Bồ tát Ma ha tát này khi hành
Bát nhã Ba la mật đa thaảm sâu, lấy vô tánh làm tự tánh năng viên mãn bố
thí, tịnh giới, an nhẫn, tịnh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Cũng
năng viên mãn nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại
không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế
không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng
tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự
tánh không, vô tánh tự tánh không. Cũng năng viên mãn chơn như, pháp giới,
pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh
tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Cũng
năng viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm
lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Cũng năng viên mãn khổ tập diệt
đạo tthánh đế. Cũng năng viên mãn bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc
định. Cũng năng viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ tịnh,
mười biến xứ. Cũng năng viên mãn tất cả tam ma địa môn, đà la ni môn. Cũng
năng viên mãn không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng năng viên
mãn năm nhãn, sáu thẩn thông. Cũng năng viên mãn Phật mười lực, bốn vô sở
úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng năng viên mãn đại
từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Cũng năng viên mãn pháp vô vong thất, tánh
hằng trụ xả. Cũng năng viên mãn nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhật thiết
tướng trí. Cũng năng viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Bồ tát Ma ha tát này trụ pháp
dị thục đạo Bồ đề, cũng năng viên mãn bó thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh
tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Cũng năng viên mãn nội không, ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không. Cũng năng viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng
tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ,
thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Cũng năng viên mãn bốn niệm trụ,
bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo. Cũng
năng viên mãn khổ tập diệt đạo thánh đế. Cũng năng viên mãn bốn tĩnh lự,
bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Cũng năng viên mãn tám giải thoát, tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Cũng năng viên mãn tất cả tam am
địa môn, đa la ni môn. Cũng năng viên mãn không, vô tướng, vô nguyện giải
thoát môn. Cũng năng viên mãn năm
nhãn, sáu thần thông thảy vô lượng công đức. Bồ tát Ma ha tát này viên mãn
đạo Bồ đề như thế rồi, lìa các ám chướng trụ trong Phật đạo, do sức dị
thục sanh thắng thần thông phương tiện nhiêu ích các loại hữu tình. Kẻ nên
đem bố thí mà nhiếp thọ đó. Kẻ nên đem tịnh giới mà nhiếp thọ tức đem tịnh
giới mà nhiếp thọ đó. Kẻ nên đem an nhẫn mà nhiếp thọ tức đem an nhẫn mà
nhiếp thọ đó. Kẻ nên đem an nhẫn mà nhiếp thọ tức đem tinh tiến mà nhiếp
thọ. Kẻ nên đem tĩnh lự mà nhiếp thọ tức đem tĩnh lự mà nhiếp thọ đó. Kẻ
nên đem bát nhã mà nhiếp thọ tức đem bát nhãmà nhiếp thọ đó. Kẻ nên đem
giải thoát mà nhiếp thọ tức đem giải thoát mà nhiếp thọ đó. Kẻ nên đem
giải thoát tri kiến mà nhiếp thọ tức đem giải thoát tri kiến mà nhiếp thọ
đó. Kẻ nên khiến an trụ quả Dự lưu phương tiện khiến trụ quả Dự lưu. Kẻ
nên khiến an trụ quả Nhất lai phương tiện khiến trụ quả Nhất lai. Kẻ nên
khiến an trụ quả Bất hoàn phương tiện khiến trụ quảBất hoàn. Kẻ nên khiến
an trụ quả A la hán phương tiện khiến trụ quả A la hán. Kẻ nên khiến an
trụ Độc giác Bồ đề phương tiện khiến trụ quả Độc giác Bồ đề. Kẻ nên khiến
an trụ Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề liền khiến trụ Vô thượng Chánh Đẳng Bồ
đề. Bồ tát Ma ha tát này năng làm
các thứ thần thông biến hiện, muốn trụ các thế giới như cát sông Căng già,
tùy ý năng trụ. Muốn hiện nhiếu thứ trân bảo trong các thế giới đang trụ,
tùy ý năng hiện. Muốn khiến các hữu tình trong các thế giới đang trụ thọ
dụng các thứ diệu trân bảo ấy, tùy ý kia sở lạc đều khiến đầy đủ, Bồ tát
Ma ha tát này từ một thế giới đến một thế giới, lợi ích an vui vô lượng
hữu tình. Thấy tướng nghiêm tịnh các thế giới kia, năng tự nhiếp thọ tùy ý
sở lạc, nghiêm tịnh cõi Phật . Ví như các trời Tha hóa tự tại có bao nhiêu
đồ cần dùng, nhiều thứ diệu dụng tùy tâm mà hiện. Như vậy, Bồ tát Ma ha
tát tùy ý mà nhiếp thọ các thứ nghiêm tịnh vô lượng cõi Phật. Bồ tát Ma ha tát này do dị thục
sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tịnh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa
và dị thục sanh các diệu thần thông, cùng dị thục sanh đạo Bồ tát nên hành
đạo tướng trí được thành thục, nên lại năng chứng được Nhất thiết tướng
trí Do được trí đây, đối tất cả
pháp không sở nhiếp thọ. Nghĩa là chẳng nhiếp thọ sắc, chẳng nhiếp thọ thọ
tưởng hành thức. Chẳng nhiếp thọ nhãn xứ, chẳng nhiếp thọ nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ. Chẳng nhiếp thọ sắc xứ, chẳng nhiếp thọ thanh hương vị xúc pháp
xứ. Chẳng nhiếp thọ nhãn giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.
Chẳng nhiếp thọ sắc giới, chẳng nhiếp thọ thanh hương vị xúc pháp giới.
Chẳng nhiếp thọ nhãn thức giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ tỷ thiệt thân ý thức
giới. Chẳng nhiếp thọ nhãn xúc, chẳng nhiếp thọ nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc.
Chẳng nhiếp thọ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng nhiếp thọ nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Chẳng nhiếp thọ tất cả pháp
thiện pháp phi thiện, pháp thế gian pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu pháp
vô lậu, pháp hữu vi pháp vô vi, pháp hữu tội pháp vô tội. Cũng chẳng nhiếp
thọ sở chứngVô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng chẳng nhiếp tho tất cả vật sở
thọ dụng nơi cõi Phật , hữu tình trong ấy cũng không nhiếp thọ. Vì cớ sao?
Vì Bồ tát Ma ha tát này trước chẳng nhiếp thọ tất cả pháp, nên đối tất cả
pháp vô sở đắc vậy. Vì các hữu tình tuyên nói tất cả pháp tánh vô nhiếp
thọ không trái ngược vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát hành
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, do tâm lực vô lậu lìa các tướng, năng đối
trong tất cả pháp không tướng, không giác, không đắc, không bóng, không
tác, viên mãn Bát nhã Ba la mật đa , cũng năng viên mãn các công đức khác
nữa. Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa
Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Làm sao đối trong tất cả pháp vô tạp vô tướng tự
tướng không, năng viên mãn tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh
lự, bát nhã Ba la mật đa? Làm sao đối trong tất cả vô lậu không sai khác,
thi thiết các pháp sai khác như thế và có thể biết rõ? Làm sao đối trong
Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh
tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa? Nhiếp thọ tất cả nội không, ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không,
vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất
thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh
tự tánh không. Nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư
vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị
tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không
giới, bất tư nghì giới. Nhiếp thọ tất cả khổ tập diệt đạo thánh đế. Nhiếp
thọ tất cả bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Nhiếp thọ tất cả
tán giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Nhiếp thọ
tất cả tam ma địa môn, đà la ni môn. Nhiếp thọ tất cả Phật mười lực, bốn
vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp
Phật bất cộng. Nhiếp thọ tất cả pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Nhiếp
thọ tất cả nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nhiếp thọ
tất cả pháp thế xuất thế. Làm sao đối trong tất cả pháp dị tướng thi thiết
nhất tướng, chỗ gọi vô tướng và đối trong pháp nhất tướng vô tướng thi
thiết tất cả pháp tướng sai khác? Phật nói: Thiện Hiện! Khi Bồ
tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, an trụ trong năm thủ uẩn
như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự,
như thành quách tầm hương, như việc biến hóa, tu hành bố thí, tịnh giới,
an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Như thật biết rõ năm
thủ uẩn như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như
huyễn sự, như thành quách tầm hương, như việc biến hóa đều vô tướng. Sở dĩ
vì sao? Vì các mộng, vang, tượng, bóng sáng, ánh nắng, huyễn sự, thành tầm
hương, việc biến hóa đều vô tự tánh. Nếu pháp vô tự tánh, thời pháp này vô
tướng. Nếu pháp vô tướng, pháp này nhất tướng chỗ gọi vô tướng. Thiện Hiện! Do nhân duyên đây,
phải biết tất cả bố thí vô tướng, kẻ thí vô tướng, kẻ thọ vô tướng, vật
thí vô tướng. Nếu biết như thế mà hành bố thí, thời năng viên mãn tu hành
bố thí Ba la mật đa. Nếu năng viên mãn tu hành bố thí Ba la mật đa thời
chẳng xa lìa tịnh giới, an nhẫn, tịnh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
An trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tĩnh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật
đa như thế, thời năng viên mãn bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định.
