Kinh Điển - Phật Nói Kinh Ma Nhiễu Loạn.

.


 

PHẬT NÓI KINH MA NHIỄU LOẠN

 

   Hán dịch: Thất dịch nhân danh Phụ Hậu Hán Lục

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

--- o0o ---

   

Nghe như vậy:

Một thời Bà già bà ở trong vườn Lộc dã, rừng Mục ma tỷ lượng bạt kỳ thi.

Bấy giờ tôn giả đại Mục kiền liên đang coi việc dựng thiền thất cho đức Phật. Khi ấy ở nơi khoảng đất trống, tôn giả đại Mục kiền liên đang đi thong thả bảo người làm việc. Bấy giờ ma Ba tuần hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của tôn giả đại Mục kiền liên. Lúc đó tôn giả đại Mục kiền liên suy nghĩ như vầy: “ Tại vì sao ta cảm thấy nặng bụng? Hình như ta ăn phải hạt đậu. Ta hãy nhập tam muội Chánh thọ như kỳ tượng, bằng vào định ý ta nhìn vào bụng xem”. Khi ấy tôn giả đại Mục kiền liên không đi bách bộ, đi đến cuối đường kinh hành, trải ni sư đàn ngồi kiết già. Lúc đó tôn giả đại Mục kiền liên nhập tam muội Chánh thọ như kỳ tượng. Bằng vào ý tam muội tự nhìn vào bụng mình, tôn giả đại Mục kiền liên biết ma Ba tuần đang ở trong bụng mình. Bấy giờ tôn giả đại Mục kiền liên bèn ra khỏi tam muội, bảo ma Ba tuần:

Này Ba tuần, ngươi hãy đi ra. Này Ba tuần, ngươi hãy đi ra! chớ có xúc nhiễu đức Như lai và đệ tử đức Như lai. Ðừng để mãi mãi phải gánh lấy vô lượng khổ, vô nghĩa, không ích lợi!

Khi ấy ma Ba tuần liền nghĩ như vầy:

–Sa môn này không biết, không thấy mà lại nói: “Này ma Ba tuần ngươi hãy đi ra. Này ma Ba tuần, ngươi hãy đi ra, chớ có xúc nhiễu đức Như lai và đệ tử đức Như lai. Ðừng để mãi mãi phải gánh lấy vô lượng khổ, vô ích, không ý nghĩa”. Cho dù Thế tôn của ông ta có đại oai lực, có khả năng như vậy còn không thể thấy ta, biết ta được. Huống nữa là đệ tử mà có thể biết, có thể thấy được sao! Ðiều này không thể có.

Tôn giả đại Mục kiền liên lại nói với ma Ba tuần:

–Này Ba tuần, ta biết trong ý nghĩ của ngươi nữa. Ngươi nghĩ như vầy: “Sa môn này không biết, không thấy mà lại nói rằng: này Ba tuần, hãy đi ra. Này Ba tuần, hãy đi ra. Ðừng có xúc nhiễu đức Như lai và đệ tử đức Như lai. Ðừng để mãi mãi gánh lấy sự khổ vô lượng, không lợi ích, không nghĩa lý. Ðức Thế tôn của ông ta có oai lực như vậy, có khả năng như vậy mà còn không biết ta, thấy ta nữa là, huống chi đệ tử của ông ta mà có thể biết, có thể thấy ta được. Ðiều này không thể có”.

Bấy giờ ma Ba tuần lại suy nghĩ như vầy: “Sa môn này đã biết, đã thấy ta nên mới nói rằng: Này Ba tuần hãy đi ra. Này Ba tuần, hãy đi ra. Ðừng có xúc nhiễu Như lai và đệ tử đức Như lai. Ðừng để phải mãi mãi gánh lấy vô lượng khổ, không có nghĩa lý, ích lợi”. Khi ấy ma Ba tuần liền nhảy ra khỏi miệng tôn giả đại Mục kiền liên và đứng trước mặt tôn giả, rồi ma Ba tuần kia đứng qua một bên. Tôn giả đại Mục kiền liên bảo ma Ba tuần:

