[04]
Quyết định độ
(Adhitthànapàramita)
III.6 Hạnh Bồ-tát Temya khôn ngoan[1]
(Temyapanditacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là con trai của vua kàsi và có tên là Màgapakkha[2], nhưng họ gọi Như Lai là Temiya[3]
2- Trong mười sáu ngàn cung phi mĩ nữ của nhà vua chưa ai sinh được con trai[4]. Sau nhiều ngày nhiều đêm, Như Lai là người duy nhất được sinh ra.
3- Trên giường của Như Lai có một cái lọng màu trắng che chở Như Lai. Cha Như Lai nuôi nấng lớn lên, một đứa con trai yêu dấu, một dòng dõi quí tộc, một người thông thái, thật là quí báu.
4- Như Lai thức dậy sau khi ngủ trên một cái giường lộng lẫy rồi Như Lai trông thấy cái lọng bị phai màu có nghĩa là Như Lai phải đi chuộc tội[5].
5- Thấy hình ảnh của cây lọng như vậy Như Lai phát sinh nỗi sợ hãi ghê gớm. Như Lai đi đến quyết định "Như Lai sẽ thoát ra[6] nơi này[7] bằng cách nào[8]?"
6- Một vị chư thiên trước đây là thân nhân của Như Lai[9], mong muốn sự hạnh phúc của Như Lai, thấy Như Lai đau đớn, bèn khuyên Như Lai về ba cách cư xử[10]
7- "trước tất cả mọi người đừng tỏ vẻ thông minh[11] hãy giả làm như một kẻ khùng điên[12], để cho mọi người khinh khi ngài - như vậy Như Lai sẽ có sự sung sướng[13]"
8- [14]Khi nghe xong những lời này Như Lai nói với bà ta: "Như Lai sẽ thực hành theo lệnh như bà[15] đã nói. Bà ước ao Như Lai được sung sướng khỏe mạnh."
9- Khi Như Lai nghe được những lời nói của bà ta Như Lai cảm thấy nó như là một điều kỳ diệu. Hân hoan, đắc chí, Như Lai nhất quyết tuân theo ba yếu tố:
10- Như Lai là người câm, điếc và què quặt không thể đi lại[16]. Như Lai quyết tâm sống theo ba yếu tố này trong mười sáu năm.
11- Sau đó họ sờ nắn tay chân, lưỡi và mắt[17] của Như Lai nhận thấy Như Lai không có một khuyết tật nào và cho ta là một người bất hạnh[18].
12- Rồi tất cả mọi người trong xứ[19], những quan lại và các tu sĩ, cùng tất cả mọi người nhất quyết loại Như Lai sang một bên.
13- Khi Như Lai nghe những quan điểm của họ, Như Lai lấy làm hân hoan, vui vẻ vì mục đích mà Như Lai tu tập khổ hạnh là mục đích mà Như Lai đã thành tựu.
14- Sau khi tắm rửa cho Như Lai, xoa dầu cho Như Lai, đeo cho Như Lai một vương miện trên đầu[20], sau khi làm lễ rải nước thánh cho Như Lai, họ đưa Như Lai đi vòng quanh thành phố có lọng che.
15- Giữ nó ở trên cao trong bảy ngày, vào một ngày khi thiên thể của mặt trời xuất hiện, người đánh xe ngựa đưa Như Lai ra khỏi chiếc xe ngựa, rồi đưa vào rừng.
16- Giữ chiếc xe ngựa lại khoảng trống, người đánh xe ngựa cho con ngựa chạy thoát[21], người đánh xe đào một cái hố và chôn Như Lai ở đó.
17- Như Lai cương quyết[22] giữ vững quyết tâm bằng những hình thức khác[23], Như Lai không từ bỏ[24] quyết định độ vì mục đích giác ngộ.
18- Ðối với Như Lai[25] cha mẹ và bản thân Như Lai cũng quan trọng. Nhưng quả vị toàn giác lại càng quí hơn, do đó Như Lai quyết tâm theo đuổi điều đó[26].
19- Như Lai sống trong mười sáu năm để quyết tâm theo đuổi những yếu tố đó. Không có ai giống như Như [27]Lai ở sự quyết tâm đó - đây là quyết định độ của Như Lai.
(Saccapàramità)
III.7 Hạnh của Hầu vương[28]
(Kapiràjacariyam)
1- Khi Như Lai là một con khỉ sống trong hang ở khe của một bờ sông bị một con cá[29] sấu đe dọa, Như Lai không có cơ hội để đi đến hòn đảo[30]
2- Ở nơi đó Như Lai thường đứng[31] ở bên bờ sông này và nhảy xuống bên bờ sông kia[32], ở đó có một con cá sấu, một kẻ thù[33], một kẻ giết người, một hình dáng ghê sợ[34].
3- Nó nói[35] với Như Lai: "nào". "Ta đang đến đây[36]" Như Lai nói[37] với nó. Bước lên đầu của nó Như Lai đi qua[38] được bờ bên kia.
4- Lời nói của nó không chân thật, Như Lai hành động theo lời của mình[39]. Không có ai chân thật bằng Như Lai - Ðây là chân thật độ của Như Lai.
(Saccasavhayapanditacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là đạo sĩ ẩn dật có tên là Sacca[41], Như Lai bảo vệ[42] thế gian bằng sự chân thật, Như Lai làm cho mọi người đoàn kết[43].
(Vattapotakacariyam)
[45]
1- Lại nữa, khi Như Lai là con chim cút con ở Magadha, chưa mọc cánh, vừa mới sinh, như cục thịt trong tổ,
2- Mẹ Như Lai nuôi Như Lai bằng thức ăn, bà ta mang trong mỏ, Như Lai sống bằng sự mớm mồi của mẹ, Như Lai không có thân thể khỏe mạnh.
3- Hàng năm vào mùa nóng một nạn cháy rừng[46] bừng lên, khi ngọn lửa lan dần[47] đến gần chúng tôi.
4- Ðám cháy khủng khiếp[48] tạo nên những âm thanh răng rắc (dhùma dhùma)[49], một ngọn lửa phừng phừng lan dần đến gần tôi.
5- Cha mẹ ta sợ hãi ngọn lửa khủng khiếp[50], bỏ lại ta trong ổ, rồi họ thoát thân.
6- Như Lai cố gắng[51] dùng chân và cánh. Nhưng Như Lai không có đủ sức mạnh. Bởi vì Như Lai không thể đi[52] được, rồi ở đó[53] Như Lai nghĩ như thế này:
7- Ðối với những người đã sợ hãi, run sợ bỏ chạy để Như Lai ở lại một mình. Như Lai phải làm như thế nào hôm nay?
8- Ở thế gian có đặc tính giới hạnh, có sự chân thật, có sự trong sạch, có sự bao dung. [54]Bởi sự chân thật này Như Lai sẽ long trọng xác nhận sự thật cao quí.
9- Suy niệm về sức mạnh giáo pháp, nhớ lại những bậc chiến thắng trước đây, dựa vào[55] sức mạnh của sự chân thật, Như Lai long trong xác nhận sự chân thật.
10- "Có cánh mà không bay, có chân mà không đi[56]. Cha mẹ đã bỏ đi. Jàtaveda[57] lửa tàn dần "
11- Như Lai long trọng xác nhận với sự thật, đám cháy khủng khiếp[58] đã lùi trở lại 16 karìsas[59] và giống như đám cháy[60] gặp phải nước. Không có ai chân thật bằng Như Lai - Ðây là chân thật độ của Như Lai.
(Maccharàjacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai làm vua cá trong một cái hồ lớn vào mùa nắng[62], dưới ánh mặt trời nóng bức, nước trong hồ khô cạn
2- Rồi sao đó con quạ, con diều hâu và những con cò con ó[63] ngồi gần đó ăn cá[64] ngày đêm.
3- Ở đó cùng chịu sự áp bức đến với những người thân của Như Lai, Như Lai nghĩ như vầy: "bây giờ bằng cách nào mà Như Lai có thể giúp cho thân nhân tránh khỏi sự đau khổ".
4- Sau khi xem xét thiện pháp[65], Như Lai tìm thấy được sự thật là một sự hỗ trợ. Tin tưởng vào sự thật, Như Lai hóa giải những tai họa đến với người thân của Như Lai.
5- Sau khi ghi nhớ lại pháp chân thật[66], được xem là điều tốt lành nhất, Như Lai long trong xác nhận sự thật sẽ tồn tại và bất diệt trong thế gian:
6- "Miễn là Như Lai có thể nhớ về bản thân mình, kể từ khi Như Lai có sự chín chắn Như Lai không biết gây ra sự đau đớn[67] ngay cả với ý định làm hại đến một sinh vật. Bởi lời nói chân thật này có thể làm vua trời[68] cho mưa xuống
7- Sấm sét (pajjunna)! Phá hủy kho báu vô chủ của loài cò[69], làm[70] loài cò sợ hãi và giúp cho loài cá[71] thoát khỏi sự đau đớn"
8- Và ngay sau khi long trọng xác nhận sự thật, vua trời làm cho sấm sét, và trong chốc lát mưa đổ xuống ngập vùng cao vùng thấp[72]
9- Truyền bá năng lực[73] tối cao đối với sự thật cao quí, dựa vào năng lực và sự tỏa sáng của chân lý, Như Lai đã làm cho mưa ghê gớm đổ xuống. Không có ai chân thật bằng Như Lai - Ðây là chân thật độ của Như Lai.
(Kanhadìpàyanacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là một thầy bói có tên là Kanhadìpàyana[75], Như Lai bị người ta bạc đãi[76] hơn 50 năm
2- Không ai biết được điều này đã làm cho tâm Như Lai khó chịu bởi vì[77] Như Lai chẳng nói với ai hết; sự khó chịu này vẫn tiếp tục xảy ra trong tâm Như Lai.
3- Một người Bà-la-môn[78] bị bạc đãi, có tên là Mandabya, bạn của Như Lai, một người thầy bói nổi tiếng, do có sự liên quan với hành động trước đây[79] đã bị đóng cọc nhọn.
4- Sau khi đến thăm vị này Như Lai phục hồi sức khỏe cho bạn mình. Rồi Như Lai xin phép[80] được trở về nơi ẩn dật của mình.
5- Người bạn Bà-la-môn của Như Lai đem vợ cùng con trai nhỏ - tất cả ba người, đến ở cũng như là những người khách.
6- Trong lúc Như Lai đang chào hỏi với họ, ngồi ở trong cốc của mình, đứa trẻ ném trái banh[81] làm con rắn giận dữ[82].
7- Rồi đứa bé tìm nơi trái banh lăn, tay của nó chạm vào đầu con rắn độc.
