Tập II
55 BÀI SÁM ÂM NGHĨA TRÍCH LỤC
56- Sám Khể Thủ
57- Sám Qui Mạng
58- Sám Nhứt Tâm
59- Sám Thập Phương
60- Sám Phổ Hiền Thập Ðại Nguyện
61- Sám Ngã Niệm
62- Sám Khể Thủ Quan Âm
63- Sám Văn Phát Nguyện
64- Sám Hồi Hướng Nguyện Văn
65- Tụng Kinh Sám Hối Hồi Hướng Văn
66- Sám Văn Niệm Thực
67- Pháp Giới Chúng Sinh Sám Văn
68: . Sám Văn Phát Nguyện
69- Sám Văn Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Phụ lục: Văn Tắm Phật
Phụ lục: Văn Chúc Tán Hộ Pháp
70- Sám Khể Thủ Nghĩa
71- Sám Quy Mạng
72- Sám Nhứt Tâm Nghĩa
73- Qui Mạng Diễn Nghĩa
74- Sám Hối Văn
75- Sám Nhơn Lành
76- Sám Phụng Hành Phật Sự
77- Sám Cúi Ðầu
78- Sám Hồi Tâm Tam Bảo
79- Văn Sám Hối
80- Văn Phát Nguyện Thọ Trì Ngũ Giới
81- Văn Sám Hối
82- Văn Cảnh Sách Buổi Sáng
83- Văn Cảnh Sách Buổi Tối
84- Sám Thích Ca
85- Sám Di Lặc
86- Sám Ðịa Tạng
87- Sám Dược Sư
88- Sám Khể Thủ Quan Âm Nghĩa
89- Văn Tán Dương Phổ Môn 12 Ðại Nguyện
90- Sám Nghĩa Của Lục Tự Di Ðà
91- 48 Lời Nguyện Di Ðà
92- Bài Tụng Vía Di Lặc
93- Bài Tụng Ngày Phật Ðản.
94- Bài Tụng Vía Phật Di Ðà.
95- Bài Tụng Ngày Phật Thành Ðạo
96- Sám Công Cha
97- Sám Nghĩa Mẹ
98- Kệ Nhớ Ơn Cha Mẹ
99- Sám Cầu An
100- Văn Phóng Sanh
101- Sám Cầu Siêu Vong Linh
102- Sám Ðưa Linh
103- Kệ Ðộ Vong (Các Già Kể Hạnh)
104- Sám Vô Thường
105- Sám Hồng Trần
106- Kệ Cúng Thí Cô Hồn
107- Sám Triệu Cô Hồn
108- Sám Văn Chiêu Hồn Ca
109- Văn Tế Cô Hồn
110- Bát nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh
LỜI NÓI ÐẦU
Sau khi tuyển tập I : 55 BÀI SÁM PHỔ THÔNG được phát hành đến quí độc giả, chúng tôi đã đón nhận nhiều ý kiến đóng góp bổ sung cũng như khích lệ, tiếp tục trích lục trong các tàng thư cũ và mới các bài sám văn hay, có thể làm tư liệu cho các nghi lễ, hoặc tụng đọc lợi lạc âm dương, hoặc làm cơ sở nghiên cứu văn học Phật giáo sau này.
Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn cho ra mắt tuyển tập II : 55 BÀI SÁM ÂM NGHĨA TRÍCH LỤC để bổ sung vào công trình sưu tập lại toàn bộ các áng văn vần, các bài sám hay không để mai một.
Ðây là trích lục những thể loại văn vần nằm rải rác trong các kinh sách mà chưa có ở tuyển tập I. Sở dĩ chúng tôi chú trọng về thể loại văn vần này vì ngoài việc đọc tụng thông thường, sám văn còn có thể dùng để ca, ngâm, xướng, vịnh nhiều cách, dễ dàng thấm đượm vào người nghe bằng điệu tiết trầm bổng theo câu, nhịp và còn dễ dàng học thuộc lòng để sám, tụng hay kể hạnh truyền khẩu theo lối dân gian Việt Nam.
Ngoài các thể văn lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ như tuyển tập trước đã giới thiệu, ở tập này chúng tôi có đưa vào các thể văn như: bảy chữ, tám chữ, biền ngẫu, kệ, mưỡu đầu, đoản hậu... và các bài tụng được ngắt câu theo thể loại văn vần. Thêm vào đó, chúng tôi còn trích lục những áng văn vần hay có thể áp dụng trong các trai đàn chẩn tế như : các áng văn phát nguyện, các áng văn chiến sĩ trận vong, thập loại chúng sinh v.v...
Trong sám văn xưa, còn có các bài văn âm chữ Hán mà các chùa còn sám tụng, dù rằng tất cả đã được dịch ra chữ Việt, nhưng các bài sám văn âm chữ Hán vẫn không mất đi chỗ đứng bởi âm tiết cô đọng và cách dùng chữ khúc chiết. Chúng tôi sưu tập được một phần và đưa vào tuyển tập này, nên có tên gọi là “55 bài sám âm nghĩa trích lục”.
Ðể tiện việc sưu tra bởi các bài sám trùng tên khá nhiều, chúng tôi dùng cách đánh số cho mỗi bài có một mã số riêng. Và thứ tự ấy được nối tiếp với quyển trước để tránh nhầm lẫn, cũng để sau này không trùng lặp. Ở tuyển tập này, chúng tôi bắt đầu là bài thứ 56 đến 110.
Vì sưu tập đến đâu thì biết đến đó nên bao giờ mà công trình sưu tập này còn tiếp tục thì việc phân loại, phân tích chú giải vẫn chư thể hoàn chỉnh, chỉ mong việc góp nhặt này là tiêu điểm ban đầu để lưu trữ tư liệu mà thôi. chúng tôi rất mong được sự góp ý, phát hiện thêm của bậc thức giả gần xa để việc sưu tầm được đầy đủ hơn, hầu không một áng văn xưa nào còn sót lại đâu đó bị quên lãng.
Mùa đông, năm Ất Hợi, 1995
Người góp nhặt
THÍCH ÐỒNG BỔN
Phần I
Nguồn: www.quangduc.com