đã trồng vô lượng căn lành
thù thắng. Phải biết bồ tát ma ha tát này đã được vô lượng chân thiện tri
thức nhiếp thọ. Ðã lâu tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh
lự, baét nhã ba la mật đa. đã lâu an trụ nội không, ngoại không, nội
ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô
vi không, tâét cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn
tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất
khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Ðã lâu
an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị
tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không
giới, bất tư nghi giới. Ðã lâu an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Ðã lâu
tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Ðã lâu tu tập tám
giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Ðã lâu tu tập
bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng
giác chi, tám thánh đạo chi. Ðã lâu tu tập không giải thoát môn, vô tướng,
vô nguyện giải thoát môn. Ðã lâu tu tập năm nhãn, sáu thần thông. Ðã lâu
tu tập phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi,
đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng. Ðã lâu tu tập pháp vô vong
thất, tánh hằng trụ xả. Ðã lâu tu tập tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma
địa môn. Ðã lâu tu tập nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí.
Phải biết bồ tát ma ha tát này trụ bậc đồng
tử, tất cả sỏ nguyện không chẳng đầy đủ. Thường thấy chư phật từng không
chút nới, đối các căn lành hằng chẳng bỏ lìa. Thường năng thành thục tất
cả hữu tình, cũng thường nghiêm tịnh bao nhiêu cõi phật. Từ một cõi phật
tới một cõi phật cung thỉnh cúng dường các phật thế tôn, nghe thọ tu hành
pháp vô thượng thừa. Phải biết bồ tát ma ha tát này đã được biện tài vô
đoạn, vô tận. Ðã được pháp đà la ni thù thắng, trọn nên sắc thân tối
thượng vi diệu. Ðã được các phật trao ký viên mãn, theo chỗ vui muốn, vì
độ hữu tình mà thọ các hữu thân, đã được tự tại.
Phải biết bồ tát ma ha tát này khéo biết môn
sở duyên, khéo biết môn hành tướng. Khéo biết môn chữ, khéo biết môn phi
chữ. Khéo biết lời nói, khéo biết chẳng lời nói. Khéo biết một thêm lời,
khéo biết hai thêm lời, khéo biết nhiều thêm lời. Khéo biết nữ nam thêm
lời. Khéo biết quá khứ thêm lời, khéo biết vị lai thêm lời, khéo biết hiện
tại thêm lời, khéo biết các văn, khéo biết các nghĩa.
Phải biết bồ tát ma ha tát này khéo biết sắc
khéo biết thọ, khéo biết tưởng, khéo biết hành, khéo biết thức. Khéo biết
uẩn, khéo biết giới, khéo biết xứ. Khéo biết duyên khởi. Khéo biết tánh
thế gian, khéo biết tánh niết bàn.
Khéo biết tướng pháp giới, khéo biết tướng
hành, khéo biết tướng phi hành. Khéo biết tướng hữu vi, khéo biết tướng vô
vi, khéo biết tươóng hữu vi vô vi. Khéo biết tướng tướng, khéo biết
tươóng phi tướng. Khéo biết có, khéo biết chẳng có. Khéo biết bự tánh,
khéo biết tha tánh. Khéo biết hợp, khéo biết tan, khéo biết hợp tan. khéo
biết tương ưng, khéo biết chẳng tương ưng, khéo biết tương ưng chẳng tương
ưng.
Khéo biết chơn như, khéo biết tánh chẳng hư
dối, khéo biết tánh chẳng biến khác, khéo biết pháp tánh, khéo biết pháp
giới, khéo biết pháp định, khéo biết pháp trụ. Khéo biết duyên tánh, khéo
biết phi duyên tánh. Khéo biết các thánh đế.
Khéo biết tĩnh lự, khếo biết vô lượng, khéo
biết định vô sắc. Khéo biết sáu ba la mật đa. khéo biết bốn niệm trụ, khéo
biến bốn chánh đoạn, khéo biết bốn thần túc, khéo biết năm căn, khéo biết
năm lực, khéo biết bảy nhánh đẳng giác, khéo biết tám nhánh thánh đạo.
Khéo biết tám giải thoát, khéo biết tám
thắng xứ, khếo biết chín định thứ lớp, khéo biết mười biến xứ. Khéo biết
môn đà la ni, khéo biết môn tam ma địa. Khéo biết môn không giải thaót,
khéo biết môn vô tướng giải thoát, khéo biết môn vô nguyện giải thoát.
