KINH PHẬT
THUYẾT PHẬT DANH
(Kinh Vạn Phật)
Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc,
Tam
Tạng Pháp Sư Bồ Ðề Dịch Ra
Hoa Văn
Tỳ Khưu
Thích Thiện Chơn
Dịch Ra Việt Văn
---o0o---
MỤC LỤC
-
- * Lời
nói đầu
* Lời tựa
* Ðầu Quyển Sự Nghi
-
- Quyển Thứ 01
-
- Quyển Thứ 02
-
- Quyển Thứ 03
-
- Quyển Thứ 04
-
- Quyển Thứ 05
-
- Quyển Thứ 06
-
- Quyển Thứ 07
-
- Quyển Thứ 08
-
- Quyển Thứ 09
-
- Quyển Thứ 10
-
- Quyển Thứ 11
-
- Quyển Thứ 12
-
-
Kính thưa chư
vị Tôn Ðức,
Kính thưa các Ðạo hữu xa gần,
Từ gần mười năm nay, hàng ngày vào
buổi chiều, vợ chồng tôi đi chùa tụng kinh Pháp Hoa dưới sự hướng
dẫn của Thầy trụ trì, mỗi ngày một phẩm, hết quyển lại bắt đầu lại
từ đầu....
Cho đến khi có cơ duyên đưa đến, có
người tặng cho chùa một số kinh Vạn Phật (mới xuất bản tháng 9/ 2000
ở VN.) và do sự khuyến khích của Thầy trụ trì, mỗi chiều sau thời
kinh Pháp Hoa, chúng tôi lạy Phật và niệm hồng danh sám hối theo
kinh Phật Thuyết Phật Danh (Kinh Vạn Phật). Mỗi ngày niệm danh hiệu
100 vị Phật và lạy 100 lạy.
Khi lạy và niệm đến phần cuối của
quyển thứ bảy, tức là đã lạy và niệm được 6800 vị Phật, tự nhiên một
nỗi cảm xúc rất mạnh chợt dâng lên trong lòng khi tôi nghĩ về tình
thương của Ðức Phật Thích Ca đối với chúng sanh, làm cho nước mắt
tôi đã trào ra và ngay khi đó tôi nguyện: Tôi sẽ đánh máy lại toàn
bộ quyển kinh Vạn Phật (Tức là kinh Phật Thuyết Phật Danh) để phổ
biến trên các Web site Phật Giáo để cống hiến cho chư vị Phật tử nào
chưa có duyên để biết về kinh này.
Mục đích của chúng tôi là để cho
chúng ta cùng thấy rằng đạo Phật và Ðức Phật của chúng ta quá cao
siêu: Chẳng những Ðức Phật nói cho chúng ta biết trong không gian vô
tận này có không biết bao nhiêu là thế giới mà Ðức Phật còn biết và
chỉ rõ cho chúng ta tên từng thế giới và ở thế giới nào có những vị
Phật nào... Chẳng những vậy mà Ðức Phật còn cho chúng ta biết Phật
nào ở thế giới nào có cha tên gì, mẹ tên gì, vợ tên gì, con tên gì
ngay cả đệ tử của Phật đó là những ai tên là gì...v...v.... Trong
khi khoa học hiện tại còn chưa tìm thấy một thế giới nào khác ngoài
thế giới của chúng ta...
Vẫn biết rằng mình tuổi đã cao, đánh
máy lại không giỏi, phải một thời gian dài mới đánh máy xong danh
hiệu của mười một ngàn một trăm (11,100) vị Phật nhưng tôi tự hứa là
phải làm cho được... Và mong rằng việc làm của tôi sẽ mang lại một
chút lợi lạc nào đó cho hàng Phật tử hữu duyên.... Và việc làm này,
nếu có một chút công đức nào đó thì tôi xin hồi hướng về cho tất cả
chúng sanh hữu hình hay vô hình để có đủ thuận duyên quy hướng về
Phật Ðạo.
Sau đây tôi sẽ chép lại nguyên văn
quyển kinh Vạn Phật của dịch giả là Thầy Thích Thiện Chơn, Giáo Hội
phật Giáo Việt Nam, do nhà xuất bản Tôn Giáo xuất bản năm 2000.
