Kinh Bát
Ðại Nhân Giác
Trường
Cơ Bản Phật Học Long An
Giáo Án - 1998
---o0o---
Chương III
Thay Lời Kết Luận
Giới Thiệu Mẫu Người Lý
Tưởng
Ngài An Thế Cao khi chưa xuất gia một hành giả
Phật tử, tinh thông phật pháp, đức hạnh thanh cao. Ngài đã
có một cuộc sống giải thoát giữa cuộc đời
đầy biến động. Ðộng cơ từ bỏ ngai vàng, truyền
ngôi cho chú mà đi tu chắc chắn là do chí nguyện xuất gia
chín muồi.
Với tư cách là một người Phật tử cư sĩ
hiểu đạo và hành đạo giữa cuộc
đời đầy ô nhiễm của lạc thú, Ngài hiểu rất rõ sự
khó khăn của một cư sĩ hướng về
con đường giải thoát. Ðồng thời Ngài cũng hiểu rõ
vai trò và tác dụng của người cư sĩ đối
với cuộc đời: Chuyển tải đạo lý vào đời sống xã hội,
khai mở tuệ giác xây dựng hạnh phúc cho nhân thế một cách
phổ cập, điều mà vai trò tu sĩ thoát tục rất khó thực
hiện.
- Ngài An thế Cao đến
Trung Hoa vào thời nhà Hán. Bấy giờ, người Hán chưa
được phép xuất gia làm tăng. Trong quá trình phiên dịch kinh
điển, Ngài có cộng sự là cư sĩ người Hán có trình độ
thế học và Phật học cao như cư sĩ Trần Tuệ, Nghiêm Phù
Ðiều, Hàm Lâm, Bì Nghiệp... cộng tác dịch thuật còn có
Ngài An Huyền là người đồng hương với Ngài nhưng cũng là
cư sĩ. Sau này cư sĩ Trần Tuệ, Bì Nghiệp sang giao châu mang
theo một số kinh sách mà Ngài An Thế Cao đã dịch, họ đã
tiếp tục sứ mạng của thầy mình truyền bá Phật giáo
bằng con đường dịch thuật kinh điển. Trần Tuệ đã
chú giải Kinh An Ban Thủ Ý và Thiền Sư Tăng Hội viết lời
tựa.
Những tác phẩm mà Ngài An Thế Cao dịch phần
lớn thuộc về hệ Nguyên thủy, là những tác phẩm cần thiết
và hướng đến người tăng sĩ. Như
vậy, chắc chắn Ngài đã đọc qua kinh Bát Niệm của
Trung A Hàm. Trên cơ sở Tám Ðiều Suy Niệm của Bậc Ðại
Nhân, Ngài thiết lập hệ thống tu tập qua Kinh Bát Ðại
Nhân Giác mang sắc thái vừa Nguyên thủy vừa Ðại thừa và
mục tiêu hướng đến là người cư sĩ.
Như đã giới thiệu
ở phần nhận thức tổng quát đường lối tu tập của kinh
Bát Niệm là đường lối tu tập đoạn trừ lậu hoặc và
chứng quả A La Hán. Lộ trình tu tập của kinh Bát Niệm tiêu
biểu cho đường lối tu tập truyền thống của Sangha. Lộ trình
này gồm ba bước Giới - Ðịnh - Tuệ mà định là xương sống
của pháp môn. Ðây là đường lối tu tập không thuận tiện
cho người cư sĩ tại gia. Ðể thiết lập một lộ trình tu
có tính phổ biến hơn, tích cực hơn, để
nhằm đáp ứng nhu cầu tu tập và hoằng pháp trong một
bối cảnh xã hội mới như xã hội Trung Hoa vào thời Hán, Phật
giáo chưa được chấp nhận một cách
đầy đủ, các vị tăng sĩ chưa được xuất gia, thành
phần cư sĩ là chủ yếu. Vì vậy mà Kinh Bát Ðại Nhân Giác
ra đời. Ðây như là sự kiện tất yếu, nghĩa là phải có một
mô thức mới phù hợp với hoàn cảnh mới cho người cư sĩ
tại gia thực hành, đặc biệt dành cho những người cư sĩ có
đạo tâm lớn - tâm thì muốn xuất gia, thân thì ở thế tục.