8- Do sự đụng chạm của đứa bé con rắn giận dữ với nọc độc cực mạnh của nó, lập tức nó cắn vào tay đứa bé.
9- Khi đứa bé bị con rắn độc cắn[83], nó ngã lăn trên nền nhà, do đó Như Lai hết sức đau buồn; nỗi buồn của bố mẹ[84] đứa bé làm cho Như Lai cảm thấy[85] khó chịu.
10- Như Lai an ủi và chia xẻ nỗi đau khổ của họ, điều quan trong hơn hết là Như Lai long trọng xác nhận về sự chân thật.
11- [86]"Chỉ trong bảy ngày với một tâm thành kính, mong cầu phước thiện, chịu bạc đãi của những người Bà-la-môn. Rồi sau đó, chính điều này là sự bạc đãi của Như Lai[87] trong 50 năm và hơn nữa[88].
12- Như Lai chỉ nhận sự bạc đãi một cách miễn cưỡng. Bằng sự chân thật này có thể có được sự tốt lành[89], chất độc bị tiêu hủy và Yannadatta[90] sống lại".
13- Như Lai long trọng xác nhận sự chân thật này, đứa bé Bà-la-môn đã bị sức mạnh nọc độc làm run rẩy, tỉnh dậy, đứng lên và khỏe mạnh. Không có ai có sự chân thật bằng Như Lai - đây là chân thật độ.
(Sutasomacariyam)
1- Một lần nữa khi Như Lai là một vị vua tên là Sutasoma, bị một người ăn thịt bắt giữ Như Lai hứa lời hứa[92] của mình với vị Bà-la-môn.
2- Sau khi xỏ xâu[93] treo một trăm vị hoàng tử trên cây, rồi để cho họ chết khô[94], ông ta đưa Như Lai làm vật hi sinh.
3- Người ăn thịt hỏi Như Lai: "Có phải là ông muốn được tự do không[95]? Ta sẽ làm theo ýthích của ông nếu ông sẽ trở lại gặp ta".
4- Sau khi hứa với người ăn thịt Như Lai sẽ trở lại vào buổi hoàng hôn, đến gần thành phố tráng lệ, rồi Như Lai tuyên bố sự với thần dân.
5- Nhận thức được giáo pháp tốt đẹp mà những người chiến thắng trước đây đã đi theo, Như Lai trao lại sự giàu sang cho vị Bà-la-môn, rồi trở lại với kẻ ăn thịt người.
6- Như Lai không bận tâm là người này sẽ giết Như Lai hay không. Ðể bảo vệ lời nói chân thật Như Lai đến để hi sinh mạng sống, không có ai chân thật bằng Như Lai. Ðây là chân thật độ[96].
(Mettàpàramità)
III.13 Hạnh Bồ-tát Suvannasàma[97]
(Suvannasàmacariyam)
[98]
1- Khi ở trong rừng Như Lai có tên là Sàma do lời khuyên của trời Ðế Thích[99], Như Lai rải tâm từ cho loài sư tử, cọp ở trong rừng.
2- Như Lai sống ở trong rừng, ở xung quanh có sư tử, cọp, beo[100], gấu, trâu rừng, nai và lợn rừng.
3- Không loài thú nào sợ[101] Như Lai và Như Lai cũng không làm[102] cho bất cứ loài thú[103] nào sợ; Như Lai sống nhờ năng lực của tâm từ cho nên rất thỏa thích ở trong rừng[104].
(Ekaràjacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai có tên là Ekaràja, rất nổi tiếng đang hết sức gìn giữ giới hạnh cao quí[106], Như Lai cai trị[107] một nước hùng mạnh
2- Không kể đến việc Như Lai đã tu tập thập thiện[108], Như Lai đối xử với thần dân tử tế bằng tứ vô lượng tâm[109]
3- Trong lúc Như Lai đang tinh tấn như vậy vì lợi ích của thế gian này và rồi vua xứ Kosala[110] đã xuất hiện chinh phục thành trì của Như Lai[111]
4- Thu gom toàn bộ tài sản của nhà vua, dân chúng cùng với quân đội và chôn[112] Như Lai vào trong một cái hố[113]
5- Trong khi vua xứ Kosala bắt giữ toàn bộ quần thần, vương quốc thịnh vượng, hoàng cung của Như Lai[114], thậm chí Như Lai cũng trông thấy đứa con trai yêu dấu của mình bị bắt đi. Không ai có tâm từ bằng Như Lai - đây là độ tâm từ của Như Lai.
(Upekkhàpàramità)
III.15 Phẩm hạnh cao quí phi thường[115]
(Mahalomahamsacaryam)
1- [116]Như Lai nằm trong nghĩa trang dựa vào[117] bộ xương người. Một đám trẻ con nhà quê[118] đến gần và nhạo báng Như Lai.
2- Những đứa khác mang lại cho Như Lai nhiều dầu thơm vòng hoa[119] và những loại thực phẩm, Như Lai cảm thấy hoan hỉ và phấn khởi.
3- Những đứa trẻ gây cho[120] Như Lai đau đớn và những đứa khác đem lại cho như hạnh phúc - đối với Như Lai tử tế hay giận hờn[121] đều vô nghĩa.
4- Sau khi Như Lai đã hòa đồng giữa hạnh phúc và đau khổ, danh dự và nhục nhã[122]. Như Lai vẫn an nhiên tự tại ở mọi hoàn cảnh - đây là xả độ của Như Lai.