Tôi cũng xin được ghi chú ở đây là
tôi chỉ làm công việc chép lại nguyên văn. Những đoạn nào hay chữ
nào có dấu (*) , đó là do tôi làm dấu để nói rõ là đoạn đó hay chữ
đó đã được tôi kiểm lại, tức là không sai với nguyên văn.
-
Nay Kính,
- Úc Châu,
Mùa Vu Lan 2001
-
Minh
Liên
Nhân mùa
kiết Ðông tại chùa Phước Lâm, xã Thân Cửu Nghĩa quận Bến Tranh, tỉnh
Ðịnh Tường. Chúng tôi được Ðại Ðức Thích Ðăng Quang chùa Hải Tuệ
(Trương Minh Giảng) Sài gòn đem bộ kinh Phật thuyết Phật danh yêu
cầu dịch ra Việt văn cho Tăng chúng và đồng bào Phật tử dễ đọc tụng.
Chúng tôi toàn thể Tăng chúng kiết Ðông do sư cụ Hòa Thượng Thích
Hoằng Ðức chùa Hội Long (Long An) trụ trì rất vui mừng nên đã đảnh
lễ Tam Bảo cầu gia hộ bắt đầu phiên dịch.
Kinh Phật thuyết Phật danh, Phật
nói ra một vạn một ngàn một trăm vị Phật, tuy có vị trùng danh,
nhưng chẳng phải trùng Phật, chúng ta đọc hết bộ kinh này, như đến
được cảnh giới Phật, thật là một bộ kinh tối thượng Ðại thừa, phước
đức vô lượng vô biên. Nước Việt Nam ta chưa được lưu hành, hôm nay
nhờ sự quảng đại bá tâm của chư sơn và thiện tín, góp công và của in
ra chữ Việt thật là một món pháp bảo vô giá.
Chúng tôi cầu chúc nhiều người
được thấy được nghe, đồng hưởng pháp lợi của Phật, đồng chứng cảnh
Niết Bàn, hết khổ, an lạc. Ấy mới thỏa mãn bổn nguyện thuyết pháp độ
sinh của mười phương chư Phật vậy.
Hôm nay với kết quả được hoàn tất
là nhờ công phu của các sư huynh trợ giúp. Chúng tôi xin hồi hướng
công đức này cầu nguyện thế giới hòa bình cửu huyền thất tổ thất thế
phụ mẫu siêu sanh Tịnh độ và pháp giới chúng sanh đồng thành Phật
đạo.
Nam mô Thường
Tinh Tấn Bồ Tát.
Năm Kỷ Dậu (1969 - PL. 2512)
Sa Môn Thích Thiện Chơn
Cẩn chí
KINH LỄ
PHẬT DANH
Minh, Ðiền
Nam, Sa Môn Minh Tâm tập. Muốn cầu Thánh quả, trước sám hối tội
khiên, ba nghiệp trong sạch, mới lên đường giác. Tưởng thấy chúng ta
lâu khốn trong ngục tù sinh tử, tội ác chứa đầy, của pháp công đức
tiêu hết không còn. Quân chủ Ma Vương có thế lực lớn, nếu chẳng phải
oai thần, chư Phật, không do đâu giải đặng. Lại nữa sinh chẳng gặp
thời, mắt chưa thấy thân tướng hảo đứng ngồi thần biến, tai chưa
nghe tiếng Phạm sâu xa nói các dạy răn, gặp kiếp rốt này phiền não
càng lừng, khổ nạn ngày thêm, nháy thở gần cái đau ba đường, sát na
lầm cái bi muôn kiếp, mỗi khi lặng nghĩ, thần kinh ý khiếp.
May đặng gặp hồng danh chư Phật này,
gọi là tờ đại xá mở khám ngục, thuyền lành cứu kẻ biển chìm. Thích
Ca Như Lai miệng vàng rành rạnh khuyên dạy qui mạng như thế, há
chẳng khẩn đáo đầu thành.
(Cú kinh văn này mười môn phân nghĩa
hiệp ám nghi.