Con đường tu tập này không lấy Ðịnh làm cơ sở mà lấy
chánh niệm làm cơ sở, từ đó ý chí và nguyện lực được
thiết lập.
Sự ra đời của kinh
Bát Ðại Nhân Giác một mặt lấy nền tảng tu tập của
Kinh Bát Niệm, mặt khác dựa vào giáo nghĩa Ðạĩi thừa mà
lúc bấy giờ công cuộc vận động Ðại thừa đang lên cao.
Chắc chắn Ngài An Thế Cao đã thừa hưởng sắc thái của
truyền thống Ðại thừa một cách trọn vẹn nên những điều
giác ngộ cuối đã chuyển hướng sang sắc thái Ðại
thừa một cách triệt để. Kinh Bát Ðại Nhân Giác rõ ràng
là một hướng đi mới cho một điều
kiện và xã hội mới. Ðường lối ấy mệnh danh là Bồ
Tát đạo và mục tiêu hướng đến là người cư sĩ tại gia.
Ngài An Thế Cao đã gởi gấm lòng mình qua mẫu người thực
hành Bồ Tát hạnh, giới thiệu một mẫu người lý tưởng
để kiến tạo một xã hội lý tưởng, xã hội Phật hóa ...
Con đường tu tập này, chúng tôi cho rằng có thể chia làm
sáu bước:
- Bước một: Xây
dựng một con người có đầy đủ nhận thức sáng suốt về
bản chất của cuộc sống, có một tầm nhìn chính xác
và rộng rãi về cuộc đời, về vũ trụ thiên nhiên, về đời
sống xã hội, về đời sống cá nhân gồm cả hai mặt thân
thể vật lý và hoạt động tâm lý ( Ðiều giác ngộ
thứ nhất ) có được một tầm nhìn như vậy gọi là
có chánh kiến.
- Giáo dục trang bị tri thức hoàn chỉnh và căn
bản là bước đi đúng hướng, cần
thiết như Ðức Phật dạy trong kinh Bốn Mươi Pháp: "Chánh
kiến đi hàng đầu trong lộ trình tu tập". Một người
Phật tử chân chính là người có cái nhìn sáng suốt và hiểu
sâu về bản chất của hiện tượng giới.
- Bước thứ hai:
Xây dựng đạo đức bản thân qua lối sống thiểu dục và
tri túc. Ði vào thực tiễn của đời sống và dưới sự soi
chiếu của nhận thức chánh kiến, người Phật tử khép
mình vào kỷ luật đạo đức qua tu tập
hạnh thiểu dục và tri túc. Cần chú ý là trong kinh
Bát Niệm nói dứt khoát là vô dục chứ không nói là thiểu
dục. Vô dục của kinh Bát Niệm là đường
lối Thánh đạo vô nhiễm, vô trước của người xuất gia.
Thiểu dục tức là ít ham muốn, nghĩa là còn các dục
nhưng hạn chế chúng tới mức tối thiểu. Nhờ đời sống
kiềm chế nhu cầu tiêu thụ và hưởng thụ, đạo
đức của người cư sĩ trở nên tăng trưởng và vững
chãi. Nếu cứ để cho lòng ham muốn phát triển không có giới
hạn chắc chắn sẽ phát sinh cướp
đoạt, lừa đảo, gian trá và hãm hại...
