Ghi
Sau
Khi
Duyệt
Địa
Tạng
Nếu
nói
vì
sự
dấn
thân
mà
được
Phật
đem
chúng
ta
ký
thác,
thì
đó
là
sự
đặc
thù
của
đức
Địa
tạng
mà
Phật
tử
thì
phải
học
tập.
Đời
Phật
có
2
vị
đại
sĩ
quan
trọng.
Một
là
đức
Từ
thị,
sẽ
thay
Phật
làm
Phật.
Hai
là
đức
Địa
tạng,
thay
Phật
mà
gánh
vác
chúng
sinh.
Địa
tạng
đề
cao
niệm
Phật
và
bất
sát,
và
xếp
vào
loại
bất
khả
tư
nghị
cái
phước
giúp
người
già,
người
bịnh
và
sản
phụ.
Địa
tạng
chú
trọng
cả
sinh
và
chết.
Địa
tạng
rất
trọng
thị
hạnh
phúc
nhân
loại.
Địa
tạng
hay
nói
Phật
giáo,
nhưng
chữ
ấy
không
có
nghĩa
tôn
giáo
của
Phật,
mà
là
giáo
huấn
của
Ngài,
và
cái
phước
là
làm
theo
giáo
huấn
ấy.
Địa
tạng
nói
đến
quỉ
thần.
Quỉ
thần
thật
thì
không
đáng
nói
lắm.
Hãy
nói
quỉ
thần
hình
người
mặt
người.
Quỉ
thần
ác
có
thiện
có.
Nhưng
con
người
đa
số
ác
nên
quỉ
thần
ác
lộng
hành.
Vậy
đối
phó
với
quỉ
thần
ác
thì
phải
đừng
ác.
Phật
giáo
có
cái
thuyết
tam
tai
-
Tam
tai
là
3
tai
nạn
đao
binh,
tật
dịch
và
cơ
cẩn,
mà
tôi
đã
dịch
là
chiến
tranh,
nhiễm
độc
và
nhân
mãn.
Đó
là
3
điều
đang
là
mối
lo
lớn
nhất
cho
cả
thế
giới.
Trước
đây
không
lâu
thì
chiến
tranh
hạt
nhân
là
mối
lo
lớn
nhất,
nhưng
hiện
nay
thì
mối
lo
lớn
nhất
là
ô
nhiễm
môi
trường
và
bùng
nổ
dân
số.
Mối
lo
ô
nhiễm
môi
trường
lại
có
những
mối
lo
liên
hệ
mà
vi
khuẩn
HIV
chỉ
là
một.
Phật
giáo
không
nói
tận
thế
như
các
tôn
giáo
khác,
nhưng
mô
tả
tam
tai
thì
thật
kinh
hoàng.
Và
nói
về
Địa
tạng
đại
sĩ
thì
tam
tai
được
nói
đến
còn
hơn
nói
đến
ngũ
trược.
- Mồng
8
tháng
tư,
2537
- Trí
Quang
Thứ
Nhất,
Tiểu
Dẫn
Về
Tài
Liệu
1.
Kinh
này
dịch
và
in
năm
2514
(1970)
một
cách
bình
thường.
Nay
được
chữa
lại
khá
kyլ
dẫu
không
còn
để
phần
dịch
âm.
2.
Tài
liệu
được
sử
dụng
là
Đại
tạng
kinh
bản
Đại
chính
tân
tu
(ký
hiệu
là
Chính)
và
Tục
tạng
kinh
bản
chữ
Vạn
(ký
hiệu
là
Vạn).
3.
Nguyên
bản
căn
cứ
để
chữa
là
Chính
13/777
-
790.
Nguyên
bản
này
không
chia
3
cuốn
mà
chia
2
cuốn
thượng
hạ.
Bản
in
riêng
của
Phật
giáo
Trung
hoa
cũng
được
sử
dụng.
Địa
tạng
khoa
chú
(Vạn
35/197-336)
lại
càng
được
tham
chiếu.
4.
Quan
trọng
đến
nỗi
không
thể
thiếu
được
trong
việc
tìm
hiểu
về
đức
Địa
tạng
là
kinh
Thập
luân
(Chính
13/721-777).
Bản
dịch
trước
của
kinh
này
(Chính
13/681-721)
và
kinh
Chiêm
sát
(Chính
17/901-910)
cũng
được
tham
khảo.
5.
Tài
liệu
để
soạn
nghi
thức
sám
nguyện
là
Tán
lễ
Địa
tạng
bồ
tát
sám
nguyện
nghi
(Vạn
129/68-71),
nhưng
kinh
Thập
luân
vẫn
là
tài
liệu
chính.
Thứ
Hai,
Tìm
Xét
Về
Dịch
Chủ
Về
dịch
giả
kinh
Địa
tạng,
có
thể
có
3
thuyết.
Thứ
nhất,
tôi
nhớ
khi
nhỏ
có
thấy
1
bản
ghi
ngài
Pháp
cự
dịch.
Thứ
hai,
1
bản
dịch
ghi
là
ngài
Pháp
đăng.
Thứ
ba,
nhiều
bản
ghi
là
ngài
Thật
xoa
nan
đà.
Về
ngài
Pháp
cự,
niên
đại
dịch
kinh
là
290-306
(Chính
98/678).
Xuất
xứ
này
cũng
ghi
dịch
phẩm
của
ngài,
như
những
xuất
xứ
khác.
Trong
những
dịch
phẩm
được
ghi,
không
có
kinh
Địa
tạng.
Nhưng
trong
Chính
49/61,
cũng
như
mấy
xuất
xứ
nữa,
ghi
dịch
phẩm
của
ngài
có
132
bộ
142
cuốn
ẫ
mà
không
bản
mục
lục
nào
ghi
được
đầy
đủ.
Như
vậy
không
rõ
trong
đó
có
kinh
Địa
tạng
mà
thất
lạc,
hay
không?
Về
ngài
Pháp
đăng,
không
thể
tìm
thấy
tên,
nên
không
thể
nói
gì
được.
Về
ngài
Thật
xoa
nan
đà,
niên
đại
dịch
kinh
là
695-704
(Chính
98/668).
Có
đến
5
xuất
xứ
ghi
ngài
là
dịch
giả
kinh
Địa
tạng:
Chính
13/777,
Vạn
35/220A,
Chính
99/346,
Chính
99/376,
và
Chính
100/1010.
Phần
tôi,
sau
khi
tra
cứu
gần
hết
sử
truyện
và
mục
lục,
ghi
lại
như
trên
đây.
Nhưng
thấy
vấn
đề
dịch
giả
kinh
Địa
tạng
vẫn
bất
ổn.
Tôi
lại
không
có
1
bản
giảng
giải
mới
nào,
nên
không
biết
có
sự
tra
cứu
nào
đáng
kể
không.
Riêng
ngài
Thái
hư
thì
cũng
cho
dịch
giả
kinh
Địa
tạng
là
ngài
Thật
xoa
nan
đà
(Thái
hư
toàn
thư,
29/2470).
Thứ
Ba,
Khái
Lược
Về
Nội
Dung
Như
vừa
nói,
nguyên
bản
kinh
này
chia
2
cuốn:
cuốn
thượng
có
các
phẩm
1-6,
cuốn
hạ
có
các
phẩm
7-13.
Xét
ra
chia
như
vậy
mới
có
nghĩa.
Chia
3
cuốn
thượng
trung
hạ
chỉ
để
trì
tụng
cho
thích
hợp
thì
gian
mà
thôi.
Kinh
này
cốt
nói
đại
nguyện
đại
lực
của
Địa
tạng
đại
sĩ.
Cuốn
thượng
kể
như
là
phần
chính
thuyết,
nói
đại
lược
đã
đủ,
và
cuối
phẩm
6
đã
kết
thúc
bằng
sự
đặt
tên
kinh.
Còn
cuốn
hạ
kể
như
là
phần
bổ
túc,
bổ
túc
một
số
chi
tiết.
Nay
tóm
lược
tất
cả
dưới
đây.
Phần
Chính
Thuyết
Phẩm
1:
Thần
thông
tại
cung
Đao
lợi.-
Sát
với
chính
văn
thì
phải
dịch
là
thần
thông
tại
cung
trời
Đao
lợi.
Cung
trời
Đao
lợi
là
Thiện
pháp
đường,
tức
giảng
đường
của
Đế
thích,
và
là
chỗ
Phật
thuyết
pháp
cho
mẹ,
trong
pháp
được
thuyết
có
kinh
Địa
tạng.
Thần
thông
là
đại
bộ
phận
của
thần
lực
và
nhiều
lúc
cũng
gọi
là
thần
lực.
Vã
lại
chữ
thần
lực
đủ
và
sát
với
phẩm
này,
nên
phải
đổi
ra.
Xét
thần
lực
của
phẩm
này
nói
thì
thấy
có
3.
Một,
thần
lực
không
nói
mà
thấy
rõ,
đó
là
biến
cung
Đao
lợi
vốn
rất
lớn
và
trang
nghiêm
lại
càng
lớn
và
trang
nghiêm
vô
tận
(như
Bồ
đề
tràng
trong
Hoa
nghiêm).
Hai,
thần
lực
ánh
sáng
và
âm
thanh
mà
Phật
biểu
hiện
ở
cung
Đao
lợi
(như
phóng
quang
và
thần
lực
trong
Pháp
hoa).
Ba,
thần
lực
hóa
độ
và
tác
thành
của
đức
Địa
tạng
mà
tại
cung
Đao
lợi
Phật
đã
đề
cao.
Chính
yếu
của
phẩm
này
là
2
thần
lực
sau.
Ngoài
3
thần
lực
này,
phẩm
này
cốt
nói
đại
nguyện
của
đức
Địa
tạng,
đại
nguyện
ấy
cũng
là
một
thần
lực,
mà
là
thần
lực
quan
trọng.
Phẩm
2:
Thân
phân
hóa
qui
tụ
lại.-
Phân
thân
là
phương
tiện
quan
trọng
nhất
trong
những
phương
tiện
mà
đức
Địa
tạng
đã
vận
dụng
để
giải
thoát
cho
bao
kẻ
tội
khổ
ẫ
như
đại
nguyện
mà
phẩm
1
đã
nói.
Cũng
chính
vì
đại
nguyện
nghiêng
nặng
về
bao
kẻ
tội
khổ,
nên
phân
thân
mà
phẩm
này
nói
đã
nhấn
mạnh
phân
thân
ở
địa
ngục.
Nhưng
phân
thân
của
đức
Địa
tạng,
theo
kinh
Thập
luân
thì
đếm
được
42
loại
(Chính
13/725),
còn
kinh
này
có
20
loại,
của
Phật
nhưng
là
điển
hình
cho
các
vị
đại
sĩ.
Phân
thân
như
vậy
có
2
loại
lớn
là
hữu
tình
và
vô
tình.
Trong
loại
vô
tình,
kinh
Thập
luân
chỉ
nói"
hiện
những
cảnh
đẹp
cho
người
vui
thích",
còn
kinh
này
nói
rõ
hơn:
hiện
ra
làm
núi
rừng,
dòng
nước,
đồng
bằng,
sông
ngòi,
ao
hồ,
suối
giếng.
Nói
rõ
mà
không
đủ,
vì
ngoài
núi
rừng
và
đồng
bằng,
chỉ
nói
toàn
nước
--
Nói
như
vậy
cũng
không
lạ,
nếu
ta
biết
đến
vấn
đề
nước
ở
cái
xứ
nóng
như
Ấn
độ.
Nhưng
phải
nói
như
chính
đức
Địa
tạng
đã
nói
mới
rõ
và
đủ
hơn,
dầu
vắn
tắt
hơn,
rằng
thân
đức
Địa
tạng
là
thân
không
biên
cương,
rằng
tại
mỗi
thế
giới
hệ,
ngài
phân
hóa
trăm
ngàn
vạn
ức
thân
hình.
Và
phân
hóa
thân
hình
là
để
thuyết
pháp.
Nhưng
thuyết
pháp
ở
đây
không
phải
chỉ
có
một
cách
nói
bằng
lời,
mà
nói
bằng
nhiều
cách:
cách
nào
mà
lợi
người
là
thuyết
pháp
cả.
Nên
cảnh
vật
làm
người
vui
thích,
làm
người
được
ích
lợi,
thì
đó
chính
là
sự
thuyết
pháp,
là
sự
độ
thoát.
Đừng
hiểu
rằng
hiện
cảnh
vật
ích
lợi
mọi
người
để
rồi
sau
đó
thuyết
pháp
độ
thoát
cho
họ.
Mặt
khác,
vì
đại
nguyện
và
sự
phân
thân
như
vậy,
nên
trong
phẩm
này
đức
Địa
tạng
được
đức
Thế
tôn
đem
chúng
sinh,
trong
đó
có
chúng
ta,
ký
thác
cho
ngài.
Phẩm
3:
Quán
sát
nghiệp
quả
chúng
sinh.-
Nghiệp
quả,
hay
nghiệp
cảm,
là
hành
vi
và
kết
quả
của
hành
vi.
Nói
quán
sát
nghiệp
quả
của
chúng
sinh,
nhưng
thật
ra
phẩm
này
lấy
người
Diêm
phù
chúng
ta
làm
điển
hình
mà
nói.
Vì
đại
nguyện
của
đức
Địa
tạng
chú
trọng
chúng
sinh
tội
khổ,
nên
phân
thân
của
ngài
đã
nhấn
mạnh
phân
thân
địa
ngục,
và
bây
giờ
nói
quán
sát
nghiệp
quả,
nhưng
thật
ra
chỉ
quán
sát
nghiệp
quả
địa
ngục
ẫ
đặc
biệt
địa
ngục
vô
gián,
nơi
nghiệp
dữ
nhất
và
quả
khổ
nhất.
Điều
rất
đáng
tiếc
là
trong
phần
nói
về
nghiệp
dữ
nhất
ấy
đã
không
nói
đến
nghiệp
dữ
hơn
hết,
ấy
là
những
chủ
thuyết
độc
hại
nhân
loại
mà
chữ
tà
kiến
hay
ác
kiến
không
diễn
đạt
hết
được.
Phản
bội
Phật
pháp,
đi
theo
các
chủ
thuyết
ấy,
cũng
là
nghiệp
dữ
nhất
mà
kinh
này
đã
không
nói
đến.
Phẩm
4:
Nghiệp
quả
của
người
Diêm
phù.-
Phẩm
này
tiếp
tục
phẩm
trước,
lấy
người
Diêm
phù
chúng
ta
làm
điển
hình
mà
nói
về
nghiệp
quả
của
chúng
sinh,
nhưng
nói
rộng
hơn:
Một,
về
nghiệp
quả,
không
phải
chỉ
nói
nghiệp
quả
vô
gián,
nhưng
vẫn
chú
trọng
nghiệp
quả
đường
dữ.
Hai,
nói
về
đại
thệ
(lời
thề
thực
hiện
đại
nguyện)
của
đức
Địa
tạng.
Ba,
nói
về
cách
giải
thoát
nghiệp
quả
cho
chúng
sinh
của
đức
Địa
tạng;
trong
cách
này,
ở
đây
đưa
ra
cách
nói
về
nhân
quả,
nhưng
chữ
nói
ấy
không
phải
chỉ
là
nói,
khuyên
và
răn,
mà
là
nói
bằng
sự
"vận
dụng
hàng
trăm
hàng
ngàn
phương
tiện".
Hai
phần
đại
thệ
và
cách
nói
như
vậy
là
vài
phương
tiện
của
đức
Địa
Tạng.
Phẩm
5:
Danh
xưng
địa
ngục.-
Danh
xưng
địa
ngục
là
tên
của
các
địa
ngục.
Chính
tên
của
mỗi
địa
ngục
biểu
thị
hình
cụ
và
cực
hình
của
địa
ngục
ấy.
Phẩm
này
chỉ
bổ
túc
cho
phẩm
4,
nói
về
các
địa
ngục,
nơi
nghiệp
dữ
phải
chịu
quả
báo,
sau
khi
chịu
hoa
báo
và
trước
khi
chịu
dư
báo.
Nhưng
đến
đây,
sau
3
phẩm
3,
4
và
5
nói
về
nghiệp
quả,
những
điểm
chính
yếu
sau
đây
phải
được
nhận
rõ:
địa
ngục
thật
khổ,
và
ai
làm
nghiệp
dữ
thì
người
ấy
tự
chịu,
chứ
không
ai
có
thể
chịu
thay
cho;
như
vậy
địa
ngục
là
thật,
nếu
thật
có
nghiệp
dữ;
nhưng
cũng
không
thật,
nếu
nghiệp
dữ
không
có
hay
có
mà
được
trừ
bỏ;
sự
trừ
bỏ
cũng
vẫn
có
thể
hy
vọng,
nếu
biết
qui
y
đức
Địa
tạng
và
làm
theo
kinh
này
chỉ
dẫn;
và
đức
Địa
tạng
trừ
bỏ
cứu
vớt
cho
cũng
không
phải
chỉ
trừ
bỏ
cứu
vớt
nơi
cái
nhân
mà
còn
ngay
nơi
cái
quả:
Đó
là
sự
đặc
biệt,
bất
khả
tư
nghị
của
đức
Địa
tạng
và
kinh
Địa
tạng.
Phẩm
6:
Thế
tôn
tuyên
dương.-
Các
phẩm
trước
đã
nói
về
thệ
nguyện,
phương
tiện
và
sở
độ
của
đức
Địa
tạng,
phẩm
này
nói
về
sự
ích
lợi
nhân
thiên
của
ngài.
Ích
lợi
nhân
thiên
là
đem
lại
cho
nhân
thiên
và
mọi
loài
sự
ích
lợi
mà
phần
chính
là
ở
chính
trong
nhân
thiên.
Sự
ích
lợi
ấy
gọi
là
sự
yên
vui
tuyệt
diệu
(thắng
diệu
lạc).
Sự
ích
lợi
ấy
ích
lợi
cả
nhân
và
quả,
cả
hiện
tại
và
vị
lai.
Ích
lợi
này
còn
được
nói
đến
trong
phẩm
12
và
rải
rác
ở
các
phẩm
khác.
Và,
như
đã
nói,
đến
đây
kể
như
đã
lược
đủ
về
đại
nguyện
và
đại
lực
của
đức
Địa
tạng,
nên
Phật
đặt
tên
cho
kinh
này,
tên
ấy
biểu
thị
đại
nguyện
và
đại
lực
đã
nói.
Phần
Bổ
Túc
Phẩm
7:
Lợi
ích
người
còn
kẻ
mất.-
Phẩm
này
bổ
túc
cho
chi
tiết
ích
lợi
kẻ
mất:
làm
cách
nào
để
kẻ
mất
được
ích
lợi
mà
người
còn
cũng
được.
Trong
cách
ấy,
hại
nhất
cho
kẻ
mất,
cái
hại
phải
cố
mà
tránh,
ấy
là
sự
sát
sinh
cúng
tế.
Phẩm
8:
Chúa
tôi
Diêm
la
xưng
tụng.-
Diêm
la
là
Diêm
la
thiên
tử,
cũng
gọi
là
Diêm
vương,
thuộc
loài
quỷ,
thống
lãnh
quỉ
chúng
và
tổng
quản
địa
ngục.
Phẩm
này
bổ
túc
những
chi
tiết
sau
đây:
Thứ
nhất,
bổ
túc
sự
đại
tinh
tiến,
cứu
độ
không
chán
mệt
của
đại
nguyện
đức
Địa
tạng.
Thứ
hai,
bổ
túc
uy
thần
của
đức
Địa
tạng
đối
với
thế
giới
quỉ
--
thế
giới
rất
mạnh
và
đa
dạng,
mạnh
nên
gây
họa
mạnh
bao
nhiêu
thì
giúp
phước
cũng
mạnh
bấy
nhiêu,
khi
có
uy
thần
của
đức
Địa
tạng.
Thứ
ba,
bổ
túc
ích
lợi
khi
chết,
nhất
là
lúc
sinh.
Trong
chi
tiết
này
có
vài
chi
tiết
nhỏ:
Một,
lúc
sinh
không
được
sát
sinh
tiệc
tùng
(phẩm
trước
mới
nói
khi
chết
không
được
sát
sinh
cúng
tế);
còn
khi
chết
thì
phẩm
này
nói
đến
một
trong
những
cái
gọi
là
"cách
ấm
mê":
sự
bị
mê
hoặc
dẫn
dụ
khi
chết.
Hai,
chúa
quỉ
Chủ
sinh
mạng,
vị
bổ
túc
chi
tiết
thứ
ba
này
được
Phật
gọi
là
một
vị
đại
bồ
tát
và
thọ
ký
cho:
quan
trọng
biết
bao.
Điều
cần
phải
đặc
biệt
nói
thêm,
là
kinh
này
hết
sức
răn
việc
sát
sinh
(để
cúng
tế
khi
chết
và
tiệc
tùng
lúc
sinh),
coi
việc
sát
sinh
cùng
loại
với
tội
vô
gián
(chính
văn
:
...
ngoại
trừ
5
thứ
nghiệp
dữ
vô
gián
với
nghiệp
dữ
sát
sinh,
còn
những
nghiệp
dữ
tương
đối
nhỏ
hơn...).
Phẩm
9:
Xưng
tụng
danh
hiệu
chư
Phật.-
Phẩm
này
bổ
túc
chi
tiết
nghe
hay
niệm
danh
hiệu
Phật
đà.
Điều
cần
ghi
chú,
là
mục
đích
bổ
túc,
cũng
như
lời
kết
thúc,
tuy
có
vẻ
nhấn
mạnh
giành
cho
sự
chết
--
sắp
chết,
chết,
sau
khi
chết;
nhưng,
những
hiệu
năng
của
mỗi
hiệu
Phật
được
nói
đến
lại
không
phải
chỉ
như
vậy.
Vậy
mới
biết,
khi
sắp
chết,
cái
an
ủi
người
chết,
cái
để
cho
người
chết
bám
víu
là
danh
hiệu
của
Phật,
nhưng
danh
hiệu
ấy
cũng
là,
trước
hết
đã
là,
cái
cho
người
sống
bám
víu,
và
từ
đó
thấy
rõ
cái
phước
được
biết
Phật
và
được
niệm
Phật
cần
thiết
đến
mức
nào
trong
đời
sống.
Phẩm
10:
Trắc
lượng
công
đức
bố
thí.-
Phẩm
này
bổ
túc
nhân
tố
thánh
thiện,
đặc
biệt
còn
chỉ
cách
biến
nhân
tố
ấy
từ
hữu
lậu
thành
vô
lậu.
Phẩm
11:
Thần
đất
hộ
trì.-
Phẩm
này
bổ
túc
chi
tiết
phụng
thờ
đức
Địa
tạng.
Cách
thức
và
ích
lợi
của
sự
phụng
thờ
ấy,
phẩm
này
nói
rõ.
Trong
phần
ích
lợi,
sự
đất
đai
được
màu
mỡ
(thứ
1)
và
hay
gặp
dịp
làm
phước
(thứ
10)
đã
đáng
chú
ý,
nhưng
đáng
chú
ý
hơn
nữa
là
ở
phẩm
này
người
nói
về
đức
Địa
tạng
là
một
vị
Địa
thần:
2
chữ
Địa
như
vậy
không
phải
ngẫu
nhiên
mà
trùng
hợp.
Phẩm
12:
Ích
lợi
của
sự
thấy
nghe.-
Thấy
nghe
là
thấy
hình
tượng
hay
nghe
danh
hiệu
của
đức
Địa
tạng.
Ích
lợi
của
sự
thấy
nghe
như
vậy
là
bổ
túc
cho
sự
ích
lợi
nhân
thiên
của
đức
Địa
tạng.
Trước
khi
nói
ích
lợi
ấy,
Phật
phóng
ánh
sáng
đặc
biệt,
và
vị
phát
khởi
là
chính
đức
Quan
âm:
như
thế
cũng
đủ
thấy
sự
ích
lợi
ấy
bất
khả
tư
nghị
đến
mức
nào.
Nên
sự
ích
lợi
nhân
thiên
chính
là
sự
bất
khả
tư
nghị:
siêu
việt
và
khác
thường,
tư
tưởng
và
ngôn
ngữ
bình
thường
không
thể
tư
duy
và
mô
tả
sự
ích
lợi
ấy,
nhất
là
tư
duy
mô
tả
theo
cách
thức
bình
thường.
Phẩm
13:
Thế
tôn
ký
thác.-
Chính
văn
là
chúc
lụy
nhân
thiên:
đem
nhân
loại
và
chư
thiên,
và
bao
chúng
sinh
tội
khổ
mà
chúc
lụy.
Chúc,
hay
phó
chúc,
là
giao
phó,
căn
dặn.
Lụy
là
mối
lụy,
trách
nhiệm
nặng
nề.
Chúc
lụy
là
căn
dặn
mà
giao
phó
trách
nhiệm
nặng
nề.
Nên
tôi
đổi
ra
chữ
ký
thác
cho
dễ
hiểu.
Nội
dung
phẩm
này
tổng
kết
sự
ích
lợi
bất
khả
tư
nghị
của
đức
Địa
tạng,
nhưng
quan
trọng
nhất
là
một
lần
nữa
Phật
lại
đem
chúng
ta
và
chúng
sinh
ký
thác
cho
ngài.
Sự
ký
thác
này
thật
đặc
biệt:
một
là
chỉ
ký
thác
cho
ngài,
hai
là
chỉ
kinh
này
có
sự
ký
thác
như
vậy.
Ngay
như
kinh
Pháp
hoa,
sự
ký
thác
ở
đó
cũng
không
như
ở
đây.
II.
Địa
Tạng
Đại
Sĩ
Tài
liệu
ghi
về
đại
sĩ
dưới
đây
toàn
xuất
từ
kinh
Thập
luân.
Cách
ghi
thì
phần
nhiều
lược
văn
mà
không
lược
ý,
nhưng
cũng
có
chỗ
dẫn
dụng
chính
văn.
Chỗ
nào
dẫn
kinh
điển
khác
thì
ghi
tên
rõ
ràng.
1.
Danh
hiệu
của
đức
Địa
tạng.-
Theo
nghĩa
đen,
địa
là
đất,
tạng
là
kho
tàng:
kho
tàng
đất,
gọi
là
Địa
tạng.
Nếu
đọc
Địa
tàng
thì
lại
có
nghĩa
sự
tàng
trữ
của
đất.
Nhưng
nghĩa
chính
thì
nên
lấy
cách
đọc
Địa
tạng.
Đại
nhật
kinh
sớ
nói
Điạ
tạng
bồ
tát
chủ
trì
kho
báu
vô
biên
công
đức
phát
khởi
từ
bản
tánh
của
tâm
địa.
Định
nghĩa
này
biến
thành
định
nghĩa
mà
khoa
nghi
thường
nói
"khể
thủ
bản
nhiên
tịnh
tâm
địa,
vô
tận
phật
tạng
đại
từ
tôn".
Còn
1
bài
tựa
của
Địa
tạng
khoa
chú
(Vạn
35/206A)
dẫn
lời
Phật
nói
dũng
mãnh
là
Địa
tạng.
Lời
này
không
thấy
ghi
xuất
xứ,
nhưng
rất
đúng
với
đại
thệ
nguyện
và
đại
tinh
tiến
của
đức
Điạ
tạng
phân
thân
vào
trong
các
đường
dữ,
nhất
là
vào
trong
địa
ngục.
Còn
kinh
Thập
luân,
khi
tả
đức
tính
của
ngài
về
lục
độ,
có
nói
nhẫn
thì
vững
như
cõi
đất
to
lớn,
định
thì
sâu
như
kho
tàng
bí
mật.
Lời
này
thành
định
nghĩa
của
Phật
học
đại
từ
điển.
Thế
nhưng
các
định
nghĩa
ấy
không
bằng
chính
văn
sau
đây.
"Vị
đại
sĩ
này,
bằng
định
lực,
làm
cho
tất
cả
trái
hạt
phong
phú.
Tại
sao,
vì
vị
đại
sĩ
này
đã
qua
vô
số
kiếp,
nơi
vô
số
Phật,
phát
cái
nguyện
cực
kỳ
tinh
tiến
và
kiên
cố;
do
năng
lực
của
nguyện
ấy,
để
hóa
độ
chúng
sinh,
ngài
giữ
gìn
tất
cả
đất
đai
và
mầm
giống
cho
chúng
sinh
tùy
ý
hưởng
dụng.
Chính
năng
lực
của
ngài
đã
làm
cho
cả
cõi
đất
to
lớn
này
cỏ
cây
rau
lá
sinh
trưởng
tốt
tươi,
thóc
lúa
hoa
quả
đầy
đủ
chất
lượng".
Lời
này
cho
thấy
Địa
tạng
là
kho
đất,
là
nghĩa
đen
thật
sự.
Và
việc
này
rất
liên
hê
đến
sự
tồn
tại
của
Phật
pháp,
liên
hệ
một
cách
đặc
biệt.
"Địa
tạng
đại
sĩ
bạch
đức
Thế
tôn,
con
nguyện
tế
độ
tất
cả
bốn
chúng
đệ
tử
của
đức
Thế
tôn.
Con
làm
tăng
trưởng
hết
thảy
bạch
pháp
giải
thoát,
tăng
trưởng
cây
trái
thực
phẩm
và
dược
liệu,
tăng
trưởng
đất
nước
gió
lửa,
nói
tóm,
con
làm
cho
dòng
giống
Tam
bảo
trường
tồn,
rực
rỡ
và
uy
đức
...
Đức
Thế
tôn
nói,
Địa
tạng
đại
sĩ
làm
được
như
vậy
là
vì
đại
sĩ
đã
được
tuệ
giác
Bát
nhã
sâu
xa,
nắm
chắc
tính
chất
đối
kháng
và
hỗ
trợ
lẫn
nhau
trong
quá
trình
sinh
diệt
của
đất
nước
gió
lửa".
Tư
tưởng
hệ
Phật
giáo
về
con
người
và
thế
giới
con
người
không
phải
chỉ
có
một
mặt:
có
mặt
do
phước
báo
mà
có,
đó
là
nhân
quả
dị
thục;
có
mặt
do
nhân
lực
mới
thành,
đó
là
nhân
quả
sĩ
dụng;
nhưng
còn
mặt
nữa,
đó
là
thần
lực
của
chư
Phật
chư
đại
bồ
tát.
Thần
lực
ấy
thấy
rõ
nhất
nơi
Địa
tạng
đại
sĩ,
nên
trong
kinh
đã
dẫn,
đức
Thế
tôn
đề
cao
như
sau,
"giả
sử
có
người
đối
với
vô
số
đại
bồ
tát
trì
niệm
và
hiến
cúng
cả
trăm
kiếp,
không
bằng
có
người
trong
thì
gian
một
bữa
ăn
chí
tâm
qui
y,
lễ
bái,
trì
niệm
và
hiến
cúng
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
có
đại
bi
nguyện
và
đại
tinh
tiến
quá
hơn
các
vị
bồ
tát".
Đến
đây
thì
đã
thấy
khi
xưng
niệm
ngài,
nên
thay
những
chữ
thừa
mà
thiếu
là
đại
bi
đại
nguyện
đại
thánh
đại
từ
bằng
những
chữ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
đã
thấy
ngài
là
vị
minh
dương
cứu
khổ
chứ
không
phải
chỉ
là
u
minh
giáo
chủ,
đã
thấy
trì
niệm
ngài
không
phải
chỉ
để
cầu
siêu.
Những
điều
này,
dưới
đây
sẽ
còn
thấy
rõ
hơn
nữa.
Trên
đây
là
định
nghĩa
chính
về
danh
hiệu
của
Địa
tạng
đại
sĩ.
Phần
tôi,
căn
cứ
tinh
thần
kinh
Địa
tạng,
nhất
là
căn
cứ
câu
"tất
cả
thân
hình
của
Điạ
tạng
đại
sĩ
phân
hóa
tại
các
địa
ngục
của
các
thế
giới
hệ"
trong
phẩm
2,
tôi
lại
muốn
định
nghĩa
đơn
giản,
rằng
Địa
tạng
là
tàng
hình
trong
điạ
ngục.
Tôi
nói
muốn
định
nghĩa
như
vậy,
không
nói
đó
là
định
nghĩa.
Tuy
nhiên,
tôi
thấy
như
vậy
lại
rất
thâm
thiết
đối
với
hạnh
nguyện
của
Địa
tạng
đại
sĩ.
Sau
này
có
dịp
được
thấy
Thái
hư
đại
sư
đã
có
ý
kiến
đó
(Thái
hư
toàn
thư
tập
29
trang
2468).
2.
Hình
tượng
của
đức
Địa
tạng.-
Địa
tạng
đại
sĩ
đến
với
Phật
từ
phương
nam,
bằng
hình
tướng
Thanh
văn,
tức
hình
tướng
xuất
gia.
Hình
tướng
ấy
vừa
tiêu
biểu
vừa
hộ
trì
cho
Tăng
bảo
và
sự
giải
thoát
của
toàn
bộ
Phật
pháp.
Thị
hiện
hình
tướng
ấy,
có
nghĩa
như
Phật
nói,
"chỉ
có
chư
Phật
thế
tôn
và
bồ
tát
đại
sĩ
mới
hộ
trì
được
2
việc:
hộ
trì
người
xuất
gia
vì
muốn
tiếp
nối
dòng
giống
Tam
bảo
và
hộ
trì
chánh
pháp
thuận
với
sự
giải
thoát
của
cả
Tam
thừa.
Thế
quyền
không
làm
được
việc
ấy;
đừng
rình
sơ
hở
mà
hại
đệ
tử
và
chánh
pháp
của
ta".
Quốc
độ
này
Tăng
bảo
là
người
xuất
gia.
Muốn
làm
cho
Phật
pháp
tồn
tại
thì
phải
ái
hộ
người
xuất
gia.
Ái
hộ
người
xuất
gia,
trước
hết
và
căn
bản,
là
ái
hộ
giới
pháp.
"Người
xuất
gia
dẫu
tàn
tệ
đến
nỗi
chỉ
là
cái
thây
chết
phá
giới,
không
giới,
sẽ
đọa
ác
đạo,
nhưng
vẫn
làm
thiện
tri
thức
cho
nhân
thiên
ở
chỗ
có
thể
tuyên
thuyết
Phật
pháp
cho
họ,
lại
vì
có
hình
tướng
và
uy
nghi
của
người
xuất
gia
nên
làm
cho
mọi
người
phát
sinh
cảm
nghĩ
quí
báu".
Do
đó,
Phật
không
chấp
nhận
họ
là
đệ
tử,
nhưng
cũng
không
chấp
nhận
thế
quyền
xúc
phạm
đến
họ.
Phật
chỉ
chấp
nhận
sự
trừng
trị
theo
giới
luật
của
Tăng
chúng
thanh
tịnh.
Ái
hộ
người
xuất
gia
là,
kế
đó,
ái
hộ
sự
giải
thoát
và
chánh
pháp
đem
lại
sự
giải
thoát
ấy.
Chánh
pháp
giải
thoát
là
cọng
tướng
của
toàn
bộ
Phật
pháp
gồm
cả
thanh
văn
tiểu
thừa
và
vô
thượng
đại
thừa,
tuy
nhiên,
chánh
pháp
ấy
căn
bản
vẫn
là
thanh
văn
tiểu
thừa.
"Như
vậy
những
kẻ
tự
xưng
đại
thừa,
khinh
miệt
và
cản
trở
sự
truyền
bá
tiểu
thừa,
những
kẻ
không
tin,
phỉ
báng
và
cản
trở
cả
tiểu
thừa
đại
thừa,
tất
cả
những
kẻ
này
không
được
xuất
gia,
xuất
gia
rồi
phải
đuổi
gấp,
vì
họ
mới
thật
là
kẻ
đại
tội
ác
gần
với
tội
ác
vô
gián".
"Đừng
vì
lợi
và
danh
mà
lừa
đảo
thế
gian,
tự
xưng
đại
thừa,
phỉ
báng
tiểu
thừa.
Làm
như
vậy
thì
họ
không
còn
là
đồ
chứa
đựng
chánh
pháp,
dầu
là
chánh
pháp
tiểu
thừa
hay
chánh
pháp
đại
thừa".
Nên
đối
với
những
kẻ
phá
hoại
này
Phật
nghiêm
khắc
hơn
cả
với
kẻ
phá
giới.
Ngài
đã
biết
trước
và
dạy
thi
hành
sự
bất
cọng
trú
đối
với
họ:
"Tăng
chúng
thanh
tịnh
và
hòa
hợp
trục
xuất
rồi
mà
họ
dùng
tiền
của,
học
thức,
khéo
miệng
và
mưu
mô,
làm
cho
thế
quyền
đứng
về
phía
họ,
buộc
Tăng
chúng
thanh
tịnh
phải
để
họ
ở
chung
như
cũ,
thì
trong
Tăng
chúng
những
vị
tỷ
kheo
giữ
giới
và
hổ
thẹn,
hãy
vì
hộ
trì
giới
pháp
mà
trình
bày
rõ
ràng
với
thế
quyền,
đừng
giận
dữ
thóa
mạ
những
kẻ
phá
pháp
ấy.
Nếu
thấy
trình
bày
mà
bị
đàn
áp,
thì
nên
bỏ
chỗ
ấy
mà
đi
ở
chỗ
khác".
Ái
hộ
người
xuất
gia
không
phải
chỉ
ái
hộ
giới
luật
thanh
tịnh
và
chánh
pháp
giải
thoát,
Địa
tạng
đại
sĩ
còn
ái
hộ
bằng
sự
làm
tăng
thêm
tư
cụ
để
người
xuất
gia
sống
mà
giữ
giới,
mà
tu
bạch
pháp
giải
thoát,
mà,
nói
tóm,
tiếp
nối
dòng
giống
Tam
bảo.
Nên
như
đã
thấy,
"Địa
tạng
đại
sĩ
bạch
đức
Thế
tôn,
con
nguyên
tế
độ
tất
cả
4
chúng
đệ
tự
của
đức
Thế
tôn.
Con
làm
tăng
trưởng
hết
thảy
bạch
pháp
giải
thoát,
tăng
trưởng
cây
trái
thực
phẩm
và
dược
liêu,
tăng
trưởng
đất
nước
gió
lửa,
nói
tóm,
con
làm
cho
dòng
giống
Tam
bảo
trường
tồn,
rực
rỡ
và
uy
đức".
Với
sự
tiêu
biểu
và
hộ
trì
người
xuất
gia
như
trên
đây,
hình
tướng
xuất
gia
của
đức
Địa
tạng
đã
thành
vấn
đề,
và
là
vấn
đề
trọng
đại,
là
phải.
3.
Đại
nguyện
của
đức
Địa
tạng.-
Kinh
đã
dẫn
tả
đại
nguyên
này
bằng
những
từ
ngữ
như
sau.
"Vị
đại
sĩ
này
có
vô
số
những
sự
bất
khả
tư
nghị,
ích
lợi
chúng
sinh
một
cách
cần
mẫn
tinh
tiến,
là
vì
đối
trước
hằng
sa
chư
Phật,
để
ích
lợi
chúng
sinh,
ngài
đã
phát
khởi
thệ
nguyện
đại
từ
bi,
rất
kiên
cố,
khó
phá
hoại,
rất
dũng
mãnh,
rất
tinh
tiến
và
vô
cùng
tận;
do
năng
lực
tăng
thượng
của
thệ
nguyện
ấy
mà
trong
mỗi
thì
gian
bằng
một
ngày
đêm
hay
một
bữa
ăn,
ngài
cứu
độ
được
vô
lượng
chúng
sinh,
làm
cho
những
sở
cầu
đúng
như
chánh
pháp
của
họ
đều
thỏa
mãn
cả".
4.
Phân
thân
của
đức
Địa
tạng.-
Kinh
đã
dẫn
nói,
"Vị
đại
sĩ
này,
bằng
vào
những
sự
bất
khả
tư
nghị
đã
hoàn
thành,
vào
sự
dũng
mãnh
tinh
tiến
của
thệ
nguyện
kiến
cố,
để
cứu
độ
chúng
sinh,
khắp
trong
thế
giới
hệ
mười
phương,
ngài
thị
hiện
đủ
mọi
thân
hình".
Thân
hình
mà
ngài
thị
hiện,
không
những
đủ
loài,
đủ
hạng
trong
mỗi
loài,
đủ
từ
thân
Phật
đà
đến
thân
địa
ngục,
mà
quan
trọng
và
đặc
biệt,
còn
"hiện
những
cảnh
đẹp
cho
người
vui
thích".
Nhưng
câu
này
phải
nói
như
kinh
Địa
tạng
mới
rõ:
thân
của
Địa
tạng
đại
sĩ
là
thân
không
biên
cương.
Phẩm
2
của
kinh
ấy
nói
về
sự
phân
thân
của
Phật,
điển
hình
cho
sự
phân
thân
của
chư
Phật
và
đại
bồ
tát,
lại
nói,
"hoặc
hiện
rừng
núi,
dòng
nước,
đồng
bằng,
sông
ngòi,
ao
hồ,
suối
giếng,
ích
lợi
khắp
cả
mọi
người,
ai
cũng
được
độ
thoát".
Chính
văn
câu
này
như
sau,
"hoặc
hiện
sơn,
lâm,
xuyên,
nguyên,
hà,
trì,
tuyền,
tỉnh,
lợi
cập
ư
nhân,
tất
giai
độ
thoát".
Trước
đây
tôi
đã
chuyển
văn
một
chút
mà
dịch
như
sau,
"hoặc
hiện
núi
sông,
bình
nguyên,
ao
hồ,
suối
giếng,
ích
lợi
khắp
cả,
toàn
là
tác
dụng
hóa
độ".
Chưa
có
kinh
điển
nào
nói
minh
bạch
được
như
vậy,
dẫu
rằng
trong
cách
nói
cũng
có
thể
làm
cho
ta
hiểu
rằng
sự
phân
thân
của
chư
Phật
và
đại
bồ
tát
là
như
thế
đó,
không
phải
chỉ
có
những
thân
hình
như
chúng
ta
hiểu
theo
nghĩa
của
chúng
ta.
5.
Định
lực
của
đức
Địa
tạng.-
Kinh
đã
dẫn
nói,
tại
bất
cứ
thế
giới
hệ
nào,
Địa
tạng
đại
sĩ
cũng
nhập
các
định,
hoạt
hiện
vô
biên
diệu
dụng,
hóa
độ
vô
lượng
chúng
sinh.
Sau
khi
kể
rõ
23
định
(2)
,
nhập
định
nào
có
lực
dụng
gì,
kinh
đã
dẫn
nói,
"nói
tổng
quát,
vị
đại
sĩ
này,
hằng
ngày
mỗi
buổi
sáng
sớm,
vì
cứu
độ
chúng
sinh
nên
nhập
vô
số
định.
Định
lực
ấy
tùy
sở
ưng
mà
ích
lợi
chúng
sinh
trong
mọi
thế
giới
hệ",
"đặc
biệt
là
trong
giai
đoạn
ngũ
trược
và
những
thế
giới
hệ
không
có
Phật
xuất
hiện".
6.
Sở
độ
của
đức
Địa
tạng.-
Như
lời
kinh
đã
dẫn
trên
đây,
đối
tượng
sở
độ
của
Địa
tạng
đại
sĩ
có
3.
Thứ
nhất,
nói
tổng
quát
là
chúng
sinh
trong
hết
thảy
quốc
độ
và
thì
gian.
Thứ
hai,
nói
đặc
biệt
lại
có
3,
là
chúng
sinh
ở
những
quốc
độ
không
có
Phật,
ở
những
quốc
độ
có
Phật
nhưng
thuộc
giai
đoạn
ngũ
trược
(và
dẫn
đếm
tam
tai)
và
thuộc
giai
đoạn
cách
hở
giữa
2
đức
Phật
(mà
Phật
pháp
không
còn).
Thứ
ba,
nói
thiết
cận
là
châu
Diêm
phù,
tức
loài
người
chúng
ta
đây,
và
theo
kinh
Địa
tạng
thì
quan
trọng
là
chúng
sinh
tội
khổ
trong
các
ác
đạo,
nhất
là
ác
đạo
địa
ngục,
của
châu
Diêm
phù.
Do
đó,
Phật
nói,
Địa
tạng
đại
sĩ
ứng
hiện
khắp
nơi,
nhưng
nghiêng
nặng
đối
với
giai
đoạn
dữ
dội
(Chiêm
sát,
Chính
17/902).
Chính
đại
sĩ
thì
ngài
nói,
đã
13
đại
kiếp
đến
nay,
ngài
nỗ
lực
cực
nhọc
loại
trừ
ngũ
trược
và
tam
tai
cho
chúng
sinh.
Còn
kinh
Địa
tạng
thì
nói
đi
lặp
lại,
rằng
đối
với
châu
Diêm
phù,
ngài
có
một
sự
liên
hệ
lớn
lao.
Vì
châu
Diêm
phù,
và
giai
đoạn
ngũ
trược
dẫn
đến
tam
tai
(3)
,
là
đối
tượng
sở
độ
đặc
biệt
của
Địa
tạng
đại
sĩ,
nên
ở
đây
phải
nói
sơ
lược.
Như
đã
nói,
Diêm
phù
là
thế
giới
loài
người
chúng
ta
đây.
Thế
giới
ấy
là
1
trong
1
tỷ
thành
phần
của
thế
giới
hệ
Sa
bà.
Đại
bộ
phận
thế
giới
hệ
này,
cũng
như
các
thế
giới
hệ
tương
tự,
có
như
nhau
một
quá
trình
là
thành:
kết
thành,
trú:
tồn
tại,
hoại:
hư
rã,
không:
tan
biến.
Nhưng
không
rồi
lại
thành,
lại
trú,
lại
hoại,
lại
không,
luân
chuyển
như
thế
chứ
không
mất
hẳn.
Mỗi
thời
kỳ
thành
trú
hoại
không
đều
có
thì
gian
như
nhau,
nhưng
chỉ
thời
kỳ
trú
mới
có
chúng
sinh
sinh
sống,
chúng
sinh
mà
trong
đó
loài
người
là
đại
bộ
phận.
Thời
kỳ
trú
có
20
tăng
giảm.
Thời
kỳ
thành
rồi
thì
có
người
sinh
sống,
và
sống
rất
lâu,
ấy
là
tăng;
sau
đó
con
người
vì
phát
sinh
ngũ
trược
mà
sự
sống
giảm
dần,
giảm
đến
trung
bình
không
quá
trăm
tuổi
là
ngũ
trược
tăng
thì,
và
rồi
sẽ
giảm
dần
nữa
cho
đến
dẫn
ra
tam
tai,
ấy
là
giảm.
Tam
tai
là
đao
binh,
tật
dịch,
cơ
cẩn
(chiến
tranh,
nhiễm
độc,
nhân
mãn).
Sau
tam
tai,
con
người
sống
sót
rất
ít,
mới
biết
khủng
khiếp
và
thương
nhau,
loài
người
lại
phồn
thịnh,
trong
đó
có
sự
sống
lâu
tăng
dần,
nhờ
sự
thương
nhau
đó,
đó
lại
là
tăng.
Và
cứ
như
thế
mà
tăng
rồi
giảm,
giảm
lại
tăng.
Hiện
nay
là
ngũ
trược
tăng
thì
của
thời
kỳ
giảm
thứ
9
trong
20
thời
kỳ
tăng
giảm
của
thời
kỳ
trú.
Như
vậy
thì
trước
nữa
và
sau
nữa
còn
có
vô
tận
những
giai
đoạn
ngũ
trược
và
tam
tai.
Trong
ngũ
trược,
nhất
là
trong
tam
tai,
Địa
tạng
đại
sĩ
cứu
độ
bằng
định
lực.
Nguyên
nhân
chính
của
tam
tai
là
sự
tàn
hại
lẫn
nhau,
nên
từ
tâm
thương
nhau
là
nguyên
nhân
chính
kết
thúc
tam
tai.
Do
đó
mà
trong
tam
tai,
ai
tu
từ
tâm
thì
khỏi.
Mà
một
trong
vô
số
hiệu
năng
định
lực
của
đức
Địa
tạng
là
làm
cho
con
người
"bỏ
được
tâm
lý
độc
hại
mà
hướng
về
nhau
bằng
từ
tâm".
7.
Phó
cảm
của
đức
Địa
tạng.-
Diệu
dụng
của
Địa
tạng
đại
sĩ
là
như
thế,
như
một
ít
điều
đã
ghi
trên
đây.
Diệu
dụng
ấy,
như
vậy,
toàn
là
để
thỏa
mãn
mọi
sự
sở
cầu,
miễn
mọi
sự
sở
cầu
ấy
là
"như
pháp
sở
cầu"
và
xuất
từ
"chí
tâm
xưng
niệm",
đó
là
2
từ
ngữ
mà
kinh
Thập
luân
đã
dẫn
luôn
luôn
nói
đến.
---o0o---
Địa
Tạng
Đại
Sĩ
và
Kinh
Địa
Tạng
Bây
giờ
hãy
nói
vắn
tắt
về
nội
dung
kinh
Địa
tạng
và
đức
Địa
tạng
qua
kinh
này.
Kinh
này
được
gọi
là
hiếu
kinh
của
Phật
giáo.
Hiếu
niệm
của
Phật
giáo,
chỉ
cần
nói,
theo
Bồ
tát
giới
Phạn
võng,
cái
tội
nặng
nhất
là
phải
sinh
ở
những
chỗ
không
được
nghe
cái
tên
Cha
mẹ
hay
Phật
pháp
tăng,
cũng
đủ
để
ý
thức.
Gọi
là
hiếu
kinh
của
Phật
giáo,
vì
kinh
này
có
nội
dung
sau
đây.
Thứ
nhất,
kể
lại
hiếu
hạnh
của
Địa
tạng
đại
sĩ
mà
đại
nguyện
của
ngài
đã
xuất
phát
từ
hiếu
hạnh
ấy
và
hoàn
thành
hiếu
hạnh
ấy.
Đại
nguyện
của
Địa
tạng
đại
sĩ
đại
khái
có
2
cách
nhìn:
một,
căn
bản
là
"chúng
sinh
độ
tận
phương
chứng
bồ
đề,
địa
ngục
vị
không
thệ
bất
thành
Phật";
hai,
tùy
thời,
tùy
căn
và
tùy
cảnh,
còn
có
những
lời
thề
để
thực
hiện
đại
nguyện
căn
bản
trên
đây.
Đối
tượng
của
đại
nguyện
Địa
tạng
đại
sĩ
đương
nhiên
vô
giới
hạn,
nhưng
đặc
biệt
là
chúng
sinh
tội
khổ
trong
tam
đồ,
nhất
là
trong
địa
ngục;
là
người
Diêm
phù;
và
như
đã
nói,
còn
có
những
kẻ
ở
các
thế
giới
hệ
không
Phật,
hay
có
Phật
mà
thuộc
giai
đoạn
ngũ
trược,
giai
đoạn
tam
tai,
và
thời
kỳ
cách
hở
giữa
2
đức
Phật.
Thứ
hai,
tóm
tắt
những
ích
lợi,
những
sự
bất
khả
tư
nghị
của
đại
nguyện
Địa
tạng
đại
sĩ
đem
lại
cho
chúng
sinh.
Đại
nguyện
Địa
tạng
đại
sĩ
thể
hiện
qua
danh
hiệu,
hình
tượng
và
kinh
điển
(kinh
Địa
tạng)
của
ngài.
Nên
3
pháp
hạnh
trì
niệm
danh
hiệu,
chiêm
bái
hình
tượng
và
trì
tụng
kinh
điển
chính
là
trì
niệm,
chiêm
bái
và
trì
tụng
đại
nguyện
của
Địa
tạng
đại
sĩ,
và
những
sở
cầu
mà
trong
kinh
nói
rõ,
sẽ
được
đại
nguyện
ấy
làm
cho
như
ý.
Đặc
biệt
chữ
sinh
tử
trong
kinh
này
nói,
ngoài
cái
nghĩa
tổng
quát
như
bao
nhiêu
kinh
điển
khác,
còn
có
cái
nghĩa
rõ
nhất
là
lúc
sinh
lúc
chết,
khi
còn
khi
mất.
Kinh
này
dạy
rõ
thực
hành
như
thế
nào
về
3
pháp
hạnh
thì
tiếp
nhận
được
những
gì
về
ích
lợi
mà
đại
nguyện
Địa
tạng
đại
sĩ
đem
lại
cho,
trong
lúc
sinh
lúc
chết
và
người
còn
kẻ
mất.
Do
đó,
khi
cha
mẹ
hay
thân
nhân
đau
ốm,
khi
sắp
chết,
khi
chết
và
sau
khi
chết,
kinh
này
kể
rõ
đại
nguyện
Địa
tạng
đại
sĩ
tác
thành
hiếu
niệm
cho
những
người
con
hiếu
hạnh
như
thế
nào,
và
dạy
rõ
cách
thức
mà
những
người
con
hiếu
hạnh
có
thể
làm
được
để
tiếp
nhận
sự
tác
thành
ấy.
Đó
là
đối
với
lúc
chết
và
người
mất.
Đối
với
lúc
sinh
và
người
còn,
kinh
này
càng
rất
quan
tâm,
bằng
cách
răn
sự
sát
sinh,
đề
cao
sự
giúp
đỡ
sản
phụ,
bịnh
nhân
và
người
già,
lại
chỉ
dạy
những
sự
cần
thiết,
chỉ
dạy
cũng
với
thái
độ
nghiêm
trọng.
Thứ
ba,
có
một
chi
tiết
quan
trọng
là
kinh
này
rất
trọng
thắng
diệu
lạc
(sự
yên
vui
tuyệt
diệu)
ở
trong
nhân
loại
và
chư
thiên.
Giải
thoát,
theo
kinh
này,
là
giải
thoát
ác
đạo
(nhất
là
địa
ngục)
và
giải
thoát
luân
hồi.
Con
cá
sa
vào
dòng
nước
có
lưới,
thì
thoát
là
thoát
lưới
và
thoát
cả
dòng
nước.
Chỉ
thoát
lưới
là
thoát
tạm,
thoát
rồi
cũng
có
thể
mắc
lại.
Phải
giải
thoát
cả
lục
đạo
luân
hồi
mới
là
giải
thoát
vĩnh
viễn,
nếu
chỉ
giải
thoát
ác
đạo
thì
thoát
rồi
cũng
có
thể
đọa
lại.
Lý
lẽ
là
như
vậy,
nhưng
cấp
bách
nhất
vẫn
là
sự
giải
thoát
ác
đạo
mà
sinh
lên
nhân
thiên,
hưởng
thắng
diệu
lạc.
Đó
là
điều
kinh
này
đặc
biệt
quan
tâm.
Điều
ấy
rất
phù
hợp
với
thái
độ
của
Phật
nói
trước
về
giới
luận
và
thí
luận
mỗi
khi
thuyết
pháp
cho
người
mới
đến.
Thứ
tư,
việc
cảm
động
nhất
và
nổi
nhất
của
kinh
này
là
do
những
điều
trên,
nhất
là
do
đại
nguyện,
mà
Địa
tạng
đại
sĩ
được
Phật
đem
chúng
sinh
tội
khổ
ký
thác
cho.
Không
những
như
vậy,
sự
ký
thác
này,
và
kinh
đại
nguyện
này
của
Địa
tạng
đại
sĩ,
được
Phật
thực
hiện
và
tuyên
thuyết
khi
ngài
lên
Đao
lợi
thuyết
pháp
cho
mẹ,
trước
ngày
nhập
niết
bàn.
Như
vậy,
chính
việc
đem
chúng
sinh
ký
thác
cho
Địa
tạng
đại
sĩ,
và
việc
nói
về
đại
nguyện
của
Địa
tạng
đại
sĩ,
là
việc
báo
hiếu
của
Phật,
đối
với
mẹ
và
đối
với
chúng
sinh.
Quan
trọng
biết
bao!
Kinh
này
phổ
cập
sâu
rộng,
chính
là
vì
điều
này
đây.
Với
nội
dung
trên
đây,
trọng
tâm
kinh
Địa
tạng
là
nói
về
đại
nguyện
của
Địa
tạng
đại
sĩ,
nên
Phật
đã
mệnh
danh
là
kinh
bản
nguyện,
và
dạy
thọ
trì
cùng
truyền
bá
theo
đại
nguyện
ấy.
Mặt
khác,
kinh
này
nói
giản
dị,
sự
việc
cần
thiết
và
gần
gũi
lòng
người,
nhưng
hạnh
nguyện
là
hạnh
nguyện
thượng
thừa,
và
triết
thuyết
thì
cực
kỳ
viên
đốn
khi
minh
bạch
nói
rằng
cảnh
vật
cũng
là
hóa
thân
và
toàn
là
tác
dụng
hóa
độ.
Cảm
kích
nhất
vẫn
là
việc
kinh
này
được
Phật
nói
lúc
ngài
thuyết
pháp
cho
mẹ
để
nhập
niết
bàn,
lại
nói
về
đại
nguyện
của
một
vị
đại
sĩ
như
đức
Địa
tạng,
và
thiết
tha
đem
chúng
ta
ký
thác
cho
đại
sĩ.
Như
vậy,
qua
kinh
Địa
tạng,
đức
Địa
tạng
mới
thật
bất
khả
tư
nghị.
III.
Nghi
Thức
Sám
Nguyện
Đơn
Giản
Trước
Khi
Trì
Tụng
Kinh
Địa
Tạng
1.
Phụng
thỉnh
qui
y
Nhất
tâm
phụng
thỉnh
và
qui
y
đức
Phật
bổn
sư
Thích
ca
mâu
ni
như
lai,
đức
Phật
đương
lai
Di
lạc
như
lai,
cùng
Phật,
Phật
pháp
và
Tỷ
kheo
tăng
khắp
cả
pháp
giới.
Nhất
tâm
phụng
thỉnh
và
qui
y
đức
Phật
bổn
tôn
A
di
đà
như
lai,
cùng
Quan
thế
âm
bồ
tát,
Đại
thế
chí
bồ
tát,
Thanh
tịnh
đại
hải
chúng
bồ
tát
ở
quốc
độ
Cực
lạc.
Nhất
tâm
phụng
thỉnh
và
qui
y
đức
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực
Địa
tạng
bồ
tát,
cùng
Bồ
tát,
Duyên
giác
và
Thanh
văn
khắp
cả
pháp
giới.
2.
Tác
bạch
tâm
nguyện
Đệ
tử
tên
họ
XX
,
pháp
danh
XX,
nguyện
vì
cầu
siêu
cho
XX,
cầu
an
cho
XX
(4)
,
và
cầu
nguyện
cho
bản
thân,
cho
người
thân
kẻ
thù
trong
đời
này
và
bao
nhiêu
kiếp
khác,
cho
hết
thảy
Tăng
ni
Phật
tử,
cho
mọi
người
và
mọi
loài,
mà
chí
thành
lễ
bái
và
trì
tụng
kinh
Địa
tạng
bản
nguyện.
Ngưỡng
nguyện
Tam
bảo
vô
thượng
và
Địa
tạng
đại
sĩ
từ
bi
chứng
minh,
nhiếp
thọ
hộ
trì,
làm
cho
người
còn
kẻ
mất
đều
được
siêu
thoát,
an
lạc.
3.
Lễ
bái
chư
Phật
bồ
tát
Kính
lạy
đức
Phật
bổn
sư
Thích
ca
mâu
ni
như
lai,
đức
Phật
đương
lai
Di
lạc
như
lai,
cùng
hết
thảy
chư
Phật
như
lai
trong
pháp
hội
tuyên
thuyết
kinh
Địa
tạng
và
trong
thì
hiện
tại
khắp
các
quốc
độ
mười
phương.
Kính
lạy
đức
Sư
tử
phấn
tấn
cụ
túc
vạn
hạnh
như
lai,
đức
Giác
hoa
định
tự
tại
vương
như
lai,
đức
Nhất
thế
trí
thành
tựu
như
lai,
đức
Thanh
tịnh
liên
hoa
mục
như
lai,
cùng
hết
thảy
chư
Phật
như
lai
trong
thì
quá
khứ
khắp
các
quốc
độ
mười
phương.
Kính
lạy
đức
Vô
biên
thân
như
lai,
đức
Bảo
tánh
như
lai,
đức
Ba
đầu
ma
thắng
như
lai,
đức
Sư
tử
hống
như
lai,
đức
Bảo
thắng
như
lai,
đức
Bảo
tướng
như
lai,
đức
Ca
sa
tràng
như
lai,
đức
Đại
thông
sơn
vương
như
lai,
đức
Tịnh
nguyệt
như
lai,
đức
Sơn
vương
như
lai,
đức
Trí
thắng
như
lai,
đức
Tịnh
danh
vương
như
lai,
đức
Trí
thành
tựu
như
lai,
đức
Vô
thượng
như
lai,
đức
Diệu
thanh
như
lai,
đức
Mãn
nguyệt
như
lai,
đức
Nguyệt
diện
như
lai,
cùng
chư
Phật
như
lai
nhiều
đến
số
lượng
không
thể
nói
hết.
Kính
lạy
đức
Tỳ
bà
thi
như
lai,
đức
Thi
khí
như
lai,
đức
Tỳ
xá
phù
như
lai,
đức
Câu
lưu
tôn
như
lai,
đức
Câu
na
hàm
mâu
ni
như
lai,
đức
Ca
diếp
như
lai,
đức
Thích
ca
mâu
ni
như
lai,
đức
Di
lạc
như
lai,
cùng
hết
thảy
chư
Phật
như
lai
trong
ba
thì
quá
khứ
hiện
tại
và
vị
lai
của
quốc
độ
Sa
bà.
Kính
lạy
đức
Vô
tướng
như
lai,
cùng
hết
thảy
chư
Phật
như
lai
trong
thì
vị
lai
khắp
các
quốc
độ
mười
phương.
Kính
lạy
Văn
thù
sư
lợi
bồ
tát,
Tài
thủ
bồ
tát,
Định
tự
tại
vương
bồ
tát,
Vô
tận
ý
bồ
tát,
Giải
thoát
bồ
tát,
Phổ
hiền
bồ
tát,
Phổ
quảng
bồ
tát,
Quan
thế
âm
bồ
tát,
Hư
không
tạng
bồ
tát,
cùng
hết
thảy
bồ
tát
đại
sĩ
ở
quốc
độ
Sa
bà
và
khắp
các
quốc
độ
mười
phương.
4.
Lễ
bái
Địa
tạng
đại
sĩ
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
được
Phật
đem
chúng
sinh
ký
thác.
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
thị
hiện
hình
tướng
xuất
gia
để
tiêu
biểu
và
hộ
trì
cho
người
xuất
gia
tiếp
nối
dòng
giống
Tam
bảo,
cho
giới
pháp
của
người
xuất
gia,
cho
chánh
pháp
giải
thoát
của
toàn
bộ
Phật
pháp.
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
tế
độ
bốn
chúng
đệ
tử
của
Phật
bằng
cách
làm
tăng
trưởng
bạch
pháp
giải
thoát,
tăng
trưởng
cây
trái
thực
phẩm
và
dược
phẩm,
tăng
trưởng
đất
nước
gió
lửa,
để
dòng
giống
Tam
bảo
trường
tồn,
rực
rỡ
và
uy
đức.
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
tế
độ
chúng
sinh
bằng
cách
giữ
gìn
cõi
đất
to
lớn,
làm
cho
cây
trái
thực
phẩm
và
dược
phẩm
đầy
đủ
chất
lượng,
để
chúng
sinh
tùy
ý
hưởng
dụng.
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
phân
hóa
thân
không
biên
cương
ra
làm
đủ
loài
đủ
giống,
làm
cả
cảnh
vật,
lợi
ích
khắp
cả,
ai
cũng
được
độ
thoát.
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
ứng
hóa
khắp
nơi,
đặc
biệt
ứng
hóa
trong
địa
ngục,
trong
châu
Diêm
phù,
trong
những
quốc
độ
không
có
Phật
xuất
hiện,
trong
những
quốc
độ
có
Phật
xuất
hiện
nhưng
thuộc
thời
kỳ
ngũ
trược
tam
tai,
thời
kỳ
cách
hở
giữa
2
đức
Phật
mà
Phật
pháp
không
còn.
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực,
ích
lợi
cho
cả
lúc
tạo
tác
nguyên
nhân
và
lúc
hưởng
chịu
kết
quả,
cho
cả
người
còn
kẻ
mất,
cho
cả
lúc
sinh
lúc
chết,
tác
thành
hiếu
đạo
cho
những
người
con
hiếu
hạnh.
Kính
lạy
đức
Địa
tạng,
vị
đại
sĩ
đại
bi
nguyện
và
đại
tinh
tiến
quá
hơn
các
vị
bồ
tát,
phó
cảm
hết
thảy
sở
cầu
như
pháp
của
tất
cả
những
người
chí
tâm
xưng
niệm.
5.
Sám
nguyện
hồi
hướng
- Đệ
tử
chúng
con
- tuy
được
thân
người,
- nhưng
lại
tách
rời
- chánh
tín
chánh
kiến,
- tách
rời
bạn
tốt
- chỗ
tốt
thời
tốt.
- Không
biết
tùy
hỷ
- không
tuân
giới
luật.
- Xúc
phạm
các
vị
xuất
gia
- trở
ngại
chánh
pháp
giải
thoát.
- Tự
phong
đại
thừa
- phỉ
báng
thanh
văn.
- Lợi
dụng
xuất
gia
- phá
người
xuất
gia,
- ỷ
thế
thế
quyền
- phá
Tăng
thanh
tịnh,
- phá
mọi
chánh
pháp
- của
cả
tam
thừa.
- Tự
gây
vô
số
ác
nghiệp
- tự
tạo
vô
lượng
khổ
báo.
- Ngày
nay
chúng
con
- lòng
rất
hãi
sợ,
- phát
lộ
sám
hối
- dứt
sự
tiếp
tục.
- Chân
thành
tùy
hỷ
- công
đức
của
người,
- nỗ
lực
bền
chí
- tu
tập
bạch
pháp.
- Học
đại
bi
nguyện
- tập
đại
tinh
tiến.
- Tuân
giữ
giới
pháp
- hộ
trì
Tăng
bảo,
- hộ
trì
chánh
pháp
- thuận
với
giải
thoát,
- làm
cho
dòng
giống
- Tam
bảo
vô
thượng
- tồn
tại
lâu
dài
- rực
rỡ
uy
đức.
- Ngưỡng
nguyện
chư
Phật
- đại
từ
thế
tôn,
- ngưỡng
mong
Địa
tạng
- định
lực
đại
sĩ,
- từ
bi
nhiếp
thọ
- hộ
trì
chúng
con.
- Làm
cho
chúng
con
- thường
gặp
thiện
hữu,
- chừa
tội
phá
giới
- bỏ
lỗi
phá
pháp,
- tịnh
trừ
hắc
nghiệp
- siêu
thoát
u
minh,
- hiến
cúng
Tam
bảo
- phục
vụ
Phật
pháp.
- Nguyện
cầu
người
còn
kẻ
mất
- ước
mong
người
thân
kẻ
thù
- đồng
được
siêu
thoát
- đồng
được
an
lạc,
- thể
hiện
từ
tâm
- hỷ
xả
với
nhau,
- đời
đời
kiếp
kiếp
- không
rời
Tam
bảo,
- cùng
nhau
kết
thành
- bà
con
Phật
pháp,
- cùng
nhau
đạt
đến
- tuệ
giác
vô
thượng.
Kính
lạy
đức
Phật
bổn
sư
Thích
ca
mâu
ni
như
lai,
đức
Phật
đương
lai
Di
lạc
như
lai,
cùng
Phật,
Phật
pháp,
Tỷ
kheo
tăng
khắp
cả
pháp
giới.
Kính
lạy
đức
Phật
bổn
tôn
A
di
đà
như
lai,
cùng
Quan
thế
âm
bồ
tát,
Đại
thế
chí
bồ
tát,
Thanh
tịnh
đại
hải
chúng
bồ
tát
ở
quốc
độ
Cực
lạc.
Kính
lạy
đức
đại
bi
đại
nguyện
đại
định
đại
lực
Địa
tạng
bồ
tát,
cùng
Bồ
tát,
Duyên
giác
và
Thanh
văn
khắp
cả
pháp
giới.
[Mục
Lục]
[Ghi
Chú]
[
Phẩm
1]
--- o0o ---
| Thư
Mục
Tác
Giả
|
--- o0o ---
Source
: www.buddhismtoday.com
-o0o-
Trình
bày: Nhị
Tường
Cập
nhật:
01-02-2002