Thiên Thai khoa kể mười môn, không
chút bớt thêm. Kinh này gốc do Phật nói, sám ấy ra từ ý Tổ, nay hãy
cứ sự xuất kinh, trần ý Phật Tổ, làm sám nghi này, mong chư hiền so
ý rõ lý, thoảng nếu hiệp thánh tâm, xin xưng dương mà truyền bố.)
I. SẠCH BA NGHIỆP
Kinh nói:: "Nếu Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni
v...v... có phạm tội trong căn bổn, muốn sám hối, phải tắm rửa sạch
sẽ, mặc áo sạch mới, chẳng ăn huân tân v..v.."
II. NGHIÊM ÐẠO TRÀNG
Hãy nơi chỗ sạch, sửa sang trong
thất, dùng các phướn hoa trang nghiêm đạo tràng, bùn thơm tô vẽ,
treo bốn mươi chín phướn trang nghiêm tòa Phật, an để tượng Phật,
đốt các thứ hương, rải các thứ hoa, nhất tâm qui mạng chư Phật mười
phương, xưng danh lễ bái, tùy sức tùy tâm, như thế chí tâm, mãn bốn
mươi chín ngày, tội ác trừ diệt, trừ chẳng chí tâm. Thiên Thai sắp
nghiêm đàn ở trước, đây thuận văn kinh, nên "sạch ba nghiệp ở
trước".
III. LẬP HOẰNG THỆ
(Tức là phát tâm bồ đề)
Lấy nguyện đại trừ bi, cứu khổ chúng
sanh, ai chưa độ khiến độ, ai chưa giải khiến giải, ai chưa an khiến
an, ai chưa Niết Bàn khiến đặng Niết Bàn, ngày đêm ngẫm nghĩ Như Lai
xưa làm khổ hạnh, từ vô lượng kiếp chịu các khổ não, chẳng sinh nhàm
mỏi, vì cầu Vô Thượng Bồ Ðề mà nơi tất cả chúng sinh, tự sinh tâm
thấp như tâm tôi ở... v...v...
IV. TU CÚNG DƯỜNG
Một sắc một hương nhờ sức Phổ Hiền
vận làm cúng lớn khắp cùng pháp giới, cúng dường Tam bảo, tưởng thân
tâm mình khắp mười phương cõi, tu hạnh Phổ Hiền, lấy các cúng dường,
lại tưởng Tam Bảo giáng đến đạo tràng nhiếp thọ cúng dường. Như thế,
điều chỉnh oai nghi, nhiểu đàn niệm hương, kỉnh bày cúng dường xưng
niệm:
Nam Mô Ðại Hạnh phổ Hiền Bồ Tát
(ba lần)
Chúng cầm hương hoa, trải cụ dựa
đứng, hãy nghĩ tất cả Tam Bảo và chúng sanh pháp giới với thân tâm
ta không hai không khác, chư phật đã ngộ, chúng sanh còn mê, ta vì
chúng sanh lật đổ mê chướng mà lễ sự Tam Bảo. Nghĩ như vậy rồi hãy
xướng rằng:
Tất cả cung kính nhất tâm đảnh lễ
thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo
(một lạy rồi đốt hương rải
hoa, người chủ sám xướng rằng):
Chư chúng đẳng này, đều đều hồ quì,
nghiêm cầm hương hoa như pháp cúng dường.
(Chúng xướng):
- Nguyện mây hương hoa
này,
- Khắp đầy mười phương
cõi,
- Mỗi mỗi cõi chư Phật,
- Vô lượng hương trang
nghiêm,
- Khẳm đủ đạo Bồ Tát,(*)
- Thành tựu hương Như lai.
(Chúng rải hoa rồi, cúi mọp tưởng
rằng):
- Hương hoa tôi đây khắp
mười phương,
- Dùng làm đài sáng trưng
mầu nhiệm,
- Âm nhạc, hương báu của
các trời.
- Ðồ ngon, áo báu của các
trời.
- Trần pháp mầu chẳng khá
nghĩ bàn.
- Mỗi mỗi trần ra tất cả
trần.
- Mỗi mỗi trần ra tất cả
pháp.
- Xây quây vô ngại lẫn
trang nghiêm.
- Khắp đến mười phương
trước Tam Bảo.
- Mười phương pháp giới
trước Tam Bảo.
