KINH NÊN HÀNH TRÌ KHÔNG NÊN HÀNH TRÌ (Sevitabha-asevitabhasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi,
– Này các Tỷ-kheo,
Được nghe nói vậy
– Bạch Thế Tôn,
Thân hành,
Bạch Thế Tôn,
Bạch Thế Tôn,
Ở đây,
Thân hành,
Khẩu hành,
Bạch Thế Tôn,
Bạch Thế Tôn,
Khẩu hành,
Ý hành,
Ý hành gì,
Ý hành gì,
Ý hành,
Tâm sanh,
Tâm sanh gì,
Tâm sanh, này
Tưởng đắc,
Tưởng đắc gì,
Tưởng đắc,
Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại : "Nên hành trì và không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa kiến đắc". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên ? Một kiến đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, kiến đắc như vậy không nên hành trì. Và một kiến đắc nào khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, kiến đắc như vậy nên hành trì. Kiến đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng; thiện pháp thối giảm ? Ở đây, bạch Thế Tôn có người có (tà) kiến như sau : "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình với thượng trí chứng tri, chứng đạt và an trú đời này, đời khác và truyền dạy lại". Kiến đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm. Kiến đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng ?
Ở đây, bạch Thế Tôn, có người có (chánh) kiến như sau : "Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, ở đời có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình với thượng trí chứng tri, chứng đắc và an trú đời này, đời khác và truyền dạy lại". Kiến đắc như vậy, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Kiến đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự sai trái về kiến đắc". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói cũng có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên gì lời nói ấy được nói lên ? Ngã tánh đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, ngã tánh đắc như vậy không nên hành trì. Ngã tánh đắc nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, ngã tánh đắc như vậy nên hành trì. Ngã tánh đắc gì, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm ? Ngã tánh đắc có hại, bạch Thế Tôn, vì sự không rốt ráo khi được sanh khởi, các bất thiện pháp phải tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm. Ngã tánh đắc vô hại, bạch Thế Tôn, vì sự rốt ráo khi được sanh khởi, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, tôi nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự sai khác về ngã tánh đắc". Thế Tôn đã nói như vậy, và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên. Bạch Thế Tôn, lời nói mà được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
Lành thay, lành thay, này Sariputta ! Lành thay, này Sariputta ! Lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
Thân hành, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành". Ta đã nói như vậy và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên ? Thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, thân hành như vậy không nên hành trì. Và thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiệp pháp tăng trưởng, thân hành như vậy nên hành trì.
Thân hành gì, này Sariputta, khi hành trì bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm ? Ở đây, này Sariputta, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người này lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục vọng, giao cấu các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm.
Thân hành gì, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng ? Ở đây, này Sariputtta, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Người ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho; bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Người ấy từ bỏ sống theo tà hạnh trong các dục vọng, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Thân hành như vậy, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng.
Thân hành, này các Tỷ-kheo, ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành". Ta đã nói như vậy và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Khẩu hành, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa khẩu hành". Ta đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên ? Này Sariputta, khẩu hành nào khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, khẩu hành như vậy không nên hành trì. Và khẩu hành nào, này Sariputta, khi hành trì, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, khẩu hành như vậy nên hành trì.
Khẩu hành gì, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm ? Ở đây, này Sariputta, có người vọng ngữ đến chỗ tập hội... (như trên)... (những thay đổi cần thiết cho đến đoạn ngã tánh đắc... ) "Ngã tánh đắc, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa ngã tánh đắc", Ta đã nói như vậy, và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
Này Sariputta, lời nói này được Ta nói một cách vắn tắt, cần phải hiểu một cách rộng rãi như vậy.
Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Tiếng do tai nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Hương do mũi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì không nên hành trì". Vị do lưỡi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Xúc do thân nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì".