Kết thúc là phần bình luận về xả độ[123]
1 (6)- Yudhanjana, Somanassa, Ayoghasa và liên quan đến cành hoa sen[125], Sonananda, Mùgapakkha, hầu vương có tên là Sacca.
2 (6)- Chin cút và ngư vương, thầy bói Kanhadìpàyana, lại nữa Như Lai là Sutasoma, Như Lai là Sàma và Ekaràjà, đã có độ xả. Như vậy nó đã được vị thầy bói tài giỏi tuyên bố.
1 (7)- Sau khi đã trải qua nhiều đau khổ và hạnh phúc ở những kiếp[126] khác nhau như vậy, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.
2 (8)- Phải bố thí những gì đã bố thí[127], đã thực hành viên mãn giới hạnh, sau khi đã hoàn thành xuất gia độ, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.
3 (9)- Sau khi đã viên mãn trí tuệ độ[128], sau khi đã viên mãn tinh tấn độ, sau khi đã viên mãn nhẫn nại độ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.
4 (10)- Sau khi đã thực hành quyết định độ, giữ gìn lời nói chân thật, viên mãn độ tâm từ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.
5 (11)- Ðối với thành tựu và không thành tựu, danh dự và nhục nhã[129], kính trọng[130] và chê bai - đối với Như Lai những pháp trên đều giống nhau[131], Như Lai đã thành tựu quả vị giác ngộ tối cao,
6 (12)- Sau khi nhận thức được sự dể duôi như là một tai họa và năng lực tinh tấn như là sự an lạc, là những sự thúc đẩy cho việc tinh tấn - đây là lời dạy của đức Phật[132].
7 (13)- Sau khi nhận thức được sự bất hoà[133] là một tai họa và sự hòa thuận[134] là an lạc, đoàn kết, nhân ái[135] - đây là lời dạy của chư Phật.
8 (14)- Sau khi nhận thức được sự phóng túng là tai họa và tinh tấn là an lạc, tu tập bát chánh đạo[136] - đây là lời dạy của chư Phật.
Nhà vua ở hình thức này[137] minh họa về phẩm hạnh kiếp trước của ngài nói về chủ đề pháp bảo bằng một lời văn trau chuốt được gọi là những câu chuyện dũng cảm về tiền thân của đức Phật[138].
Kết thúc phần Hạnh Tạng
[1] Túc sanh truyện Mùgapakkha số 538 cũng gọi là Túc sanh truyện Temiya
[2] Một người câm và tàn tật
[3] Vào ngày Bồ-tát sinh ra có một trận mưa rào lớn làm ướt đẩm ông ta, temiya
[4] Mặc dù Pumo thường đề cập đến người nam, bản chú giải Hạnh Tạng 216 ở đây nó không có nghĩa duy nhất một đứa con trai, và nhà vua cũng không có con gái.
[5] Các vị vua rất tàn ác, đã tích lũy nhiều lầm lỗi dẫn đến Niraya (hỏa ngục). Bản chú giải Hạnh Tạng 218 nêu ra tato tatiye attabhàve aham niraye gato, ở tính cách đặc trưng thứ ba từ bây giờ tôi đã phải đi đến hỏa ngục. Ba tính cách "đặc trưng" này được nêu rõ ở Túc sanh truyện VI. 2
[6] Bản Hạnh Tạng La tinh viết muccissam, bản chú giải Hạnh Tạng 218 munceyyam, các bản Hạnh Tạng Colombo, Rangoon viết muncissam.
[7] Vương quốc bất hạnh này, bản chú giải Hạnh Tạng.
[8] Bản Hạnh Tạng La tinh viết kadàham, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng Colombo, Rangoon viết là Kathàham, khi nào Như Lai sẽ?
[9] Mẹ của Bồ-tát ở một kiếp trước.
[10] Ðể thoát khỏi sự cai trị tàn ác, bản chú giải Hạnh Tạng 219.
[11] Bản Hạnh Tạng La tinh viết pandiccam, các bản ở Colombo, Rangoon viết là pandiccayam, cũng như bản chú giải Hạnh Tạng 219 nói "hoặc pandiccam này là một cách đọc"
[12] Bản Hạnh Tạng La tinh viết bahumatam sappànimam, hai bản ở Colombo, Rangoon, Túc sanh truyện VI. 4 viết là bàlamato bhava sabba pàninam,
[13] Tava'om, ở Hạnh Tạng La tinh.
[14] Những câu kệ 8 - 11 được xếp đặt ở đây cũng như ở các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon.
[15] Tvam, chỉ ở Túc sanh truyện viết là mam.
[16] Gativivajjito, bản chú giải Hạnh Tạng, im lặng.
[17] Ðể thử xem Bồ-tát có phải là câm điếc, một người tàn tật.
[18] Kàlakanì, có tai màu đen. Ðối chiếu bản chú giải Pháp cú kinh iii. 31, 38 về tính ngữ bao hàm một điều xấu.
[19] Bản Hạnh Tạng La tinh viết janapadà, các bản in ở Colombo, Rangoon viết là jàna-
[20] Vethevà ràjavethanam, cũng được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 223.
[21] Bản Hạnh Tạng La tinh viết hatthamuncitam, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng Colombo viết -muncito, bản ở Rangoon muccito.
[22] Bản Hạnh Tạng La tinh tajjanto, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết ento.
[23] Tham khảo nhiều kinh diễn khác nhau những người nuôi nấng Như Lai tìm cách khám phá điều gì bất ổn xảy ra với ngài cho tới khi ngài được 16 tuổi, xem lời kệ 10.