- Ðều có thân tôi tu cúng
dường.
- Mỗi mỗi đều thảy khắp
pháp giới.
- Kia kia không tạp không
ngăn cản.
- Tột chốn vị lai làm Phật
sự.
- Khắp xông pháp giới các
chúng sanh.
- Ðược xông đều phát tâm
Bồ đề
- Ðồng vào vô sinh chứng
trí Phật.
Tưởng rồi xướng rằng:
Cúng dường rồi tất cả cung kính.
V. THỈNH TAM BẢO
Muốn cầu phước sám tội, phải nơi
ngày đầu sắm cúng, tỏ thỉnh Tam Bảo công đức, nhóm cả nơi đạo tràng,
rồi sau đảnh lễ.
Y kinh góp ra bài thỉnh Phật dón
lược. Ðều cầm lư hương, theo vị tỏ thỉnh, tưởng mỗi mỗi tượng dắt
các quyến thuộc, mây nhóm đạo tràng an ngồi nhiếp thọ. Hồ quì tán
(khen) rằng:
Pháp thân chư Phật, vốn không đi
cũng không lại, vì độ chúng sinh, bày có diệt cũng có sinh. Tròn
sáng bốn trí, lên cao từng trời đệ nhất nghĩa ; đầy đủ muôn đức,
bóng rải nơi biển cõi mười phương.
Làm đại thí chủ, sánh bảo châu kia
tùy ý ; làm đại y vương, so cây thuốc vườn thiện kiến.
Có thỉnh ắt ứng, như hang trống đáp
tiếng vang ; đồng ích quần sinh, tựa sáng xuân mà rải bóng.
Bọn ta chúng sinh, đắm chìm năm
trược thường đeo tám khổ, chưa thấy cái thân tướng tốt, nay nghe
danh hiệu công đức, kính nghiêm khiết đàn tràng này sám bày hương
cúng, xa hư không chiêm ngưỡng, đảnh lễ xưng danh, nguyện chư Thế
Tôn lãnh các quyến thuộc mà lai lâm, giáng oai quang mà cứu thế. Bồ
Tát, Thinh Văn, Thiên Long vệ pháp, Thần vương hiển mật, chơn tể vô
biên, kỳ tỏ thỉnh để lai sâm, mong sở cầu đều ban tứ.
Chúng con nhất tâm, qui mạng phụng
thỉnh:
Nhất tâm phụng thỉnh: Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật A Súc
phương Ðông, tột cõi phương Ðông vô lượng vô biên chư Phật Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Tổ Mãn
phương Nam, tột cõi phương Nam vô lượng vô biên chư Phật Thế tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Vô Lượng
Thọ phương Tây, tột cõi phương Tây vô lượng vô biên chư Phật Thế
Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Nan Thắng
phương Bắc, tột cõi phương Bắc vô lượng vô biên chư Phật Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Trị Ðịa
phương Ðông Nam, tột phương Ðông Nam vô lượng vô biên chư Phật Thế
Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Na La
Diên phương Tây Nam, Tột phương Tây Nam vô lượng vô biên chư Phật
Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Nguyệt Quang
Diện phương Tây Bắc, tột phương Tây Bắc vô lượng vô biên chư Phật
Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Tịch Chư
Căn phương Ðông Bắc, tột phương Ðông Bắc vô lượng vô biên chư Phật
Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Thật Hành
phương dưới, tột cõi phương dưới, vô lượng vô biên chư Phật Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Phật Vô Lượng
Thắng phương trên, tột cõi phương trên, vô lượng vô biên chư Phật
Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Mười phương
thế giới, tột đời quá khứ, hoặc một kiếp, hoặc nhiều kiếp, từ lâu
vào Niết Bàn, mới vào Niết Bàn, như thế...v...v... vô lượng vô biên
chư Phật Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Mười phương
thế giới hiện trụ mạng sống, hoặc đồng tên, hoặc khác tên, đã chuyển
pháp luân, chưa chuyển pháp luân, như thế..v...v... vô lượng vô biên
chư Phật Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Mười phương
thế giới cùng chốn vị lai, hoặc Báo thân, hoặc Tu thân, đã ngồi đạo
tràng, chưa ngồi đạo tràng, như thế...v...v... vô lượng vô biên chư
Phật Thế Tôn.
Nhất tâm phụng thỉnh: Thân Pháp,
Báo, Hóa chư Phật, Phật ba mươi hai tướng, tám mươi món tốt, như
thế...v...v... vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý
nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường,
duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Thân, Giới,
Ðịnh, Huệ, chư Phật, giải thoát, giải thoát tri kiến, như
thế...v...v... vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý
nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường,
duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Mười sức, vô
úy, chư Phật, đại bi ba niệm, mười tám chẳng cọng, thần thông đạo
lực, như thế...v...v... vô lượng vô biên công đức, chúng con đem
thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi
cúng dường, duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Chư Phật Thế
tôn trong kinh Phật Danh tùy danh hiện tượng, ứng vật thí an, như
thế...v...v... vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý
nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường,
duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Mười hai phần
giáo pháp tạng Hiển Mật, Thiên, Viên, Ðốn, Tiệm kinh Phật
danh...v...v... vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý
nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường,
duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Ðại Trí Văn
Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát, oai quang trí huệ, rạng chiếu pháp
giới, thượng thủ (dắt đầu) (*) của chúng, trong hội chư Phật và các
quyến thuộc. Chúng con đem thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương,
một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Ðại Hạnh Phổ
Hiền Bồ Tát ma ha tát, tự tại thần thông, khắp cùng ba cõi, trưởng
tử của Phật trong hội chư Phật và các quyến thuộc. Chúng con đem
thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi
cúng dường, duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Chư Pháp Vương
Tử, oai đức danh đồn, ba Hiền mười Thánh, Ðẳng, diệu hai giác, như
thế...v...v... vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý
nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường,
duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Chư đệ tử
Phật, bóng vang (ảnh hướng) quyền thật, năm Quả bốn Hướng, như
thế...v...v... vô lượng vô biên công đức, chúng con đem thân khẩu ý
nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen ngợi cúng dường,
duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Quyến thuộc
chư Phật, Thần Vương Hiển, Mật, đều dạo nơi cửa giải thoát, đồng đi
trên đường nhất thừa, dẫn tiếp quần sinh trang nghiêm cõi Phật: Tỳ
Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thác
Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, các thứ trạng mạo,
tin pháp luân Như Lai, chuyển pháp luân Như lai, như thế...v...v...
vô lượng vô biên Thiên Long vệ pháp đều lãnh quyến thuộc. Chúng con
đem thân khẩu ý nghiệp khắp đầy mười phương, một lúc lễ bái khen
ngợi cúng dường, duy nguyện lai lâm.
Nhất tâm phụng thỉnh: Xá Lợi
Phất..v..v.. vô lượng vô biên Tăng đại Thinh Văn. Duy nguyện nương
sức bổn nguyện thương xót chúng con, giáng đến đạo tràng, ủng hộ
nhiếp thọ, khiến sở cầu như nguyện, đều đặng thành tựu.
Duy nguyện chư Phật Bồ Tát, Bích
Chi, La Hán, Thiên Long vệ pháp và các quyến thuộc, đều hiện sức oai
đức thần thông, giáng đến đạo tràng, nhiếp thọ cúng dường, tùy hướng
đi đến, an tòa mà ngồi, vận tâm đại bi, chung thò cứu vớt, khiến đạo
tràng này, Tăng chúng an hòa, mừng theo thấy nghe, đều đượm thắng
lợi, sinh những phước huệ chưa sinh, sạch những lỗi lầm chưa sạch,
xa đến mười phương vô biên pháp giới, sáu đường bốn loài, ngậm linh
ôm thức, cha mẹ nhiều đời, thân duyên trải kiếp, đồng giải tội lỗi,
đồng lên giải thoát. Nguyện các thế giới, mưa thuận gió hòa, vật ổn
dân an, các duyên đẹp ý. Lại cầu đại bi kiên cố, chẳng xả quần sanh,
chúng con ai cầu (tha thiết khẩn cầu) nguyện tứ gia bị.
Trên đây kỳ nguyện nơi ngày đầu
tiên. Sau đây tùy mỗi ngày, sau khi tu cúng dường xong, tỏ xuống ý
nguyện, ý ở nơi cầu xin trước Phật, thành tựu các đức.
VI. TRẦN ÐẠI NGUYỆN
Ðệ tử (tên.....) v...v..., nay ở
trong di pháp của Thích Ca Như Lai, đặng nghe hồng danh công đức
mười phương chư Phật, cẩn đây kính tu cúng mọn, với tỏ đảnh lể,
nguyện chư Như Lai mắt Phật xem xét, tâm bi nhiếp thọ, đều khiến
chúng con, tội chướng tiêu trừ, căn lành thêm lớn. Chư Phật Thế Tôn
bao nhiêu tất cả công đức thân tâm, y chánh trang nghiêm, con và
chúng sinh nguyện đều thành tựu.
Nguyện trong chiêm bao và khi mạng
chung, thấy mười phương Phật, sinh cõi Phật Tịnh, đặng tổng trì mầu,
các lành tranh nhóm, hạnh nguyện Phổ Hiền, mau đặng tròn đầy, của
pháp hai thí, phước huệ hai nghiêm, tột chốn vị lai, trang nghiêm
pháp giới, nguyện chẳng thôi dứt. Duy nguyện chư Phật thầm xong gia
hộ.
VII. KHEN CÔNG ÐỨC
Trời người thấy Phật, ắt trước khen
đức rồi sau làm lễ.
Nay cứ lấy kệ thường khen Phật, sấp
trước các kinh, gọi là "biết đức khá về" ân cần đảnh lể.
VIII. XƯNG DANH ÐẢNH LỄ
(Trong mỗi một lễ tưởng rằng):
- Hay lạy chỗ lạy tánh
rỗng vắng.
- Cảm ứng xáp đường khó
nghĩ bàn.(*)
- Ðạo tràng tôi đây như
ngọc vua.
- Mười phương chư Phật
hiện bóng trong.
- Thân tôi bóng hiện trước
chư Phật.
- Ðầu mặt tiếp chân qui
mạng lễ.
IX. SÁM HỐI PHÁT NGUYỆN
Cái ý lễ Phật, là chuyên cần phước
sám tội, giờ ngắn chẳng kịp sáu thời sám nguyện, chỉ mặt trời tối
sám hối phát nguyện. Mỗi khi lễ Phật xong, tâm tưởng rằng:
Con và chúng sinh, vô thỉ thường bị
ba nghiệp sáu căn tội nặng ngăn chướng, chẳng thấy chư Phật, chẳng
biết nẻo ra, chỉ thuận sinh tử, chẳng biết lý mầu. Con nay tuy biết,
con cùng chúng sinh đồng bị tất cả tội nặng ngăn chướng, nay đối
trước Phổ Hiền và mười phương Phật, khắp vì chúng sinh, qui mạng sám
hối, duy nguyện gia hộ khiến tội chướng tiêu diệt.
(Tưởng rồi xướng rằng):
Khắp vì bốn ơn ba cõi, pháp giới
chúng sinh, đều nguyện dứt trừ ba chướng, qui mạng sám hối.
(Xướng rồi năm vóc gieo đất, tâm
lại tưởng rằng):
Con và chúng sanh, vô thỉ đến nay,
do ái kiến mà trong kể ngã nhơn, ngoài thêm bạn dữ, chẳng mừng theo
một chút việc lành của người, duy khắp ba nghiệp rộng tạo các tội,
việc tuy chẳng nhiều tâm ác khắp bủa, ngày đêm nối nhau, không có hở
dứt, che dấu lỗi lầm chẳng muốn người biết, chẳng sợ đường dữ, không
hổ không thẹn, bác không nhân quả, nên từ ngày nay sâu tin nhân quả,
sanh hổ thẹn nhiều, sanh sợ sệt lớn, phát lồ sám hối, dứt tâm nối
nhau, phát tâm Bồ Ðề, dứt dữ tu lành, siêng răn ba nghiệp đổi tội
nặng xưa, mừng theo một chút việc lành của phàm thánh, nhớ mười
phương Phật có phước huệ lớn, hay cứu vớt con và các chúng sanh, từ
hai biển sanh tử, đến bờ ba đức. Từ vô thỉ đến nay, chẳng biết các
pháp bổn tánh rỗng vắng tạo nhiều việc dữ, nay biết rỗng vắng, vì
cầu Bồ đề, vì độ chúng sanh, rộng tu các việc lành, khắp dứt các dữ,
cúi xin chư Phật, từ bi nhiếp thọ.