Khéo biết môn tất cả không pháp. Khéo biết
năm nhãn, khéo biết sáu thần thông. Khéo biết phật mười lực, khéo biết
bốn vô sở úy, khéo biết bốn hiểu không ngại, khéo biết đại từ, đại bi,
đại hỷ, đại xả, khéo biêt mười tám pháp phật chẳng chung. Khéo biết pháp
không quên mất, khéo biết tánh hằng trụ xả. Khéo biết nhất thiết trí,
khéo biết đạo tướng trí, khéo biết nhất thiết tướng trí. Khéo biết giới
hữu vi, khéo biết giới vô vi. Khéo biết giới, khéo biết phi giới.
Phải biết bồ tát ma ha tát này khéo biết
tác ý sắc, khéo biết tác ý thọ tưởng hành thức. Khéo biết tác ý nhãn xứ,
khéo biết tác ý nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Khéo biết tác ý sắc xứ, khéo biết
tác ý thanh hương vị xúc pháp xứ. Khéo biết tác ý nhãn giới, khéo biết
tác ý nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Khéo biết tác ý sắc giới, khéo biết tác ý
thanh hương vị xúc pháp giới. Khéo biết tác ý nhãn thức giới, khéo biết
tác ý nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Khéo biết tác ý nhãn xúc, khéo biết
tác ý nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Khéo biết tác ý nhãn xúc làm duyên sanh ra
các thọ, khéo biết tác ý nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các
thọ.
Khéo biết tác ý địa giới, khéo biết tác ý
thủy hỏa phong không thức giới. Khéo biết tác ý vô minh; khếo biết tác ý
hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu
thán khổ ưj não. Khéo biết tác ý bố thi ba la mật đa; khéo biết tác ý tịnh
giói, an nhẫn, tinh tiến, 6ĩnh lự, bát nhã ba la mật đa.
Khéo biết tác ý nội không; khéo biết tác ý
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không. Khéo biết tác ý chơn như; khéo biết tác ý pháp giới, pháp
tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh,
pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Khéo biết
tác ý khổ thánh đế, khéo biết tác ý tập diệt đạo thánh đế.
Khéo biết tác ý bốn niệm trụ; khéo biết tác
ý bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám
thánh đạo chi. Khéo biết tác ý bốn tĩnh lự; khéo biết tác ý bôén vô
lượng, bốn vô sắc định. Khéo biết tác ý tám giải thoát; khéo biết tác ý
tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Khéo biết tác ý tất cả đà
la ni môn, khéo biết tác ý tất cả tam ma địa môn. Khéo biết tác ý không
giải thoát môn; khéo biết tác ý vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Khéo
biết tác ý năm nhãn, khéo biết tác ý sáu thần thông.
Khéo biết tác ý phật mười lực; khéo biết tác
ý bốn vô sỏ úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười
tám pháp phật bất cộng. Khéo biết tác ý pháp vô vong thất, khép biết tác
ý tánh hằng trụ xả. Khếo biết tác ý nhất thiết trí; khéo biết tác ý đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Phải biết bồ tát ma ha tát này khéo biết
sắc, tướng sắc không; khéo biết thọ tưởng hành thức,, tướng thọ tưởng
hành thức không. Khéo biết nhãn xứ, tướng nhãn xứ không; khéo biết nhĩ tỷ
thiệt thân ý xứ, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không. Khéo biết sắc xứ,
tướng sắc xứ không; khéo biết thanh hương vị xúc pháp xứ không.
Khéo biết nhãn giới, tướng nhẵn giới không;
khéo biết nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không.
Khéo biết sắc gìới, tướng sắc giới không; khéo biết thanh hương vị xúc
pháp giới, tướong thanh hương vị xúc pháp giới không. Khéo biết nhãn thức
giới, tướng nhãn thức giới, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới không.
Khéo biết nhãn xúc, tướng nhãn xúc không; khéo biết nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không. Khéo biết nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ, tướng nhãn xức làm duyên sanh ra các thọ không; khéo biết
nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, tướng nhĩ tỷ thiệt thân
ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không.