Cũng năng viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn,
năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Cũng thoát môn. Cũng năng
viên mãn nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không
thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không,
tán không, vô biến dị không, bốn tánh không, tự tướng không, cộng tướng
không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh
không, vô tánh tự tánh không. Cũng năng viên mãn chơn như, pháp giới, pháp
tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh,
pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Cũng năng
viên mãn khổ tập diệt đạo thánh đế. Cũng năng viên mãn tám giải thoát, tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Cũng năng viên mãn năm trăm tam
ma địa môn, năm trăm đà la ni môn. Cũng năng viên mãn Phật mười lực, bốn
vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp
Phật bất cộng. Cũng năng viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.
Cũng năng viên mãn nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Bồ tát Ma ha tát này an trụ
trong các pháp dị thục sanh thánh vô lậu như thế, dùng sức thần thông trụ
đến mười phương thế giới chư Phật Căng già sa thảy. Lại đem các thứ thượng
diệu áo mặc, uống ăn, đồ nằm, thuốc thang, hương hoặc dạy hữu tình, bảo
tràng, phan lọng, đèn sáng, kỹ nhạc và những vật cần dùng khác cúng dường
cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, làm việc lợi ích an vui
hữu tình. Với kẻ nên đem bố thí mà nhiếp ích tức đem bố thí mà nhiếp ích
đó. Với kẻ nên đem tịnh giới mà nhiếp ích tức đem tịnh giới mà nhiếp ích
đó. Với kẻ nên đem an nhẫn mà nhiếp ích tức đem an nhẫn mà nhiếp ích đó.
Với kẻ nên đem tinh tiến mà nhiếp ích tức đem tinh tiến mà nhiếp ích đó.
Với kẻ nên đem tĩnh lự mà nhiếp ích tức đem tĩnh lự mà nhiếp ích đó. Với
kẻ nên đem bát nhã mà nhiếp ích tức đem bát nhã mà nhiếp ích đó. Với kẻ
nên đem các thứ thiện pháp mà nhiếp ích tức đem các thứ thiện pháp mà
nhiếp ích đó. Với kẻ nên đem các thứ thiện pháp thù thắng mà nhiếp ích tức
đem các thứ thiện pháp thù thắng mà nhiếp ích đó. Bồ tát Ma ha tát này
trọn nên vô lượng thiện pháp như thế. Tuy thọ sanh tử chẳng bị tội lỗi
sanh tử làm nhiễm. Vì muốn lợi vui các loại hữu tình nên nhiếp thọ giàu
sang người trời. Do oai lực giàu sang tự tại đây năng làm các việc lợi vui
cho hữu tình, đem bốn nhiếp sự mà nhiếp thọ đó. Bồ tát Ma ha tát này biết tất
cả pháp đều vô tướng, nên tuy biết quả Dự lưu mà chẳng trụ quả Dự lưu, tuy
biết quả Nhất laimà chẳng trụ quả Nhất lai, tuy biết quả Bất hoàn mà chẳng
trụ quảBất hoàn, tuy biết quả A la hán mà chẳng trụ quả A la hán., tuy
biết Đôc giác Bồ đề mà chẳng trụ Đôc giác Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma
ha tát này như thật biết rõ tất cả pháp rồi, vì muốn chứng được Nhất thiết
tướng trí, chẳng cộng tất cả Thanh văn, Độc giác. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ
tát Ma ha tát biết tất cả pháp đều vô tướng, nên như thật biết rõ bố thí,
tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng đều vô
tướng. Do nhân duyên này khắp năng viên mãn tất cả Phật pháp. Lại nữa, Thiện Hiện! Khi Bồ tát
Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, an trụ trong năm thủ uẩn như
mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như
thành quách tầm hương, như việc biến hóa viên mãn tịnh giới Ba la mật đa.