[24] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết là vatam, bản ở Rangoon chỉ dùng tam.
[25] Ðối chiếu phẩm I. 8. 16, phẩm III. I. 6.
[26] Mô tả sự cao cả của quyết định độ, lời kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I. 46. Bản chú giải Phật Tông. 61. Bản chú giải Apandàna. 51, tất cả đọc na (pi) me dessam mahàyassam, sự giàu sang (hoặc những phần lớn lao tiếp theo) cũng không thỏa mãn (Như Lai) tôi đối với của Hạnh Tạng là attà na me ca dessiyo.
[27] Bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết "nhét tôi (Như Lai)", ngược lại với âm luật, nhưng hòa hợp với các câu kệ ở phẩm III. 7 và phẩm III. 9. 14.
[28] Túc sanh truyện Vànarinda số 57. Bản Hạnh Tạng La tinh, phần giới thiệu XIV giống với số 208, BCL với số 250.
[29] Sumsumàra. Ở câu kệ tiếp kumbhila.
[30] Có một tảng đá ở giữa sông giữa đường đến bờ sông và một cù lao trên đó có nhiều cây trái. Một người bạn cùng ở chung với cá sấu muốn ăn trái tim của con khỉ vì thế cho đến khi con khỉ (Bồ-tát) lừa được cá sấu, nó nằm trên tảng đá để bắt khỉ, bằng cách ấy đã bỏ rơi được cá sấu cả nơi cung cấp chỗ ăn và sự an toàn.
[31] Nghĩa là tảng đá ở trên sông, bản chú giải Hạnh Tạng 229.
[32] Rồi con khỉ sẽ nhảy từ tảng đá đến nơi nó sinh sống (cùng trong sách).
[33] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng (bản Hạnh Tạng ở Rangoon) viết là satthu nhưng bản ở Colombo viết là sattu.
[34] Bản Hạnh Tạng La tinh viết ruddadassana, bản chú giải Hạnh Tạng, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết là ludda-
[35] bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 230. Bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết asanisi, bản Hạnh Tạng ở Colombo, trình bày điều này như là một động từ 1, àsinisi.
[36] Giữ lời của mình, vì thế Bồ-tát nói sự thật
[37] bản Hạnh Tạng La tinh viết là vadi, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là vadini.
[38] Patitthahim, Như Lai đứng thật vững.
[39] Ở Túc sanh truyện Sunisumàra số 208 và Túc sanh truyện Vànara số 342, con khỉ đã nói dối với con cá sấu.
[40] Dường như không phù hợp với Túc sanh truyện, BCL đồng hòa với số 73.
[41] Không có ở trong từ điển danh từ riêng Pàli (DPPN= Dictionary of Pàli Proper Name)
[42] bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 231, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là palesim, bản ở Colombo là pàlemi.
[43] Samagga, bản chú giải Hạnh Tạng 232 nói rằng Như Lai đã cho mọi người thấy tai họa ở những cuộc cải vả và những cuộc tranh luận mà họ thích thú tận hưởng và thay vào đó nên củng cố một số điều trong mười phẩm hạnh tốt,và đã giúp cho những kẻ khác đi xuất gia, (không nghi ngờ về sự xuất gia của những người sáng suốt mà chính bản thân Như Lai đã xuất gia), ngài đã chứng minh chúng, tùy theo công đức của chúng, kiểm soát bản thân bằng thói quen đạo đức, gìn giữ các căn, chánh niệm, tỉnh giác dục lạc, tự tại, thiền dịnh và hiểu biết sâu sắc.
[44] Túc sanh truyện vattaka số 35, đối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 16.
[45] Vattakaràjacariyam ở bản chú giải Hạnh Tạng 233.
[46] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản in ở Rangoon viết là davadàho, bản ở Colombo -dhàho.
[47] Pàvaka, văn chương người trong sạch.
[48] Sikhin, văn chương, có ngọn (lửa).
[49] "Khói" bản chú giải viết rằng "do đó tạo nên âm thanh dhama dhama. Ðiều này bao hàm tiếng vang của đám cháy rừng". Ðối chiếu phẩm I. 10. 16.
[50] Aggi.
[51] Pajahàmi. Bản chú giải Hạnh Tạng 234 giải thích bằng pasàremi iriyàmi vayàmi, thàmi, patìhàmi khác, "Như Lai chiến đấu" được giải thích như là vehàsagamanayogge kàtumìthàmi.
[52] Agatika, người không đi được.
[53] Bản chú giải Hạnh Tạng biết "bởi vì Như Lai không thể đi được thành ra Như Lai không có chỗ nương náu do bởi sự bỏ đi của cha mẹ mình, tattha (ở đó) lưu lại ở trong rừng đó... hoặc ở trong tổ".
[54] Những lời kệ 8 đến nữa đường qua 11 cũng như ở Túc sanh truyện i. 214f.
[55] Avassàya, Túc sanh truyện I. 214 apa-
[56] Nói đến đôi cánh và chân của Như Lai, bản chú giải Hạnh Tạng 235.
[57] Tên dùng cho agni, bản chú giải Hạnh Tạng viết "được bốc lên, jàta, người ta cảm nhận, vediyati, nó trở thành biểu tượng với sự xuất hiện của khói và ngọn lửa cháy rực, do đó jàtaveda".
[58] Sikhin, văn chương có ngọn (lửa).
[59] Một karìsa dường như là một miếng đất vuông có lẽ tương đương bốn mẫu. Xem Rhys Davis, sách tiền xu cổ và hệ thống đo lường của Tích Lan trang 18. Túc sanh truyện I. 172, nói đến Túc sanh truyện Vattaka, nói rằng đây là một trong bốn điều phi thường sẽ kéo dài suốt trong (kiếp này) đặc biệt là nơi này sẽ không bao giờ bị hỏa hoạn. Ðiều này cũng được nói trong phần cuối cùng của Túc sanh truyện Vattaka.
[60] Sử dụng lại từ Sikhin, ở đây bản chú giải Hạnh Tạng giải thích như là một trận hỏa hoạn. Jàtaveda, nó bị dập tắt giống như bó đuốc bị nhúng vào nước.
[61] Túc sanh truyện Maccha số 75, BCL đồng hóa với số 34, đối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 15.
[62] Unho, mà bản chú giải Hạnh Tạng nói rằng là mùa nóng.
[63] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết là bakà, bản ở Rangoon là kankà.
[64] Con cá chui vào trong bùn ở dưới đáy hồ.
[65] Dhammatha, sự tốt lành nơi Dhamana; mục đích của nó, ý nghĩa của nó? Bản chú giải Hạnh Tạng giải thích bằng dhammabhùtam attham Dhammato và anapetam attham, "điều tốt lành đó trở thành giáo pháp. Hoặc, điều tốt lành đó không xa rời khỏi giáo pháp"
[66] đó là việc không làm hại kẻ khác ngay cả một sinh vật nhỏ bé, bản chú giải Hạnh Tạng 238.
[67] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là Vihimsitam, các bản in ở Colombo, Rangoon viết là pihini- một sự quả quyết giống như thế được thực hiện như ở Túc sanh truyện IV. 142 và đối chiếu Trung bộ II. 103.
[68] Ðược gọi là megha (cơn bão) đám mây, bản chú giải Hạnh Tạng 238. Túc sanh truyện I. 332 ở bản chú giải Tương ưng bộ kinh 81, ngài được gọi là thần sấm, thần mưa.
[69] Mặc dù Kàla ở số ít, số nhiều là ý định, hoặc một bầy quạ, kàlasamgha, bản chú giải Hạnh Tạng 238f.
[70] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là rundhehi, bản Hạnh Tạng Rangoon và Túc sanh truyện I. 332 viết ran- được lưu ý như là một động từ ở bản Hạnh Tạng Colombo.
[71] Macche bản chú giải Hạnh Tạng 239 nói rằng điều này có nghĩa: tất cả loài cá là họ hàng của tôi (Như Lai); nói thêm rằng chúng đọc là manca, và tôi ở Túc sanh truyện, và sau đó nói: "hãy trả tự do cho tôi và họ hàng của tôi"
[72] đối chiếu Tương ưng bộ kinh I. 100 ở bản sự kinh, ở bản chú giải Hạnh Tạng, Túc sanh truyện I. 332 người ta nói rằng trời mưa khắp xứ Kasala.
[73] Katvà, thực hiện, đã thực hiện, dùng với viriyam uttamam ở bản chú giải Hạnh Tạng 240.
[74] Túc sanh truyện kanhadìpàyana số 444.
[75] Bản chú giải Hạnh Tạng 241 giải thích rằng tên của Bồ-tát sau đó là Dìpàyana, nhưng thân thể của ngài hóa thành màu đen khi ngài nằm ở dưới thân thể của người bạn ngài, Mandabya bị cắm trên cọc nhọn, máu đang nhỏ xuống, người được mọi người biết với cái tên Dìpayana người M.
[76] Anabhirati, đối chiếu BD (Book of Discipline) của I. B. Horner. 1, 114, 192.
[77] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là pi, bản chú giải Hạnh Tạng 242. Các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon là hi.
[78] Bản Hạnh Tạng viết aratimme ratimànase. Tôi theo Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon là arit me carait mànase, và những từ giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng mama mànase citte arati pavattati.
[79] Trong một tiền kiếp ngài đã dùng một miếng gỗ mun đâm chết con ruồi.
[80] Àpucchati thường dùng để xin phép để thúc đẩy ai ban một lợi lộc. Ở đây Mandabya đã xây dựng những cốc cho Dìpayana và các đạo sĩ khổ hạnh khác.
[81] Chơi một trò chơi gọi là genduka, bản chú giải Hạnh Tạng 246.
[82] Quả bóng lăn vào tổ kiến và đụng nhằm con rắn nằm phía trong, ở trên đầu.
[83] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là ativìsena, bản chú giải Hạnh Tạng 246, bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết àsì.
[84] Bản chú giải Hạnh Tạng cũng vậy.
[85] Vàhasi, "nó liên quan đến sự thương xót của tôi cũng như thân thể của tôi", cùng trong sách.
[86] Câu kệ 11, 12 ở Túc sanh truyện IV. 31.
[87] Hạnh Tạng La tinh, Hạnh Tạng ở Colombo viết mama yidam, Hạnh Tạng Rangoon mamedam.
[88] Cùng một dòng ở Trường bộ ii, 151. Ở DAT. II. 236 samàdhikàni, "và thêm nữa" được giải thích bằng ekena vassena, mà tổng cộng là 51 năm. Bản chú giải Hạnh Tạng là im lặng.
[89] Etena saccena suvatthi hotu, đối chiếu dấu hiệu an toàn của angulimàla ở Mi Tiên vấn đáp ii. 103, tena saccena sotthi hotu.
[90] Tên của người thanh niên.
[91] Túc sanh truyện Mahàsutasoma số 537, Túc sanh truyện Màlà số 31.
[92] Bản Hạnh Tạng La tinh viết Sankara, bản chú giải Hạnh Tạng 251, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon, Túc sanh truyện V. 481 viết Sangara.
[93] Bản chú giải Hạnh Tạng nói rằng ông ta dùng một sợi dây thừng xỏ xâu qua các bàn tay của họ để treo họ trên một cái cây.
[94] Sampamilàpetvà, bản chú giải Hạnh Tạng pamilàpetvà, héo khô, visosetvà, bị làm khô héo, khedàpetvà, tra tấn. Hoặc có phải nó ở từ gốc mil, và không phải mlà, như được gợi ý bởi bản chú giải Hạnh Tạng và được từ điển Pàli Anh chấp nhận? Nhưng đối chiếu pamilàta ở Mi Tiên vấn đáp 303, hiển nhiên có ý nghĩa làm cho khô héo.
[95] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 254 viết là nissajjam, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết là nissajam, nghĩa là từ bàn tay của kẻ ăn thịt người.
[96] Tôi không thấy lời kệ này ở Túc sanh truyện số 537, cũng không thấy sự khác biệt như nó được mô tả ở Túc sanh truyện I. 46, bản chú giải Phật Tông. Bản chú giải Apàdana 51 để minh họa sự cao cả của độ chân thật, paramatthapàramì, nhưng bản chú giải Phật Tông 60 đọc là esà me saccapàramì.
[97] Túc sanh truyện Sàma số 540, đối chiếu Phật bản hạnh tập kinh ii 209, và Jàtakastava, câu chuyện 44, Sàma được đề cập ở Mi Tiên vấn đáp 123, 198.
[98] Bản chú giải Hạnh Tạng 258 Sàmapanditacariyam.
[99] Nghĩa là tạo ra do lời khuyên của ông ta.
[100] Bản Hạnh Tạng La tinh viết dìpehi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết dìpìhi.
[101] Bản Hạnh Tạng La tinh viết uttassati, bản chú giải Hạnh Tạng 260. Các bản Hạnh Tạng ở Rangoon, Colombo viết là uttassi.
[102] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Rangoon viết là napi, bản Hạnh Tạng Colombo viết napi'ham.
[103] Bản chú giải Hạnh Tạng 260, súc sinh, ngạ quỉ, phi nhân, con người là những thợ săn.
[104] Lời kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I, 47. Bản chú giải Phật Tông 61 mô tả sự cao cả của độ từ bi, được qui cho ở đó đối với Túc sanh truyện Ekaraja; cũng được trích dẫn ở bản chú giải Apàdàna 51, cũng như Túc sanh truyện Sàma, với Túc sanh truyện Ekaràja. Xem phẩm III. 14. n. 1.
[105] Túc sanh truyện Ekaràja số 303 ở DPPN, Túc sanh truyện i. 47. Bản chú giải Phật Tông 61, được đưa ra như một ví dụ của một kiếp ở đó Bồ-tát thực hành tâm từ đi đến hạnh cao quí nhất. Tuy nhiên lời kệ được trích dẫn là câu kệ cuối cùng ở trong câu chuyện Hạnh Tạng trước đó (phẩm III. 13) không phải là một câu chuyện liên quan đến độ này (hạnh này) ở mức độ cao nhất của nó. Ở bản chú giải Apàdàna 51 thì nó cao quí được mô tả với Túc sanh truyện Sàma.
[106] Như được đặt tên ở câu kệ tiếp.
[107] Bản chú giải Hạnh Tạng 264 giải thích pasàsàmi như là anusàsàmi. Như Lai cai quản, và rajjam kàremi, Như Lai cai trị, trị vì đặc biệt toàn vương quốc kàsi.
[108] Như ở phẩm I. 3, 1; phẩm II. 8, 2.
[109] Xem phẩm II. 9. 2.n.
[110] vua Kosala.
[111] Bàrànasi, cũng gọi là Kàsi
[112] Hạnh Tạng La tinh viết nikkhani, bản chú giải Hạnh Tạng 266 viết nikhanì, bản ở Colombo viết nikhani, bản ở Rangoon nikhanì.
[113] Kàsu được giải thích bằng àvàta ở bản chú giải Hạnh Tạng bổ sung thêm "cao đến cổ" -Kàsu cùng ở phẩm II. I. 30.
[114] Antepura là nội ô, nghĩa là hoàng cung, chắc hẳn sẽ có cung phi mỹ nữ của nhà vua con cái và quản gia.
[115] Sự giống nhau của sự cao quí này (cariya) với Túc sanh truyện Lomahamsa số 94 mở ra một sự nghi ngờ. Xem phần giới thiệu trang VIII
[116] Ở Túc sanh truyện i.47. Bản chú giải Phật Tông 61. Bản chú giải Apadàna 51 lời kệ này được trích dẫn để mô tả sự cao cả của xả độ, tất cả ba đoạn nói rằng ý nghĩa trọn vẹn có thể đạt được từ cariyàpitaka ở Trung bộ kinh i.79 ở kinh Mahàsihanàda, số 12 tình tiết của bài kệ này được gọi là "tuân giữ tâm xả". Ở cuối bài kinh người ta ghi chép lại việc đức Phật khuyên Nàgasamàla rằng bởi vì tóc của vị này dựng đứng khi nghe bài kinh vị nàyphải ghi nhớ đến nó như là "tóc dựng đứng" (hoặc sự sửng sốt). Sự tường thuật Lomahanisanapariya. Xem phần giới thiệu trang VIII, cũng là 10 Túc sanh truyện của Horner, London, 1957. Lời giới thiệu trang XXI.