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn :
– Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau :
"Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên ? Sắc nào do mắt nhận thức bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, sắc do mắt nhận thức như vậy không nên hành trì. Sắc nào do mắt nhận thức, bạch Thế Tôn khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, sắc ấy do mắt nhận thức như vậy nên hành trì. "Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Tiếng do tai nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên ? Tiếng nào do tai nhận thức bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, tiếng do tai nhận thức như vậy không nên hành trì. Tiếng nào do tai nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, tiếng do tai nhận thức như vậy nên hành trì. "Tiếng do tai nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Hương do mũi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên ? Hương nào do mũi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, hương do mũi nhận thức như vậy không nên hành trì. Hương nào do mũi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, hương do mũi nhận thức như vậy nên hành trì : "Hương do mũi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Vị do lưỡi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên. Vị nào do lưỡi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, vị do lưỡi nhận thức như vậy không nên hành trì. Vị nào do lưỡi nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, vị do lưỡi nhận thức như vậy nên hành trì. "Vị do lưỡi nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Xúc do thân nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên ? Xúc nào do thân nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, xúc do thân nhận thức như vậy không nên hành trì. Xúc nào do thân nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, xúc do thân nhận thức như vậy nên hành trì. "Xúc do thân nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
"Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì lời nói ấy được nói lên ? Pháp nào do ý nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, pháp do ý nhận thức như vậy không nên hành trì. Pháp nào do ý nhận thức, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, pháp do ý nhận thức như vậy nên hành trì. Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy và do duyên như vậy lời nói ấy được nói lên.
Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
– Lành thay, lành thay, này Sariputta ! Lành thay, này Sariputta ! Lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa rộng rãi, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
Sắc do mắt nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Lời nói như vậy được Ta nói lên. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên ?... (như trên)... Pháp do ý nhận thức, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Lời nói như vậy được Ta nói lên và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Này Sariputta, lời nói này được Ta nói lên một cách vắn tắt, ý nghĩa lời nói ấy được hiểu một cách rộng rãi như vậy.
Ý, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Đồ ăn khất thực, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Sàng tọa, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Làng, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thị trấn, này Sariputta, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì". Đô thị, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì", Quốc độ, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Người (Puggala, ), này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì".
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, con được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau :
"Ý, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên ? Ý nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì, các bất thiện pháp tăng trưởng, các thiện pháp thối giảm, ý như vậy không nên hành trì. Ý nào, bạch Thế Tôn, khi hành trì thời các bất thiện pháp thối giảm, các thiện pháp tăng trưởng, ý như vậy nên hành trì. "Ý, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Thế Tôn đã nói lên như vậy. Và do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
"Món ăn khất thực, này Sariputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Sàng tọa, này Sariputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Làng, này Sariputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Thị trấn, này Sariputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Đô thị, này Sariputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Quốc độ, này Sariputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
"Người, này Sariputta, Ta nói có hai loại... do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên".
Bạch Thế Tôn, lời nói này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải thích rộng rãi, con đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.
– Lành thay, lành thay, này Sariputta ! Lành thay, này Sariputta ! Lời nói này được Ta nói lên vắn tắt, không giải thích rộng rãi, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như vậy.
Y, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Ta đã nói lên như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên ? Y nào, này Sariputta, khi hành trì thời các bất thiện pháp tăng trưởng... Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Đồ ăn khất thực, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì". Ta đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên ?... Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Sàng tọa, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì, không nên hành trì"... (như trên)... Sàng tọa như vậy không nên hành trì. Sàng tọa như vậy nên hành trì.... (như trên)... Làng như vậy không nên hành trì ... (như trên) ... Làng như vậy nên hành trì... (như trên).. Thị trấn như vậy không nên hành trì... (như trên)... Thị trấn như vậy nên hành trì.... (như trên).... Đô thị như vậy không nên hành trì... (như trên)... Đô thị như vậy nên hành trì... (như trên)... Quốc độ như vậy không nên hành trì ... (như trên) ... Quốc độ như vậy nên hành trì ... (như trên) ... Người, này Sariputta, Ta nói có hai loại : "Nên hành trì và không nên hành trì". Ta đã nói như vậy. Và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên ? Người, này Sariputta... Do duyên như vậy, lời nói ấy được nói lên.
Này Sariputta, lời nói này được Ta nói vắn tắt, ý nghĩa (lời nói ấy) cần được hiểu một cách rộng rãi như vậy.
Này Sariputta, nếu tất cả những vị Sát đế lỵ, đối với lời nói này được Ta nói vắn tắt, có thể hiểu ý nghĩa lời nói ấy một cách rộng rãi như vậy, tất cả những vị ấy sẽ được hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài. Này Sariputta, nếu tất cả những vị Bà-la-môn .. nếu tất cả những vị Vessa... Này Sariputta, nếu tất cả những vị Thủ đà (Sudda), đối với lời nói này được Ta nói vắn tắt, có thể hiểu ý nghĩa lời nói ấy một cách rộng rãi như vậy, tất cả những vị ấy sẽ được hưởng hạnh phúc an lạc lâu dài.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sariputta hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
Nguồn: www.quangduc.com