--- o0o ---
ĐỀ KINH
Thủ
Lăng Nghiêm, Trung Hoa dịch: Nhất Thiết
Sự Cứu Cánh Kiên Cố. Đó là tên
một đại Thiền định. Hành giả thành
tựu được thứ Đại Thiền định này
sẽ có sức trí tuệ giác ngộ Cứu
Cánh, một nghị lực Kiên Cố đối với
hiện tượng vạn hữu, với Nhất Thiết
Sự trên cõi đời này.
Đề
kinh nầy nói đầy đủ thì có 19 chử:
Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhơn, Tu
Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh
Thủ Lăng Nghiêm.
Thủ
Lăng Nghiêm là tên gọi tắt qua cái
từ trọng tâm 19 chữ của đề kinh.
Đề
kinh này gồm cả Nhơn, Pháp và Dụ. Đại
Phật Đảnh là dụ. Như Lai Mật Nhân là
nhơn, Thủ Lăng Nghiêm là Pháp vậy.
Định
Thủ Lăng Nghiêm rất sâu nhiệm, dùng
tâm phan duyên thường tình mà nhận
thức, thì khó mà thể nhận được
định nầy. Ví như đem nhục nhãn nhìn
Phật đảnh không sao thấy được trọn
vẹn.
Tất
cả Như Lai trong mười phương có Bồ Đề
Niết Bàn đều do thành tựu đại định
Thủ Lăng Nghiêm. Định Thủ Lăng Nghiêm
là cái nhân kín nhiệm của tất cả Như
Lai, cho nên gọi là Như Lai mật nhân.
Nói một cách khác: Thành tựu định
nầy đồng nghĩa với thể nhập Phật tri
kiến, Như Lai Viên Giác Diệu Tâm.
Tu
chứng định Thủ Lăng Nghiêm là tu
chứng liễu nghĩa khác với kinh điển
dạy tu chứng bất liễu nghĩa của Nhị
thừa. Tu chứng ở đây là tu chứng
đến Bảo sở, không như sự tu chứng
tạm nghỉ ở Hóa thành.
Thành
tựu định Thủ Lăng Nghiêm cũng tức
là thành tựu vạn hạnh của chư Bồ
Tát. Nói ngược lại: Bồ Tát thể hiện
lục độ vạn hạnh được viên mãn là
khi Bồ Tát đã có định Thủ Lăng
Nghiêm.
Đối
tượng cứu cánh của Kinh Thủ Lăng
Nghiêm là: Chơn Tâm Thường Trú, Thể
Tánh Tịnh Minh.
Công
dụng của Thủ Lăng Nghiêm là hàng phục
phiền não trần lao để trở về Chơn
Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh ấy.
Mục
đích cứu cánh của Thủ Lăng Nghiêm là
giải thoát giác ngộ đưa con người từ
phàm phu đến địa vị Vô thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác.
Hiểu
rõ ý nghĩa của 19 chữ đề kinh là đã
nắm được cái tôn chỉ then chốt của
toàn bộ kinh rồi vậy.
[^]
--- o0o ---
NHƠN DUYÊN VÀ
THỜI ĐIỂM PHẬT NÓI KINH THỦ LĂNG
NGHIÊM
Tạng
kinh và công trình kiết tập tạng kinh là
do ông A-Nan thực hiện. A-Nan là một thị
giả tận tụy luôn luôn thân cận tùy
tùng Phật, cho nên được nghe tất cả
kinh Phật nói trong mọi thời gian. Ông
có thiên tư xuất chúng, được Phật
khen là đệ nhất đa văn, ông cũng có
một ký ức vượt người thường, ghi
nhớ trọn vẹn lời Phật không quên
sót. Bốn chữ: Tôi Nghe Như Vầy
ở đầu mỗi bộ kinh là lời của ông
A-Nan ghi theo di chúc của Phật, nhằm xác
minh sự trần thuật của mình, rằng kinh
nầy là chính ông nghe Phật nói, chớ
không phải ông tự ý đặt ra.
Phật
nói kinh Thủ Lăng Nghiêm tại tịnh xá
Kỳ Hoàn, trong thành Thất La Phiệt. Chúng
tỳ kheo thường tùy tùng Phật có 1.250
người đều là bậc vô lậu đại
A-La-Hớn. Đứng đầu trong chúng có các
ông Đại Trí Xá Lợi Phật, Đại Mục
Kiền Liên, Đại Câu Si La, Phú Lâu Na, Di
Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề và ông Ưu Ba Ly.
Ngoài ra còn có hàng Bích Chi Phật, Vô
Học và những hàng sơ tâm đồng đến
chỗ Phật rất đông.
Bấy
giờ vào những ngày mãn hạ và tự
tứ của chúng tăng, vì vậy Bồ Tát
trong mười phương cũng đến cầu Phật
giải quyết những mối tâm nghi trên
đường tu tập. Đứng đầu số chúng
Bồ Tát là Bồ Tát Đại Trí Văn Thù
Sư Lợi Pháp Vương Tử.
Nhằm
kết duyên với chúng sanh, làm phước
điền cho tín thí, trong những ngày nầy
Phật và đại chúng phải chia từng nhóm
đi chứng trai ở các nhà thí chủ thỉnh
mời. Duy có ông A-Nan đã được mời
riêng, đi xa chưa về nên không kịp dự
vào hàng tăng chúng.
Trên
đường về một mình không có thượng
tọa cùng đi, ông A-Nan thứ lớp khất
thực đúng phép hóa trai, lòng những
mong được một đàn việt cúng dường,
không luận giàu nghèo hèn, địa vị giai
cấp mà chỉ nhằm làm ruộng phước cho
họ gieo hạt Bồ Đề, trồng cây Chánh
giác ở tương lai. Ông không muốn rơi
vào ý niệm cực đoan mà ông Đại Ca
Diếp và ông Tu Bồ Đề từng bị Phật
quở: Là Sa môn mà tâm không bình
đẳng, còn phân biệt
Xả phú thủ
bần
Một
bất trắc xảy đến không ngờ, khi ông
A-Nan đi qua nhà nàng Ma-Đăng-Già, một
cô gái làng chơi. Ma-Đăng-Già dùng tà
chú Tiên Phạm Thiên của đạo Satìcala
bắt ông vào phòng riêng dụng ý lẳng
lơ, diễn trò má dựa vai kề, nâng niu
âu yếm, làm cho ông A-Nan gần mất giới
thể.
Phật
biết ông A-Nan đang mắc nạn Ma-Đăng-Già
đến hồi nguy cấp. Khác với mọi lần
thọ trai xong ở Hoàng Cung của vua Ba Tư
Nặc, Phật liền trở về tịnh xá Kỳ
Hoàn. Sự kiện lạ thường nầy làm cho
vua, quan, trưởng giả và cư sĩ rất
đông cùng theo Phật về tịnh xá, hy vọng
được Phật dạy cho những pháp yếu
mới lạ nào chăng !
Bấy
giờ tướng vô kiến đảnh của Phật,
phát ra một vầng sáng rực rỡ không
gian trong ánh sáng báu có đức Hóa
Phật ngự tòa sen báu nghìn cánh, tuyên
nói thần chú Thủ Lăng Nghiêm.
"Án
A Na Lệ. Tỳ Xá Đề. Bệ Ra Bạt Xà Ra
Đà Rị. Bàn Đà Bàn Đà Nễ. Bạt Xà
Ra, Bàn Ni Phấn, Hổ Hồng Độ Rô Ung
Phấn, Tóa Bà Ha".
Phật
bảo Bồ Tát Văn Thù đem chú đó diệt
trừ tà chú của Ma-Đăng-Già. Đồng
thời Bồ Tát Văn Thù cũng đưa ông
A-Nan và nàng Ma-Đăng-Già cùng về tịnh
xá chỗ Phật ở.
Ông A-Nan khóc lóc, trách mình: Từ vô
thỉ đến nay, chỉ khuyên lo học rộng nhớ
nhiều, mà đạo lực không tự cứu
được mình, trong cơn vô minh bất
giác
Ông tha thiết cầu xin Phật dạy
cho ông pháp Chỉ, Quán và Thiền Na là
những phương tiện đầu tiên mà các
Như Lai tu hành thành tựu Bồ Đề, Niết
Bàn của mười phương chư Phật.
Bấy
giờ cùng có hằng hà sa Bồ Tát, Bích
Chi, Vô Học và Đại A La Hớn, những
người hữu học, đều ngồi chỗ của
mình cùng yên lặng nghe lời Phật dạy.
--- o0o ---
TRỰC
CHỈ
Phát
tâm tu hành tìm đường giải thoát giác
ngộ, văn tư tu là điều rất cần, nhưng
chỉ nếu có đa văn, là một học giả
thì không đủ đảm bảo an toàn khi vô
minh phiền não xâm phạm.
Tà
pháp tuy có nguy hiểm, nhưng rồi sẽ bị
diệt vong. Chánh sẽ thắng tà. Ánh sáng
sẽ quét sạch bóng tối.
Tiên
Phạm Thiện là tà chú của đạo
Satìcala, diệt trừ tà huyễn, Như
Lai dùng Hóa Phật của
Vô thượng Chánh Biến Tri Giác nói chú
Thủ Lăng Nghiêm để diệt trừ. Đây
là ý nghĩa: "Dĩ huyễn Tu huyễn"
"Tri huyễn tức ly" ở kinh Viên
Giác, Phật dạy đồng với ý ở đoạn
kinh nầy.
Ma
Đăng Già biểu trưng nhiều dục vọng,
nặng luyến ái đam mê. Đại Trí Văn
Thù biểu trưng vô phân biệt trí, thứ
trí nhìn hiện tượng vạn pháp bằng cái
tướng Như Thị của chính nó.
Đại Trí Văn Thù đem chú Thủ Lăng
Nghiêm hóa giải chú Tiên Phạm Thiên
của Ma Đăng Già, có nghĩa là: Tình cảm
đen tối thì hãy đem lý trí rực sáng
mà rọi vào. Sáng đến thì tối phải
đi.
Ông
A-Nan gần mất giới thể, nói
lên hiện tượng bất giác vô minh chợt
đến bất ngờ rất là nguy hiểm. Đại
Trí Văn Thù đem chú đến hóa giải
được an toàn cho ông A-Nan, điều đó
có nghĩa là: Trí huệ sáng đến thì vô
minh tan đi. Giác sanh thì mê diệt.
Phật
Thích Ca bất động, ngồi nơi tịnh xá Kỳ
Hoàn cùng đại chúng, chờ sự chiến
thắng ma quân mà không sử dụng sức
lực và một thứ khí giới nào. Qua
sự kiện đó, người Phật tử phải
học: Muốn phá yêu thuật, đánh đuổi ma
quân diệt giặc vô minh, phải sử dụng
trí lực mà không dùng thể lực, phải
vận dụng tâm thanh tịnh mà không thể
dùng sức lực của bắp thịt chân tay
để đối phó trong trường hợp này.
Do
lẽ đó, nội dung kinh Thủ Lăng Nghiêm
rất quan trọng ở sự nhận thức:
Chơn
Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh
sẵn có trong tất cả mọi người.
Đọc
học kinh Thủ Lăng Nghiêm mà không lý
giải, không nhận thức được vấn đề Chơn
Tâm Thường Trú, Thể Tánh Tịnh Minh,
cũng tức là không biết được đại
định Thủ Lăng Nghiêm là gì !
Tụng
kinh giả minh Phật chi lý: Học kinh cốt
tìm hiểu trong đó Phật dạy những gì.
Phật tử chúng ta hãy ý thức mà lưu
tâm.
[^]
--- o0o ---
Mục lục
Mục lục tập 01
|
chương 1 | chương 2 |chương 3 - chương 3a
Mục
lục tập 02 |
chương 4 |chương 5 | chương 6
Mục lục tập 03 |
chương 7| chương 8 | chương 9 | chương 10|
Phụ lục
--- o0o ---
|
Thư
Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Vi tính :
Hải Hạnh
Trình bày : Nhị Tường