.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH
TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Pháp Sư Thích Từ Thông
Tập II
---o0o---
MỤC
LỤC
Thay lời
tựa
Chương thứ 4
Phật
thuyết minh tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì
nhau; nhằm khai thị chân lý: Sắc, không, không sắc
-
Phật chỉ nguồn gốc vọng tưởng của hiện tượng
tâm lý
-
Khai thị nguồn gốc duyên khởi của hiện tượng
vật chất
-
Phật dạy rõ về ba tướng tương tục: Thế giới chúng
sanh và nghiệp lực
Tóm
kết: Giác không sanh mê, thất đại dung được nhau mà
không có gì trở ngại
Khiển
trách chúng sanh bội giác hiệp trần và khai thị phương
pháp bội trần hiệp giác
Phật
khai thị Như Lai tàng rời tất cả tướng là tất cả
pháp
Mê
vọng không có nguyên nhân hết mê là Bồ Đề (giác)
Lại
rơi vào nhận thức đối đãi của thuyết nhân duyên và
tự nhiên.
Phật
chỉ hai nghĩa quyết định.
-
Ông A Nan trần thuật chỗ thâm ngộ và thỉnh vấn tu
giải thoát.
Nghĩa
quyết định thứ nhất
Nghĩa
quyết định thứ hai
Phật
bảo đánh chuông để nghiệm xét tánh nghe của nhĩ căn
là thường trú
Chương thứ 5
Hiểu
biết chồng thêm hiểu biết là gốc rễ của vô minh.
Hiểu biết vạn pháp đúng như thật là nhân tố của
Niết bàn hiện tại.
Phật
tóm lược ý thú của những đoạn kinh trên qua bài văn
trùng tụng
Một
cái khăn mà sáu lần cột thì thành sáu gút. Mở hết
sáu gút một cũng không còn.
Quả
vị có thấp cao, giải thoát giống nhau không khác
mấy. Căn trần thức giới thất đại đều là dữ
kiện chứng viên thông.
Phật
hỏi đại chúng về nhân duyên ngộ đạo, và dữ
kiện chứng đắc viên thông.
1.
Do
thanh trần được viên thông
2.
Do
sắc trần được viên thông
3.
Do
hương trần được viên thông
4.
Do
vị trần được viên thông
5.
Do
xúc trần được viên thông
6.
Do
pháp trần được viên thông
7.
Do
nhãn căn được viên thông
8.
Do
tỷ căn được viên thông
9.
Do
thiệt căn được viên thông
10.
Do
thân căn được viên thông
11.
Do
ý căn được viên thông
12.
Do
nhãn thức được viên thông
13.
Do
nhĩ thức được viên thông
14.
Do
tỷ thức được viên thông
15.
Do
thiệt thức được viên thông
16.
Do
thân thức được viên thông
17.
Do
ý thức được viên thông
18.
Do
hỏa đại được viên thông
19.
Do
địa đại được viên thông
20.
Do
thủy đại được viên thông
21.
Do
phong đại được viên thông
22.
Do
không đại được viên thông
23.
Do
thức đại được viên thông
24.
Do
kiến đại được viên thông
Chương thứ 6
Do
nhĩ căn được viên thông
Bồ
Tát Quán Thế Âm trần thuật pháp tu chứng của mình
Phật
bảo Văn thù so sánh chọn căn ưu việt nhất
-
So sánh sự ưu khuyết của sáu trần, năm căn, sáu
thức và bảy đại
-
Sự chuyển biến tốt sau khi nghe và nhận thức tánh
ưu việt của nhĩ căn
Phật
khai thị về ba môn vô lậu học và bốn điều cơ
bản xuất trần
Ba
môn vô lậu học
Bốn
điều cơ bản xuất trần
THAY LỜI TỰA
Vấn
đề SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC trong nền giáo
lý của đạo Phật là một hệ tư
tưởng siêu tuyệt, thăm thẳm chiều sâu
và chất ngất chiều cao. Lý giải vấn
đề được sáng tỏ, thể nhập vấn đề
một cách chính xác và đích thực bằng
tư duy, bằng trí tuệ của mình, người
đệ tử Phật, bấy giờ mới hạ thủ
công phu, mới có thể khởi hành chuyến
đi, trên con đường Bồ đề, Niết bàn
vô thượng mà đích đến chính mình đã
biết rõ rồi !
SẮC
chẳng khác KHÔNG, KHÔNG chẳng khác SẮC.
SẮC là KHÔNG, KHÔNG là SẮC, dựa trên
sự phân chia liệt loại của tiền bối
cổ kim thì nguồn giáo lý đó thuộc hệ
tư tưởng Bát Nhã của Đại thừa. Nó
là then chốt trong hệ tư tưởng Bát Nhã
của Đại thừa. Nó là then chốt của
toàn bộ giáo lý Đại thừa liễu nghĩa
của Phật giáo. Trong kinh Bát Nhã Phật
dạy: Chừng nào chưa lý giải được
vấn đề SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC của Bát
Nhã, chưa đủ khả năng tư duy quán
chiếu Bát Nhã, chưa thể nhập THỰC
TƯỚNG BÁT NHÃ thì ngày thành Phật
còn hun hút xa xăm.
Ở
kinh Thủ Lăng Nghiêm nầy Phật thuyết
minh: TÁNH CỦA CÁC ĐẠI VỐN KHÔNG NGĂN
NGẠI GÌ NHAU, NHẰM KHAI THỊ CHƠN LÝ SẮC
KHÔNG, KHÔNG SẮC. Đọc Thủ Lăng Nghiêm
Kinh Trực Chỉ Đề Cương tập hai nầy,
lần lượt độc giả sẽ lý giải vững
vàng về "chơn lý sắc không, không
sắc" ấy. Chẳng những thế, độc
giả còn có thể nắm vững vấn đề
"có" "không"
"thật" "giả" của ĐẤT,
NƯỚC, LỬA, GIÓ của HƯ KHÔNG, của
CÁI THẤY và của thức TÁNH PHÂN BIỆT
của vạn loại hữu tình và vô tình, qua
giáo lý NHƯ LAI TÀNG duyên khởi.
ĐỊA
THỦY, HỎA, PHONG, KHÔNG, KIẾN, THỨC gọi
chung qua cái từ "thất đại",
chúng là những hiện tượng biểu hiện
từ bản thể Như Lai tàng. Bản thể
duyên khởi sanh ra hiện tượng, hiện
tượng duyên diệt quy về bản thể. Dù
duyên khởi sanh ra, hay duyên diệt quy về,
tánh chất của thất đại vẫn là
"bất biến". Dù "bất
biến" nhưng thường biểu hiện qua
trạng thái "tùy duyên". Dù có
"tùy duyên" nhưng "tùy
duyên" trong chu trình "bất
biến".
Nhận
thức rõ vấn đề SẮC KHÔNG qua chân
lý: "TÁNH SẮC CHÂN KHÔNG, TÁNH
KHÔNG CHÂN SẮC, THANH TỊNH BẢN NHIÊN
CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI, TÙY CHÚNG SANH
TÂM, ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP
PHÁP HIỆN"
của Kinh Thủ Lăng
Nghiêm, độc giả sẽ cảm nhận cái ý
vị thâm trầm của bài tụng:
"Chơn tánh hữu
vi không
Duyên sanh cố
như huyễn
Vô vi vô
khởi diệt
Bất thật hư
không hoa"
Nghĩa là:
Cái
tánh thực của các pháp hữu vi vốn
là không. Chúng là pháp duyên sanh, cho
nên như huyễn, không thật. Pháp vô vi
thực lý cũng chẳng có gì. Nó chỉ có
danh mà không có thật, như hoa đốm
giữa không trung.
Quán
triệt chân lý ấy, thì vấn đề SẮC
KHÔNG, KHÔNG SẮC qua nhãn quan của
người đạt đạo trở thành trò hí
luận bất tương can.
Viết tại HUỲNH MAI
TỊNH THẤT
Ngày 10 tháng 4 năm 1993
THÍCH TỪ THÔNG
Pháp Sư
--- o0o ---
Mục lục
Mục lục tập 01
|
chương 1 | chương 2 |chương 3 - chương 3a
Mục
lục tập 02 |
chương 4 |chương 5 | chương 6
Mục lục tập 03 |
chương 7| chương 8 | chương 9 | chương 10|
Phụ lục
--- o0o ---
|
Thư
Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Vi tính :
Hải Hạnh
Trình bày : Nhị Tường
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục