Kinh Điển - Kinh A Nan vấn Phật sự cát hung.

 

 

 

 

Kinh

ANAN vấn Phật sự cát hung

HT Tịnh Không  giảng

Thích Nhuận Nghi dịch

 

 

Mục lục

Thay lời tựa

Phần 1. Giải thích đề kinh

Phần 2: Kinh văn

 

 

THAY LỜI TỰA

 

Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.

Vì mắc phải bịnh trầm kha nầy, nên có lắm người khi nghiên cứu đạo Phật đã bỏ quên giáo lý căn bản, chỉ muốn tìm đến những kinh điển cao siêu, chuyên tâm bới đào các hệ tư tưởng Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Duy thức, say sưa biện luận lý vô ngã, vô pháp, bất nhị, tánh không, thích thú lý lẽ thấp cao, vô tình rơi vào trạng thái hí luận phiếm đàm không tưởng, như người lơ lửng trong chân không mất trọng lực thăng bằng của đời sống tri hành hợp nhất, từ đó quên mất thực hành giáo lý căn bản trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, xa lìa cả diều tiên quyết phải có của người Phật tử là Tam quy Ngũ giới, ăn chay, hành thiện, tâm thức họ có khác nào bong bóng lơ lửng chơi vơi trong không trung, vì mất căn bản mất định hướng không nơi nương tựa. Do cái bịnh phóng tâm truy cầu say sưa ngây ngất với các triết thuyết cao siêu để thỏa óc hiếu kỳ, nên quên đi phần giáo lý căn bản xây dựng hành nghi của đời sống thực tế, để rồi sống với tâm lý mông lung không tưởng.

Trên đường hành đạo Tỳ-kheo Quê Mùa tôi đã gặp không biết bao người đến khoa trương rằng, họ chuyên trì kinh Kim Cang, thể nhập lý bát-Nhã; họ đã thấu suốt tư tưởng duyên khởi của Hoa-Nghiêm, nắm vững lý bất nhị của Duy-Ma; họ đã thấu triệt lý vạn pháp duy thức của pháp tướng, nên tư tưởng Đại Thừa đối với họ đều đã làu thông vô ngại, đạt đến chỗ “tâm tịnh thì độ tịnh”. Họ còn phô trương chỗ sở đắc kiến tánh của họ đồng với Lục-tổ Huệ-Năng “xưa nay không có vật, thì làm gì có bụi nhơ”.

Họ bạo nói “tâm tức Phật, Phật tại tâm” thì cần gì giữ giới, trì kinh, bái sám, niệm Phật, ăn chay, bố thí, cúng dường. Những việc làm nầy họ cho là hình tướng thuộc tiệm pháp của kẻ sơ cơ căn trí thấp kém. Họ tự hào là tu đốn pháp, còn ví von thao thao bất tuyệt nào là: Phải thể đạt hành xả, vô ngã vô pháp, như thiền sư A chẻ tượng Phật, thiền sư B chặt mèo, thiền sư C không cần phải cạo râu tóc là hình thức không đáng chú tâm. Họ còn lý luận Huệ Năng đạt đạo trước khi cạo tóc, đâu biết chữ nào; cư sĩ Duy-Ma-Cật thành Bồ tát đâu cần phải vào chùa, tự ví họ đâu có khác gì với Lục tổ Huệ-Năng, cư sĩ Bồ tát Duy-Ma-Cật! Tôi lặng thinh nghe họ tuôn xổ với thái độ tự đắc mà phát chóng mặt, xót thương cho những kẻ mắc phải bịnh trầm kha cuồng luận, năng thuyết bất năng hành, cờ ngã mạn đã dựng trên trường thành biên kiến.

Kinh nghiệm cho thấy, phần đông hạng người nầy chẳng bao lâu sau đó thối tâm, tà niệm, trở lại hủy báng Phật Pháp, xem đạo hạnh giới đức chẳng có nghĩa gì, rồi bịa đặt sửa bỏ kinh luật hoặc không còn thiết tha liên hệ với những sinh hoạt hành đạo. Đấy là hậu quả tai hại của bịnh đa văn hiếu kỳ, thế trí biện thông, chỉ mong thỏa mãn trí phân biệt.

Bốn mươi chín năm thuyết pháp của Đức Phật, tuyệt đối không nhằm mục đích để thỏa mãn kiến thức phân biệt của con người, cũng không nhằm gợi cảm để cho con người đắm chìm trong trầm tư mặc tưởng, huyền đàm tạp luận các triết lý cao thấp rộng hẹp, mà Đức Phật thuyết pháp nhằm thích hợp căn tánh của mỗi chúng sanh, theo đó thực hành để rủ sạch phiền não, đạt thành giác ngộ giải thoát.

Muốn đạt đạo giác ngộ giải thoát thì không thể lơ đễnh quên phần thực hành giáo pháp căn bản. Nếu chỉ biết để tâm suy cứu giáo pháp cao sâu, mong cầu hiểu biết quảng bát, xem nhẹ phần tu tâm sửa tánh dứt trừ phiền não tham sân si, tức là đi vào ma đạo, cát không bao giờ thành cơm, học hiểu rộng giáo lý thuyết suông không bao giờ tạo nên người đạo hạnh thánh thiện.

Giáo pháp căn bản là gì? Đó là Tam quy, trì giới, bố thí, nhẫn nhục, tụng kinh, sám hội, niệm Phật, ăn chay, hiếu thuận, tứ nhiếp pháp, lục độ... 37 phẩm trợ đạo. Người tin học Phật mà không thực hành theo giáo pháp Phật dạy thì chẳng khác nào học trò không làm bài, bịnh nhân không uống thuốc, tránh sao khỏi nhận lấy hậu quả bất-xứng-ý, để rồi thối thất đạo tâm, xoay ra thống trách Phật Pháp, chê bai Tăng già. Tại ai? Họ đâu có chịu bình tâm để tự kiểm điểm lại hành vi tâm niệm từ thuở phát tâm cho đến khi lạc đạo. Lại có kẻ xem nhẹ phần hành trì, chuyên tìm văn hay ý lạ, mang danh nghĩa tín tu học học Phật, mà hững hờ năm tháng luống không trôi qua, tuổi già sức yếu ngẫm lại thấy mình đạo hạnh thiếu kém, phiền não còn nguyên, có cố gắng cũng chẳng còn sức lực và thời gian. Còn có khi bị những thứ danh vị chức tước hư giả trói buộc khiến cho tâm bất an, trí bất định, chẳng có phút giây để tự quán chiếu tiến tu.

Như vậy đắm chìm trong việc tìm hiểu giáo lý cao siêu quên phần căn bản thực hành cũng là bịnh. Học rộng hiểu nhiều nặng về lý thuyết cũng là bịnh. Không học, không hiểu mà thực hành cũng là bịnh. Người mắc bịnh cần uống thuốc, chứ không phải đem thuốc ra phân chất chê khen. Người bị tên bắn phải lập tức lấy mũi tên độc ra, chứ không phải ngồi luận bàn để truy tìm nơi nào phát xuất mũi tên. Chúng sanh là kẻ mắc bịnh tham dục, bị mũi tên tam độc lâu đời, nghiệp chướng sâu dày, phiền não chất chồng lớp lớp, bịnh thâm căn cố đế như vậy, chỉ còn phương pháp cứu chữa duy nhất là lấy thuốc giáo pháp của Đức Phật để trị. Thân bịnh dùng thuốc. Tâm bịnh thì dùng giáo pháp. Thân ô uế thì nhờ nước rửa. Tâm phiền não thì phải nhờ đến nước cam lồ. Thế nên Đức Phật được tôn xưng là vô-thượng y-vương, là bậc đạo sư giác ngộ dẫn đường giải thoát. Đức Phật thuyết pháp nhằm để cho chúng sanh y pháp tu hành đoạn trừ phiền não, dứt sạch vô minh, thoát ly sanh tử luân hồi, đạt đến giác ngộ giải thoát. Đó là tâm nguyện Đức Phật ra đời độ sanh. Thế nên trong kinh Pháp Hoa, Phật nói: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên lớn là, khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.

Vậy mà người đời lại đem kinh điển giáo pháp Đức Phật ra để phân tích cạn sâu, hý luận huyền đàm để cho sướng miệng, nghe cho sướng tai, để khoái trí phân biệt, tự mãn óc hiếu kỳ, mà quên đi phần thực hành là điều lầm lẫn nghiêm trọng đối với người muốn thăng hoa thánh thiện trên đường giải thoát. Người học Phật chỉ cần hiểu mà chẳng cần hành thì khác nào có khác kẻ đói lâu ngày được gạo tốt lại bận tâm đem gạo ra phân chất để tìm nguồn gốc gạo từ đâu có, quên nấu cơm. Kẻ khát nước cháy cổ được bát nước mát lại lo hỏi nước này lấy từ sông suối nào chứ không chịu uống. Kẻ đang bịnh hấp hối trên giường được bác sĩ cho thuốc không chịu uống lại mải mê đem thuốc ra phân chất. Những hạng người trên đây không khác kẻ tham cầu đa văn, thích hý luận trong Phật Pháp. Tôn giả A-Nan đã hơn một lần bị Phật quở trách cũng vì ham học không ham tu.

Trên đời có kẻ đến với Đức Phật bằng ước vọng đem kinh điển Phật ra phân tích luận bàn mà lảng quên phần hành trì, do đó mà đời sống đạo đức chẳng những không đi đến đâu, lâu dài về sau còn có thể tổn hại không ít cho Phật Pháp. Bởi lẽ hiểu biết giáo lý càng cao mà thiếu chánh hạnh tâm đức chỉ là nhân tố sanh khởi ngã mạn tự hào, đào sâu hố thế trí biện thông, xoay cuồng theo tam nghiệp tham sân si mà thôi. Lại có kẻ đến với đạo Phật bằng cõi lòng cầu mong được ban ân giáng phước, như sở cầu thì thỏa thích khen Phật Bồ tát linh, không như sở cầu thì chê bai, chạy đi tìm cầu thần linh khác. Đối với nhân quả nghiệp báo, họ mơ hồ bán tin bán nghi. Cũng có kẻ đến với đạo Phật bằng tâm ý tìm xem để phê bình thị phi, mà quên đi tu chỉnh chính bản thân mình. Tuy họ đến với đạo đã lâu ngày mà thật ra tâm tánh họ không hơn gì kẻ phạm tục. Những hạng người trên đây thật sự chẳng phải là chân chánh hành đạo Phật. Người thật sự tu học theo đạo Phật thì phải khởi đi từ căn bản giới pháp, y giới pháp Phật dạy mà hành trì, xoay lại quán chiếu tự tâm để thanh tịnh hóa đời sống, không ngừng tinh tấn để cho ngày một trở tên hiền lương thánh tiện. Người tu học Phật có căn bản nền tảng vững chắc, mới đích thật chân chánh là người tu học Phật.

Đến với đạo Phật mà mang tâm ý bỏ thấp tìm cao, lấy giáo lý Đức Phật để thỏa mãn óc hiếu kỳ, thỏa thích trí phân biệt hầu để trang sức kiến thức cho mình, như thế đạo đức bản thân mình. Tuy họ đến với đạo Phật đã lâu ngày mà thật ra tâm tánh họ không hơn gì kẻ phàm tục. Những hạng người trên đây thật sự chẳng phải là chân chánh hành đạo Phật. Người thật sự tu học theo đạo Phật thì phải khởi đi từ căn bản giới pháp, y giới pháp Phật mà hành trì, xoay lại quán chiếu tự tâm để thanh tịnh hóa đời sống, không ngừng tinh tấn để cho ngày một trở nên hiền lương thánh thiện. Người tu học Phật có căn bản nền tảng vững chắc, mới đích thật chân chánh là người tu học Phật.

Đến với đạo Phật mà mang tâm ý bỏ thấp tìm cao, lấy giáo lý Đức Phật để thỏa mãn óc hiếu kỳ, thỏa thích trí phân biệt hầu để trang sức kiến thức cho mình, như thế đạo đức bản thân chẳng những không tiến bộ mà ánh sáng an lành sẽ không bao giờ hiển lộ trong tâm hồn. Người mới đến với đạo Phật chớ vội hỏi lý kinh Kim-cang, Bát-Nhã, Lăng-Già, Hoa-Nghiêm thì tránh được ngã mạn, cuồng tâm loạn tưởng, ngoại trừ các bậc thượng căn thượng trí. Trong thiền sử ghi rằng: Xưa có người đến hỏi vị thiền sư danh tiếng: “Bậc đại tu hành đã ngộ lý chân không?” Thiền sư đáp: “Bậc tu hành đạt lý chân không thì chẳng còn lạc vào vòng nhân quả nữa”. Chỉ vì câu trả lời lời nầy mà vị đại thiền sư kia phải bị đọa làm năm trăm kiếp chồn, sau gặp ngày Bách-Trượng mới được giải thoát. Điều căn bản là tin sâu nhân quả luân hồi nghiệp báo để từ đó phát tâm tu bồi phước huệ. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tin là mẹ đẻ nguồn gốc các công đức, làm sanh trưởng các pháp lành. Tin là sức mạnh đưa người vượt thoát ba đường khổ, để đạt đến cảnh giới Phật thánh”. Thế nên hành giả muốn tránh khỏi lạc vào ma đạo, tạo cho mìnnh đời sống an lành tiến bộ trên đường giác ngộ giải thoát, thì trước tiên cần tìm đến những kinh điển căn bản, tín hành những giáo pháp thực tế mật thiết với đời sống, đó là quy y Tam Bảo, thọ trì giới pháp, tin sâu nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, thiện ác.

Kinh A-Nan Vấn Phật Sự Phật Cát Hung là quyển kinh chứa đựng những vấn đề hết sức căn bản cho người tu học Phật. hình thức đơn giản, nội dung sáng sủa. Những điều A-Nan hỏi Phật là những điều chúng ta muốn hiểu, đã được Phật từ bi giải đáp rõ ràng. Kẻ phàm nhơn muốn tiến đến thánh nhơn, người muốn hoàn thành nhơn cách để tiến lên Phật cách, không thể thiếu để tâm văn, tư, tu kinh nầy. Nhận thấy kinh đây trình bày giáo lý căn bản thiết thực cho hành giả tu học Phật tiến thân trong đường giác ngộ, nên Tỳ-kheo Quê Mùa tôi mạo muội dịch giải để cống hiến cho những ai muốn có đời sống an lành thành thiện. Được sự phát tâm bồ đề của Phật tử Lý Thị Nữ làm thuận duyên cho kinh nầy sớm được hoàn thành đến với quý vị.

Khắp nguyện chư thiện hữu bốn phương tinh tấn phát tâm bồ đề tu học, vun trồng cội phước, để sớm đạt thành chánh quả. 

Hoa Kỳ - Xuân Giáp Tuất 1994

THÍCH ĐỨC NIỆM

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > Phần 1 >  Phần 2

---o0o---

 

Cập nhật: 1-10-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

å æžœå žå¾ vien ngoc minh chau Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX 七五三 æ ²ç å Các thực phẩm chay đánh bật ÐÑÑ loi khuyen cuoc song tu nhung nguoi thanh cong gião về เฏ vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao thé tap tho mua xuan toan ven Quảng একব র khà ng 护法 激安仏壇店 cuối đời trắng tay หลวงป แสง hãy còn bỏ vết chim 簡単便利戒名授与水戸 願力的故事 أبا درج Dựng tượng Quách Thị Trang trước Dấu chân chợ Tết thã¹y 心经 tam hoan hy 梵僧又说我们五人中 Nghiên cứu về Ni giới một đề 散杖 Một chuyến trở về rÃÆ VÃƒÆ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 僧人食飯的東西 æ²çå tịnh Thêm lý do để đưa bông cải xanh vào 一念心性 是 心中有佛 mở 因地不真 果招迂曲 cáo 機十心 夜渡凡尘 削发更衣 放下凡夫心 故事