–Này Ba tuần, vào thuở quá khứ có đức Như lai tên là Câu lâu tôn, bậc vô sở trước, Ðẳng chánh giác. Lúc đó ta cũng là loại ma xúc nhiễu. Ta có người em gái tên là Ca la, ngươi chính là con trai của nó. Này Ba tuần, do đó mà biết ngươi là cháu gọi ta bằng cậu. Ðức Câu lâu tôn Như lai bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác, này ma Ba tuần, ngài có hai người đệ tử tên là Tỳ lâu ( Lâm Thanh) và Tát nhã, là bậc tối thượng, tối hiền hơn các đệ tử khác. Vì sao vậy? Này Ba tuần, vì sao tôn giả Tỳ lâu, tự là Tỳ lâu Tát nhã? Này Ba tuần, tôn giả Tỳ lâu này lúc sống trên cõi Phạm thiên có thể tiếng thơm của tôn giả ( hương thinh ) vang dội cả ngàn thế giới, không có đệ tử nào có tiếng nói vang dội bằng tôn giả, không ai giống tôn giả. Tôn giả hay thuyết pháp. Này Ba tuần, vì lý do đó nên tôn giả Tỳ lâu được gọi là Tỳ lâu Tát nhã. Này Ba tuần, vì phương tiện gì mà tôn giả Tát nhã ( tưởng ) có tên là Tát nhã? Này Ba tuần, sở dĩ tôn giả có tên là Tát nhã là vì tôn giả nương nơi thành ấp mà an trụ. Lúc sáng sớm tôn giả đắp y mang bát vào thôn ấp để khất thực, tự thủ hộ thân, các căn đầy đủ, ý niệm thường định. Sau khi vào thôn ấp khất thực xong, và khi ăn vào lúc giữa trưa rồi tôn giả thu cất y bát, rửa chân, vắt ni sư đàn lên vai bên mặt, hoặc đến chỗ vắng, hoặc đến dưới gốc cây hoặc đến chỗ trống, trải ni sư đàn ngồi kiết già, liền nhập tưởng tri diệt định. Lúc ấy có những người hoặc chăn dê, chăn trâu hay đi mót củi, hoặc đi qua đường, thấy ngài nhanh chóng nhập tưởng tri diệt Chánh thọ, họ bèn nghĩ: “ Sa môn này ngồi mà chết trong chỗ vắng này, chúng ta hãy dùng cỏ khô, cây, phân bò, trải cây cỏ lên, chất chung quanh thân, đốt lửa để thiêu”.

Các người chăn dê, chăn trâu, người lượm củi, kẻ qua đường hè nhau lấy cây cỏ khô, hoặc cỏ khô mục nát chất lên thân ngài, nổi lửa mà đốt rồi bỏ đi. Tôn giả Tát-nhã, sau khi đêm đã qua, ra khỏi tam muội, nhẹ nhàng nhanh chóng đập phủi y phục, du hành trở về thôn ấp. Vào lúc sáng sớm, tôn giả mang y phục, cầm y bát đi vào thôn ấp để khất thực, tự hộ trì thân, giữ gìn các căn, ý niệm thường định. Những người lùa trâu, dê, người gánh củi, người đi đường, thấy ngài bèn nghĩ: “Sa môn này đã ngồi chết trong chỗ vắng vẻ kia, chúng ta đã dùng cây cỏ khô, phân trâu, hoặc trải cây cỏ mục nát chất phủ lên thân tôn giả ấy, nổi lửa đốt rồi bỏ đi. Nhưng nay sao tôn giả này lại sống trở lại?”.

Này Ba tuần, vì lý do đó cho nên gọi tôn giả là Tát nhã ( hoàn sanh –sống trở lại ).

Bấy giờ Ðộ số Kỳ đề tuần ( ác ma ) nghĩ rằng: “Sa môn trọc đầu đen thui này, học thiền, cùng tương ưng với thiền, thường thực hành thiền, giống như con lừa suốt ngày mang nặng, bị cột lại trong tàu, không được ăn lúa mạch, nó thiền rồi thiền, cùng tương ưng với thiền, thường thực hành thiền. Cũng vậy, Sa môn trọc đầu đen thui này hoặc câu hội cùng thiền, cùng tương ưng với thiền, hành thiền, giống như con mèo ngồi rình trước hang chuột, vì muốn bắt chuột trong hang cho nên nó thiền rồi thiền, cùng tương ưng với thiền, thực hành thiền. Cũng vậy, Sa môn trọc đầu này, đen thui, thường câu hội với thiền, tương ưng với thiền, thường hành thiền. Cũng như con chồn hươu ở trên tường trống, vì muốn bắt chuột cho nên nó thiền rồi thiền, tương ưng với thiền, thường hành thiền. Cũng vậy, Sa môn trọc đầu này đen thui, thường câu hội với thiền, tương ưng với thiền, thường hành thiền. Giống như con cò ở bên bờ nước, vì muốn bắt cá cho nên nó thiền rồi thiền. Cũng vậy, Sa môn trọc đầu này đen thui, tương ưng với thiền, thiền rồi thiền.

Vậy sao gọi là thiền? Vì sao lại hành thiền? Ðó là thiền gì? Họ loạn trí, hoặc mất trí nhớ, hoặc bất định. Ta không thấy họ từ đâu đến, cũng không thấy đi về đâu, chẳng biết họ sống ở đâu, cũng chẳng biết họ chết như thế nào, cũng không thấy họ sanh ra sao. Ta hãy bảo các bà la môn, cư sĩ: “ Các ngươi chửi mắng, đánh đập, nói xấu, sân hận với Sa môn tinh tấn kia như vậy. Nếu khi bị đánh chửi nhiều hay ít, sân hận nói xấu, biết đâu kẻ ấy tâm sẽ đổi khác, thì ác ma tìm được cơ hội, tìm được tiện lợi, hay được nhân duyên để dễ lợi dụng”.

Này ma Ba tuần, ác ma hướng về Bà la môn, cư sĩ xúi giục họ hãy chửi rủa, nói xấu, sân hận vị Sa môn tinh tấn ấy, hãy dùng cây đập, dùng đá ném, dùng gậy phan, hoặc đập tét đầu, hoặc xé rách y, đập bể bát vị Sa môn tinh tấn ấy. Bấy giờ bà la môn, cư sĩ ấy mạng chung, do nhân duyên này khi thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục ác thú. Sanh nơi đó rồi những người ấy nghĩ rằng: “ Nay ta phải thọ khổ này, lại còn phải thọ cực khổ hơn nữa. Vì chúng ta đối với Sa môn tinh tấn kia đã khởi lòng tà”.

Bấy giờ, Ba tuần, đệ tử của đức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước, Ðẳng chánh giác, đầu bị tét, bát bị bể, y bị rách, đi đến chỗ đức Câu lâu tôn Như lai bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác. Khi ấy đức Câu lâu tôn Như lai bậc vô sở trước, Ðẳng chánh giác có vô lượng trăm ngàn đồ chúng đoanh vây để nghe ngài thuyết pháp. Ðức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác từ xa trông thấy đệ tử mang đầu bị thương tích, y rách toạc, bình bát bể , từ xa đi đến. Ngài thấy rồi bảo các Tỳ kheo:

Này các Tỳ kheo, hãy nhìn Tỳ kheo này, đã bị ác tệ ma xúi giục các Bà la môn, cư sĩ: “ Các ngươi hãy đến chửi rủa, đánh đập, hãy sân giận nhiều hay ít, đánh đập Sa môn tinh tấn kia. Biết đâu y nổi ác tâm, hoặc có hành động gì khác để ác ma có phương tiện, tìm cầu nhân duyên, khi có nhân duyên rồi sẽ dễ dàng lợi dụng”.

Này các Tỳ kheo, hãy để tâm tương ưng với Từ, biến mãn một phương, an trụ Chánh thọ. Cũng như vậy, hai, ba, bốn phương, trên và dưới tất cả các phương, tâm tương ứng với Từ, không oán, không hại, không nhuế, thật rộng thật lớn, vô lượng cực phân biệt, biến mãn các phương xong, an trụ Chánh thọ. Cũng vậy, tâm cùng tương ưng với bi, hỷ, hộ, biến mãn các phương, an trụ Chánh thọ. Hãy làm cho tệ ma không tìm ra cơ hội, không có nhân duyên, không được thuận lợi, không có nhân duyên nào cả.

Bấy giờ, này Ba tuần, đức Câu lâu tôn Như lai bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác dạy các đệ tử như vậy. Họ bèn để tâm tương ưng với Từ, biến mãn một phương rồi an trụ Chánh thọ. Cũng vậy, hai, ba, bốn, trên và dưới, tất cả các phương, tâm cùng Từ tương ưng, không oán, không hại, không nhuế, rất rộng, rất lớn, vô lượng cực phân biệt, biến mãn các phương xong, an trụ Chánh thọ. Cũng vậy, tâm cùng bi, hỷ, hộ tương ưng, biến mãn tất cả các phương xong, an trụ Chánh thọ. Do đó, ác ma kia tìm phương tiện, kiếm nhân duyên nhưng không thấy phương tiện, nhân duyên nào cả.

Này Ba tuần, lúc ấy ác ma liền nghĩ: “ Ta dùng phương tiện này mà không thấy có cơ hội nào đối với Sa môn ấy, không thấy có nhân duyên nào đối với Sa môn ấy. Vậy ta nên xúi các bà la môn, cư sĩ: Các ngươi hãy nên đến chỗ Sa môn tinh tấn kia, hãy cung kính, tôn thờ, lễ bái, cúng dường. Do sự cúng dường, thừa sự, lễ bái mà người ấy có sự thay đổi trong tâm nhiều ít thì tệ ma sẽ tìm cơ hội, kiếm nhân duyên, ta sẽ lợi dụng”. Tệ ma kia xúi giục các cư sĩ, bà la môn đến cúng dường, thừa sự, lễ bái vị Sa môn tinh tấn kia. Tệ ma bảo các bà la môn, cư sĩ trải áo dưới đất mà nói: “Sa môn tinh tấn, xin đạp lên mà đi! Sa môn tinh tấn đã làm những việc khó làm, khiến cho chúng tôi mãi mãi được nghĩa lý, lợi ích”. Hoặc bảo bà la môn, cư sĩ tự trải tóc lên mặt đất, nói rằng: “ Sa môn tinh tấn, xin đạp lên tóc mà đi! Sa môn tinh tấn, xin đi trên tóc tôi! Sa môn tinh tấn đã làm những việc khó làm, khiến cho chúng tôi mãi mãi được nghĩa lý, lợi ích”. Hoặc bảo bà la môn, cư sĩ tay bưng đầy các món ẩm thực, nói rằng: “ Cúi mong chư hiền, hãy nhận lấy các món ăn này, tùy ý mang đi đâu thọ dụng cũng được để cho chúng tôi mãi mãi được ý nghĩa lợi ích”. Hoặc khiến các bà la môn, cư sĩ tín nhạo vị Sa môn tinh tấn kia, tự nắm tay dìu đỡ vào nhà, đem các vật muốn cúng dường ra và nói: “ Cúi mong chư hiền hãy nhận lấy vật cúng dường này, tùy ý mang đi đâu sử dụng cũng được, để cho chúng tôi mãi mãi được nghĩa lý lợi ích”. Bấy giờ các bà la môn, cư sĩ kia mạng chung, nhân đó duyên đó, khi thân hoại mạng chung được sanh đến thiện xứ, lên trời. Khi sanh lên đó rồi, họ liền suy nghĩ: “ Chúng ta được cái vui này không đâu bằng, là vì chúng ta đã làm việc lành với Sa môn tinh tấn kia”.

Bấy giờ, này Ba tuần, đệ tử của đức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác, sau khi được cúng dường cung kính, thừa sự lễ bái rồi, liền đi đến chỗ đức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác. Lúc đó đức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác đang thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn đồ chúng đoanh vây ở phía trước. Ðức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác từ xa trông thấy các đệ tử ngài được cúng dường cung kính, thừa sự, lễ bái, từ xa đi đến. Thấy xong ngài bảo các Tỳ kheo:

–Các Tỳ kheo có thấy chăng? Tệ ma Ba tuần đã xúi giục các bà la môn, cư sĩ “Các ngươi hãy cúng dường cung kính, thừa sự lễ bái, hầu hạ Sa môn tinh tấn kia. Biết đâu do sự cung kính, thừa sự, lễ bái, cúng dường này mà tâm vị ấy có thay đổi ít nhiều chăng, để ta tìm cơ hội, tìm nhân duyên; khi đã có cơ hội, nhân duyên thì ta dễ bề lợi dụng”. Này các Tỳ kheo, hãy quán các hành là vô thường, hãy thấy nó là tận diệt, thấy nó là viễn ly, thấy nó là hủy diệt, thấy nó là đình chỉ, thấy nó là chỗ đình chỉ, để khiến cho tệ ma Ba tuần tìm cầu phương tiện, tìm cầu nhân duyên thì không thể có phương tiện, không có nhân duyên để lợi dụng.

Này Ba tuần, đức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác vì các đệ tử dạy như vầy: “ Ðối với tất cả các hành hãy quán vô thường, quán tận, quán ly, quán diệt, quán chỉ trụ xứ thì tệ ma Ba tuần dù có cầu phương tiện, tìm nhân duyên cũng không có phương tiện, nhân duyên để phá hoại được”.

Bấy giờ tệ ma Ba tuần liền nghĩ như vầy: “Ta đã dùng phương tiện này mà vẫn không thể lợi dụng được Tỳ kheo tinh tấn ấy, không thể tìm thấy nhân duyên nơi y. Ta nên hóa hình làm một thiếu nhi đứng bên đường, tay cầm gậy lớn đánh vỡ đầu tôn giả Tỳ lâu ( Tôn giả Âm ) khiến máu chảy cả mặt”. Khi ấy đức Câu lâu tôn Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác, an trụ nơi thôn ấp. Khi trời hừng sáng ngài đắp y mang bát, muốn vào thành ấp để khất thực với tôn giả Tỳ lâu, đi theo sau là các Tỳ kheo. Khi ấy tệ ma hóa hình làm một thiếu nhi đứng ở bên đường, tay cầm gậy lớn đánh vỡ đầu tôn giả Tỳ lâu, khiến máu chảy ướt cả mặt. Khi ấy tôn giả Tỳ lâu sau khi bị bể đầu chảy máu vẫn đi theo sau đức Câu lâu Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác. Bấy giờ đức Câu Lâu Như lai, bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác, sau khi đến thôn, bằng sức mạnh cùng cực của bản thân, ngài xoay nhìn theo phía hữu, không sợ, không hãi, không kinh, không khiếp, nhìn khắp các phương. Ðức Câu lâu tôn Như lai bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác thấy tôn giả Tỳ lâu đầu bị vỡ, máu chảy lênh láng, từ từ đi theo sau. Thấy xong, ngài nói:

–Này tệ ma, ngươi làm điều hung bạo, ngươi không biết vừa đủ.

Lại nữa, này Ba tuần, đức Câu lâu tôn Như lai bậc vô sở trước Ðẳng chánh giác nói chưa hết câu, thì ngay tại chỗ đó, thân hình tệ ma bị đọa đại địa ngục. Này Ba tuần, trong đại địa ngục này có bốn sự việc: vô lạc, lục cánh, thân thọ sự thống khổ, dùng móc câu làm tội nhân há miệng rồi đổ nước đồng sôi vào làm tiêu gan ruột. Trong địa ngục có ngục tốt đi đến chỗ tệ ma nói rằng:

–Ngươi ở trong địa ngục Tiêu-giải (đinh sắt) này nên biết phải mãn một trăm năm như chúng đã ở.

Khi ấy ma Ba tuần nghe xong, trong lòng hết sức rúng động, lông trong người dựng đứng.

Tôn giả đại Mục kiền liên liền nói bài kệ:

Ðịa ngục kia thế nào

Hại Phật, bà la môn

Ðịa ngục tên A-tỳ

Hại Phật, bà la môn

Ðinh sắt cả trăm cái

Tại địa ngục A-tỳ

Nếu như ai không biết

Ác ma ở trong đó?

Nhiễu hại cả Tỳ kheo

Ác ma ở trong đó?

Nhiễu hại Tỳ kheo tăng

Ác ma ở trong đó.

Tỳ kheo đệ tử Phật

Phải thọ khổ như vậy

Nếu ở trong Viên-quán

Ăn lúa gạo tự nhiên

Núi Tu-Di cực lớn

Ai có thể phân biệt

Suối chảy trên núi kia

Thân hình như sắc vàng

Trổi các thứ kỹ nhạc

Nơi đó gồm cả hai

Nếu Ðế thích đi trước

Thấy Ðế thích đi đến

Nếu thấy Tỳ kheo đến

Nếu bước lên cung điện

Nên biết có ma này

Theo lời Tỳ kheo dạy

Câu dực, ta biết ngươi

Nghe lời nói trí tuệ

Tỳ kheo nhiều tu tập

Nếu lên cung điện này

Cung điện tên là gì?

Này Ðế thích, ta nói

Như vậy ngàn thế giới

Không cung điện nào hơn

(Thích) Ngài du hành tự tại 

Hóa một thành ra trăm

Ðế thích được tự tại

Ngón chân mới rung động

Ðế thích tự tại chơi

Thần túc hay chuyển động

Khó động, khó lung lay

Là chỗ Thánh nhân ở

Trải gấm bông êm dịu

Nay Thiên vương tối thắng

Nhiều tiết điệu lạ lùng

Hướng đến Tu-đà-hoàn

Và hàng trăm Na-thuật 

Bậc huệ nhãn thuyết pháp

Hoan hỷ mà phụng hành

Gọi đó là tiên nhơn

Hay hỏi các phạm thiên

Sở kiến cũng như trước

Phải thọ báo nghiệp đen

Chúng sanh ở đất này

Sẽ sống Bắc-câu-lao (Bắc Châu)

Thân cận sự giải thoát

Thân thực hành trì niệm

Thường trụ nơi kiếp này

Hào quang chiếu nơi nơi

Chỗ Ðế thích vui chơi

Ở trước được cung kính

Lên điện cao quý này

Ai nấy tự vui chơi

Nhìn lui vẻ thẹn thùng

Có thể hỏi Tỳ kheo

Hết ái được giải thoát

Nghe nói đúng như vậy

Hết ái, được giải thoát

Ðế thích rất vui mừng

Xin hãy nói điều này

Ðế thích liền thưa hỏi

Mà Ðế thích ở đó?

Nó tên: Thọ báo xứ

Có ngàn thế giới này

Như thọ báo xứ này

Nơi đó rất trong sáng

Ở trên báo đường này

Lên trên cung điện này

Mắt trời liền trông thấy

Giảng đường Lộc-tử-mẫu

Nền sâu đắp kiên cố

Có đất bằng lưu ly

Trơn nhuần, thật nhu nhuyến

Lời lẽ cũng nhu nhuyến

Hay khéo trổi kỹ nhạc

Chư thiên đến tụ hội

Biết mấy vô lượng ngàn

Ðế tam thập tam thiên

Nghe ngài thuyết pháp xong

 Ta có biết pháp này

Tức lên đến Phạm thiên

Phạm có cái thấy này

Thường thấy có thường trú

Ta nói với Phạm thiên

Không thấy, không như trước

Ta thấy báo tương ưng

Ta nay do đâu nói

Có thể biết đời này

Nếu có ai huân tập

Lửa không nghĩ thế này

Cũng vậy, này Ba tuần

Mãi làm điều bất thiện

Ma chớ trách đức Phật

Do đây Tỳ kheo nói

Con quỉ sầu ảo não

Rất lo sợ hãi hùng

Tiên nhân theo ta thấy

Ta thường hữu, thường trụ

Thân Phạm thiên quá khứ

Ngã thường hằng không đổi

Bậc Ðẳng giác đã dạy

Ðã sanh phải thọ báo

Ta đốt kẻ ngu dại

Vì kẻ ấy sờ lửa

Nếu gần đức Như lai

Tất thọ báo lâu dài

Chớ nhiễu hại Tỳ kheo

Ma ở vườn Tỷ lương (Bố Lâm)

Bị Mục liên quở la

Nó bỗng nhiên biến mất. 

 

PHẬT NÓI KINH MA NHIỄU LOẠN

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 5-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

goi mien bac yeu dau cua toi Mẹo dùng quả nho chữa bệnh háºnh thung 5 bỏ kiên Ï 积极向上的名言警句 å æžœ niệm phật å æžœå žå¾ vien ngoc minh chau Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX 七五三 æ ²ç å Các thực phẩm chay đánh bật ÐÑÑ loi khuyen cuoc song tu nhung nguoi thanh cong gião về เฏ vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao thé tap tho mua xuan toan ven Quảng একব র khà ng 护法 激安仏壇店 cuối đời trắng tay หลวงป แสง hãy còn bỏ vết chim 簡単便利戒名授与水戸 願力的故事 أبا درج Dựng tượng Quách Thị Trang trước Dấu chân chợ Tết thã¹y 心经 tam hoan hy 梵僧又说我们五人中 Nghiên cứu về Ni giới một đề 散杖 Một chuyến trở về rÃÆ VÃƒÆ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么