Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát tu hành
Bát nhã Ba la mật đa năng dẫn phát sáu thần thông Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát thần cảnh trí
chứng thông năng khởi các thứ việc đại thần biến. Chỗ gọi rung động mười
phương cõi đều như Căng già sa đại địa các vật. Biến một làm nhiều, biến
nhiều làm một, hoặc hiển hoặc ẩn mau chóng không ngại. Ven núi tường vách
thẳng qua như không. Qua lại trên không in như chim bay. Ra vào trong đất
như ra vào nước. Bước đi trên nước như đi trên đất. Thân xịt khói lửa như
cao nguyên cháy. Thân thểd chảy các dòng như núi tuyết tiêu. Nhật nguyệt
thân đức oai thế khó đương. Ðưa tay nắm bắt ánh sáng ẩn che, cho đến tịnh
cư chuyển thân tự tại. Thần biến như thế số ấy vô biên.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát đây tuy dụng đủ thần
cảnh trí như thế mà với trong ấy chẳng tự cao cử, chẳng chấp tánh thần
cảnh trí chứng thông, chẳng chấp việc thần cảnh trí chứng thông, chẳng
chấp kẻ năng được thần cảnh trí chứng thông như vậy. Với chấp chẳng chấp
đều không sở chấp. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tự tánh không vậy, tự tánh
lìa vậy, tự tánh bản lai bất khả đắc vậy.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này chẳng vì vui
thích dẫn phát thần cảnh trí chứng thông như thế, duy trừ được Nhất thiết
trí trí.
Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát
nhã Ba la mật đa, dẫn pháp thần cảnh trí chứng thông Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát thiên nhĩ trí
chứng thông rất thắng thanh tịnh hơn thiên nhĩ người, năng như thật nghe
các thứ tiếng tăm loại hữu tình phi tình mười phương cõi đều như Căng già
sa. Chỗ gọi khắp nghe tiếng các địa ngục, tiếng bàng sanh, tiếng quỷ giới,
tiếng người, tiếng trời, tiếng Thanh Văn, tiếng Ðộc giác, tiếng Bồ Tát,
tiếng Như Lai và các thứ tiếng tất cả hữu tình phi tình khác, hoặc lớn
hoặc nhỏ không chướng không ngại.
Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát đây tuy đủ dụng
thiên nhĩ trí như thế mà với trong ấy chẳng tự cao cử, chẳng chấp tánh
thiên nhĩ trí chứng thông, chẳng chấp việc thiên nhĩ trí chứng thông,
chẳng chấp kẻ năng được thiên nhĩ trí chứng thông như thế. Ðối chấp chẳng
chấp đều không sở chấp. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tự tánh không vậy, tự
tánh lìa vậy, tự tánh bản lai bất khả đắc vậy.
Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát
nhã Ba la mật đa, dẫn phát thiên nhĩ trí chứng thông Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát tha tâm trí chứng
thông năng như thật biết tâm và tâm sở loại hữu tình khác mười phương cõi
đều như Căng già sa. Chỗ gọi biết khắp hữu tình khác hoặc có tâm tham hoặc
lìa tâm tham, hoặc có tâm sân, hoặc lìa tâm sân, hoặc có tâm si hoặc lìa
tâm si, hoặc có tâm ái, hoặc lìa tâm ái, hoặc có tâm lấy hoặc lìa tâm lấy,
hoặc tâm nhóm hoặc tâm tan, hoặc tâm nhỏ hoặc tâm lớn, hoặc tâm cất lên
hoặc tâm hạ xuống, hoặc tâm vắng lặng hoặc tâm chẳng vắng lặng, hoặc tâm
lay động hoặc tâm chẳng lay động, hoặc tâm định hoặc tâm chẳng định, hoặc
tâm giải thoát hoặc tâm chẳng giải thoát, hoặc tâm hữu lậu hoặc tâm vô
lậu, hoặc tâm có tỳ vết hoặc tâm không tỳ vế, hoặc tâm hữu thượng hoặc tâm
vô thượng, đều như thật biết.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát đây tuy đủ dụng tha
tâm trí như thế mà với trong ấy chẳng tự cao cử, chẳng chấp tánh tha tâm
trí chứng thông, chẳng chấp việc tha tâm trí chứng thông, chẳng chấp kẻ
năng được tha tâm trí chứng thông. Ðối chấp chẳng chấp đều không sở chấp.
Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tự tánh không vậy, tự tánh lìa vậy,tự tánh bản
lai bất khả đắc vậy.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này chẳng vì vui
thích dẫn phát tha tâm trí chứng thông như thế, duy trừ vì được Nhất thiết
trí trí.
Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát
nhã Ba la mật đa dẫn phát tha tâm trí chứng thông Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát tùc trụ tùy niệm
trí chứng thông, năng như thật nhớ các việc đời trước tất cả hữu tình mười
phương cõi đều như Căng già sa. Chỗ gọi tùy nhớ hoặc mình hoặc người các
việc đời trước quá khứ tức khắc một tâm cho đến trăm tâm. Hoặc lại tùy nhớ
hoặc mình hoặc người các việc đời trước quá khứ một ngày cho đến trăm
ngày. Hoặc lại tùy nhớ hoặc mình hoặc người các việc đời trước quá khứ một
thánh cho đến trăm thánh. Hoặc lại tùy nhớ hoặc mình hoặc người các việc
đời trước quá khứ một năm cho đến trăm năm. Hoặc lại tùy nhớ hoặc mình
hoặc người các việc đời trước quá khứ một kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp,
nhiều trăm ngàn kiếp, cho đến vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp các
việc đời trước.
Hoặc lại tùy nhớ bao nhiêu các việc đời trước ở
thời trước, nghĩa là thời như vậy, xứ như vậy, danh như vậy, tánh như vậy,
loại như vậy, ăn như vậy, ở lâu như vậy, thọ lượng như vậy, khổ vui như
vậy; chết từ chỗ kia sanh đến trong đây, chết từ chỗ đây sanh qua nơi kia,
hình mạo như thế, nói năng như thế. Hoặc hẹp hoặc rộng các việc đời trước
đều năng tùy nhớ.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát đây tuy đủ dụng trí
các thứ tùy nhớ đời trước như thế mà với trong ấy chẳng tự cao cử, chẳng
chấp tánh túc trụ tùy niệm trí chứng thông, chẳng chấp kẻ năng được túc
trụ tùy niệm trí chứng thông. Ðối chấp chẳng chấp đều không sở chấp. Vì
cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tự tánh không vậy, tự tánh lìa vậy, tự tánh bản lai
bất khả đắc vậy.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này chẳng vì vui
thích dẫn phát túc trụ tùy niệm trí chứng thông, duy trừ vì được Nhất
thiết trí trí.
Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát
nhã Ba la mật đa dẫn phát túc trụ tùy niệm trí chứng thông Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát thiên nhãn trí
chứng thông rất thắng thanh tịnh hơn thiên nhãn người, năng như thật thấy
các thứ sắc tượng hữu tình phi tình mười phương cõi đều như các Căng già.
Thấy các hữu tình khi chết khi sống, sắc đẹp sắc xấu, thú lành thú dữ,
hoặc kém hoặc hơn, theo dụng nghiệp lực thọ sanh sai khác.
Hữu tình như thế, thành ba thứ diệu hành thân
ngữ, ý, khen mỹ Hiền Thánh. Nhân duyên chánh kiến, thân hoại mạng chung sẽ
thăng thiện thú, hoặc sanh lên trời, hoặc sanh trong người hưởng các vui
khoái.
Hữu tình như thết, thành ba thứ ác hành thân
ngữ ý, hủy báng Hiền Thánh. Nhân duyên tà kiến, thân hoại mạng chung sẽ
đọa thú dữ, hoặc sanh địa ngục, hoặc sanh bàng sanh, hoặc sanh quỷ giới,
hoặc sanh biên địa hạ tiện trong nhóm uế ác hữu tình, chịu các khổ não.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát đây tuy đủ thiên
nhãn thanh tịnh như thế, thấy các thú hữu tình mười phương cõi chết đây
sanh kia, nhân quả sai khác, mà với trong ấy chẳng tự cao cử, chẳng chấp
tánh thiên nhãn trí chứng thông, chẳng chấp việc thiên nhãn trí chứng
thông, chẳng chấp kẻ năng được thiên nhãn trí chứng thông như thế, với
chấp chẳng chấp đều không sở chấp. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tự tánh không
vậy, tự tánh lìa vậy, tự tánh bản lai bất khả đắc vậy.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này chẳng vì vui
thích dẫn phát thiên nhãn trí chứng thông như thế, duy trừ vì được Nhất
thiết trí trí.
Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la
mật đa dẫn phát thiên nhãn trí chứng thông Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát lậu tận trí chứng
thông, năng như thật biết tất cả hữu tình mười phương cõi đều như cát Căng
già lậu hết chẳng hết. Bồ Tát tuy được lậu tận thông đây, chẳng đọa Thanh
Văn và bậc Ðộc giác, duy tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng lại mong
cầu các nghĩa lợi khác vậy.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này tuy đủ lậu tận
trí chứng thông như thế, mà với trong ấy chẳng tự cao cử,chẳng chấp tánh
lậu tận trí chứng thông, chẳng chấp việc lậu tận trí chứng thông, chẳng
chấp kẻ năng được lậu tận trí chứng thông như thế, đối chấp chẳng chấp đều
không sở chấp. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tự tánh không vậy, tự tánh lìa
vậy, tự tánh bản lại bất khả đắc vậy.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này chẳng vì vui
thích dẫn phát lậu tận trí chứng thông như thế, duy vì được Nhất thiết trí
trí.
Xá Lợi Tử! Ðấy là Bồ Tát ma ha tát tu hành Bát
nhã Ba la mật đa dẫn phát lậu tận trí chứng thông Ba la mật đa.
Như vậy, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát tu hành
Bát nhã Ba la mật đa chóng năng viên mãn thanh tịnh sáu thông. Do thanh
tịnh sáu thông đây viên mãn, mau năng chứng được Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có Bồ Tát Ma ha tát tu hành
Bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí Ba la mật đa nghiêm tịnh đạo Nhất
thiết trí trí, bởi rốt ráo không, không có xan lẫn vậy.
Có Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa
an trụ tịnh giới Ba la mật đa nghiêm tịnh đạo Nhất thiết trí trí, bởi rốt
ráo không, không có hủy phạm vậy.
Có Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa
trụ an nhẫn Ba la mật đa nghiêm tịnh đạo Nhất thiết trí trí, bởi rốt ráo
không , không có giận dữ vậy.
Có Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa
an trụ tinh tiến Ba la mật đa nghiêm tịnh đạo Nhất thiết trí trí, bởi rốt
ráo không, không có tán loạn vậy.
Có Bồ Tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa
an trụ Bát nhã Ba la mật đa nghiêm tịnh đạo Nhất thiết trí trí, bởi rốt
ráo không, không có ác huệ vậy.
Như vậy, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát tu hành
Bát nhã Ba la mật đa an trụ sáu thứ Ba la mật đa hoặc biệt hoặc tổng
nghiêm tịnh đạo Nhất thiết trí trí, bởi rốt ráo không vậy, không qua lại
vậy, không lấy bỏ vậy. Thi thiết bố thí xan tham, tịnh giới ác giới, an
nhẫn giận dữ, tinh tiến biếng lười, tĩnh lự tán loạn, Bát nhã ác huệ, mà
với trong đó không sở chấp trước.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này chính lúc bấy
giờ chẳng chấp bố thí chẳng chấp xan tham, chẳng chấp tịnh giới chẳng chấp
phạm giới, chẳng chấp an nhẫn chẳng chấp giận dữ, chẳng chấp tinh tiến
chẳng chấp lười biếng, chẳng chấp tĩnh lự chẳng chấp tán loạn, chẳng chấp
bát nhã chẳng chấp ác huệ.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này chính lúc bấy
giờ chẳng chấp mắng chửi, chẳng chấp khen ngợi, chẳng chấp khinh dễ,
chẳng chấp cung kính. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì trong pháp vô sanh, mắng
chửi khen ngợi, khinh dễ cung kính đều không có vậy . Sở vì sao? Vì Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu tuyệt hẳn tất cả việc chấp trước vậy.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này tu hành Bát nhã
Ba la mật đa nhận được công đức rất thượng rất diệu, tất cả Thanh Văn và
các Ðộc giác đều chỗ chẳng có.
Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này công đức viên
mãn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chóng năng chứng được Nhất
thiết trí trí.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa, đối các hữu tình khởi tâm bình đẳng. Bồ Tát Ma
ha tát này đối các hữu tình khởi tâm bình đẳng rồi, được tánh bình đẳng
tất cả hữu tình, được tánh bình đẳng tất cả pháp.
Bồ tát Ma ha tát này được tánh bình đẳng tất cả
hữu tình, được tánh bình đẳng tất cả pháp rồi, an lập tất cả hữu tình nơi
trong tánh bình đẳng tất cả pháp.
Bồ Tát Ma ha tát này đối trong hiện pháp được
tất cả Phật cộng đồng hộ niệm, được tất cả Bồ Tát Ma ha tát chung nhau mến
trọng, được tất cả Thanh Văn, Ðộc giác chung cùng cung kính.
Bồ tát Ma ha tát này tùy sanh chỗ nào mắt thường
chẳng thấy sắc chẳng thể ưa, tai thường chẳng nghe tiếng chẳng thể ưa, mũi
thường chẳng ngửi mùi chẳng thể ưa, lưỡi thường chẳng thèm vị chẳng thể
ưa, thân thường chẳng giác xúc chẳng thể ưa, ý thường chẳng lấy pháp chẳng
thể ưa. Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát này năng đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề hẳn chẳng quay lui.
Chính khi Phật thuyết các Bồ Tát Ma ha tát tu
hành Bát nhã Ba la mật đa thắng công đức đây, nhiềm trăm Bí sô từ tòa đứng
dậy đều cởi thượng phục dâng lên Thế Tôn. Dâng rồi đều phát tâm Vô thượng
Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, Thế Tôn tức liền mỉm cười,
từ điện môn phóng ra các thứ sắc quang. Khi ấy, A Nan Ðà liền từ tòa đứng
dậy, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính thưa rằng: Bạch
Thế Tôn! Nhân nào duyên gì hiện mỉm cười đây, chư Phật hiện cười chẳng
không nhân duyên?
Lúc đó Phật bảo A Nan Ðà rằng: Từ
tòa đây đứng dậy nhiều trăm Bí sô, từ nay về sau sáu mươi mốt kiếp, trong
kiếp Tinh Dụ sẽ được làm Phật đều đồng một hiệu là Ðại Tràng Tướng Như
Lai, ứng Chánh đẳng giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô
Thượng Trượng Phu, Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Các Bí sô
đây xả thân này rồi, sẽ sanh cõi Phật Bất Ðộng phương Ðông, ở chỗ Phật kia
tu hạnh Bồ Tát. Khi ấy lại có sáu vạn Thiên tử nghe Phật đã thuyết pháp
tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, vui mừng tín thọ. Thế Tôn ký kia
sẽ ở trong pháp Từ Thị Như Lai tinh tiến xuất gia, siêng tu phạm hạnh dứt
các phiền não, chứng vào Niết Bàn.
Bấy giờ tất cả đại chúng trong hội,
nhờ Phật thần lực đều thấy mười phương mỗi ngàn cõi Phật và các Như Lai
Ứng Chánh Ðẳng Giác cùng chúng hội kia, các cõi Phật kia các đức trang
nghiêm rất nên ưa thích. Chính lúc bấy giờ tướng nghiêm tịnh cõi Kham Nhẫn
đây chỗ chẳng năng kịp. Khi đó mười vạn chúng sanh chúng hội đây đều phát
nguyện rằng: Chỗ tu phúc chúng tôi nguyện sẽ vãng sanh các cõi Phật kia.
Lúc đó Thế Tôn biết sở nguyện kia
mỉm cười lần nữa, diện môn lại phóng ra các thứ sắc quang.
Khi ấy A Nan Ðà từ tòa dậy, cung
kính thưa Phật nhân duyên mỉm cười, thời Phật bảo rằng: Ngươi nay thấy
mười ngàn người đây chăng? A Nan Ðà thưa: Dạ, đã thấy.
Phật nói: Mười ngàn chúng sanh nay đấy, mạng
chung từ đây theo nguyện lực kia ở vạn cõi Phật đều được vãng sanh. Từ đây
về sau thường chẳng lìa Phật, cúng dường cung kính,tôn trọng ngợi khen. Tu
hành sáu Ba la mật đa được viên mãn rồi, chứng được Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề, đều đồng một hiệu là Trang Nghiêm Vương Như Lai, ứng Chánh đẳng
giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu,
Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Bấy giờ trong chúng, cụ thọ Xá Lợi Tử, cụ thọ
Ðại Mục Liên, cụ thọ Ðại Ẩm Quang, cụ thọ Thiện Hiện thảy chúng trông quen
biết, các đại Bí sô và Bí sô ni, Bồ Tát Ma ha tát, tại gia nam, tại gia nữ
đều từ tòa đứng dậy chấp tay cung kính cùng thưa Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát sở đắc Bát nhã Ba
la mật đa là Ðại Ba la mật đa, là Quảng Ba la mật đa, là Ðệ nhất Ba la mật
đa, là Tôn Ba la mật đa. Là Thắng Ba la mật đa, là Diệu Ba la mật đa, là
Vi diệu Ba la mật đa, là Cao Ba la mật đa, là Cực Ba la mật đa, là Thượng
Ba la mật đa, là Vô Thượng Ba la mật đa, là Ðẳng Ba la mật đa, và vô Ðẳng
Ba la mật đa, là Như hư không Ba la mật đa, là Vô đối Ba la mật đa, là
tướng không Ba la mật đa, là Cộng tướng không Ba la mật đa, là Thành tựu
tất cả công đức Ba la mật đa, là Chẳng thể khuất phục Ba la mật đa, là
Năng phục tất cả Ba la mật đa.
Bạch Thế Tôn! Tu hành bát nhã Ba la mật đa các
Bồ Tát Ma ha tát rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu, đủ đại thế lực
năng hành vô đẳng đẳng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát
nhã Ba la mật đa. Năng mãn vô đẳng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa. Năng được vô đẳng đẳng tự thể chỗ gọi thân
vô biên tướng hảo diệu trang nghiêm. Năng chứng pháp vô đẳng đẳng, chỗ gọi
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bạch Thế Tôn! Cũng do tu hành Bát nhã Ba la mật
đa cực viên mãn nên được sắc vô đẳng đẳng, được thọ tưởng hành thức vô
đẳng đẳng, chứng bồ đề vô đẳng đẳng, quay xe pháp vô đẳng đẳng, lợi ích an
vui các loại hữu tình. Chư Phật quá khứ vị lai hiện tại cũng do tu hành
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, năng đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã sẽ
hiện chứng. Vậy nên, Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát Ma ha tát kẻ muốn đến tất cả
pháp bờ kia rốt ráo nên tu học Bát nhã Ba la mật đa.
Bạch Thế Tôn! Tu hành Bát nhã Ba la mật đa các
bồ tát Ma ha tát, tất cả thế gian trời, người, a tố lạc, kiện đạt phược
thảy đều nên cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các đệ tử Bồ Tát thảy rằng:
Như vậy, như vậy. Như lời các ngươi đã nói. Tu hành Bát nhã Ba la mật đa
các Bồ Tát Ma ha tát, tất cả thế gian trời, người a tố lạc, kiện đạt phược
thảy đều nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Vì cớ sao? Vì nhân
Bồ Tát Ma ha tát này nên thế gian mới có người trời xuất hiện. Chỗ gọi đại
tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ,
Chuyển luân thánh vương và các Tiểu vương giàu có tự tại, trời Bốn đại
vương chúng cho đến Trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiện thế gian.
Nhân Bồ Tát Ma ha tát đây nên thế gian mới có Dự
lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác, Bồ Tát, chư Phật xuất hiện.
Nhân Bồ Tát Ma ha tát đây nên thế gian mới có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo
xuất hiện.
Nhân Bồ Tát Ma ha tát đây nên thế gian mới có
các thứ đồ vui giúp sống xuất hiện, chỗ gọi uống ăn, áo mặc, đồ nằm, bịnh
duyên thuốc chữa, của lúa ngọc báu, đèn sáng thảy vật.
Tóm lại mà nói tất cả vui thế gian, trời người
thảy và vui Niết Bàn không chẳng đều nhờ Bồ Tát Ma ha tát như thế mà có .
Sở vì sao? Vì Bồ Tát Ma ha tát này tự hành sáu thứ Ba la mật đa, cũng
khuyên người hành. Vậy nên, do các Bồ Tát Ma ha tát tu hành bát nhã Ba la
mật đa đây, tất cả hữu tình đều được lợi ích an vui thù thắng.
Bấy giờ, Thế Tôn hiện tướng căn lưỡi trùm khắp
tam thiên đại thiên thế giới. Từ tướng lưỡi đây lại phóng ra vô lượng các
thứ sắc quang khắp soi cõi nước chư Phật mười phương Căng già sa thảy
không chẳng quanh khắp.
Bấy giờ, trong các cõi Phật mười phương Căng già
sa thảy, mỗi mỗi đều có vô lượng vô số các đại bồ tát thấy đại quang đây
lòng dạ do dự, mỗi mỗi qua đến chỗ Phật cõi mình cúi đầu cung kính thưa
Thế Tôn rằng: thần lực ai đây, lại bởi duyên nào có đại quang này sõi cõi
chư Phật?
Khi ấy, mỗi Phật kia đều trả lời rằng: Ở mỗi
phương kia co thế giới tên Kham nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai,
Ứng Chánh Ðẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô
Thượng Trượng Phu, Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng
Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, hiện tướng căn lưỡi trùm
khắp Tam thiên đại thiên thế giới. Từ tướng lưỡi kia lại phóng ra vô lượng
các thứ sắc quang soi khắp cõi nước chư Phật mười phương Căng già sa thảy
không chẳng quanh khắp. Quang nay đã thấy tức là tướng lưỡi Phật kia hiện
ra.
Khi ấy vô lượng vô số các đại Bồ Tát ở mỗi cõi
kia nghe rồi vui mừng đều thưa Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham
Nhẫn, xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các Bồ Tát, cùng nghe Bát
nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót cho đi.
Khi ấy, các Phật kia mỗi đều đáp rằng: Nay chính
phải thời , tuỳ ý ngươi đi.
Khi chúng các Bồ Tát Ma ha tát được Phật hứa
cho, đều lễ hai chân, đi quanh hữu phụng từ. Nghiêm sắm các thứ bảo tràng
phan lọng, áo mặc anh lạc, hương tràng ngọc báu, vàng bạc, cac thứ hoa,
đánh tấu nhiều thứ âm nhạc hay tuyệt. Trải qua giây lát đến chỗ Phật đây,
cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật, Bồ Tát, rồi đi quanh trăm
ngàn vòng, đỉnh lễ chân Phật lui ngồi một phía.
Bấy giờ, trời Bốn đại vương chúng cho đến Trời
Sắc cưú cánh đềm cầm vô lượng các thứ hương tràng và vô lượng thứ thiên
hoa thật đẹp đi đến chỗ Phật cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen
Phật Bồ Tát, rồi đi quanh trăm ngàn vòng, đỉnh lễ chân Phật lui đứng một
phía.
Bấy giờ, mười phương chư đại Bồ Tát và vô lượng
các trời cõi Dục, Sắc đã hiến các thứ bảo tràng phan lọng, áo mặc, anh
lạc, hương hoa, ngọc báu và các âm nhạc. Vì thần lực Phật vọt lên không
trung hợp thành đài lọng, lượng ngang thế giới tam thiên đại thiên, bốn
góc đỉnh đài đều có bảo tràng, nhiều thứ trang nghiêm rất nên ưa thích.
Bấy giờ, Thế Tôn biết mười phương cõi các Bồ Tát
đến và chúng chư thiên ý vui thanh tịnh đã đối các pháp được vô sanh
nhẫn, đạt tất cả pháp vô tác vô vi, bất sinh bất diệt, liền bè mỉm cười,
diện môn lại phóng nhiều thứ sắc quang.
Khi đó A Nan Ðà liền từ tòa đứng dậy cung kính
chấp tay thưa Thế Tôn rằng: Nhân nào duyên gì hiện mỉm cười đây, Ðại Thánh
hiện cười không chẳng nhân duyên?
Bấy giờ, Phật bảo A Nan Ðà rằng: Nay trong hội
đây trăm ngàn trăm ức chúng đã đối các pháp được vô sanh nhẫn, đạt tất cả
pháp vô tát vô vi, bất sanh bất diệt, ý vui thanh tịnh. Do nhân duyên đã
hiến hoa thảy các vật cúng dường vọt lên không trung hợp thành đài lọng.
Bốn góc đỉnh đều có bảo tràng, nhiều thứ trang nghiêm nên rất ưa thích.
Bấy giờ, trong hội trăm ngàn trăm ức muôn ức
chúng, từ tòa đứng dậy chấp tay cung kính bạch Thế Tôn rằng: Chúng tôi xin
nguyện đời vị lai sẽ làm Phật, uy đức tướng hảo như Thế Tôn nay. Cõi nước
trang nghiêm, chúng hội Thanh Văn, Bồ Tát người trời được quay bánh xe
pháp đều đồng Phật nay.
Bấy giờ, Thế Tôn bèn bảo cụ thọ A Nan Ðà rằng:
Chúng từ tòa đứng dậy trăm ngàn ức muôn ức ở đời vị lai trải qua sáu mươi
tám trăm ức đại kiếp tu hạnh Bồ Tát, trong kiếp Hoa Tích sẽ được làm Phật
đều đồng một hiệu là Giác Phần Hoa Như Lai, Ứng Chánh Ðẳng Giác, Minh Hành
Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Ðiều Ngự Sĩ,
Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo thiện hiện
rằng: Ngươi đem biện tài sẽ vì chúng Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba
la mật đa, dạy răn dạy trao các Bồ Tát Ma ha tát, khiến đối Bát nhã Ba la
mật đa được đến rốt ráo.
Khi đó, chúng các Bồ Tát đại đệ tử và các Thiên
tử mỗi đều sinh nghi: Cụ thọ Thiện Hiện vì đem tự lực sẽ vì chúng Bồ Tát
Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, hay nương sức uy thần Thế Tôn?
Bấy giờ, Thiện Hiện nhờ thần lực Phật biết sở
nghi nơi tâm chúng Bồ Tát đại đệ tử và cá thiên tử bèn bảo cụ thọ Xá Lợi
Tử rằng: Ðệ tử chư Phật dám đâu có nói ra mà không chẳng đều nhờ sức uy
thần Phật. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Phật trước vì người tuyên nói pháp yếu,
kia nương Phật dạy tinh siêng tu học cho đến chứng được thật tánh các
pháp. Sau chuyển vì người có sở tuyên nói, nếu cùng pháp tánh được chẳng
trái nhau đều là phương tiện khéo léo Như Lai.
Xá Lợi Tử! Tôi sẽ nhờ thần lực Phật gia bị vì
chúng các Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, chẳng phải tự
biện tài năng làm được việc đây. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu chẳng phải cảnh giới các Thanh Văn Ðộc giác.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch
Thế Tôn! Như Phật đã nói các Bồ Tát ấy, thêm lời pháp nào gọi là Bồ Tát?
Bạch Thế Tôn! Tôi chẳng thấy có pháp khá gọi Bồ
Tát Ma ha tát. Cũng chẳng thấy có pháp khá gọi Bát nhã Ba la mật đa. Làm
sao khiến tôi vì chúng các bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật
đa?
Bạch Thế Tôn! Tôi đem những lời Bát nhã Ba la
mật đa nào, dạy răn dạy trao những Bồ Tát Ma ha tát nào, khiến đối Bát nhã
Ba la mật đa được đến rốt ráo?
Bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Chỉ có giả
danh gọi là Bát nhã Ba la mật đa. Chỉ có giả danh gọi là chúng Bồ Tát Ma
ha tát. Giả danh như thế chỉ giả thi thiết, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng ở
trong chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện phải biết: Như thế gian ngã chỉ có
giả danh, thật bất khả đắc, danh giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có
đẳng tưởng thi thiết lời nói. Như vậy hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng
giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả,
kiến giả, tất cả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi
thiết lời nói. Các giả danh đây chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa
hai, vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví nhu nội sắc chỉ là giả
pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết
lời nói. Như vậy thọ tưởng hành thức cũng chỉ giả pháp. Pháp giả như thế
chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết lời nói. Tất cả như thế
chỉ có giả danh. Các giả danh đây, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở
giữa hai, vì bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc Bát nhã Ba la mật
đa, hoặc Bồ Tát Ma ha tát, hoặc hai danh đây đều là giả pháp. Pháp giả như
thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có giả danh thi thiết lời nói, chẳng ở
trong, chẳng ở ngoài,chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhãn xứ chỉ có giả
pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết
lời nói. Như vậy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như
thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết lời nói. Tất cả như
thế chỉ có giả danh. Các giả danh đây, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài,chẳng
ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc Bát nhã Ba la
mật đa, hoặc Bồ Tát Ma ha tát, hoặc hai danh đây đều là giả pháp. Pháp giả
như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có giả danh thi thiết lời nói, chẳng ở
trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai,vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như sắc xứ chỉ là giả
pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết
lời nói. Như vậy thanh hương vị xúc pháp xứ cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả
như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết lời nói. Tất cả
như thế chỉ có giả danh. Các giả danh đây chẳng ở trong, chẳng ở ngoài,
chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc Bát nhã Ba
la mật đa, hoặc Bồ Tát Ma ha tát hoặc hai danh đây đều là giả pháp. Pháp
giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có giả danh thi thiết lời nói,
chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhãn giới sắc giới
nhãn thức giới chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt,
chỉ có đẳng tưởng thi thiết lời nói. Như vậy nhĩ giới thanh giới nhĩ thức
giới, tỷ giới hương giơí tỷ thức giới, thiệt giới vị giới thiệt thức giới,
thân giới xúc giới thân thức giới, ý giới pháp giới ý thức giới chỉ là giả
pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt,chỉ có đẳng tướng thi thiết
lời nói. Tất cả như thế chỉ có giả danh. Các giả danh đây chẳng ở trong,
chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện!
Hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc Bồ Tát Ma ha tát, hoặc hai danh đây đều là
giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có giả danh thi
thiết lời nói, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả
đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nội thân sở hữu đầu,
cổ, vai, bắp tay, tay, cánh tay, vai sau, lưng, ngực, sườn, xương sống,
đùi vế, đầu gối, bắp chân, bàn chân thảy, da thịt, cốt tủy, chỉ có giả
danh. Danh giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết
lời nói. Các giả danh đây chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai,
vì bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc bát nhã Ba la mật đa, hoặc
Bồ Tát Ma ha tát, hoặc hai danh đây đều giả pháp . Pháp giả như thế chẳng
sanh chẳng diệt, chỉ có giả danh thi thiết lời nói, chẳng ở trong, chẳng ở
ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như ngoại sự sở hữu cỏ
cây gốc, cọng, nhánh lá và hoa quả thảy chỉ có giả danh. Danh giả như thế
chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết lời nói. Các giả danh
đây chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc Bồ Tát Ma ha tát,
hoặc hai danh đây đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt,
chỉ có giả danh thi thiết lời nói, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở
giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như chư Phật quá khứ vị
lai chỉ có giả danh. Danh giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng
tưởng thi thiết lời nói. Các giả danh đây chẳng ở trong, chẳng ở ngoài,
chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc Bát nhã Ba
la mật đa, hoặc Bồ Tát Ma ha tát, hoặc hai danh đây đều là giả pháp. Pháp
giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có giả danh thi thiết lời nói,
chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như cảnh mộng, vang
hang, bóng sáng, việc huyễn, ánh nắng, trăng nước, biến hoá, chỉ có giả
danh. Danh giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết
lời nói. Các giả danh đây chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai,
vì bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc bát nhã Ba la mật đa, hoặc
Bồ Tát ma ha tát, hoặc hai danh đây đều là giả pháp. Pháp giả như thế
chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có giả danh thi thiết lời nói, chẳng ở trong,
chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp danh giả pháp giả nên chính tu
học.
Như vậy, Thiện Hiện! Tu hành bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán sắc, hoặc thường hoặc vô thường,
hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc
không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện hoặc
vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh hoặc
diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có phiền
não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc tạp nhiễm
hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn. Thọ tưởng hành
thức cũng lại như vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tu hành Bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện
hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh
hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc vô tội, hoặc có
phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc
thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng lại như
thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tu hành Bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường,
hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc
không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện hoặc
vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh hoặc
diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có phiền
não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc tạp
nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn. Thanh
hương vị xúc pháp xứ cũng lại như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tu hành Bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện
hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh
hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có
phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc
tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn. Nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới cũng lại như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tu hành Bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán sắc giới hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện
hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh
hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có
phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc
tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn. Thanh
hương vị xúc pháp giới cũng lại như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tu hành Bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện
hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh
hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có
phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc
tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn. Nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới cũng lại như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tu hành Bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán nhãn xúc hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện
hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh
hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có
phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc
tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn. Nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc cũng lại như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tu hành Bát nhã Ba la mật
đa, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô
tướng, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng
lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu
hoặc vô lậu, hoặc sanh hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội
hoặc không tội, hoặc có phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian
hoặc xuất thế gian, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử
hoặc thuộc Niết Bàn. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ
hoặc vui hoặc khổ hoặc chẳng khổ chẳng vui cũng lại như thế.
Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi
tu hành Bát nhã Ba la mật đa, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc bồ tát ma ha
tát , hoặc hai danh đây đều chẳng thấy ở trong giới hữu vi, cũng chẳng
thấy ở trong giới vô vi . Sở vì sao? Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi
tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp như thế chẳng khởi phân
biệt, không phân biệt khác.
Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này khi tu hành Bát
nhã Ba la mật đa trụ trong tất cả pháp không phân biệt, vì tu bốn niệm
trụ, cho đến vì tu tám thánh đạo chi, nên dù hành Bát nhã Ba la mật đa mà
chẳng thấy Bát nhã ba la mật đa cũng chẳng thấy danh Bát nhã Ba la mật
đa, cũng chẳng thấy Bồ Tát Ma ha tát, cũng chẳng thấy danh Bồ Tát ma ha
tát, cũng chẳng thấy chư Phật, cũng chẳng thấy danh chư Phật. Duy chính
nghĩ cầu Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này khi tu hành Bát
nhã Ba la mật đa trụ trong tất cả pháp không phân biệt, vì tu bố thí Ba
la mật đa cho đến vì tu Bát nhã Ba la mật đa, vì tu Phật mười lực cho đến
vì tu mười tám pháp Phật bất cộng, nên dù hành Bát nhã Ba la mật đa mà
chẳng thấy Bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng thấy danh Bát nhã Ba la mật
đa, cũng chẳng thấy Bồ Tát Ma ha tát, cũng chẳng thấy chư Phật , cũng
chẳng thấy danh chư Phật. Duy chính nghĩ cầu Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này tu hành Bát nhã
Ba la mật đa, đối tất cả pháp khéo thông đạt thật tướng, nghĩa là đạt
trong ấy không nhiễm không tịnh.