Khéo biết địa giới, tướng địa giới không;
khéo biết thủy hỏa phong không thức giới, tướng thủy hỏa phong không thức
giới không. Khéo biết vô minh, tướng vô minh không; khéo biết hành, thức,
danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử s62u tán khổ ưj não,
tươóng hành ch ođến lão tử sầu thán khổ ưj não không. Khéo biết bô thí ba
la mật đa, tướng bố thí ba la mật đa không; khéo biết tịnh giới, an nhẫn,
tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa, tướong tịnh giới cho đến bát
nhã ba la mật đa không. Khéo biết nội không, tướng nội không không; khéo
biết ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, ehắng nghĩa k
hông, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không,
vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướhng không,
nhất thiết6 pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không,
vô tánh tự tánh không, tướng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không
không.
Khéo bié chon như, tướng chơn như không;
khéo biết pháp giới, phháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình
đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất
thư nghì giới, tướng pháp giới cho đến bất tư nghì tiới không. Khéo biết
khổ thánh đế, tướng khổ thánh đế không; khéo biết tập diệt đạo thánh đế,
tướng tập diệt đạo thánh đế không.
Khếo biết bốn niệm trụ, tướng bốn niệm trụ
không; khéo biêt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng
giác chi, tám thánh đạo chi, tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo
chi không. Khéo ciết bốn tĩnh lự, tướong bốn tĩnh lự không; khéo biết bốn
vô lượng, bốn vô saúc định, tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định không.
Khéo biết tám giải thoát, tướn gtám giải
thoát không; khéo biết tám tháng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tướn
gtám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không. Khéo biết tất cả đà
la ni môn, tướng tất cả đà la ni môn không; khéo biết tất cả tam ma địa
môn, tướng tất cả tam ma địa môn không.
Khéo biết không giẳi thoát môn, tướng không
giải thoát môn không; khéo biết vô tướng, vô nguyện giải thoát môn,
tướong vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Khéo biết năm nhãn, tướng
năm nhãn không; khéo biết sáu thần thông, tướng sáu thần thông không.
Khéo biết phật mười lực, tướng phật mười lực
không; khéo biết bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ,
đại xả, mười tám pháp phật bất cộng, tướng bốn vô sỏ úy cho đến mười tám
pháp phật bất cộng không. Khéo biết ph1p vô vong thất, tướng pháp vô vong
thất không; khéo biết tánh hằng trụ xả, tướng tánh hằng trụ xả không. Khéo
biết nhất thiết trí, tướng nhất thiết trí không; khéo biết đạo tướng
trí, nhất thiết tướong trí, tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí
không.
Khéo biết quả dự lưu, tướng quả dự lưu
không; quả nhất lai, bất hoàn, a la hán không. Khéo biết độc giác bồ đề,
tướng độc giác bồ đề không. Khéo biết tất cả hạnh bồ tát ma ha tát,
tướng tất cả hạnh bồ tát ma ha tát không. Khéo biết chư phật vô thượng
chánh đẳng bồ đề, tướng chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề không.
Phải biết bồ tát ma ha tát này khéo biết đạo
ngưng thở, khéo biết đạo chẳng ngưng thỏ. Khéo biết sanh, khéo biết diệt,
khéo biết trụ eị. Khéo biết tham sân si, khéo biết không tham không sân
không si. Khéo biết kiến, khéo biết phi kiến. Khéo biết tà kiến, khéo biết
phi tà kiến. Khéo biết tất cẳ kiến, triền, thùy miên, gút trói; khéo
biết dứt tất cả kiến, triền, thùy miên, gút trói.
Khéo biết danh, khéo biết sắc, khéo biết
danh sắc. Khéo biết nhân duyên, khéo bié đẳng vô gián duhên, khéo biết sỏ
duyên, khéo biết đẳng vô gián duyên, khéo bié sỏ duyên duyên, khéo biết
tăng thượng duyên. Khéo biết hành, khéo biết giải. Khéo biết tướng, khéo
biết trạng. Khéo biết khổ, khéo biết tập, khéo biết diệt, khéo biết đạo.