(Tưởng rồi xướng rằng):
Chí tâm sám hối: Con từ thế giới vô
thỉ đến nay, thân khẩu ý nghiệp, làm hạnh chẳng lành, nhẫn đến chê
kinh phương đẳng, tội năm nghịch...v...v..., nguyện đều tiêu diệt,
lấy nhân duyên công đức lễ Phật nay, nguyện đầy đủ hạnh Ba la mật,
nguyện hồi hướng Vô thượng Bồ đề, nguyện đầy đủ các Ba la mật tất cả
Bồ Tát. Từ ngày nay con học Bồ Tát ma ha tát quá khứ vị lai hiện tại,
tu hành đại xả, phá ngực xuất tim thí cho chúng sinh, như Bồ Tát Trí
Thắng và vua Ca Thi...v...v...., xả thê tử..v...v..., bố thí người
nghèo cùng, như Bồ Tát Bất Thối và vua A Lý La Na, Tu Ðạt Na, và vua
Trang Nghiêm..v...v..., lâu ở địa ngục cứu khổ chúng sinh, như Bồ
Tát Ðại Bi, và Thiên Tử Thiện Nhãn..v...v..., cứu chúng sinh ác hạnh,
như Bồ Tát Thiện Hạnh, và vua Thắng Hạnh..v..v..., xả não trời báu
trên đầu và lột da đầu mà cho, như Bồ Tát Thắng Thượng Thân, và
Thiên Tử Bảo kế..v..v.., xả mắt bố thí, như Bồ Tát ái Tác và vua
Nguyệt Quang..v..v.., xả tai mũi bố thí như Bồ Tát Vô Oán và Thiên
Tử Thắng Khứ...v...v..., xả răng bố thí nhu Bồ Tát Hoa Xỉ và vua Lục
Nha Tượng..v...v.., xả lưỡi bố thí, như Bồ Tát Bất Thối và vua Thiện
Diện..v...v..., xả tay bố thí như Bồ Tát Thường Tinh Tấn và vua Kiên
Ý..v...v..., xả huyết không hối, như Bồ Tát pháp Tác và Thiên Tử
Nguyệt Tư...v...v..., xả thịt và tủy, như Bồ Tát An Ổn và vua Nhất
Thiết Thí..v..v.., xả ruột non, ruột già, gan, phổi, tỳ, thận, như
Bồ Tát Thiện Ðức và vua Tự Viễn Ly Chư Ác...v...v..., xả lóng đốt
tất cả lớn nhỏ nơi thân, như Bồ Tát Pháp Tự Tại và Thiên Tử Quang
Thắng..v..v..., xả da thửa nơi thân, như Bồ Tát Thanh Tịnh Tạng và
Thiên Tử Kim Sắc, nai chúa Kim Sắc, xả ngón tay chân, như Bồ Tát
Kiên Tinh Tấn và vua Kim Sắc...v...v...
Xả móng tay chân, như Bồ Tát Bất Khả
Tận và Thiên Tử cầu Thiện Pháp..v..v...., vì cầu pháp mà vào hầm lửa
lớn, như Bồ Tát Tinh Tấn..v...v..., vì cầu pháp mà bán thân khoét
tim chẻ xương xuất tủy, như Bồ Tát Ðà Ba Lôn và vua Kim Kiên..v...v...;
chịu tất cả khổ não, như Bồ Tát Cầu Diệu Pháp và Ðại Vương Tốc
Hành..v...v...; xả bốn đại địa dưới trời và tất cả trang nghiêm, như
Bồ Tát Ðắc Ðại Thế Chí và Thiên Tử Thắng Công Ðức Nguyệt...v...v...
Xả thân như Bồ Tát Ma Ha Tát Ðỏa và
Ma Ha Bà La..v..v..., làm thị giả (kẻ hầu) cấp sử như vua Thi
Tỳ..v..v.. Tóm mà nói, tất cả hạnh Ba La Mật của chư Bồ Tát quá khứ,
vị lai, hiện tại, nguyện con cũng thành tựu như thế.
