Phần
54
Chương
X
I.
Phẩm Một Pháp 1.I.
Một Pháp (S.v,311) 1) Tại
Sàvatthi... 2) Ở đây...
nói như sau: 3) Có
một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho
sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Thế nào là
một pháp? Niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Và này các Tỷ-kheo,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, tu tập như thế nào, làm cho
sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn? 4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây,
hay đi đến chỗ nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt
niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm thở vô, chánh niệm
thở ra. 5) Thở
vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vô dài". Thở ra
dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài". Thở vô
ngắn, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô ngắn". Thở ra
ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn". 6) "Cảm
giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm
giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An
tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An
tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 7) "Cảm
giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm
giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm
giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm
giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 8) "Cảm
giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm
giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An
tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An
tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm
giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm
giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 9) "Với
tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm
hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định
tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định
tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải
thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm
giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 10)
"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán
ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn
diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn
diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ,
tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi
sẽ thở ra", vị ấy tập. 11) Tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích
lớn. 2. II.
Gíac Chi (S.v,312) 1-2)
Tại Sàvatthi... Tại đấy... nói như sau: 3) Niệm
hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập,
được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn.
Và này các Tỷ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như
thế nào, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có
lợi ích lớn? 4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến
từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi... ; tu tập tinh tấn giác
chi... ; tu tập hỷ giác chi... ; tu tập khinh an giác chi...; tu
tập niệm giác chi...; tu tập định giác chi...; tu tập xả giác
chi câu hữu với niệm hơi thở vô, hơi thở ra, liên hệ đến
viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng
đến từ bỏ. 5) Tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích
lớn. 3.
III. Thanh Tịnh (S.v,313) 1-2) Sàvatthi...
Ở đấy... thuyết như sau: 3) Niệm
hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập,
được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn.
Tu tập như thế nào, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như
thế nào, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có
lợi ích lớn? 4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc
cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng,
đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm hơi thở vô, chánh
niệm hơi thở ra. 5-10)...
như kinh 1, từ đoạn 5 đến đoạn 10... 11) Tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra có quả lớn thời có lợi ích
lớn. 4. IV.
Qủa (S.v,313) 1-2)... 3) Niệm
hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập,
được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn.
Tu tập như thế nào, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như
thế nào, niệm hơi thở vô, hơi thở ra có quả lớn, có
lợi ích lớn? 4-10) Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến
gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già... "Quán
từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ
bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 11) Tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích
lớn. 12)
Niệm hơi thở vô, hơi thở ra được tu tập như vậy, này các
Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, được chờ đợi
một trong hai quả sau: Ngay trong hiện tại, được Chánh trí;
nếu có dư y, chứng quả Bất lai. 5. V.
Qủa (2) (S.v,314) 1-2). .. 3) Niệm
hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập,
được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn.
Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, niệm hơi
thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích lớn? 4-10) Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến
gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi... "Quán từ
bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 11) Tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích
lớn. 12) Tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời được chờ đợi bảy
quả, bảy lợi ích. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích? 13) Ngay
trong hiện tại, lập tức thành tựu Chánh trí. Nếu ngay trong
hiện tại không lập tức thành tựu Chánh trí, thời khi
mệnh chung, thành tựu Chánh trí. Nếu khi mệnh chung không thành
tựu Chánh trí, thời sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết
sử, được Trung gian Bát-niết-bàn, được Tổn hại Bát-niết-bàn,
được Vô hành Bát-niết-bàn, được Hữu hành Bát-niết-bàn,
được thượng lưu, đạt đến Sắc cứu cánh thiên. 14) Tu
tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy,
niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời được chờ đợi bảy
quả, bảy lợi ích này. 6. VI.
Arittha (S.v,314) 1-2)
Tại Sàvatthi. Tại đấy, Thế Tôn... nói như sau: - Này các
Tỷ-kheo, các Ông hãy tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra. 3) Khi
được nói vậy, Tôn giả Arittha bạch Thế Tôn: - Bạch
Thế Tôn, con có tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra. - Này
Arittha, Ông tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra như thế nào? 4) Bạch
Thế Tôn, đối với các dục (kàma) quá khứ, con đoạn trừ
dục tham (kàmacchanda). Đối với dục tương lai, con từ bỏ
dục tham. Đối ngại tưởng (pàtighasanna), đối với nội
ngoại pháp, được khéo nhiếp phục nơi con. Chánh niệm, con
thở vô. Chánh niệm, con thở ra. Như vậy, bạch Thế Tôn, con
tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra. 5) Đây
cũng là niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này Arittha, nhưng Ta
tuyên bố là không phải. Này Arittha, Ta sẽ nói cho Ông như
thế nào là niệm hơi thở vô, hơi thở ra, được phát
triển, được làm cho viên mãn. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta
sẽ nói. - Thưa vâng,
bạch Thế Tôn. Tôn
giả Arittha vâng đáp Thế Tôn. 6) Thế
Tôn nói như sau: - Này
Arittha, niệm hơi thở vô, hơi thở ra được phát triển, làm
cho viên mãn như thế nào? 7-13) Ở
đây, này Arittha, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc
cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già:. .. "Quán
từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ
bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 14) Như
vậy, này Arittha, niệm hơi thở vô, hơi thở ra được phát
triển, được làm cho sung mãn. 7.
VII. Kappina (S.v,315) 1-2)
Tại Sàvatthi... 3) Lúc
bấy giờ Tôn giả Mahà Kappina đang ngồi kiết-già, không xa
bao nhiêu, thân thẳng, để niệm trước mặt. 4) Thế
Tôn thấy Tôn giả Mahà Kappina ngồi kiết-già, không xa bao nhiêu,
thân thẳng, để niệm trước mặt. Thấy vậy, Ngài liền
gọi các Tỷ-kheo: - Này các
Tỷ-kheo, các Ông có thấy Tỷ-kheo ấy, thân có rung động hay
có dao động không? 5) Bạch
Thế Tôn, chúng con thấy vị Tôn giả ấy ngồi giữa Tăng chúng
hay ngồi một mình, độc cư; chúng con không thấy vị Tôn
giả ấy thân bị rung động hay dao động. 6) Đối
với một vị có Thiền định như vậy, này các Tỷ-kheo,
nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn, nên thân vị ấy không rung
động hay dao động, nên tâm vị ấy không rung động hay dao
động. Đối với vị Tỷ-kheo ấy, được định như vậy, không
có khó khăn, không có gian nan, không có mệt nhọc. 7) Và này
các Tỷ-kheo, vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định nào mà thân
không rung động, không dao động, hay tâm không rung động, không
dao động? Này các Tỷ-kheo, do vị ấy tu tập, làm cho sung mãn
định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, nên thân không rung động,
không dao động, hoặc tâm không rung động hay dao động. 8) Và này
các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra tu tập như
thế nào, làm cho sung mãn như thế nào mà thân không rung động
hay không dao động, hoặc tâm không rung động hay không dao động? 9-15) Ở
đây, này các Tỷ-kheo, vị ấy đi đến khu rừng, hay đi đến
gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi-kiết già... "Quán
từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập, "Quán từ
bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 16) Nhờ
tu tập như vậy, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các
Tỷ-kheo, nhờ làm cho sung mãn như vậy nên thân không bị rung
động hay dao động, hoặc tâm không rung động hay dao động. 8.
VIII. Ngọn Đèn (S.v,316) 1-2) Sàvatthi...
nói như sau: 3) Định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu
tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích
lớn. Và này các Tỷ-kheo, tu tập định niệm hơi thở vô, hơi
thở ra như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có
quả lớn, có lợi ích lớn? 4-10) Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến
gốc cây, hay đi đến căn nhà trống... "Quán từ bỏ, tôi
sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ
thở ra", vị ấy tập. 11) Định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, tu tập như
vậy, làm cho sung mãn như vậy thời có quả lớn, có lợi ích
lớn. 12) Này
các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng
Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với trú này. Này các
Tỷ-kheo, do Ta trú nhiều với trú này, thân Ta và con mắt không
có mệt nhọc; và tâm Ta được giải thoát khỏi các lậu
hoặc, không có chấp thủ. 13) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi, và mong rằng tâm tôi
được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ",
thời định niệm hơi thở vô và hơi thở ra này cần phải
khéo tác ý. 14) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng các niệm, các tư duy của ta được đoạn tận",
thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này phải được
khéo tác ý. 15) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng ta sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không
nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này
cần phải được khéo tác ý. 16) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng ta sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp
nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này
cần phải được khéo tác ý. 17) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi
sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm
chán và nhàm chán", thời định niệm... 18) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi
sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm
chán và không nhàm chán", thời định niệm... 19) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng sau khi từ bỏ cả hai không nhàm chán và nhàm chán, tôi
sẽ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời định niệm... 20) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng ly dục, ly pháp bất thiện, tôi sẽ chứng đạt và an
trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh,
có tầm, có tứ", thời định niệm... 21) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, tôi sẽ chứng đạt và
an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh,
không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm", thời định
niệm... 22) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác,thân cảm sự
lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi
sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ ba", thời định
niệm... 23) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong
rằng đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm
thọ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không
khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh", thời định niệm... 24) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt
qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng,
không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: ‘Hư không là vô
biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ",
thời định niệm... 25) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt
qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Thức
là vô biên", tôi có thể chứng đạt và an trú Thức vô
biên xứ", thời định niệm... 26) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt
qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Không
có vật gì’, tôi sẽ chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ",
thời định niệm... 27) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt
qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt
và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ", thời định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác
ý. 28) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt
qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ
chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định", thời định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác
ý. 29) Trong
khi tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như vậy, này
các Tỷ-kheo, trong khi làm cho sung mãn như vậy, vị ấy cảm
giác lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường".
Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy".
Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy".
Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy rõ biết: "Thọ
ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không chấp trước
thọ ấy". Vị ấy rõ biết không hoan duyệt thọ ấy".
Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy rõ
biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết:
"Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết:
"Không có hoan duyệt thọ ấy". 30) Nếu
vị ấy cảm giác lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không
bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, thọ ấy
được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác
bất khổ bất lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị
trói buộc. Khi vị ấy đang cảm giác một cảm thọ tận cùng
sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm
giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân".
Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng
của sinh mạng, vị ấy rõ biếy: "Tôi cảm giác một
cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi
thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất
cả mọi cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ
trở thành mát lạnh". 31) Ví
như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu, duyên tim, một cây đèn
dầu được cháy sáng. Nếu dầu và tim của ngọn đèn ấy đi
đến tiêu diệt, nhiên liệu không được mang đến, thời
ngọn đèn sẽ tắt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo
cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân,
vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng
sức chịu đựng của thân". Khi Tỷ-kheo cảm giác một
cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy
rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức
chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung,
vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất cả những gì được
cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ trở thành
mát lạnh". 9. IX.
Vesàli (S.v,320) 1) Như
vầy tôi nghe. Một
thời, Thế Tôn ở giữa dân chúng Vesàli, tại Đại Lâm, ngôi
nhà có nóc nhọn. 2) Lúc
bấy giờ Thế Tôn dùng nhiều phương tiện giảng về bất
tịnh, nêu rõ về bất tịnh, tán thán sự tu tập bất tịnh. 3) Rồi
Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: - Ta
muốn sống Thiền tịnh một mình trong nửa tháng, không gặp
một ai, trừ người đem đồ ăn cho Ta. - Thưa vâng,
bạch Thế Tôn. Các
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, không cho một ai đến thăm
Thế Tôn, trừ một người đem đồ ăn. 4) Rồi
các Tỷ-kheo ấy được nghe Thế Tôn dùng nhiều pháp môn nói
về bất tịnh, nêu rõ về bất tịnh, nói lời tán thán sự
tu tập bất tịnh, nên sống chuyên chú tu tập bất tịnh dưới
nhiều hình thức sai biệt. Họ tủi hổ với thân này, tàm quý
và nhàm chán, tầm cầu đem lại con dao. Mười Tỷ-kheo một
ngày đem lại con dao... Hai mươi... Ba mươi Tỷ-kheo trong một
ngày đem lại con dao. 5) Rồi
Thế Tôn sau nửa tháng, từ Thiền tịnh đứng dậy và bảo Tôn
giả Ananda: - Này
Ananda, vì sao chúng Tỷ-kheo giảm thiểu như vậy? 6) Bạch
Thế Tôn, vì Thế Tôn dùng nhiều pháp môn thuyết cho các
Tỷ-kheo về bất tịnh, nêu rõ về bất tịnh, tán thán sự
tu tập bất tịnh, nên các vị ấy sống chuyên chú tu tập
bất tịnh dưới nhiều hình thức sai biệt. Họ tủi hổ
với thân nầy, tàm quý và nhàm chán, tầm cầu đem lại con
dao. Mười Tỷ-kheo trong một ngày đem lại con dao... Hai mươi...
Ba mươi Tỷ-kheo trong một ngày đem lại con dao. Lành thay,
bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho pháp môn khác, nhờ
vậy chúng Tỷ-kheo được an trú vào chánh trí. 7) Vậy
này Ananda, hãy tập họp tại giảng đường tất cả các
Tỷ-kheo trú xung quanh Vesàli. - Thưa vâng,
bạch Thế Tôn. Tôn
giả Ananda vâng đáp Thế Tôn và mời tất cả Tỷ-kheo trú
xung quanh Vesàli tập họp tại giảng đường, rồi Tôn giả
Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, bạch Thế Tôn: - Bạch
Thế Tôn, chúng Tỷ-kheo đã tập họp. Nay Thế Tôn hãy làm
những gì Thế Tôn nghĩ là phải thời. 8) Rồi
Thế Tôn đi đến giảng đường; sau khi đến, ngồi xuống trên
chỗ đã soạn sẵn. Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 9) Này các
Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này được tu
tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần
nhất (asecanako), lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã
sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức (thànaso). 10) Ví
như, này các Tỷ-kheo, trong cuối mùa hạ, bụi nhớp bay lên và
một đám mưa lớn trái mùa lập tức làm chúng biến mất,
tịnh chỉ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở
vô, hơi thở ra được tu tập, được làm cho sung mãn là
tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác,
bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức. 11) Và này
các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, được tu
tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào là
tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác,
bất thiện pháp đã sanh được biến mất và tịnh chỉ lập
tức? 12-18)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi
đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già...
"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán
từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 19) Này
các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra tu tập như
vậy, làm cho sung mãn như vậy là tịch tịnh, thù diệu,
thuần nhất, lạc trú, và các ác, bất thiện pháp đã sanh
được biến mất và tịnh chỉ lập tức. 10. X.
Kimbila (S.v,322) 1) Như
vầy tôi nghe. Một
thời Thế Tôn trú ở Kimbila, tại Veluvana. 2) Ở đấy,
Thế Tôn gọi Tôn giả Kimbila: - Tu
tập như thế nào, này Kimbila, làm cho sung mãn như thế nào,
định niệm hơi thở vô, hơi thở ra được quả lớn, được
lợi ích lớn? Khi được
nói vậy, Tôn giả Kimbila im lặng. 3) Lần
thứ hai, Thế Tôn... 4) Lần
thứ ba, Thế Tôn bảo Tôn giả Kimbila: - Tu
tập như thế nào, này Kimbila, làm cho sung mãn như thế nào,
định niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời được quả lớn,
được lợi ích lớn? Lần
thứ ba, Tôn giả Kimbila im lặng. 5) Được
nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: - Nay đã
đến thời, bạch Thế Tôn. Nay đã đến thời, bạch Thiện
Thệ. Mong Thế Tôn giảng dạy pháp tu tập định niệm hơi
thở vô, hơi thở ra! Sau khi nghe Thế Tôn dạy, các Tỷ-kheo
sẽ thọ trì. - Vậy này
Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. - Thưa vâng,
bạch Thế Tôn. Tôn
giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. 6) Thế
Tôn nói như sau: - Định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này Ananda, tu tập như thế nào,
làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích
lớn? 7-13) Ở
đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc
cây, hay đi đến căn nhà trống... "Quán từ bỏ, tôi sẽ
thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. 14) Tu
tập như vậy, này Ananda, làm cho sung mãn như vậy, định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích
lớn. 15) Lúc
nào, này Ananda, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi
thở vô dài". Hay khi Tỷ-kheo thở ra dài, vị ấy rõ
biết: "Tôi thở ra dài". Hay khi Tỷ-kheo thở vô ngắn,
vị ấy rõ biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay khi Tỷ-kheo
thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn".
"Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này
Ananda, sống quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì
sao? 16) Này
Ananda, Ta tuyên bố rằng, tùy thuộc về thân, tức là hơi
thở vô, hơi thở ra. Do vậy, này Ananda, quán thân trên thân,
Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. 17) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở
vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở
vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô",
vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra",
vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô",
vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra",
vị ấy tập. Trong khi quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo
trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục
tham ưu ở đời. Vì sao? 18) Này
Ananda, Ta tuyên bố rằng, tùy thuộc về thọ, tức là hơi
thở vô, hơi thở ra, được khéo tác ý. Do vậy, này Ananda,
quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. 19) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo: "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở
vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở
ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô",
vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra",
vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô",
vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra",
vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô",
vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra",
vị ấy tập. Trong khi quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú như
vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì
sao? 20) Này
Ananda, Ta tuyên bố rằng sự tu tập chánh niệm hơi thở vô,
hơi thở ra không phải cho người thất niệm và không tỉnh
giác. Do vậy, này Ananda, quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trong khi
ấy, trú nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham
ưu ở đời. 21) Trong
khi Tỷ-kheo, này Ananda, "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô",
vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị
ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy
tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán
từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi quán pháp
trên các pháp, này Ananda, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, đoạn
tận các tham ưu; sau khi thấy với trí tuệ, vị ấy khéo trú
xả. Do vậy, này Ananda, quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo trú
như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham
ưu ở đời. 22) Ví
như, này Ananda, một đống rác bụi lớn ở ngã tư đường,
nếu từ phương Đông, một cái xe (sakatam hay ràtha) đi đến
và làm cho đống rác bụi ấy giảm bớt đi; nếu từ phương
Tây...; nếu từ phương Bắc...; nếu từ phương Nam, một cái
xe đi đến và làm cho đống rác bụi ấy giảm bớt đi. Cũng
vậy, này Ananda, Tỷ-kheo trong khi trú, quán thân trên thân, làm
cho giảm bớt đi các ác, bất thiện pháp, khi trú, quán thọ
trên các cảm thọ... khi trú, quán tâm trên tâm... khi trú, quán
pháp trên các pháp... làm cho giảm bớt đi các ác, bất
thiện pháp. II.
Phẩm Thứ Hai 11. I.
Icchànangala (S.v,325) 1) Một
thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. 2) Tại
đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: - Ta
muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp
một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. - Thưa vâng,
bạch Thế Tôn. Các
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Như vậy, không một ai đến
viếng Thế Tôn, trừ một người đem đồ ăn lại. 3) Rồi
Thế Tôn, sau khi ba tháng ấy đã mãn, từ chỗ Thiền tịnh độc
cư đứng dậy, gọi các Tỷ-kheo: - Này các
Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi các Ông: "Với
sự an trú nào, này chư Hiền, Sa-môn Gotama an trú nhiều trong
mùa mưa?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy
trả lời cho cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Với
định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này chư Hiền, Thế Tôn
an trú nhiều trong các mùa mưa". 4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, chánh niệm Ta thở vô, chánh niệm Ta thở ra. 5-10) Hay
thở vô dài, Ta rõ biết: "Ta thở vô dài". Hay thở ra
dài, Ta rõ biết: "Ta thở ra dài". Hay thở vô ngắn,
Ta rõ biết: "Ta thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, Ta rõ
biết: "Ta thở ra ngắn"... "Quán từ bỏ, Ta thở
vô", Ta rõ biết như vậy. "Quán từ bỏ, Ta thở ra",
Ta rõ biết như vậy. 11) Này
các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh
trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói
một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi
thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú. 12) Này
các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa
thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các
khổ ách; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm
hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu
hoặc. Và này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán,
đoạn tận các lậu hoặc, tu hành thành mãn, những việc nên
làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng,
đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những
vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi
thở ra, ngay trong hiện tại, đưa đến lạc trú, chánh niệm
tỉnh giác. 13) Này
các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh
trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói
một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi
thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú. 12.
II. Nghi Ngờ (S.v,327) 1) Một
thời Tôn giả Lomasavangiisa trú giữa dân chúng Sakka, tại
Kapilavatthu, trong khu vườn Nigrodha. 2) Lúc
bấy giờ Thích tử Mahànàma đi đến Tôn giả Lomasavangiisa;
sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Lomasavangiisa rồi ngồi
xuống một bên. Ngồi một bên, Thích tử Mahànàma thưa với
Tôn giả Lomasavangiisa: 3) Thưa
Tôn giả, hữu học trú với Như Lai trú là một, hay hữu
học trú là khác, Như Lai trú là khác? - Này
Hiền giả Mahànàma, hữu học trú không phải là một với Như
Lai trú. Này Hiền giả Mahànàma, hữu học trú là khác, Như
Lai trú là khác. 4) Này
Hiền giả Mahànàma, những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm
chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi
các khổ ách; sau khi đoạn tận năm triền cái, những vị
ấy trú. Thế nào là năm? Đoạn tận dục tham triền cái, các
vị ấy trú. Đoạn tận sân triền cái... Đoạn tận hôn
trầm thụy miên triền cái... Đoạn tận trạo hối triền cái...
Đoạn tận nghi hoặc triền cái, các vị ấy trú. Này Hiền
giả Mahànàma, những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, trú với
tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn
khỏi các khổ ách; sau khi đoạn tận năm triền cái này,
những vị ấy trú. 5) Và này
Hiền giả Mahànàma, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã
đoạn tận các lậu hoặc, đã tu hành thành mãn, những việc
nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt
lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát;
những vị ấy đoạn tận năm triền cái, chặt đứt tận
gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái
sanh, làm cho không thể khởi lên. Thế nào là năm? Dục tham
triền cái được đoạn tận, được chặt đứt từ gốc
rễ, được làm cho như thân cây ta-la, được làm cho không
thể tái sanh, được làm cho không thể khởi lên; sân triền
cái được đoạn tận... hôn trầm thụy miên triền cái được
đoạn tận... trạo hối triền cái được đoạn tận... nghi
hoặc triền cái được đoạn tận, được chặt đứt từ
gốc rễ, được làm cho như thân cây ta-la, được làm cho không
thể tái sanh, được làm cho không thể khởi lên. Này Hiền
giả Mahànàma, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các
lậu hoặc, đã tu hành thành mãn, những việc nên làm đã làm,
đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã
tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những vị
ấy đã đoạn tận năm triền cái này, đã chặt đứt từ
gốc rễ, đã làm cho như thân cây ta-la, đã làm cho không
thể tái sanh, đã làm cho không thể khởi lên. 6) Như
vậy, với pháp môn này, này Hiền giả Mahànàma, Hiền giả
cần phải hiểu rằng hữu học trú là khác, Như Lai trú là
khác. 7) 1. -
Một thời, thưa Hiền giả Mahànàma, Thế Tôn trú ở Icchànangala,
tại khu rừng Icchànangala. 8) 2.
Rồi này Mahànàma, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 9) 3.
Rồi Thế Tôn... 10) 4.
"Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta... 11-16)
5-10. Thở vô dài... 17) 11.
Ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú... 18) 12.
Những ai là những Tỷ-kheo hữu học... 19) 13.
Ai muốn nói một cách chơn chánh..". 20) Với
pháp môn này, này Hiền giả Mahànàma, cần phải hiểu như
sau: Hữu học trú là khác, Như Lai trú là khác. 13.
III. Aananda (1) (S.v,328) 1-2) Sàvatthi... Rồi Tôn
giả Ananda đi đến Thế Tôn... Ngồi xuống một bên, Tôn
giả Ananda bạch Thế Tôn: 3) Bạch
Thế Tôn, có một pháp nào được tu tập, được làm cho sung
mãn, làm cho viên mãn bốn pháp? Bốn pháp được tu tập, được
làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp? Bảy pháp được
tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp? - Này
Ananda, có một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, làm
cho viên mãn bốn pháp. Bốn pháp được tu tập, được làm
cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp. Bảy pháp được tu
tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn hai pháp. 4) Một
pháp ấy là gì, bạch Thế Tôn, được tu tập, được làm
cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn pháp? Bốn pháp được tu
tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bảy pháp? Bảy
pháp được tu tập được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn
hai pháp? - Này
Ananda, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra được tu tập,
được làm cho sung mãn, làm cho viên mãn bốn niệm xứ. Bốn
niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho viên
mãn bảy giác chi. Bảy giác chi được tu tập, được làm cho
sung mãn, làm cho viên mãn minh và giải thoát. I 5) Định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra tu tập như thế nào, làm cho
sung mãn như thế nào, làm cho viên mãn bốn niệm xứ? 6-12) Ở
đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc
cây, hay đi đến căn nhà trống... "Quán từ bỏ, tôi sẽ
thở ra", vị ấy tập. 13-14) Lúc
nào, này Ananda, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi
thở vô dài..". Này Ananda, sống quán thân trên thân,
Tỷ-kheo trong khi ấy trú nhứt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao? (xem 10, đoạn số
15-16)... 15-16)
Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ
thở vô", vị ấy tập... tham ưu ở đời. (xem 10, đoạn
số 17-18) 17-18)
Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo "Cảm giác về tâm, tôi sẽ
thở vô", vị ấy tập... tham ưu ở đời. (xem 10, đoạn
số 19-20) 19) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra",
vị ấy tập... nhiếp phục tham ưu ở đời. (xem 10, đoạn
số 20-21) 20) Định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này Ananda, được tu tập như
vậy, được làm cho sung mãn như vậy, làm viên mãn bốn
niệm xứ. II 21) Tu
tập như thế nào, này Ananda, làm cho sung mãn như thế nào,
bốn niệm xứ làm cho viên mãn bảy giác chi? 22) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, niệm được
an trú; khi ấy, này Ananda, Tỷ-kheo có niệm, không phải thất
niệm. Trong khi, này Ànanda, Tỷ-kheo an trú niệm, không phải
thất niệm, thời niệm giác chi, đối với Tỷ-kheo ấy được
thành tựu. Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi,
niệm giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. Vị
ấy trú chánh niệm như vậy, với trí tuệ quyết trạch, tư
sát, thành tựu quán pháp ấy. 23) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo sống chánh niệm như vậy, với trí
tuệ quyết trạch, tư sát và đi đến quán sát ấy; khi ấy,
này Ananda, trạch pháp giác chi bắt đầu phát khởi trong
Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi; khi
ấy, nhờ tu tập, trạch pháp giác chi đi đến viên mãn. Trong
khi vị ấy với trí tuệ, quyết trạch, tư sát và thành tựu
quán sát pháp ấy, thời tinh tấn, không thụ động bắt đầu
phát khởi nơi vị ấy. 24) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo với trí tuệ quyết trạch, tư sát và
thành tựu quán sát pháp ấy, thời tinh tấn, không thụ động
phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập tinh tấn
giác chi; khi ấy, nhờ tu tập, tinh tấn giác chi đi đến viên
mãn. Với vị có tinh cần, có tinh tấn, hỷ không liên hệ đến
vật chất khởi lên. 25) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo tinh cần, tinh tấn, hỷ không liên hệ
đến vật chất khởi lên; khi ấy, hỷ giác chi bắt đầu phát
khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập hỷ giác chi;
khi ấy, nhờ tu tập, hỷ giác chi đi đến viên mãn. Với vị
có ý hoan hỷ, thân được khinh an, tâm được khinh an. 26) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo với ý hoan hỷ, thân được khinh an, tâm
được khinh an; khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu phát khởi
trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập khinh an giác chi; khi
ấy, nhờ tu tập, khinh an giác chi đi đến viên mãn. Với vị
có thân khinh an, lạc hiện hữu. Với vị có lạc, tâm được
định tĩnh. 27) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo có tâm khinh an, được an lạc, tâm
được định tĩnh; khi ấy, này các Tỷ-kheo, định giác chi
bắt đầu phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi, Tỷ-kheo tu
tập định giác chi; khi ấy, định giác chi, nhờ tu tập, đi
đến viên mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo trú
xả nhìn sự vật. 29) Trong
khi, này Ananda, Tỷ-kheo với tâm định tĩnh khéo trú xả nhìn
(sự vật) như vậy; khi ấy, này Ananda, xả giác chi bắt đầu
phát khởi trong Tỷ-kheo ấy. Trong khi Tỷ-kheo tu tập xả giác
chi; khi ấy, xả giác chi, nhờ tu tập, đi đến viên mãn. 29-31)
Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo trú, quán thọ trên các cảm thọ...
quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp... (như trên, từ
đoạn số 22-28) 32) Tu
tập như vậy, này Ananda, làm cho sung mãn như vậy, bốn niệm
xứ làm viên mãn bảy giác chi. III. 33) Tu
tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, bảy giác chi
làm viên mãn minh và giải thoát? 34) Ở
đây, này Ananda, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến
viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng
đến từ bỏ... tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly,
liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến
từ bỏ. 35) Tu
tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, bảy giác chi làm viên
mãn minh và giải thoát. 14.
IV. Ananda (2)(S.v,333) 1). .. 2) Rồi
Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn... Thế Tôn nói với Tôn
giả Ananda: (Rồi
Thế Tôn hỏi câu hỏi giống như trước và Ananda trả lời). "Đối
với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản..".. (Rồi
Thế Tôn lập lại toàn bộ như kinh trước, từ đoạn số
3-35) 15. V.
Tỷ Kheo (1) (S.v,334) (Ở đây,
các Tỷ-kheo hỏi cùng một câu hỏi ấy và được Thế Tôn
trả lời toàn bộ đúng như kinh trước, từ đoạn số 3-35) 16.
VI. Tỷ Kheo (2) (S.v,335) (Ở đây,
Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo cùng một câu hỏi, các Tỷ-kheo
trả lời các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản..., rồi Thế Tôn
trả lời toàn bộ đúng như kinh trước). 17.
VII. Kiết Sử (S.v,340) 1). .. 2) Định
niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu
tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết
sử. 18.
VIII. Tùy Miên (S.v,340) 1). .. 2). ..
đưa đến nhổ sạch các tùy miên. 19.
IX. Con Đường (S.v,340) 1). .. 2). ..
đưa đến liễu tri con đường (ba kinh trên được giải thích
như kinh kế tiếp). 20. X.
Đoạn Tận Các Lậu Hoặc (S.v,340) 1). .. 2). ..
đưa đến đoạn tận các lậu hoặc. 3) Này các
Tỷ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào,
định niệm hơi thở vô, hơi thở ra đưa đến đoạn tận các
kiết sử... đưa đến nhổ sạch các tùy miên... đưa đến
liễu tri con đường... đưa đến đoạn tận các lậu hoặc? 4-10) Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến
gốc cây, hay đi đến căn nhà trống... "Quán từ bỏ, tôi
sẽ thở ra", vị ấy tập. 11) Tu
tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, định niệm hơi thở
vô, hơi thở ra đưa đến đoạn tận các kiết sử... nhổ
sạch các tùy miên... liễu tri con đường... đoạn tận các
lậu hoặc. |
30 | 31
| 32 | 33
| 34 | 35a
| 35b | 35c
| 35d | 36
| 37 | 38 |
39 | 40
| 41 | 42 |
43 | 44
| 45 | 46
| 47 | 48
| 49 | 50
| 51 | 52
| 53 | 54 |
55 | 56
|
(Trang nhà Quảng Đức, 1/2002)
Nguồn: www.quangduc.com