[117] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là nidhàya, hai bản Hạnh Tạng ở Rangoon và Colombo, bản chú giải Phật Tông 61, bản chú giải Apadàna 51 viết là upanidhàya; bản chú giải Hạnh Tạng 269 tạo nên một khúc xương cái gối của Như Lai; 276, Trung bộ kinh I, 79 (bằng văn xuôi). Túc sanh truyện I, 47 viết là upadhàya.
[118] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Rangoon viết gamandala; bảng Hạnh Tạng Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng, Trung bộ kinh I, Túc sanh truyện I, bản chú giải Phật Tông, bản chú giải Apadàna (tất cả đều ở nơi trích dẫn) những "nông dân"
[119] bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết gandhan ca màlan ca, bản Hạnh Tạng Rangoon viết gandhamàlan ca.
[120] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo, viết upadahanti, bản chú giải Hạnh Tạng 270, bản Hạnh Tạng Rangoon viết upaharanti.
[121] bản Hạnh Tạng La tinh viết dayakopo, bản chú giải Hạnh Tạng, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết dayàkopo.
[122] Yasesu ayasesu được giải thích bằng kittìsu nindàsu ở bản chú giải Hạnh Tạng 270.
[123] Bản Hạnh Tạng ở Colombo upekkhàpàramì niddeso nitthito, bản Hạnh Tạng Rangoon upekkhavaggo tatiyo.
[124] Ở sự đánh số của 10 câu kệ cuối cùng này, xem phần giới thiệu trang I. Lời kệ 4- (10).
[125] Bhisena, được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 271 là phẩm hạnh của Bồ-tát Mahàkancana, tựa đề của nó dành cho sự cao quí này, phẩm III, 4.
[126] Bhavàbhave, bản chú giải Hạnh Tạng 272, trong những kiếp sống nhỏ bé hoặc to lớn, hoặc ở sự phát triển hoặc tàn lụi, cũng xem bản chú giải Hạnh Tạng 20.
[127] Dàtabbakani, lời kệ (8)-(14) cũng ở Apadàna trang 5-6 lời kệ 69-75 với một ít lời thơ M.
[128] Chỉ về trí tuệ độ, bản chú giải Hạnh Tạng 274. Chẳng có phần nào trong ba độ (hạnh) của lời kệ này có một sự cao quí tương quan ở Hạnh Tạng.
[129] Yasàyase, xem phẩm III. 15. 4.
[130] Ðọc Sammà- với bản chú giải Hạnh Tạng 275, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon đối với bản Hạnh Tạng La tinh samà-
[131] đọc Samako với trong sách, đối với bản La tinh viết là samàno.
[132] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon, bản chú giải Hạnh Tạng 333 về câu kệ 6 viết là buddhànusàsanì, bản Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng 333, 335 câu kệ 7, 8 viết là -àna-.
[133] Bản chú giải Hạnh Tạng 333 đề cập đến sáu vấn đề gây ra vivàda, sự tranh giành, cải cọ, xem ví dụ Luật tạng ii 89, Trung bộ iii 246, Trung bộ ii 245; Apadàna iii 334.
[134] Bản chú giải Hạnh Tạng, đây là sự tu dưỡng tâm từ bi hoặc cũng là 6 điều cần ghi nhớ (Sàrànìyadhama ví dụ ở Trung bộ kinh 245 Trung bộ kinh I. 332. Apadàna iii 288) làm cho đi sự tranh giành.
[135] Bản Hạnh Tạng La tinh akhilà, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết là sakhilà, được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng là muduhadayà.
[136] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là bhave atthan-, bản chú giải Hạnh Tạng 334, bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon, Apadàna trang 6 câu kệ 75 viết là bhàveth'atthan-
[137] ittham sudam, bản chú giải Hạnh Tạng 335 nói rằng sudam chỉ là một phân từ và ittham có nghĩa là"một trăm ngàn đại kiếp và 4 a tăng kỳ" xen bản chú giải Hạnh Tạng 2, lời kệ 16; đây là những điều cần thiết để mang lại sự giác ngộ đến chín chắn.
[138] Budhàpadàniya, được trình bày như là một tựa đề khác cho Hạnh Tạng ở bản chú giải Hạnh Tạng, được thực hiện dưới cái tên những vị Phật (khác) và khó khăn để thực hiện, được kể lại như là việc liên quan đến Bồ-tát, adhikiccappavattattà (từ này cũng dùng ở Thanh Tịnh đạo 450) nghĩa là đối với đức Phật Gotama. Những câu chuyện được kết tập trong Hạnh Tạng mô tả phẩm hạnh tiền kiếp của Bồ-tát nhằm để thuật lại những hành động đã được thực hiện chỉ ở kiếp Bhadda này (Hiện kiếp) (xem phẩm I. 2 và bản chú giải Hạnh Tạng 20) xem phần giới thiệu trang Vif. X.
Lời
nói đầu |
01 |
02 |
03 |
04
Nguồn: www.quangduc.com