1. (Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi,
và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm
bạn với thiện. Với người làm bạn với thiện, này các Tỷ-kheo, các
pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được
đoạn tận.
2. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được
sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo,
như hệ lụy với các pháp bất thiện, và không hệ lụy với các pháp thiện.
Do hệ lụy với các pháp bất thiện, này các Tỷ-kheo, do không hệ lụy với
các pháp thiện, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các
pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
3. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi,
và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như hệ
lụy với các pháp thiện, không hệ lụy với các pháp bất thiện. Do hệ
lụy với các pháp thiện, này các Tỷ-kheo, do không hệ lụy với các pháp
bất thiện, nên các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất
thiện đã sanh được đoạn tận.
4. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các giác chi chưa sanh không sanh khởi,
và các giác chi đã sanh không đi đến tu tập viên mãn, này các Tỷ-kheo,
như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, các giác
chi chưa sanh không được sanh khởi, và các giác chi đã sanh không đi đến
tụ tập viên mãn.
5. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các giác chi chưa sanh được sanh khởi
và các giác chi đã sanh đi đến tụ tập như lý tác ý, này các Tỷ-kheo,
các giác chi chưa sanh được sanh khởi, và các giác chi đã sanh đi đến tu
tập viên mãn.
6. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo,
là những mất mát này, như mất mát bà con. Cái này là khốn cùng giữa
các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.
7. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo,
là những tăng trưởng này, nh8 tăng trưởng bà con. Cái này là tối thượng
giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.
8. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo,
là những mất mát này, như mất mát tài sản. Cái này là khốn cùng giữa
các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.
9. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo,
là những tăng trưởng này, như tăng trưởng tài sản, Cái này là tối thượng
giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ. Do
vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau : "Chúng
ta sẽ làm tăng trưởng sự tăng trưởng trí tuệ". Như vậy, này các
Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
10. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo,
là những mất mát này, như mất mát danh tiếng. Cái này là khốn cùng giữa
các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.
--- o0o ---
|
Mục lục Kinh Tăng Chi bộ ||
Phẩm
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)