Bồ tát Ma ha tát này như thật biết rõ năm thủ uẩn này như mộng, như vang,
như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành quách tầm
hương, như việc biến hóa rồi, mới năng viên mãn vô tướng tịnh giới Ba la
mật đa. Tịnh giới như thế không khuyết không hở, không vết không uế, không
bị bắt lấy, đáng thọ cúng dường được kẻ trí khen, khéo léo thọ trì, khéo
léo rốt ráo. Là thánh vô lậu, là nhiếp thuộc Thánh đạo xuất thế gian. An
trụ giới đây năng khéo thọ trì, thọ thi thiết giới, lẽ vậy đắc giới, luật
nghi giới, hữu biểu giới, vô biểu giới, hiện hành giới, bất hiện hành
giới, vô biểu giới, hiện hành giới, bất hiện hành giới, oai nghi giới, phi
oai nghi giới. Bồ tát Ma ha tát này tuy đủ
trọn nên các giới như thế mà không lấy đắm. Chẳng khởi nghĩ này: Ta do
giới đây sẽ sanh đại tộc Sát đế lợi giàu sang tự tại, hoặc sanh đại tộc Bà
la môn giàu sang tự tại, hoặc sanh đại tộc Trưởng gia giàu sang tự tại,
hoặc sanh đại tộc Cư sĩ giàu sang tự tại. Chẳng khởi nghĩ này: Ta do giới
đây sẽ làm tiểu vương, hoặc làm đại vương, hoặc làm luân vương giàu sang
tự tại. Chẳng khởi nghĩa này: Ta do giới đây sẽ sanh trời Bốn đại vương
chúng, hoặc sanh trời Ba mươi ba, hoặc sanh trời Dạ ma, trời Đổ sử đa,
trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại giàu sang tự tại. Chẳng khởi nghĩ
này: Ta do giới đây sẽ sanh trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội,
trời Đại Phạm tại giàu sang tự tại. Chẳng khởi nghĩa này : Ta do giới đây
sẽ sanh trời Quang, hoặc sanh trờiThiểu quang, hoặc sanh trời Vô lượng
quang, hoặc sanh trời Cực quang tịnh giàu sang tự tại. Chẳng khởi nghĩa
này : Ta do giới đây sẽ sanh trờiTịnh, hoặc sanh trời Thiểu tịnh, hoặc
sanh trời Vô lượng tịnh, hoặc sanh trời Biến tịnh giàu sang tự tại. Chẳng
khởi nghĩa này : Ta do giới đây sẽ sanh trời Quảng, hoặc sanh trời Thiểu
Quảng, hoặc sanh trời Vô lượng quảng, hoặc sanh trời Quảng quả giàu sang
tự tại. Chẳng khởi nghĩa này : Ta do giới đây sẽ sanh trời Vô phiền, hoặc
sanh trời Vô nhiệt, hoặc sanh trời Thiện hiện, hoặc sanh trời Thiện kiến,
hoặc sanh trời Sắc cứu cánh giàu sang tự tại. Chẳng khởi nghĩa này : Ta do
giới đây sẽ sanh Không vô biến xứ, hoặc sanh Thức vô biến xứ, hoặc sanh Vô
sở hữu xứ, hoặc sanh Phi phi tưởng xứ giàu sang tự tại. Chẳng khởi nghĩa
này : Ta do giới đây sẽ được quả Dự lưu, hoặc được quả Nhất lai, hoặc được
quả Bất hoàn, hoạc được quả A la hán, hoặc được Độc giác Bồ đề; hoặc vào
Bồ tát Chánh tánh ly sanh, hoặc được Bồ tát Vô sanh pháp nhẫn, hoặc được
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì các pháp này đều vô tướng,
đều đồng nhất tướng chỗ gọi vô tướng, pháp vô tướng bất đắc vô tướng, pháp
hữu tướng bất đắc hữu tướng, pháp vô tướng bất đắc hữu tướng, pháp hữu
tướng bất đắc vô tướng. Do nhân duyên này đều bất khả đắc. Như vậy, Thiện
Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chứng vào Bồ tát
Chánh tánh ly sanh. Đã vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh lại được Bồ tát Vô
sanh pháp nhẫn. Đã được Bồ tát Vô sanh pháp nhẫn, tu hành đạo tướng trí
tới nhất thiết tướng trí, được năm thần thông dị thục. Lại được năm trăm
tam ma địa môn, cũng được năm trăm đà la ni môn. An trụ trong đây lại năng
chứng được bốn vô ngại giải. Từ một cõi Phật đến một cõi Phật, cũng dương
kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm
tịnh cõi Phật . Bồ tát Ma ha tát này vì giáo
hóa hữu tình, tuy hiện lưu chuyển sanh tử các thú mà chẳng bị các chướng
nghiệp báo phiền não kia làm nhiễm. Ví như hóa nhân tùy hiện các việc đi
đứng nằm ngồi, mà không có các nghiệp chơn thật qua lại. Tuy hiện các thú
nhiêu ích hữu tình mà đối hữu tình và thi thiết kia đều vô sở đắc. Như các
Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác tên Tô Phiến Đa, chứng được Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề. Khi ấy, Như Lai kia hóa làm một vị hóa Phật khiến lâu
trụ đời, tự xả thọ mạng vào cõi Vô dư y bát Niết bàn. Thân vị hóa Phật kia
trụ một kiếp rồi trao ký cho một Bồ tát Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rồi mới
vào Niết bàn. Thân hóa Phật kia tuy làm bao nhiêu việc lợi ích cho hữu
tình mà vô sở đắc. Nghĩa là chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ tưởng hành thức.
Chẳng đắc nhãn xứ, chẳng đắc thanh hương vị xúc pháp xứ. Chẳng đắc nhãn
xứ, chẳng đắc thanh hương vị xúc pháp xứ. Chẳng đắc sắc giới, chẳng đắc
thanh hương vị xúc pháp giới. Chẳng đắc nhãn thức giới, chẳng đắc nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới.Chẳng đắc nhãn xúc, chẳng đắc nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc. Chẳng đắc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng đắc nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Chẳng đắc tất cả pháp hữu lậu vô lậu
và pháp hữu tình. Bồ tát Ma ha tát này cũng lại như thế, tuy có sở tác mà
vô sở đắc. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật
đa viên mạn tịnh giới Ba la mật đa. Do tịnh giới Ba la mật đa đây được
viên mãn rồi mới năng nhiếp thọ tất cả Phật pháp. Lại nữa, Thiện Hiện! Khi Bồ tát
Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, an trụ trong năm thủ uẩn như
mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như
thành quách tầm hương, như việc biến hóa viên mãn an nhãn Ba la mật đa. Bồ
tát Ma ha tát như thật biết rõ năm thủ uẩn đây như mộng, như vang, như
tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành quách tầm
hương, như việc biến hóa rồi viên mãn an nhãn Ba la mật đa. Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha
tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, như thật biết rõ năm thủ uẩn đây như
mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như
thành quách tầm hương, như việc biến hóa rồi mới năng viên mãn an vô tướng
an nhẫn Ba la mật đa? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này như thật biết rõ
năm thủ uẩn đây không có tướng vậy, nên tu hai món nhẫn mới năng viên mãn
vô tướng an nhẫn Ba la mật đa. Những gì là hai? Một là an thọ nhẫn, hai là
quán sát nhẫn. An thọ nhẫn nghĩa là các Bồ tát
Ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi tòa Bồ đề. Ở thời gian giữa, giả sử
các loại hữu tình đua đến mắng hủy bằng lời thô ác, chửi mắng lăng nhục;
lại đem gạch đá dao gậy gia hại. Bồ tát Ma ha tát này vì viên mãn an nhẫn
Ba la mật đa, cho đến chẳng sanh một niệm giận dữ, cũng lại chẳng khởi tâm
gia báo. Chỉ khởi nghĩ này: Các hữu tình kia rất đáng thương xót, dấy động
tâm phiền não nó tăng thượng lên chẳng được tự tại, đối ta phát khởi ác
nghiệp như thế, ta nay chẳng nên giận dữ với họ. Lại khởi nghĩ rằng: Do ta
nhiếp thọ các uẩn oan gia, khiến các hữu tình đối ta phát khởi ác như thế,
chỉ nên tự trách chẳng nên giận dữ. Khi Bồ tát quan sát kỹ như thế, đối
với hữu tình kiasanh tâm từ mẫn. Những loại như vậy tên là an thọ nhẫn. Quan sát nhẫn nghĩa là các Bồ
tát Ma ha tát khởi lên suy nghĩ rằng: Các hành như huyễn, hư dối chẳng
thật, chẳng được tự tại, cũng như hư không, không có ngã, hữu tình, mạng
giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác
giả, thọ giả, tri giả, kiến giả đều chẳng khá được. Chỉ là hư dối phân
biệt khởi ra: Ai mắng hủy ta, ai chửi mắng ta, ai lăng nhục ta, ai đem các
thứ gạch đá dao gậy gia hại nơi ta, ai lại chịu hủy nhục gia hại kia?
Chúng đều là tự tâm hư dối phân biệt. Ta nay chẳng nên mang khởi chấp
trước các pháp như thế, bởi vì tự tánh không, thắng nghĩa không, nên đều
vô sở hữu. Khi Bồ tát quan sát kỹ như thế, như thật biết rõ các hành vắng
lặng, đối các pháp chẳng sanh tưởng gì khác. Những loại như vậy tên quan
sát nhẫn. Bồ tát Ma ha tát này vì tu tập hai món nhẫn như vậy, nên mới
năng viên mãn vô tướng an nhẫn Ba la mật đa. Do năng viên mãn vô tướng an
nhẫn Ba la mật đa tức liền được Vô sanh pháp nhẫn . Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa
với Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao tên là Vô sanh pháp nhẫn? Ở đây dứt ác
nào? Nó lại là trí gì? Phật nói: Thiện Hiện! Do thế
lực đây cho đến chút phần pháp ác bất thiện cũng chẳng sanh được. Vậy nên,
gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Ở đây khiến tất cả phiền não, ngả và ngã sở, mạn
thảy tất cả rốt ráo vắng lặng. Như thật nhẫn thọ các pháp như mộng, như
vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành
quách tầm hương, như việc biến hóa. Nhẫn này tên trí, vì được trí nên gọi
là Vô sanh pháp nhẫn. Cụ thọ Thiện Hiện thưa với Phật
rằng: Bạch Thế Tôn! Vô sanh pháp nhẫn Thanh văn Độc giác cùng Vô sanh pháp
nhẫn Bồ tát Ma ha tát có sai khác gì không? Phật nói: Thiện Hiện! Các kẻ Dự
lưu hoặc trí hoặc đoạn cũng tên là Bồ tát Ma ha tát nhẫn, các kẻ Nhất lai
cũng tên là Bồ tát Ma ha tát nhẫn, các kẻ Nhất lai cũng tên là Bồ tát Ma
ha tát nhẫn, các kẻ Bất hoan cũng tên là Bồ tát Ma ha tát , các A la hán
hoặc trí hoặc đoạn cũng tên là Bồ tát Ma ha tát nhẫn. Lại có nhẫn của Bồ
tát Ma ha tát nghĩa là nhẫn tất cả các pháp rốt ráo chẳng sanh, đây là sai
khác. Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát trọn nên nhẫn thù thắng như thế,
nên vượt hơn tất cả Thanh văn Độc giác. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát
này an trụ trong dị thục vô sanh nhẫn thù thắng như thế hành đạo Bồ tát,
năng viên mãn đạo tướng trí. Do năng viên mãn đạo tướng trí nên thườnng
chảng xa lìa bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn , năm
lực, bẳy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Cũng chẳng xa lìa không, vô
tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng chẳng xa lìa dị thục thần thông. Bồ
tát Ma ha tát này do chẳng xa lìa dị thục thần thông từ một cõi Phật đến
một cõi Phật, cúng dường cung kính chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình,
nghiêm tịnh cõi Phật. Bồ tát Ma ha tát này do thành thục hữu tình, nghiêm
tịnh cõi Phật. Bồ tát Ma ha tát này do thành thục hữu tình, nghiêm tịnh
cõi Phật được viên mãn, nên nhờ một sát na ngắn tương ưng diệu huệ chứng
được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu
hành Bát nhã Ba la mật đa, mau năng viên mãn vô tướng an nhẫn Ba la mật
đa. Vì vô tướng an nhẫn Ba la mật đa được viên mãn, nên mới năng chứng
được Nhất thiết trí trí; tất cả Phật pháp không pháp nào chẳng viên mãn. Lại nữa, Thiện Hiện! Khi Bồ tát
Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, an trụ trong năm thủ uẩn như
mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như
thành quách tầm hương, như việc biến hóa. Như thật biết rõ năm thủ uẩn này
như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự,
như thành quách tầm hương, như việc biến hóa không có thật tướng rồi, phát
khởi dũng mãnh thân tâm tinh tiến. Bồ tát Ma ha tát này vì phát
khởi dũng mãnh thân tinh tiến nên dẫn phát thần thông mau lẹ thù thắng. Do
thần thông đây, qua mười phương thế giới cúng dường cung kính, tôn trọng
ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Ở chỗ chư Phật trồng nhiều cội đức lợi ích an
vui vô lượng hữu tình, cũng năng nghiêm tịnh các kiểu cõi Phật. Bồ tát Ma
ha tát này do thân tinh tiến thành thục hữu tình, tùy sở nghi kia phương
tiện an lập nơi pháp tam thừa đều được rốt ráo. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ
tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa do thân tinh tiến năng mau viên
mãn vô tướng tinh tiến Ba la mật đa. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát
này vì phát khởi dũng mãnh tâm tinh nên dẫn phát các nhánh thánh vô lậu,
được nhiếp tinh tiến viên mãn tinh tiến Ba la mật đa, với trong ấy đủ năng
nhiếp các thiện pháp. Nghĩa là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc,
năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Không, vô tướng,
vô nguyện giải thoát môn. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc dịnh. Tám
giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Khổ tập diệt đạo
thánh đế. Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhãBa la mật
đa. Năm nhãn, sáu thần thông. Tam ma địa môn, đà la ni môn. Cực hỷ địa, Ly
cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa.
Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Nội không, ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không. Chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh,
bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới,
bất tư nghì giới. Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ,
đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp vô vong thất,
tánh hằng trụ xả. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Bồ
tát Ma ha tát này an trụ trong đây, năng viên mãn. Nhất thiết tướng trí.
Do Nhất thiết tướng trí được viên mãn nên năng dứt hẳn tất cả tập khí nối
nhau. Do dứt hẳn tất cả tập khí nối nhau nên các tướng tùy hảo trọn nên
viên mãn. Do các tướng tùy hảo trọn nên viên mãn. Do các tướng tùy hảo
trọn nên viên mãn nên nang dứt hẳn tất cả tập khí nối nhau. Do dứt hẳn tất
cả tập khí nối nhau nên các tướng tùy hảo trọn nên viên mãn. Do các tướng
tùy hảo trọn nên viên mãn chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, phóng đại
quang minh soi kháp Tam thiên đại thiên thế giới, khiến các thế giới sáu
thứ biến động, quay xe chánh pháp, đủ ba mươi hai tướng. Do đây các loại
hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới nhờ quang soi chạm, thấy biến động
đây nghe tướng chánh pháp đều dối Tam thừa được Bất thối chuyển. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma
ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, viên mãn tinh tiến Ba la mật
đa. Bồ tát Ma ha tát này an trụ tinh tiến Ba la mật đa, năng đầy đủ công
đức nhiều ích hết thảy, chóng năng viên mãn tất cả Phật pháp chứng được Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lại nữa, Thiện Hiện! Khi Bồ tát
Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, an trụ trong năm thủ uẩn như
mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như
thành quách tầm hương, như việc biến hóa. Như thật biết rõ năm thủ uẩn này
như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự,
như thành quách tầm hương, như việc biến hóa viên mãn tĩnh lự Ba la mật
đa. Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha
tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng,
như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành
quách tầm hương, như việc biến hóa. Như thật biết rõ năm thủ uẩn này như
mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như
thành quách tầm hương, như việc biến hóa viên mãn tĩnh lự Ba la mật đa? Thiện Hiện! Như Bồ tát Ma ha
tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, như thật biết rõ năm thủ uẩn như mộng,
như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành
quách tầm hương, như việc biến hóa. Như thật biết rõ năm thủ uẩn này như
mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như
thành quách tầm hương, như việc biến hóa không có thật tướng rồi, vào sơ
tĩnh lự trụ đầy đủ. Vào từ vô lượng trụ đầy đủ, vào bi hỷ xả vô lượng trụ
đầy đủ. Vào định không vô biến xứ trụ đầy đủ; vào định thức vô biến xứ, vô
sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ trụ đầy đủ. Tu Không tam ma địa. Tu Như
điển tam ma địa, tu Thánh chánh tam ma địa, Kim cương dụ tam am địa. Trụ
trong kim cương dụ tam ma địa, trừ Như Lai tam ma địa chứng Thanh văn,
hoặc tam ma địa chứng Độc giác, hoặc vô lượng tam ma địa khác, tất cả như
thế đều năng thân chứng đầy đủ mà trụ. Nhưng đối tĩnh lự, vô lượng, vô sắc
thảy các tam ma địa như thế chẳng sanh đắm mùi, cũng chẳng say đắm quả sơ
đắc kia. Vì cớ sao? Bồ tát Ma ha tát này như thật biết rõ tĩnh lự, vô
lượng, vô sắc định thảy các tam ma địa và tất cả pháp đều không có thật
tướng, đều lấy vô tánh mà làm tự tánh. Chẳng nên đem pháp vô tướng đắm mùi
pháp vô tướng, cũng chẳng nên đem pháp vô tánh làm tự tánh đắm mùi pháp vô
tánh làm tự tánh. Do chẳng say đắm mùi tam ma địa, nên Bồ tát Ma ha tát
này trọn chẳng thuận theo thế lực tĩnh lự, vô lượng, vô sắc định thảy các
tam ma địa mà sanh cõi Sắc, Vô sắc. Vì cớ sao? Bồ tát Ma ha tát này đối
tất cả cõi đều vô sở đắc. Với kẻ vào định và chỗ vào định, do đây vào định
cũng vô sở đắc. Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp vô sở đắc, nên mau
viên mãn vô tướng tĩnh lự Ba la mật đa. Bởi đây tĩnh lự Ba la mật đa vượt
các Thanh văn và bậc Độc giác. Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa
Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này vì sao viên mãn vô tướng
tĩnh lự Ba la mật đa vượt các Thanh văn và bậc Độc giác? Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma
ha tát này vì khéo học nội không, ngoại không, nội ngoại không, không
không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh
không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng
không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh
không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Bồ tát Ma ha tát này với
trong các không đây bất đắc tất cả pháp. An trụ trong này bất đắc quả Dự
Lưu: bất đắc quả Nhất Lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề; bất đắc tất
cả hạnh Bồ tát Ma ha tát ; bất đắc chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì
cớ sao? Vì tánh các không này cũng đều không luôn. Bồ tát Ma ha tát này do
trụ không đây vượt các Thanh văn và bậc Độc giác, chứng vào Bồ tát Chánh
tánh ly sanh. Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật
rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát lấy gì làm sanh, lấy gì làm ly sanh?
Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát lấy tất cả hữu sở đắc làm sanh, lấy
tất cả vô sở đắc làm ly sanh. Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật
rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát lấy gì làm hữ sở đắc, lấy gì làmvô sở
đắc? Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma
ha tát lấy tất cả pháp làm hữu sở đắc. Nghĩa là Bồ tát Ma ha tát lấy sắc
làm hữu sở đắc, lấy thọ tưởng hành thức làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát
lấy nhãn xứ làm hữu sở đắc, lấy nhĩ ty thiệt thân ý xứ làm hữu sở đắc. Bồ
tát Ma ha tát lấy sắc xứ làm hữu sở đắc, lấy thanh hương vị xúc pháp xứ
làm hữu sở đắc, Bồ tát Ma ha tát lấy nhãn giới làm hữu sở đắc, lấy nhĩ ty
thiệt thân ý giới làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy sắc giới làm hữu sở
đắc, lấy thanh hương vị xúc pháp giới làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy
nhãn thức giới làm hữu sở đắc, lấy nhĩ ty thiệt thân y thứcới làm hữu sở
đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy nhãn xúc làm hữu sở đắc, lấy nhĩ ty thiệt thân y
xúc làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các
thọ làm hữu sở đắc, lấy nhĩ ty thiệt thân y xúc làm duyên sanh ra các thọ
làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy địa giới
làm hữu sở đắc, lấy thủy hỏa phong không thức giới làm hữu sở đắc, lấy
thủy hỏa phong không thức giới làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy nhân
duyên làm hữu sở đắc; lấy đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên , tăng thượng
duyên làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy vô minh làm hữu sở đắc; lấy
hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu
thán khổ ưu não làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy bố thí Ba la mật đa
làm hữu sở đắc; lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la
mật đa làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy nội không làm hữu sở đắc; lấy
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất
thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh
tự tánh không làm hữu sơ đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy bốn niệm trụ làm hữu sở
đắc; lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác
chi, tám thánh đạo chi làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy không giải
thoát môn làm hữu sở đắc; lấy vô tướng, vô nguyện giải thoát môn làm hữu
sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy khổ thánh đế làm hữu sở đắc, lấy tập diệt đạo
thánh đế làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy bốn tĩnh lự làm hữu sở đắc;
lấy bốn vô lượng, bốn vô sắc định làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy tám
giải thoát làm hữu sở đắc; lấy tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến
xứ làm hữu sỡ đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy tất cả tam ma địa môn làm hữu sở
đắc, lấy tất cả đà la ni môn làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy Cực hỷ
địa môn làm hữ sở đắc; lấy Ly cấu địa, Phát quang địa, Viễn hành địa, Cực
nan thắng địa, Hiền tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa,
Pháp vân địa làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy năm nhãn làm hữu sở đắc,
lấy sáu thần thông làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy Phật mười lực làm
hữu sở đắc, lấy bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ,
đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy
pháp vô vong thất làm hữu sở đắc, lấy tánh hằng trụ xả làm hữu sở đắc. Bồ
tát Ma ha tát lấy nhất thiết tướng trí làm hữu sở đắc; lấy đạo tướng trí,
nhất thiết tướng trí làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy quả Dự lưu làm
hữu sở đắc; lấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề làm hữu
sở đắc. Bồ tát Ma ha tát lấy tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát làm hữu sở đắc.
Lấy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề làm hữu sở đắc. Bồ tát Ma ha tát
lấy như thế thảy hữu sở đắc làm sanh. Thiện Hiện! Vô sở đắc ấy là Bồ
tát Ma ha tát đối tất cả pháp như thế không hành, không đắc, không nói,
không chỉ, nghĩa là Bồ tát Ma ha tát đối sắc không hành, không nói, không
đắc, không chỉ; đối thọ tưởng hành thức không hành, không đắc, không nói,
không chỉ. Vì cớ sao? Vì tự tánh sắc cho đến tự tánh thức đều chẳng khá
hành đắc nói chỉ vậy. Bồ tát Ma ha tát đối nhãn xứ
không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ
không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn
sắc cho đến tự tánh ý xứ đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy. Bồ tát Ma ha tát đối sắc xứ
không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối thanh hương vị xúc pháp
xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Vì tự tánh sắc
cho đến tự tánh thức pháp xứ đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy. Bồ tát Ma ha tát đối nhãn giới
không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối nhĩ tỷ thiệt thân ý giới
không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì cớ sao? Tự tánh nhãn giới
cho đến tự tánh ý giới đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy. Bồ tát Ma ha tát đối sắc giới
không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối thanh hương vị xúc pháp
giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Vì tự tánh
sắc cho đến tự tánh pháp giới đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy. Bồ tát Ma ha tát đối nhãn giới
không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức
giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì cớ sao? Vì tự tánh
nhãn giới cho đến tự tánh ý thức giới đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy. Bồ tát Ma ha tát đối nhãn xúc
không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc
không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn
xúc cho đến tự tánh ý xúc đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy. Bồ tát Ma ha tát đối nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối
nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không hành, không đắc,
không nói, không chỉ, Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các
thọ cho đến tự tánh ý xúc làm duyên sinh ra các thọ đều chẳng khá hành đắc
nói chỉ vậy.