Khéo biết địa ngục, khéo biết đạo địa ngục;
khéo biết bàng sanh, khéo biết đạo bàng sanh; khéo biết qủy giới, khếo
biết đạo qủy giới. Khéo biết người, khéo biết đạo người; khéo biết tròi,
khéo biết đạo trời. Khéo biết dự lưu, khéo biết quả dự lưu, khéo biết đạo
dự lưu; khéo biết nhất lai, khéo biết quả nhất lai, khéo biết đạo nhất
lai; khéo biết bất hoàn, khéo biết quả bất hoàn, khéo biết đạo bất hoànn;
khéo biết a la hán, khéo biết quả a la hán, khéo biết đạo a la hán. Khéo
biết độc giác, khéo biết độc giác bồ đề, khéo biết đạo độc giác. Khéo
biết bồ tát ma ha tát, khéo biết hạnh bồ tát ma ha tát. Khéo biết như lai
ứng chánh đẳng giác, khéo biết vô thượng chánh đẳng bồ đề. Khếo biết nhất
thiết trí, khéo biết đạo nhất thiết trí; khéo biết đạo tướng trí, khéo
biết đạo đạo tướng trí; khéo biết nhất theì61t tướng trí, khéo biết đạo
nhất thiết tướng trí.
Khéo biết căn, khéo biết căn viên mãn, khéo
biết căn thắng liệt. Khếo biết huệ, khéo biết huệ nhanh, khéo biết huệ
mạnh, khéo biết huệ bén, khéo biết huệ mau, khéo biết huệ thông, khéo biết
huệ rộng, khéo biết huệ sâu, khéo biết huệ lớn, khéo biết huệ đẳng, khếo
biết huệ chơn thật, khhéo biết huệ trân bảo.
Khéo biết đời quá khứ, khéo biết đời vị lai,
khéo biết đời hiện tại. Khéo biết phương tiện, khếo biết ý vui, khéo biết
ý vui thêm lên. Khéo biết chiếu cố hữu tình. Khéo biết tướng văn nghĩa.
Khéo biết các thánh pháp. Khéo biết phương tiện an lập tam thừa khéo biết
bồ tát ma ha tát hành bát nhã ba la mật đa, dẫnn bát nhã ba la mật đa, tu
bát nhã ba la mật đa, được các công đức thắng lợi như thế thảy.
Bấy giờ, cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:
bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát sao là phải hành bát nhã ba la mật đa,
sao là phải dẫn bát nhã ba la mật đa, sao là phải tu bát nhã ba la mật
đa?
Phật nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì
quán sắc vắg lặng, vì ph1 hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì
chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán thọ tưởng hành
thức vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng
bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán nhãn
xứ vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng
bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán nhĩ tỷ thiệt thân ý
xứ vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng
bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán sắc xứ
vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tụ tại, vì thể hư dối, vì chẳng bền
chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán thanh hương vị xúc pháp
xứ vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng
bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán nhãn
giới vắng lặng, vì phá hoạì được, vì chẳng tự tại , vì thể hư dối, vì
chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối,
vì chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán sắc
giới vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì
chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán thanh hương vị
xúc pháp giới vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư
dối, vì chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán nhãn
thức giới vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì
chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán nhĩ tỷ thiệt
thân ý thức giới vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư
dối, vì chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán nhãn
xúc vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng
bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng
bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự
tại, vì thề hư dối, vì chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
vì quán nhhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duhên sanh ra các thọ vắng lặng, vì
phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng bền chắc, nên
phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán địa
giới vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự gại, vì thể hư dối, vì
chẳng bền chắc, nên phải hành bat nhã ba la mật đa. vì quán thủy hỏa phong
không thức giới vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự gại, vì thể hư
dối, vì chẳng bền chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát vì quán vô minh
vắng lặng, vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng bền
chắc, nên phải hành bát nhã ba la mật đa. vì quán hành, thức, danh sắc,
lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não vắng lặng,
vì phá hoại được, vì chẳng tự tại, vì thể hư dối, vì chẳng bền chắc, nên
phải hành bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Người hỏi bồ tát ma ha tát sao
là phải dẫn bát nhã ba la mật đa ấy, bồ tát ma ha tát như dẫn không của
hư không, nên dẫn bát nhã ba la mật đa.
Thiện hiện! Người hỏi bồ tát ma ha tát sao
là phải tu bát nhã ba la mật đa ấy, bồ tát ma ha tát như tu không của hư
không, nên tu bát nhã ba la mật đa.
Cụ thọ thiện hiện lại thưa phật rằng: bạch
thế tôn! Bồ tát ma ha tát trải bao nhiêu đời phải hành bát nhã ba la mật
đa, phải dẫn bát nhã ba la mật đa, phải tu bát nhã ba la mật đa? phật nói:
thiện hiện! Bồ tát ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu bồ
đề phải hành bát nhã ba la mật đa, phải dẫn bát nhã ba la mật đa, phải tu
bát nhã ba la mật đa.
Cụ thọ thiện hiện lại thưa phật rằng: bạch
thế tôn! Bồ tát ma ha tát trụ những tâmnào không xen hở, nên hành bát nhã
ba la mật đa, nên dẫn bát nhã ba la mật đa, nên tu bát nhã ba la mật đa?
phật nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa
diệu bồ đề, chẳng cho pháp khỏi các tác ý khác, duy thường an trụ tác ý
tương ưng nhất thiết trí trí, nên hành bát nhã ba la mật đa, nên dẫn bát
nhã ba la mật đa, nên tu bát nhã ba la mật đa. bồ tát ma ha tát này nên
hành ba la mật đa như thế, nên tu bát nhã ba la mật đa như thế. Cho đến
năn gkhiến pháp tâm, tâm sỏ dối cảnh chẳng lây chuyển.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát hành bát nhã
ba la mật đa, dẫn bát nhã ba la mật đa, tu bát nhã ba la mật đa sẽ được
nhất thiết trí trí chăng? Chẳng được, thiện hiện!
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát chẳng hành
bát nhã ba la mật đa, chẳng dẫn bát nhã ba la mật đa. chẳng tu bát nhã ba
la mật đa sẽ được nhất thiết trí trí chăng? Chẳng được, thiện hiện!
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát cũng hành
cũng chẳng hành bát nhã ba la mật đa, cũng dẫn cũng chẳng dẫn bát nhã ba
la mật đa, cũng tu cũng chẳng tu bát nhã ba la mật đa, sẽ được nhất
thiết trí trí chăng? Chẳng được, thiện hiện!
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát chẳng hành
chẳng phải chẳng hành bát nhã ba la mật đa, chẳng dẫn chẳng phải chẳng
dẫnn bát nhã ba la mật đa, chẳng tu chẳng phải chẳng tu bát nhã ba la mật
đa sẽ được nhất thiết trí trí chăng? Chẳng được, thiện hiện!
Bạch thế tôn! Nếu vậy bồ tát ma ha tát làm
sao sẽ được nhất thiết trí trí? Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát sẽ được nhất
thiết trí trí phải như chơn như.
Bạch thế tôn! Chơn như ra sao? Thiện hiện!
Như thật tế. Bạch thế tôn! Thật tế ra sao? Thei65n hiện! Như pháp giới.
Bạch thế tôn! Pháp giới ra sao? Thiện hiện! Như ngã giới, hữu tình giới,
mạng giả giới, sanh giả giới, dưỡng giả giới, sĩ phu giới, bỗ đặc già la
giới.
Bạch thế tôn! Ngã giới, hữu tình giới, mạng
giả giới, sanh giả giới, gưỡng giả giới, sĩ phu giới, bổ đặc già la giới
ra sao? Phật bảo: thiện hiện! Nơi 71 hiểu sao? Hoặc ngã, hoặc hữu tình,
hoặc mạng giả, hoặc sanh giả, hoặc dưỡng giả, hoặc sĩ phu, hoặc bổ đặc già
la hãy khá được chăng? Thiện hiện thưa rằng: bạch thế tôn! Chẳng được.
Phật nói: thiện hiện! Hoặc ngã, hoặc hữu
tình hoặc mạng giả, hoặc sanh giả, hoặc dưỡng giả, hoặc sĩ phu, hoặc bổ
đặc già la, đã chẳng khá được. Ta phải làm sao khá thi thiết được ngã
giới, hữu tình giới, mạng giả giới, sanh giả giới, dưỡng giả giới, sĩ
phu giới, bố đặc già la giới? Như vậy, thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát
chẳng thi thiết bát nhã ba la mật đa; cũng chẳng thi thiết nhất thiết trí
trí và tất cả pháp, bồ tát ma ha tắt này quyết định sẽ chứng được nhất
thiết trí trí.
Khi ấy, cụ thọ thiện hiện lại thứ phật
rằng:; bạch thế tôn! Vì chỉ bát nhã ba la mật đa chẳng khá thi thiết, hay
tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí ba lamật đa cũng chẳng khá
thi thiết ư?
Phật nói: thiện hiện! Chẳng những bát nhã ba
la mật đa chẳng khá thi thiết, mà tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới,
bố thí ba la mật đa cũng chẳng khá thi thiết. Thiện hiện! Hoặc pháp thanh
văn, hoặc pháp độc giác, hoặc pháp bồ tát, hoặc pháp chư phật, hoặc
pháp hữu vi, hoặc pháp vô vi, tất cả pháp như thế thảy đều chẳng khá
thi thiết được.
Cụ thọ thiện hiện lại thưa phật rằng: bạch
thế tôn! Nếu tất cả pháp đều chẳng khá thi thiết, thì làm sao khá thi
thiết là địa ngục, là bàng sanh, là quỷ giới, là người, là trời, là dự
lưu, là nhất lai, là bất hoàn, là a la hán, là độc giác, là bồ tát, là
chư phật, là tất cả pháp ư?
Phật nói: thiện hiện! Nơi ý hiểu sao? Thi
thiết hữu tình và thi thiết pháp thật khá được chăng? Thiện hiện thưa
rằng: bạch thế tôn! Chẳng khá được.
Phật nói: thiện hiện! Nếu thi thiết hữu
tình và thi thiết pháp thật chẳng khá được, ta làm sao khá thi thiết được
là điạ ngục, là bàng sanh, là quỷ giới, là người, là trới, là dự lưu, là
nhất lai, là bất hoàn, là a la hán, là độc giác, là bồ tát, là chư phật,
là tất cả pháp. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã
ba la mật đa, nên học tấc cả pháp đều chẳng khá thi thiết được.
Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế
tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi
sắc, cũng nên học nơi thọ tưởng hành thức. Bạchthế tôn! Bồ tát ma ha tát
khi hành bát nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi nhãn xứ, cũng nên học
noi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi sắc xứ, cũng nên học noi thanh
hương vị xúc pháp xứ.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi nhãn giới cũng nên học nơi nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới. Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la
mật đa đâu chẳng nênn học nơi sắc giới, cũng nên học nơi thanh hương vị
xúc pháp giới. Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật
đa đâu chẳng nên học nơi nhãn thức giới, cũng nên học nơi nhĩ tỷ thiệt
thân ý thức giới. Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la
mật đa đâu chẳng nên học nơi nhãn xúc, cũng nên học nơi nhĩ tỷ thiệt thân
ý xúc. Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa đâu
chẳng nên học nơi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng nên học nơi nhĩ
tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi địa giới, cũng nên học nơi thủy hỏa
phong không thức giới. Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành tát nhã ba
la mật đa đâu chẳng nên học nơi vô minh; cũng nên học noi hành, thức, danh
sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi bố thí ba la mật đa; cũng nên học
nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi nội không; cũng nên học nơi ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khẳ đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi chơn như; cũng nên học nơi pháp
giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly
sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi khổ thánh đế, cũng nên học noi tập
diệt đạo thánh đế.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi bốn niệm trụ; cũng nên học nơi bốn
chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh
đạo chi.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi bốn tĩnh lự; cũng nên học nơi bốn
vô lượng, bốn vô sắc định.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học noi tám giải thoát, cũng nên học nơi
tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi tất cả đà la ni môn, cũng nên học
nơi tất cả tam ma địa môn.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi không giải thoát môn; cũng nên học
nơi vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi năm nhãn cũng nên học nơi sáu thần
thông.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học noi phật mười lực; cũng nên học nơi bốn
vô sở úy, bốn vô ngãi giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mười tám pháp
phật bất cộng.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi pháp vô vong thất, cũng nên học nơi
tánh hằng trụ xả.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi nhất thiết tri; cũng nên học nơi
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma h atát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi quả dự lưu; cũng nên học nơi quả
nhất lai, bất hoàn, a la hán.
Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát
nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi độc giác bồ đề. Bạch thế tôn! Bồ
tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa đâu chẳng nên học nơi tất cả
hạnh bồ tát ma ha tát. Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba
la mật đa đâu chẳng nên học nơi chư phật vô thượng đẳng bồ đề.
Nguồn: www.quangduc.com