- Bước thứ ba: Qua quá trình tu
tập ít ham muốn và biết đủ, người
Phật tử sẽ tạo được cho tâm thức mình một xu hướng mới:
Xu hướng vượt thoát bản năng, tâm thức trở nên hướng
thượng thanh cao. Từ con người mang nặng
dấu ấn thế tục bắt đầu hình thành con đường
giải thoát, đó là một cuộc cách mạng tâm lý, đòi hỏi
có sự nỗ lực lớùn để tạo một
chuyển hóa đột phá trong tâm cũng như ngoại giới (điều giác
ngộ thứ tư).
Khi mà đời sống dục lạc, ham muốn vật chất
giảm, xu hướng trí tuệ tăng, người
Ph`ật tử có một hướng đi rõ: Những gì đưa
đến tăng trưởng trí tuệ đều được quan tâm, coi trí tuệ
là sự nghiệp của mình, do đó nhận thức càng sâu sắc
và toàn diện (điều giác ngộ thứ năm).
- Bước thứ tư: Tri thức và
trí tuệ đã vươn tới tầm cao, điều
đó có thể tạo ra một hướng đi phi thực tiễn, trở nên
cô độc, duy lý. Vì vậy để có sự quân bình, người
Phật tử hướng tâm và tuệ của mình vào đời
sống thực tiễn để hiểu và cảm thông với nỗi đau của
quần chúng, những thái độ bạo động, hằn học, căm thù
xuất phát từ sự nghèo túng khốn đốn
về đời sống vật chất. Người Phật tử sử dụng năng lực
trí tuệ để phát triển tình thương yêu cứu giúp mọi
người, tu tập hạnh bố thí để quân bình trái tim và khối
óc, đồng thời để tích lũy công đức
trợ duyên cho đời sống tu tập và chí nguyện độ
sanh dễ thành tựu (điều giác ngộ thứ sáu).
- Bước thứ
năm: Ðiều hòa Bi-Trí song hành tạo được
sự thăng bằng về tâm. Nhưng vì đời sống cư sĩ tại gia có
những ràng buộc, những hệ lụy về tình ái nên dễ bị
thối tâm và khó phát khởi tâm từ
bi đến chỗ không giới hạn. Vì vậy đến trình độ này,
người Phật tử bắt đầu thực hành phạm hạnh coi nhẹ
tình ái hay chấm dứt tình ái vị kỷ để
khai mở cánh cửa đại bi tâm. Từ đây ảnh hưởng của người
Phật tử đã có tác dụng rộng, trước hết là
đời sống gia đình được thuần hóa, sau đó là môi
trường xã hội xung quanh đã có những ảnh hưởng đạo
đức của mình.
- Bước thứ sáu: Bước cuối cùng,
trí tuệả thấu suốt bản chất nỗi khổ của chúng sanh.
Vì vậy đại bi tâm mở rộng, tâm hồn của người Phật tử
thể nhập vào thế giới chúng sanh, cảm thông và chia sẻ niềm
đau của quần chúng. Người Phật tử
không sợ đau khổ, dũng cảm dấn thân vào đời, thấy mình
ở trong chúng sanh, chúng sanh ở trong mình, chúng sanh và mình
là một. Vì vậy niềm đau của con người cũng chính là niềm
đau của mình, nên không thể thờ ơ trước nỗi đau khổ của
nhân loại. Họ dấn thân vào đời với trí tuệ vô ngã siêu
việt, với trái tim thương yêu không giới hạn dưới mọi hình
thức, dùng mọi phương tiện để đạt
được mục đích đưa con người đến chỗ giải thoát
an vui.
* Sáu bước đi của một người cư sĩ thực
hành Bồ Tát hạnh như vậy không phải là những bước
đi siêu thực, mà đó là những bước đi hiện thực, là những
điều kiện cho một con người toàn diện hay con người lý tưởng
cho một xã hội lý tưởng: Một xã hội bình đẳng,
an lạc, văn minh và giải thoát.
---o0o----
|
Mục lục - Kinh Bát Đại Nhơn Giác
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục