Chẳng hành sắc vắng lặng chẳng vắng lặng, chẳng hành thọ tưởng hành thức
vắng lặng chẳng vắng lặng. Chẳng hành nhãn quá vắng lặng chẳng vắng lặng,
chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý vắng lặng chẳng vắng lặng. Chẳng hành sắc
vắng lặng chẳng vắng lặng, chẳng hành thanh hương vị xúc pháp vắng lặng
chẳng vắng lặng. Chẳng hành nhãn thức vắng lặng chẳng vắng lặng, chẳng
hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức vắng lặng chẳng vắng lặng. Chẳng hành sắc bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành thọ tưởng
hành thức bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành nhãn bản tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý bản tánh thanh
tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành sắc bản tánh thanh tịnh chẳng thanh
tịnh, chẳng hành thanh hương vị xúc pháp bản tánh thanh tịnh chẳng thanh
tịnh. Chẳng hành nhãn thức bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng
hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành sắc bản tánh khai hiển chẳng khai hiển, chẳng hành thọ tưởng
hành thức bản tánh khai hiển chẳng khai hiển. Chẳng hành nhãn bản tánh
khai hiển chẳng khai hiển, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý bản tánh khai
hiển chẳng khai hiển. Chẳng hành sắc bản tánh khai hiển chẳng khai hiển,
chẳng hành thanh hương vị xúc pháp bản tánh khai hiển chẳng khai hiển.
Chẳng hành nhãn thức bản tánh khai hiển chẳng khai hiển, chẳng hành nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức bản tánh khai hiển chẳng khai hiển. Chẳng hành sắc bản tánh vắng lặng chẳng vắng lặng, chẳng hành thọ tưởng
hành thức bản tánh vắng lặng chẳng vắng lặng. Chẳng hành nhãn bản tánh
vắng lặng chẳng vắng lặng, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý bản tánh vắng
lặng chẳng vắng lặng. Chẳng hành sắc bản tánh vắng lặng chẳng vắng lặng,
chẳng hành thanh hương vị xúc pháp bản tánh vắng lặng chẳng vắng lặng.
Chẳng hành nhãn thức bản tánh vắng lặng chẳng vắng lặng, chẳng hành nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức bản tánh vắng lặng chẳng vắng lặng. Chẳng hành sắc bản tánh xa lìa chẳng xa lìa, chẳng hành thọ tưởng hành
thức bản tánh xa lìa chẳng xa lìa. Chẳng hành nhãn bản tánh xa lìa chẳng
xa lìa, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý bản tánh xa lìa chẳng xa lìa. Chẳng
hành sắc bản tánh xa lìa chẳng xa lìa, chẳng hành thanh hương vị xúc pháp
bản tánh xa lìa chẳng xa lìa. Chẳng hành nhãn thức bản tánh xa lìa chẳng
xa lìa, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức bản tánh xa lìa chẳng xa lìa. Chẳng hành sắc quá khứ vị lai hiện tại bản tánh thanh tịnh chẳng thanh
tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng chẳng vắng lặng, xa lìa chẳng
xa lìa. Chẳng hành thọ tưởng hành thức quá khứ vị lai hiện tại bản tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng chẳng
vắng lặng, xa lìa chẳng xa lìa. Chẳng hành nhãn quá khứ vị lai hiện tại bản tánh thanh tịnh chẳng thanh
tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng chẳng vắng lặng, xa lìa chẳng
xa lìa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện tại bản tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng chẳng
vắng lặng, xa lìa chẳng xa lìa. Chẳng hành sắc quá khứ vị lai hiện tại bản tánh thanh tịnh chẳng thanh
tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng chẳng vắng lặng, xa lìa chẳng
xa lìa. Chẳng hành thanh hương vị xúc pháp quá khứ vị lai hiện tại bản
tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng
chẳng vắng lặng, xa lìa chẳng xa lìa. Chẳng hành nhãn thức quá khứ vị lai hiện tại bản tánh thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng chẳng vắng lặng, xa lìa
chẳng xa lìa. Chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức quá khứ vị lai hiện tại
bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, khai hiển chẳng khai hiển, vắng lặng
chẳng vắng lặng, xa lìa chẳng xa lìa Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, mau được viên mãn pháp
Nhất thiết trí Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng ỷ chấp sắc, chẳng ỷ chấp thọ tưởng hành thức. Chẳng ỷ chấp nhãn
chẳng ỷ chấp nhĩ tỷ thiệt thân ý. Chẳng ỷ chấp sắc chẳng ỷ chấp thanh
hương vị xúc pháp. Chẳng ỷ chấp nhãn thức chẳng ỷ chấp nhĩ tỷ thiệt thân ý
thức. Chẳng ỷ chấp sắc thanh tịnh, chẳng ỷ chấp thọ tưởng hành thức thanh tịnh.
Chẳng ỷ chấp nhãn thanh tịnh, chẳng ỷ chấp nhĩ tỷ thiệt thân ý thanh tịnh.
Chẳng ỷ chấp sắc thanh tịnh, chẳng ỷ chấp thanh hương vị xúc pháp thanh
tịnh. Chẳng ỷ chấp nhãn thức thanh tịnh, chẳng ỷ chấp nhĩ tỷ thiệt thân ý
thức thanh tịnh. Chẳng ỷ chấp sắc sở duyên thanh tịnh, chẳng ỷ chấp thọ tưởng hành thức sở
duyên thanh tịnh. Chẳng ỷ chấp nhãn sở duyên thanh tịnh, chẳng ỷ chấp nhĩ
tỷ thiệt thân ý sở duyên thanh tịnh. Chẳng ỷ chấp sắc sở duyên thanh tịnh,
chẳng ỷ chấp thanh hương vị xúc pháp sở duyên thanh tịnh. Chẳng ỷ chấp
nhãn thức sở duyên thanh tịnh, chẳng ỷ chấp nhĩ tỷ thiệt thân ý thức sở
duyên thanh tịnh. Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng chấp trước sắc, chẳng chấp trước thọ tưởng hành thức. Chẳng chấp
trước nhãn, chẳng chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý. Chẳng chấp trước sắc,
chẳng chấp trước thanh hương vị xúc pháp. Chẳng chấp trước nhãn thức chẳng
chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý thức. Chẳng chấp trước sắc thanh tịnh, chẳng chấp trước thọ tưởng hành thức
thanh tịnh. Chẳng chấp trước nhãn thanh tịnh, chẳng chấp trước nhĩ tỷ
thiệt thân ý thanh tịnh. Chẳng chấp trước sắc thanh tịnh, chẳng chấp trước
thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh. Chẳng chấp trước nhãn thức thanh tịnh,
chẳng chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý thức thanh tịnh. Chẳng chấp trước sắc sở duyên thanh tịnh, chẳng chấp trước thọ tưởng hành
thức sở duyên thanh tịnh. Chẳng chấp trước nhãn sở duyên thanh tịnh,
chẳng chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý sở duyên thanh tịnh. Chẳng chấp trước
sắc sở duyên thanh tịnh, chẳng chấp trước thanh hương vị xúc pháp sở duyên
thanh tịnh. Chẳng chấp trước nhãn thức sở duyên thanh tịnh, chẳng chấp
trước nhĩ tỷ thiệt thân ý thức sở duyên thanh tịnh. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế mau được viên mãn
pháp Nhất thiết trí Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế, thời là gần kề Như
Lai mười lực, bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại
xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế, thời là gần kề ba
mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo, sắc thân chơn kim sáng rực vô
biên, xem như rồng voi không ai thấy đỉnh. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế, thời là gần kề trí
kiến vô trước vô ngại quá khứ vị lai hiện tại, cũng là gần kề Như Lai dạy
trao dạy răn chỉ dẫn, cũng là gần kề trí kiến vô trước vô ngại quyết định
nhận ký quá khứ vị lai hiện tại. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế, mau chứng tất cả
thanh tịnh Phật Pháp, chóng năng chứng được cõi Phật thanh tịnh, chóng
năng nhiếp thọ được chúng Thanh văn viên mãn, chóng năng nhiếp thọ được
chúng Bồ tát viên mãn. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế, chẳng trụ sắc,
chẳng trụ thọ tưởng hành thức. Chẳng trụ nhãn, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân
ý. Chẳng trụ sắc, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp. Chẳng trụ nhãn
thức, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý thức. Chẳng trụ danh sắc, chẳng trụ
điên đạo, kiến, che, ái hành. Chẳng trụ cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Chẳng trụ
hữu tình giới, pháp giới. Chẳng trụ địa thủy hỏa phong không thức giới,
chẳng trụ ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già
la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả và các tưởng
kia. Chẳng trụ đoạn thường, chẳng trụ nhiễm tịnh, chẳng trụ duyên khởi.
Chẳng trụ bố thí xan tham, trì giới, phạm giới, an nhẫn giận dữ, tinh
tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ. Chẳng trụ niệm trụ,
chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi. Chẳng trụ dứt điên đảo
thảy. Chẳng trụ tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí. Chẳng trụ minh
và giải thoát, giải thoát trí kiến. Chẳng trụ tận trí, vô sanh trí, vô tạo
tác trí và vô phước trí. Chẳng trụ chỉ quán. Chẳng trụ vô lượng thần
thông. Chẳng trụ khổ tập diệt đạo. Chẳng trụ dị sanh, Thanh văn, Độc giác,
Bồ tát, Phật địa. Chẳng trụ pháp dị sanh, Thanh văn, Độc giác, Bồ tát,
Phật. Chẳng trụ sanh tử Niết bàn. Chẳng trụ Phật trí lực, vô úy thảy.
Chẳng trụ trí kiến quá khứ vị lai hiện tại. Chẳng trụ cõi Phật viên mãn.
Chẳng trụ chúng Thanh văn viên mãn. Chẳng trụ chúng Bồ tát viên mãn. Vì cớ
sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp chẳng thể trụ vậy. Thiện Dũng Mãnh! Chẳng phải tất cả các pháp có nghĩa khá trụ. Sở dĩ vì
sao? Vì tất cả pháp đều không chấp tàng. Bởi không chấp tàng nên không thể
trụ được. Thiện Dũng Mãnh! Nếu tất cả pháp có thể trụ được, nên thể chỉ ra đây khá
chấp tàng, pháp đây thường trụ, Như Lai cũng nên an trụ các pháp, chỉ ra
các pháp đây khá chấp tàng, đây khá chứa nhóm. Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp chẳng thể an trụ, chẳng thể chấp tàng,
chẳng thể chứa nhóm, vậy nên không có pháp thường trụ. Do đấy Như Lai
chẳng an trụ pháp, cũng chẳng chỉ ra đây khá chấp tàng, đây khá chứa nhóm. Thiện Dũng Mãnh! Không có chút pháp là thật khá sanh. Vì không chút pháp
thật khá sanh, nên đều không sở trụ, nên nói các pháp không nghĩa khá trụ. Thiện Dũng Mãnh! Vì đem không sở trụ và không chẳng trụ làm phương tiện,
nên nói tất cả pháp đều không sở trụ. Thiện Dũng Mãnh! Không có chút pháp thể nói trụ được. Như bốn sông lớn
phát nguyên từ hồ Vô nhiệt, chưa vào biển cả quyết không nghĩa trụ. Như
vậy, các pháp cho đến không tạo các hành chưa trọn vẹn, quyết không nghĩa
trụ. Thiện Dũng Mãnh! Không tạo hành ấy, nghĩa là đối trong đây không trụ mà
chẳng trụ. Không lưu nạn ấy, tất cả đều nương tục số mà nói, thật không có
trụ. Không lưu nạn ấy, không rốt ráo ấy, cũng không chẳng trụ. Thiện Dũng Mãnh! Không tạo hành ấy, nương tục số nói, như các hữu tình thế
tục đã thấy, chẳng thật có trụ. Hoặc lưu nạn ấy, hoặc rốt ráo ấy, cũng
không chẳng trụ, chẳng không tạo hành có thật trụ ấy. Vậy nên thể nói
nương tục số nói, nên tất cả pháp đều nghĩa không trụ. Thiện Dũng Mãnh! Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát nương tất cả pháp vô trụ,
phương tiện tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế chóng năng viên mãn
pháp Nhất thiết trí, gần kề Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mau được ngồi yên
tòa diệu Bồ đề, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí, mau được viên
mãn trí kiến ba đời, mau được viên mãn diệu trí biết khắp tâm hành sai
khác của tất cả hữu tình vậy. Thiện Dũng Mãnh! Nếu chúng Bồ tát Ma ha tát muốn nhiêu ích khắp tất cả hữu
tình, muốn đem của thí tất cả hữu tình đều khiến đầy đủ, muốn đem pháp
thí tất cả hữu tình đều khiến mãn nguyện, muốn phá hoại được vỏ trứng vô
minh tất cả hữu tình, muốn trao cho khắp tất cả hữu tình Đại Trí Phật Trí,
muốn thương xót khắp tất cả hữu tình, muốn lợi vui khắp tất cả hữu tình,
muốn khiến tất cả hữu tình đầy đủ tài thí pháp thí, muốn khiến tất cả hữu
tình đầy đủ giới pháp thanh tịnh, muốn khiến tất cả hữu tình đầy đủ nhu
hòa an nhẫn, muốn khiến tất cả hữu tình đầy đủ tinh tiến mạnh mẽ, muốn
khiến tất cả hữu tình đầy đủ tĩnh lự thanh tịnh, muốn khiến tất cả hữu
tình đầy đủ bát nhã vi diệu, muốn khiến tất cả hữu tình đầy đủ giải thoát
rốt ráo, muốn khiến tất cả hữu tình đầy đủ giải thoát trí kiến, muốn
khiến tất cả hữu tình đầy đủ sanh các thú thiện, muốn khiến tất cả hữu
tình đầy đủ minh và giải thoát, muốn khiến tất cả hữu tình đầy đủ Niết bàn
rốt ráo, muốn khiến tất cả hữu tình đầy đủ như Phật diệu pháp, muốn khiến
tất cả hữu tình đầy đủ các đức viên mãn, muốn quay xe Pháp vô thượng vi
diệu tất cả thế gian Sa môn, Phạm chí, Thiên ma ngoại đạo đều không ai
quay được đúng pháp, muốn đối thế gian tuyên nói diệu pháp, muốn năng như
thật ghi Độc giác địa, muốn năng như thật ghi Thanh văn địa, muốn năng
giác phát các loại hữu tình căn lành bản nguyện; nên học Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm như thế, mạnh mẽ siêng năng thường không gián đoạn, nên nương
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế tinh siêng tu học, không điều đoái
luyến. Thiện Dũng Mãnh! Ta trọn chẳng thấy có các pháp nào khác năng khiến cho Bồ
tát chóng mau viên mãn sở cầu Vô thượng diệu pháp của chư Phật như Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm đã nói đây. Nếu các Bồ tát an trụ Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm như thế, tinh siêng tu học không lúc tạm nới, mau được viên
mãn pháp Nhất thiết trí. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa được đến rốt
ráo, các Bồ tát này gần kế Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quyết định không
nghi ngờ. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy, kẻ nghe Bát nhã
Ba la mật đa đây vui mừng tín thọ sanh thật tưởng ấy, Ta nói loại kia năng
dẫn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề căn lành thù thắng mau đến rốt ráo.
Các thiện nam tử thiện nữ nhân này nhiếp thọ căn lành định năng chứa nhóm
được tư lương đại huệ. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tay cầm Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như
thế, phương tiện khéo léo pháp giáo tương ưng, các Bồ tát này giả sử chẳng
hiện tiền nhờ Phật trao ký, phải biết đã gần nhờ Phật trao ký, hoặc lại
chẳng lâu sẽ nhờ chư Phật hiện tiền trao ký. Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người tinh siêng thọ học mười thiện nghiệp đạo
đã đến rốt ráo, phải biết người kia căn lành thành thục đã được gần kề
sanh về Bắc Câu Lô. Như vậy, Bồ tát nếu tay cầm Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm đây, phải biết gần kề sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, định không
nghi ngờ. Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người ưa tu ơn thí, đối các của báu không điều
đoái tiếc rít lẫn, đối các hữu tình thường dùng bố thí, ái ngữ, lợi hành,
đồng sự nhiếp thọ, trì giới, tu nhẫn, xô đè kiêu mạn. Tu hạnh như thế đến
khi rốt ráo, mau được của lớn, sanh nơi tộc cao. Như vậy, Bồ tát nếu tay
được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây, phải biết gần kề ngôi Bất thối
chuyển. Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người ưa tu thí giới, tịnh giới an nhẫn không
chẳng đầy đủ, thương xót hữu tình, khuyên trì tịnh giới, lại năng gây làm
nghiệp cảm tăng thượng, phải biết mau được ngôi vua Chuyển luân. Như vậy.
Bồ tát nếu tay được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây, phải biết mau ngồi
tòa diệu Bồ đề. Thiện Dũng Mãnh! Nếu vua Chuyển Luân sắp lên ngôi cả, ở buổi sáng sớm ngày
mười lăm nửa tháng trắng, tắm gội thọ trai, rồi đến trên đại điện, lên tòa
Sư tử, mặt hướng về đông mà ngồi. Có xe báu lớn từ trên không mà đến. Phải
biết vua kia thọ ngôi Chuyển luân, chẳng bao lâu sẽ được đầy đủ bảy báu.
Như vậy, Bồ tát trong tay được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, phải biết
mau được Nhất thiết trí trí. Thiện Dũng Mãnh! Như loại hữu tình thành căn lành thù thắng, thường ưa tu
hành hạnh thanh bạch, tin hiểu rộng lớn, chán ghét thân người, đầy đủ tịnh
giới. Ưa muốn kinh doanh các việc, nơi tâm đêm dài nghĩ muốn nguyện sanh
lên trời để cùng người bốn châu thường làm che hộ. Phải biết loại kia
chẳng lâu được làm bốn Đại Thiên vương, hộ cõi bốn châu. Như vậy, Bồ tát
nếu đem pháp giáo tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thí loại hữu tình tâm
không lẫn tiếc, phải biết chẳng lâu được làm Pháp Vương, đối tất cả pháp
đều được tự tại. Thiện Dũng Mãnh! Như loại hữu tình thành căn lành thù thắng thanh tịnh hơn
trước kẻ đã thành tựu, chỗ được của báu, trước ơn thí người, sau tự thọ
dụng; sự việc đã kinh doanh, trước vì hữu tình sau mới vì mình. Thượng tự
giữ hộ, chẳng bị phi pháp tham bất bình đẳng làm nhiễm dơ. Nơi tâm đêm dài
nguyện làm Thiên chủ, đối sở tu thiện nơi tâm vững chắc. Phải biết loại
kia chẳng lâu định sanh trời Ba mươi ba làm Thiên Đế Thích. Như vậy, Bồ
tát nếu đem pháp yếu tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thí loại hữu tình
không điều đoái tham keo rít, phải biết chẳng lâu định làm Pháp Vương, đối
tất cả pháp được đại tự tại. Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người được bốn phạm trụ, phải biết chẳng bao
lâu sanh nơi Phạm thiên. Như vậy Bồ tát nếu đem pháp yếu tương ưng Bát nhã
Ba la mật đa thí loại hữu tình không điều đoái lẫn, phải biết chẳng lạu
quay xe diệu pháp thí các hữu tình lợi ích an vui. Thiện Dũng Mãnh! Ví như cõi đất đến thời sắp mưa, thấy trên không trung
mây dày ngậm nhuận, trời đen tối nặng nề, giáng dần mưa lớn, ao hồ mương
rãnh nơi nơi đầy rẫy, cõi đất cao thấp trên dưới thấm nhuần. Mây dày phủ
xuống, nước ngọt thấm khắp, làm cho các thứ thuốc vật cỏ cây lùm rừng,
nhánh lá hoa quả thảy đều mậu thịnh, đất liền sông núi khí thơm bát ngát,
nơi nơi đều có hoa quả suối ao. Cõi đất bấy giờ lắm nên yêu thích. Loại
người phi người thấy vậy rồi vui mừng hớn hở, bẻ hái hoa quả, ngửi hương
nếm vị. Như vậy, Bồ tát hiện được Bát nhã Ba la mật đa tinh siêng tu học,
các Bồ tát này phải biết chẳng lâu được thấm nhuần Nhất thiết trí trí,
khéo năng tới vào Nhất thiết trí trí, sẽ năng khai hiển Nhất thiết trí
trí. Do đây thấm nhuần tất cả hữu tình, phân biệt khai chỉ Pháp bảo Vô
thượng. Thiện Dũng Mãnh! Ví như trong cung rồng chúa Vô Nhiệt có nước sanh rồi
chảy ra bốn sông lớn, đều tới một phương đầy rẫy biển cả. Như vậy, Bồ tát
trong tay Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây, lại năng đối trong tinh siêng
tu học, kia đều năng tuôn chảy được Đại Pháp, đem Đại Pháp thí hữu tình
đầy đủ. Thiện Dũng Mãnh! Ví như biển cả là chỗ nương giữ các nước, thường được
nhiều nguồn chảy về nương chứa. Như vậy, Bồ tát trong tay được Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm đây, tinh siêng tu học cho rất thông lanh, chẳng lâu
phải biết tất cả biển pháp mau lẹ phải thành pháp khí tất cả, thường làm
chỗ về tới các pháp, các pháp thế tục chẳng thể rối động. Thiện Dũng Mãnh! Như vừng nhật mọc lên che các ánh sáng. Như vậy, Bồ tát
sở học Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện ra thế gian, tất cả ngoại đạo thảy
đều ẩn mất. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát sở học Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện ra
thế gian làm pháp soi sáng cho tất cả loại hữu tình. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát xuất hiện thế gian làm căn lành soi sáng
các hữu tình, làm tịnh phước điền cho các loại hữu tình, tất cả hữu tình
đều nên cúng dường, tất cả hữu tình đều nên về tới, tất cả hữu tình đều
nên khen ngợi. Lại nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát học được Bát nhã Ba la mật đa,
đối trong các học là học tối thắng. Kẻ học như thế khắp làm đường tịnh
Niết bàn cho hữu tình. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Nếu học Bát nhã Ba la
mật đa, đối trong các học đệ nhất tối thắng, là diệu vi diệu, là thượng là
vô thượng, vô đẳng vô đẳng đẳng. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát học được Bát nhã Ba la mật đa, khiến tất
cả học đều đến rốt ráo, khắp thọ trì được tất cả sở học. Đối tất cả đều
năng khai thị, xô dẹp tất cả luận khác tà học. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng học Bát nhã Ba la mật đa, thời năng
tu hành được hạnh các Phật, các Bồ tát ba đời. Thiện Dũng Mãnh! Chư Phật Thế Tôn đối sở học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
đây đã chánh phải học, cực khéo an trụ, vì các hữu tình đã chánh phải
thuyết Học pháp Vô thượng thanh tịnh như thế. Thiện Dũng Mãnh! Sở học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế vượt khỏi
tất cả sở học thế gian, rất tôn rất thắng. Thiện Dũng Mãnh! Sở học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế là học tự
nhiên, tất cả thế gian không học nào kịp được. Thiện Dũng Mãnh! Nếu học Bát nhã Ba la mật đa, đối trong các pháp trọn
không sở học, nghĩa là hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi hoặc
vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu tội hoặc vô tội. Đối tất cả pháp
môn như thế thảy chẳng sanh chấp trước. Đối tất cả pháp vô trước mà trụ,
vì các hữu tình khai thị pháp sở học vô thượng thanh tịnh không trái
ngược. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp không dính không buộc,
không có chút pháp làm dính làm buộc mà hiện tại tiền. Do đây cũng không
được nghĩa mở rảnh. Thiện Dũng Mãnh! Sắc không dính không buộc cũng không mở rảnh, thọ tưởng
hành thức không dính không buộc cũng không mở rảnh. Nhãn không dính không
buộc cũng không mở rảnh, nhĩ tỷ thiệt thân ý không dính không buộc cũng
không mở rảnh. Sắc không dính không buộc cũng không mở rảnh, thanh hương vị xúc pháp
không dính không buộc cũng không mở rảnh. Nhãn thức không dính không buộc
cũng không mở rảnh, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức không dính không buộc cũng
không mở rảnh. Danh sắc không dính không buộc cũng không mở rảnh. Điên đảo, kiến thú, các
che, ái hành không dính không buộc cũng không mở rảnh. Tham sân si không
dính không buộc cũng không mở rảnh. Cõi Dục, Sắc, Vô sắc không dính không buộc cũng không mở rảnh. Hữu tình
giới, pháp giới không dính không buộc cũng không mở rảnh. Ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý
sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả và các tưởng kia không
dính không buộc cũng không mở rảnh. Địa thủy hỏa phong không thức giới không dính không buộc cũng không mở
rảnh. Duyên khởi, nhiễm tịnh không dính không buộc cũng không mở rảnh. Bố thí xan tham, trì giới phạm giới, an nhẫn giận dữ, tinh tiến lười
biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ không dính không buộc cũng không
mở rảnh. Khổ tập diệt đạo không dính không buộc cũng không mở rảnh. Niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi không dính
không buộc cũng không mở rảnh. Dứt điên đảo thảy không dính không buộc
cũng không mở rảnh. Tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không dính không buộc cũng không
mở rảnh. Vô lương thần thông không dính không buộc cũng không mở rảnh. Tận
trí, vô sanh trí, vô tạo tác trí và vô trước trí không dính không buộc
cũng không mở rảnh. Tận trí, vô sanh trí, vô tạo tác trí và vô trước trí
không dính không buộc cũng không mở rảnh. Minh và giải thoát, giải thoát
trí kiến không dính không buộc cũng không mở rảnh. Dị sanh, Thanh văn, Độc giác, Bồ tát, Phật địa không dính không buộc cũng
không mở rảnh. Pháp dị sanh, Thanh văn, Độc giác, Bồ tát, Phật không dính
không buộc cũng không mở rảnh. Sanh tử, Niết bàn không dính không buộc cũng không mở rảnh. Phật trí lực,
vô úy thảy không dính không buộc cũng không mở rảnh. Trí kiến quá khứ vị
lai hiện tại không dính không buộc cũng không mở rảnh. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp dính chẳng thể được, buộc chẳng
thể được. Dính buộc đã không có, từ kia mở rảnh cũng chẳng thể được. Thiện Dũng Mãnh! Nói dính buộc ấy, nghĩa là đối pháp tánh chấp dính trói
buộc; pháp tánh đã không có, nên chẳng thể nói có dính có buộc. Nói mở
rảnh ấy, nghĩa là rảnh khỏi dính buộc; hai kia đã không có, nên không mở
rảnh. Thiện Dũng Mãnh! Không mở rảnh ấy, là đối các pháp đều không có tánh năng
được mở rảnh. Nếu đối các pháp thấy được như thế, tức nói gọi tên là Vô
trước trí kiến. Thiện Dũng Mãnh! Nói vô trước ấy là đối trong ấy trước chẳng thể được. Vì
tánh trước vô trước, tánh trước không thật nên gọi vô trước. Vì đối trong
ấy năng trước, sở trước, do đây, vì đây, nhân đây, thuộc đây đều chẳng thể
được, nên gọi vô trước. Thiện Dũng Mãnh! Nói không buộc ấy, nghĩa là đối trong ấy buộc chẳng thể
được. Vì tánh buộc không buộc, tánh buộc không thật, nên gọi không buộc.
Vì đối trong ấy năng buộc, sở buộc, do đây, vì đây, nhân đây, thuộc đây
đều chẳng thể được nên gọi không buộc. Thiện Dũng Mãnh! Nếu đối các pháp không dính không buộc, làm sao đối pháp
nói được mở rảnh. Thiện Dũng Mãnh! Không dính không buộc, cũng không mở rảnh, lìa trói mát
mẻ, gọi chơn giải thoát. Thiện Dũng Mãnh! Nếu kẻ đối các pháp không chấp dính, thời không trói
buộc. Nếu đối các pháp không trói dính, thời không mở rảnh. Xa lìa ba sự
việc, lìa buộc mát mẻ, gọi chơn giải thoát. Thiện Dũng Mãnh! Như vậy, Bồ tát ngộ vào các pháp không dính không buộc
cũng không mở rảnh, được chơn trí kiến tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế, gần kề Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí. Thiện Dũng Mãnh! Ta đem vi diệu Pháp ấn Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như
thế ấn cho chúng các Bồ tát Ma ha tát, khiến dứt lưới nghi, tinh siêng tu
học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mau đến rốt ráo. Thiện Dũng Mãnh! Ta nay tự cầm lấy Pháp ấn như thế khiến trụ lâu đời lợi
vui hữu tình. Sở dĩ vì sao? Vì chúng Thanh văn của Ta không có thắng thần
lực năng duy trì được Pháp ấn vi diệu Bát nhã Ba la mật đa đến sau Ta diệt
độ, thời sau phần sau năm trăm năm sau nhiêu ích hữu tình. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Hiền Thủ Bồ tát, Đạo Sư Bồ tát thảy năm trăm Bồ tát
bậc Thượng thủ và Thiện Dũng Mãnh Bồ tát Ma ha tát rằng: Các ngươi nên học
Như Lai vô lượng vô số trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp đã từng tu nhóm Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế mà làm thượng thủ, tuôn chảy ra Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm, gây dựng ra Vô thượng Pháp tạng Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm. Các ngươi cần nên duy trì Pháp tạng như thế, sau Ta Biết bàn
thời sau phần sau năm trăm năm sau. Vô thượng Chánh pháp sắp muốn hoại
diệt, khi thời phận bắt đầu chuyển, nên rộng vì hữu tình tuyên nói khai
chỉ, khiến kia nghe rồi được lợi vui lớn. Khi đó, các Bồ tát nghe Phật dạy rồi, đều từ tòa đứng dậy đảnh lễ nơi chân
Phật, chắp tay cung kính đồng thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Chúng tôi phải học Như Lai vô lượng vô số trăm ngàn trăm ức
muôn ức kiếp đã từng tu nhóm Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mà làm thượng
thủ, tuôn chảy ra Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, gây dựng được Vô thượng
Pháp tạng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Chúng tôi phải duy trì Pháp tạng như thế, sau Phật Niết bàn thời sau phần
sau năm trăm năm sau, Vô thượng Chánh pháp sắp muốn hoại diệt, khi mà thời
phận bắt đầu chuyển, phải rộng vì hữu tình tuyên nói khai chỉ, khiến kia
nghe rồi được lợi vui lớn. Bạch Thế Tôn! Chính ở thời kia có khủng bố lớn, có hiểm nạn lớn, có bạo ác
lớn. Chính ở thời kia các loại hữu tình phần nhiều trọn nên nghiệp cảm
thiếu Chánh pháp, tâm tham dục nhiều, tham bất bình đẳng và bị tham phi
pháp làm ô nhiễm, keo rít ganh ghét trói buộc nơi tâm, nhiều hung bừng
bừng giận dữ, ưa lời thô ác, nịnh cong dối gạt, vui làm phi pháp, ômg
nhiều khinh dể, đấu tranh kiện cáo chống nhau, trụ bất luật nghị, bị say
đắm thèm thuồng che khuất, lười nhác tăng lên, siêng năng thấp kém, quên
mất chánh niệm, trụ biết bất chánh, mạnh miệng mổ dài, kiêu căng khinh
ngạo, ưa làm ác nghiệp, ẩn che nội tâm, tăng tham sân si, mỏng ít căn
lành, bị vỏ trứng vô minh che tối nên có các sở hành đều thuận đẳng ma,
đối thâm pháp luật hằng lòng oán hại, với Pháp bảo tạng thường làm đại
tặc, bẩm tánh tệ ác khó gần gũi được! Bạch Thế Tôn! Ngày nay chúng tôi quyết định duy trì được Như Lai vô lượng
vô số trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp căn lành đã nhóm Vô thượng Pháp tạng
như thế, làm cho hữu tình kia nhiêu ích lớn. Bạch Thế Tôn! Thời đại kia sẽ có số ít hữu tình đối Pháp tạng này siêng
cầu vui muốn tu học, tánh kia chất trực, không nịnh không dối, thà bỏ thân
mạng chẳng gây oán pháp, đối pháp cũng không phỉ báng chán bỏ. Các chúng
tôi cùng loại kia sẽ làm nhiêu ích, đối thâm pháp này chỉ hiện khuyên dẫn
khen gắng vui mừng khiến siêng tu học. Bấy giờ, Thế Tôn liền dùng thần lực hộ trì Bát nhã Ba la mật đa Pháp tạng
vô thượng nhiệm mầu sâu thẳm, khiến chúng ác ma thẳng thể hoại diệt được.
Lại dùng uy lực hộ kẻ năng thọ trì tinh tiến tu hành Pháp tạng đây, khiến
lưới ma phải rách, tự nhiên giải thoát, với sở tu hành mai đến rốt ráo. Khi đó, Phật mỉm cười phóng ánh sáng lớn soi khắp thế giới Tam thiên đại
thiên, trong người trên trời nơi nơi hữu tình nhờ ánh sáng Phật được thấy
lẫn nhau. Khi ấy chúng hội đây trời, rồng, dược xoa, kiện đạt phược, a tố
lạc, yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già và các thần chúng khác đều
cầm các thứ diệu hoa hương của trời dâng rải lên Thế Tôn mà vì cúng dường,
lại phát tiếng khen vịnh cao lớn rằng: Đức Như Lai rất lạ! Sức đại uy thần
hộ trì Pháp tạng và kẻ tu hành, khiến quan ác ma chẳng thể hoại diệt, xé
các lưới ma, được đại tự tại, đối sở tu hành mau tới rốt ráo. Nếu có các
thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tịnh tín đối pháp môn đây thọ trì đọc
tụng, vì người rộng nói, chẳng còn sợ hãi các ác ma quân. Nếu các Bồ tát
đối pháp môn đây thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, lại năng hàng phục
được các ác ma quân, mà tất cả ác ma chẳng thể làm lưu nạn. Bấy giờ, Phật bảo Thiện Dũng Mãnh rằng: Như vậy như vậy, như trời thảy vừa
nói. Thiện Dũng Mãnh! Như Lai đối pháp môn vô thượng đây vì các ác ma đã kiết
cương giới, khiến chúng ác ma có bao chài lưới đối pháp môn này chẳng thể
làm ngại. Thiện Dũng Mãnh! Ngày nay Như Lai nương pháp môn đây đẩy lui bấy nhiêu thế
lực các ác ma. Thiện Dũng Mãnh! Ngày nay Như Lai hộ pháp môn đây ngăn cản
các ác ma khiến chẳng sanh tổn. Thiện Dũng Mãnh! Nếu có các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tịnh tín đối
pháp môn này thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, tất cả ác ma chẳng thể
làm rối loạn, mà năng hàng phục các ác ma oán. Nếu các Bồ tát đối pháp môn
đây thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, khắp năng hàng phục được tất cả
ma quân, thí các hữu tình lợi ích an vui. Thiện Dũng Mãnh! Pháp môn như thế chẳng phải bàn tay các loại hữu tình tạp
nhiễm tệ ác năng cầm tới được. Thiện Dũng Mãnh! Pháp môn như thế chẳng phải chỗ hành địa của kẻ bị chài
lưới ma bắt trói. Thiện Dũng Mãnh! Pháp môn như thế là chỗ hành địa của kẻ tánh điều thiện
cực thông huệ. Thiện Dũng Mãnh! Như voi ngựa cực điều thiện thông huệ, chẳng phải bậc
tiểu vương thảy mà cưỡi ngự được, nó cũng chẳng xuất hiện ra ở thời tệ ác,
duy chỉ là vị Luân vương mới thọ dụng được. Do đấy xuất hiện ở thời đại
kia, kẻ điều nhu cực thông huệ mới năng thọ dụng được pháp môn đây, nên
pháp môn này mới rơi vào tay kia. Thiện Dũng Mãnh! Ví như Trai Giới Long Vương, Thiện Trụ Long Vương, Ai La
Phiệt Nõa Long Vương, kia chẳng vì người chỗ thọ dụng và vì thấy vậy mà
hiện ra trước, cũng lại chẳng vì các Thiên chúng khác chỗ thọ dụng vậy mà
hiện ra trước, chỉ vì Thiên chúng điều nhu thông huệ chỗ thọ dụng nên hiện
ra trước vậy. Như Thiên Đế Thích nghĩ cùng Thiên chúng qua chỗ dạo chơi.
Khi sửa sang nghiêm giá như vậy, Long kia hiện làm tướng trạng như thế đến
hiện ra trước. Kia vì Thiên đế thảy chỗ thọ dụng vậy. Như vậy, nếu co kẻ
Thiện sĩ Vị nhân đế mới năng thọ dụng được pháp môn sâu thẳm đây, nghĩa là
năng lóng nghe thọ trì đọc tụng, vì loại hữu tình tuyên thị phân biệt. Kia
đối pháp đây làm đại trang nghiêm, năng đại lưu thông, làm đại Pháp soi,
thành đại Pháp hỷ, thọ đại Pháp lạc. Thiện Dũng Mãnh! Nếu đối Bát nhã Ba la mật đa pháp môn sâu thẳm, thọ trì
một câu hãy được vô lượng vô biên công đức, huống có đối kinh Đại Bát Nhã
đây năng đủ thọ trì, chuyển đọc biên chép, cúng dường lưu bố, rộng vì
người nói, kia chỗ được phước chẳng thể nghĩ bàn! Thiện Dũng Mãnh! Duy chỉ kẻ tánh điều nhu cực thông huệ mới năng nhiếp thọ
được pháp môn như vầy. Nếu kẻ chẳng điều nhu cực thông huệ, đối pháp sâu
thẳm đây chẳng phải cảnh giới của kia. Thiện Dũng Mãnh! Ta vì dứt các nghi ngờ cho hữu tình nên thuyết kinh Đại
Bát Nhã như đây. Khi thuyết pháp này vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát được Vô sanh pháp
nhẫn. Lại có vô biên các loại hữu tình đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng
giác. Bấy giờ Như Lai ký kia quyết định sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề. Khi Đức Bạc Già Phạm Thế Tôn thuyết kinh này rồi, Thiện Dũng Mãnh thảy các
Đại Bồ tát và bốn chúng, trời, rồng, dược xoa, kiện đạt phược, a tố lạc,
yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già, người, phi người thảy, tất cả
đại chúng nghe Phật đã thuyết đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.
Nguồn: www.quangduc.com