.


SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)

Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú:
Thích Tuệ Sỹ

---o0o---

 

PHẨM THỨ 11

 PHẨM ĐẠI (phần đầu)

118. KINH LONG TƯỢNG[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Đông viên giảng đường Lộc mẫu[2].

Bấy giờ vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói:

“Ô-đà-di[3], Ta và ngươi hãy đi đến Đông hà để tắm[4].”

Tôn giả Ô-đà-di đáp:

“Kính vâng.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng với Tôn giả Ô-đà-di đi đến Đông hà, cởi bỏ y phục trên bờ sông rồi xuống nước tắm. Tắm xong, lên bờ lau mình và mặc y phục vào.

Bấy giờ vua Ba-tư-nặc có một con voi chúa tên là Niệm[5], đang lội ngang qua Đông hà với tất cả các loại kỹ nhạc được tấu lên. Dân chúng trông thấy nói rằng:

“Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?[6]

Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con voi thân hình to lớn cho nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’

Đức Thế Tôn nói:

“Đúng vậy, Ô-đà-di! Đúng vậy, Ô-đà-di, con voi có thân hình to lớn nên dân chúng trông thấy nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’

“Này Ô-đà-di, ngựa, lạc đà, trâu, lừa, rắn[7], người, cây cối... nếu có thân hình to lớn, này Ô-đà-di, dân chúng trông thấy cũng nói rằng: ‘Đây phải chăng là rồng trong loài rồng, là Đại long vương hay là con gì vậy?’

“Ô-đà-di, nếu Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từø người cho đến trời ở trên đời này mà không làm hại bằng thân, miệng, ý, Ta nói vị ấy chính là rồng[8].

“Ô-đà-di, Như Lai ở trong thế gian này bao gồm Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí (hay bất cứ ai) từ người cho đến trời đều không dùng thân, miệng, ý để làm hại, cho nên Ta được gọi là rồng.”

Khi ấy, Tôn giả Ô-đà-di chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch:

“Bạch Thế Tôn, mong Đức Thế Tôn gia trì cho con thêm uy lực. Mong Đức Thiện Thệ gia trì cho con thêm uy lực để con được ở trước Phật, bằng bài tụng liên hệ đến rồng[9] mà tán thán Đức Thế Tôn.”

Đức Thế Tôn nói:

“Tùy ý ngươi muốn.”

Khi ấy Tôn giả Ô-đà-di ở trước Đức Phật, dùng bài tụng liên hệ đến rồng tán thán Đức Thế Tôn rằng:

Chánh giác sanh nhân gian,

Tự chế ngự, đắc định.

Phạm hạnh bước vững vàng,

Bình an, tâm ý tĩnh.

Nhân loại đều xưng tôn;

Vượt ngoài tất cả pháp.

Chư Thiên đều kính ngưỡng;

Chí Chân, Bậc Vô Trước.

Từ rừng, bỏ rừng đi;

Siêu việt toàn kết sử;

Xả dục, sống vô dục,

Vàng ròng trong khối đá.

Mặt trời trên hư không,

Tối thượng giữa loài rồng,

Vang lừng danh Chánh Giác,

Hy-mã điệp muôn trùng.

Tuyệt đối không não hại,

Đại long, thật Đại long;

Chắc thật, đây tối thượng,

Rồng thiêng giữa loài rồng!

Ôn nhuần và vô hại,

Hai chân rồng là đây.

Khổ hạnh và phạm hạnh,

Là bước đi của rồng.

Rồng thiêng, tay là tín;

Hai đức, xả là ngà;

Tuệ đầu và niệm cổ;

Phân biệt pháp, tư duy;

Bụng lớn, chứa muôn pháp;

Độc cư: đôi cánh tay;

Rồng tu quán hơi thở;

Nội tĩnh, tâm tinh chuyên;

Chánh định, đi hay đứngï;

Nằm thiền, ngồi cũng thiền;

Định ý, hằng định ý;

Là pháp thường của long.

Thọ thực nhà thanh tịnh;

Nhà bất tịnh không ăn;

Ác bất tịnh, không thọ,

Quay đi như Sư tử.

Sở đắc những cúng dường,

Từ tâm nên nạp thọ.

Long thực, do tín thí;

Vừa đủ, không đắm say.

Đoạn trừ mọi kết sử,

Giải thoát mọi đường dây.

Tâm không, không trói buộc,

Vạn nẻo bước du hành.

Chẳng khác loài sen trắng,

Nước sanh, nước nuôi lớn;

Bùn lầy không nhiễm trước;

Tuyệt sắc, hương ngào ngạt.

Cũng vậy, tối thượng giác,

Sanh thành trong thế gian;

Tịnh diệu, dục không vương,

Như hoa không nhiễm nước.

Ví như ngọn lửa hừng;

Bớt củi, ngọn tắt dần.

Củi hết rồi lửa tắt;

Như vậy lửa diệt tàn.

Kẻ trí nói dụ này,

Nghĩa ấy mong thấu triệt;

Là điều long sở tri,

Long tụng, long sở thuyết.

Triệt đoạn dâm dục, sân,

Trừ si, vô lậu tịnh;

Long xả bỏ hậu thân,

Đó là long diệt tận.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ô-đà-di sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.


 

[1].       Tham chiếu Pāli: A. Vi.43 Nāga; Thag. 689-704.

[2].       Đông viên Lộc tử mẫu giảng đường 鹿 . Pāli: Pubbārama Migāgamātu-pāsāda, giảng đường đượcc xây dựng bởi bà Visakhā, mẹ của Miga.

[3].       Ô-đà-di . Pāli: Udāyi, cũng gọi là Mahā-udāyi, hay Pandita-udāyi, con của một người Bà-la-môn ở Kapilavatthu.

[4].       Đông hà . Pāli: Pubbakotthaka. Bản Pāli nói: Phật gọi ngài A-nan đi tắm.

[5].       Long tượng danh viết Niệm . Pāli: Seto nāma nāgo (Seta, bản Hán đọc là Sati).

[6].       Long trung long, vi đại long vương, vi thị thùy . Pāli: Nāgo vata, bho, nāgo. “Rồng kìa, các ngài, rồng kìa!”

[7].       Nguyên Hán: hung hành , đi bằng bụng, Pāli: Uragam, loài bò sát hay con rắn.

[8].       Bất dĩ thân khẩu ý hại (...) thị long . Pāli nói: Āgum na kāgoti kāyena vācāya manasā, tam ahaṃ nāgo ti brūmi, ai không làm ác bằng thân, miệng, ý; Ta nói người đó là nāga.

[9].       Long tương ưng tụng .

 

--- o0o ---

Mục Lục Phẩm Thứ 11

117 | 118 | 119 | 120 | 121 | 122 | 123 | 124

125 | 126 | 127 | 128 | 129 | 130 | 131 | 132

133 | 134 | 135 | 136 | 137 | 138 | 139 | 140 | 141

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Trung A Hàm

 

Phẩm 1| Phẩm 2 | Phẩm 3 | Phẩm 4 | Phẩm 5 | Phẩm 6

 Phẩm 7 | Phẩm 8 | Phẩm 9 | Phẩm 10 | Phẩm 11 | Phẩm 12

Phẩm 13 | Phẩm 14 | Phẩm 15 | Phẩm 16 |Phẩm 17 | Phẩm 18

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-05-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lòng từ và nhân cách Thiền 欲移動 tôn trọng người là tự trang nghiêm 仏壇の線香の位置 ngay cả con cá cũng không biết ngậm å æœ æ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 hương quê Ùng có nên thờ cả chúa và phật trên một Có nên lo lắng khi thường xuyên thức テ 佛教蓮花 佛頂尊勝陀羅尼 地天泰 大学生申请助学金的申请理由怎么写 净地不是问了问了一看 Tổ Vài d CÃn hãy bay 观世音菩萨普门品 お寺との付き合い 檀家 6 loại thực phẩm có thể gây chướng vi 士用果 Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi tuá ³ 六字真言 å ç æžœ Bưởi 村上市お墓 îlº 共业 定义 sống nom tu bi 生日祝福语 1992 梵僧又说我们五人中 åœ å æ³ cuoc Æ 看完新闻联播的观后感 お墓の種類と選び方 七佛灭罪真言全文念诵 æµæŸçåŒçŽ tính nhân bản của luật nhân quả