Các tràng hoa hương mầu, các kỹ nhạc
mầu, mười phương thế giới, con mừng theo cúng dường Phật, Pháp,
Tăng, lại quày phước đức ấy thì tất cả chúng sanh, nguyện nhân phước
đức này các chúng sanh và cả thảy chẳng đọa đường dữ, nhân phước đức
này, đủ tám muôn bốn ngàn chư hạnh Ba La Mật, mau đặng trao thọ ký A
nậu đa la tam miệu tam Bồ Ðề, mau đặng địa lớn, chẳng thối chuyển,
mau thành vô thượng Bồ Ðề.
Sám hối phát nguyện rồi, qui mạng lễ
Tam Bảo.
Văn này xuất từ Kim Khẩu (miệng
vàng) của Phật, ở quyển thứ chín, nay riêng trích ra đây mỗi khi lạy
Phật xong tiện bề đọc tụng. Hoặc tụng các sám.
Tùy danh hiệu Tam Bảo trong bổn
kinh, niệm để nhiễu đàn. Ðây chỉ niệm hiệu Phật Di Ðà, nhiễu đàn hồi
hướng, cầu xin an dưỡng, nhờ oai quang của chư phật, ắt mong sen lên
thượng phẩm, gần có thời kỳ nương mây cúng Phật, xa có hy vọng Long
Hoa thọ ký.
- Tự uy y Phật...
Tự quy y Pháp....
Tự quy y Tăng...
Hòa nam Thánh Chúng.
(Ba câu tự quy y, tùy nói chữ hay
nghĩa cũng được.)
X. TU QUÁN HẠNH
Các sám đều tùy kinh lập quán. Kinh
này là danh hiệu chư Phật, danh y thân lập, thân do quán rõ. Quán,
là không, giả, trung; thân thì pháp, báo, hóa.
Như trên xưng mỗi mỗi tên, tưởng kệ
lễ Phật lấy quán đảnh lễ, đã là ba thân đồng lập, muôn đức đều nên,
vì bởi căn theo lợi độn, tin có cạn sâu, công đức thân Phật cũng khó
nghĩ bàn, tùy tâm mà đặng, phước chẳng luống uổng như uống nước biển,
đều khiến no đủ. Lại nơi kế sau khi lễ Phật, nhiếp tâm nhập quán,
chính tưởng thành tựu, bèn đặng tam muội chư Phật hiện tiền, chư
Phật mười phương đến hiện trước mặt. Ta đem mây thân vô tận lại từ
tòa dậy, thay khắp chúng sinh, qui mạng sám hối.
Sám nguyện xong, tụng danh hiệu này
nhiễu đàn, sau ba tự quy y.
- Nam mô Thập phương Phật.
- Nam mô Thập phương Pháp.
- Nam mô Thập phương Tăng.
- Nam mô Thích Ca Mâu Ni
Phật.
- Nam mô A Di Ðà Phật.
- Nam mô Ðương Lai Di Lặc
Phật.
- Nam mô Tất Cả Phật Trong
Kinh Phật Danh.
- Nam mô Kinh Phật Thuyết
Phật Danh.
- Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ
Tát.
- Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát.
- Nam mô Quán Thế Âm Bồ
Tát.
- Nam mô Ðại Thế Chí Bồ
Tát
- Nam mô Thập Phương Bồ
Tát Ma Ha Tát.
- Nam mô Tăng Ðại Thinh
Văn Ðệ Tử Chư Phật.
- Nam mô Hộ Pháp, Thiên
Long Thiện Quyền Tiên Chúng.
- Nam mô Xá Lợi Phất..v...v...
Chư Ðại Thinh Văn.
---o0o---
Mục lục :
01 > 02 >
03 > 04
> 05>
06> 07>
08 > 09
> 10 >11
>12
Chân thành cảm ơn Đạo Hữu Minh Liên đã gởi tặng
phiên bản điện tử bộ Kinh này
(TK Nguyên Tạng, 12/2005)
---o0o---
Trình bày: Phổ Trí
Cập nhật: 01-01-2006
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục