Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa
Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nói Ðại Thừa, Ðại Thừa ấy vượt khắp tất cả thế
gian trời, người, a tố lạc thảy, rất tôn, rất thắng, Ðại Thừa như thế
ngang đồng hư không. Ví như hư không khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô
biên hữu tình, Ðại Thừa cũng vậy khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô
biên hữu tình. Lại như hư không không đến không đi không trụ khá thấy, Ðại
Thừa cũng vậy không đến không đi không trụ khá thấy. Lại như hư không ngằn
trước sau giữa đều bất khả đắc, Ðại Thừa cũng vậy ngằn trước sau giữa đều
bất khả đắc. Ðại thừa như thế rất tôn rất thắng, ngang đồng hư không, chứa
nạp được nhiều không động, không trụ, bình đẳng ba đời, vượt khỏi ba đời
nên gọi Ðại Thừa.
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như
vậy. Như ngươi đã nói. Ðại Thừa Bồ Tát đủ vô lượng công đức như thế thảy.
Thiện Hiện phải biết: Ðại thừa Bồ Tát Ma ha tát tức là sáu thứ Ba la mật
đa, chỗ gọi bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ðại Thừa các
Bồ Tát Ma ha tát đó là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không
không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh
không, vô tế không, tán không, bổn tánh không, tự tướng không, nhất thiết
pháp không, vô tánh không, vô tánh tự tánh không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ðại Thừa các
Bồ Tát Ma ha tát đó tức là tất cả đà la ni môn, chỗ gọi văn tự đà la ni
môn thảy vô lượng vô số đà la ni môn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ðại Thừa các
Bồ Tát Ma ha tát đó tức là tất cả tam ma địa môn, chỗ gọi Kiện hành tam ma
địa thảy vô lượng vô số tam ma địa môn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ðại Thừa các
Bồ Tát Ma ha tát đó là ba mươi bảy phần pháp Bồ đề, ba môn giải thoát,
nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thảy vô lượng vô biên công
đức thù thắng, phải biết đều là Ðại Thừa Bồ Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi nói Ðại
Thừa vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy, rất tôn, rất
thắng ấy. Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.
Thiện Hiện phải biết: Nếu cõi Dục,
cõi Sắc, cõi Vô sắc là chơn như chẳng phải hư dối, không biến khác, chẳng
điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến
không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng
vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi cõi Dục, cõi Sắc, cõi
Vô sắc là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất
cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại
Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Sắc uẩn
cho đến thức uẩn là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên
đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không
đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt
tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi sắc uẩn cho đến thưc uẩn
là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả
không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa
đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xứ
cho đến ý xứ là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo,
chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không đổi,
thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất
cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi nhãn xứ cho đến ý xứ là biến
kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không thường
không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt
khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu sắc xứ
pháp cho đến pháp xứ là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng
điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến
không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng
vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi sắc xứ cho đến pháp
xứ là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả
không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa
đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn giới
cho đến ý giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo,
chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không đổi,
thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất
cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi nhãn giới cho đến ý giới là
biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không
thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây
vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu sắc giới
cho đến pháp giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên
đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không
đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt
tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi sắc giới cho đến pháp giới
là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả
không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa
đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn thức
giới cho đến ý thức giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng
điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến
không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng
vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi nhãn thức giới cho
đến ý thức giới là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho
đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh,
nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất
tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xúc
cho đến ý xúc là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo,
chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không đổi,
thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất
cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi nhãn xúc cho đến ý xúc là biến
kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không thường
không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt
khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là chơn
như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là
chơn là thật, có thường có hằng, không biến không đổi, thật có tánh ấy,
thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy. Bởi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc
làm duyên sanh ra các thọ là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời
động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không
thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố
lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu địa giới
cho đến thức giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên
đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không
đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt
tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi địa giới cho đến thức giới
là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả
không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa
đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhân duyên
cho đến tăng thượng duyên là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng
điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến
không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng
vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi nhân duyên cho đến
tăng thượng duyên là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động,
cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật
tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc
thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu vô minh
cho đến lão tử là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo,
chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không đổi,
thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất
cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi vô minh cho đến lão tử là biến
kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không thường
không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt
khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu chơn như
cho đến bất tư nghì giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng
điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến
không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng
vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi chơn như cho đến bất
tư nghì giới là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho
đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh,
nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất
tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đoạn giới,
ly giới, diệt giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, vô sanh giới, vô vi giới
là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả
thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không đổi, thật có
tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế
gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi đoạn giới cho đến vô vi giới là biến
kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không thường
không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt
khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu bố thí Ba
la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa là chơn như chẳng hư dối, không
biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có
hằng, không biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn
chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi bố
thí ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa là biến kế sở chấp, là hư
dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có
biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế
gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nội không
cho đến vô tánh tự tánh không là chơn như chẳng hư dối, không biến khác,
chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không
biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng,
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi nội không cho
đến vô tánh tự tánh không là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có
dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều
không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a
tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu khổ tập
diệt đạo thánh đế là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên
đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không
đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt
tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi khổ tập diệt đạo thánh đế
là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả
không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa
đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu bốn niệm
trụ cho đến tám thánh đạo chi là chơn như chẳng hư dối, không biến khác,
chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không
biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng,
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi bốn niệm trụ
cho đến tám thánh đạo chi là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời
động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không
thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố
lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu bốn tĩnh
lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định là chơn như chẳng hư dối, không biến
khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng,
không biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng
thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi bốn tĩnh
lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp,
là có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi,
đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu không, vô
tướng, vô nguyện giải thoát môn là chơn như chẳng hư dối, không biến khác,
chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không
biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng,
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi không, vô
tướng, vô nguyện giải thoát môn là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là
có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều
không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a
tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu tám giải
thoát, chín định thứ lớp là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng
điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến
không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng
vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi tám giải thoát, chín
định thứ lớp là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho
đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh,
nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất
tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đà la ni
môn, tam ma địa môn là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên
đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không
đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt
tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi đà la ni môn, tam ma địa
môn là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả
không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa
đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu năm nhãn,
sáu thần thông là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo,
chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không biến không đổi,
thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất
cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi năm nhãn, sáu thần thông là
biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không
thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây
vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Như Lai
mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là chơn như chẳng hư dối,
không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có
thường có hằng, không biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây
chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc
thảy. Bởi Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là biến kế
sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời động, cho đến tất cả không thường
không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt
khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu pháp Cực
hỷ địa cho đến Pháp vân địa là chơn như chẳng hư dối, không biến khác,
chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không
biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng,
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi pháp Cực hỷ địa
cho đến Pháp vân địa là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời
động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không
thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố
lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu kẻ Cực hỷ
địa cho đến kẻ Pháp vân địa là chơn như chẳng hư dối, không biến khác,
chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không
biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng,
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi kẻ Cực hỷ địa
cho đến kẻ Pháp vân địa là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có dời
động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không
thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố
lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu pháp Tịnh
quán địa cho đến pháp Như Lai địa là chơn như chẳng hư dối, không biến
khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng,
không biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng
thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi pháp
Tịnh quán địa cho đến pháp Như Lai địa là biến kế sở chấp, là hư dối giả
hợp, là có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có
đổi, đều không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu kẻ Tịnh
quán địa cho đến kẻ Như Lai địa là chơn như chẳng hư dối, không biến khác,
chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, có thường có hằng, không
biến không đổi, thật có tánh ấy, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng,
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi kẻ tịnh quán
địa cho đến kẻ Như Lai địa là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là có
dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều
không thật tánh, nên Ðại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a
tố lạc thảy rất tôn rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu tất cả thế
gian trời, người, a tố lạc thảy là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời
Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy. Bởi tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy chẳng
thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên Ðại Thừa đây vượt tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy, rất tôn thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma
ha tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa
khởi ra vô lượng thứ tâm là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời Ðại
Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a
tố lạc thảy. Bởi Bồ Tát Ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu
Bồ đề, ở thời gian giữa khởi ra vô lượng thứ tâm chẳng thật hữu tánh, là
phi hữu tánh nên Ðại Thừa đây vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc
thảy, rất tôn thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát ma
ha tt trí kim cương dụ thật là hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời Ðại
Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a
tố lạc thảy. Bởi Bồ Tát Ma ha tát trí Kim cương dụ chẳng thật hữu tánh, là
phi hữu tánh nên Ðại Thừa đây vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc
thảy, rất tôn thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma
ha tát trí Kim cương dụ sở dứt phiền não tập khí nối nhau là thật hữu
tánh, chẳng phi hữu tánh, thời trí Kim cương dụ năng dứt đây chẳng năng
thấu rõ kia đều vô tự tánh; dứt rồi chứng được Nhất thiết trí trí Vô
thượng vi diệu, chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy. Bởi trí Kim cương dụ sở dứt phiền não tập khí nối
nhau chẳng thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên trí Kim cương dụ đây dứt
năng thấu rõ kia đều vô tự tánh; dứt rồi chứng được Nhất thiết trí trí Vô
thượng vi diệu, vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy, rất tôn
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu … là thật
hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời Ðại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng,
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi … chẳng thật
hữu tánh, là phi hữu tánh nên Ðại Thừa đây vượt tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy, rất tôn thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu ba mươi
hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo đã trang nghiêm thân các Như Lai ứng
Chánh đẳng giác là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời oai quang diệu
đức các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất
cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám
mươi tùy hảo đã trang nghiêm thân các Như Lai ứng Chánh đẳng giác chẳng
thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên oai quang diệu đức các Như Lai Ứng
Chánh Ðẳng Giác vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy, rất tôn
thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Như
Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở phóng quang minh là thật hữu tánh, chẳng phi
hữu tánh, thời các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở phóng quang minh chẳng
tôn chẳng thắng, chẳng năng soi khắp thế giới mười phương Căng già sa
thảy, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi các Như
Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở phóng quang minh chẳng thật hữu tánh, là phi
hữu tánh nên các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở phóng quang minh đều năng
soi khắp thế giới mười phương Căng già sa thảy, vượt tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy, rất tôn thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Như
Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã đủ sáu mươi mỹ âm hay ho là thật hữu tánh,
chẳng phi hữu tánh, thời các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã đủ sáu mươi
mỹ âm hay ho chẳng tôn chẳng thắng, chẳng năng khắp bảo vệ để giáo hoá hữu
tình thế giới mười mười phương vô lượng, vô số, trăm ngàn, trăm ức Căng
già sa thảy, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi
các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã đủ sáu mươi mỹ âm hay ho chẳng thật
hữu tánh, là phi hữu tánh nên các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã đủ sáu
mươi mỹ âm hay ho đều năng khắp bảo giáo hóa hữu tình thế giới mười phương
vô lượng, vô số, trăm ngàn, trăm ức Căng già sa thảy, vượt tất cả thế gian
trời, người, a tố lạc thảy, rất tôn thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Như
Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã quay xe pháp vi diệu Vô thượng là thật hữu
tánh, chẳng phi hữu tánh, thời các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã quay xe
pháp vi diệu Vô thượng chẳng tôn chẳng thắng, chẳng cực thanh tịnh, cũng
chẳng tất cả thế gian Sa Môn, Bà la môn thảy chỗ chẳng năng quay được
chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Bởi các Như Lai
Ứng Chánh Ðẳng Giác đã quay xe pháp vi diệu Vô thượng chẳng thật hữu tánh,
là phi hữu tánh nên các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã quay xe pháp vi
diệu Vô thượng rất cực thanh tịnh, tất cả thế gian sở hữu Sa Môn, Bà la
môn thảy đều không có ai năng quay đúng pháp , vượt tất cả thế gian trời,
người, a tố lạc thảy, rất tôn thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Như
Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hóa hữu tình là thật hữu tánh, chẳng phi hữu
tánh, thời các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã quay xe diệu pháp vi diệu
Vô thượng chẳng tôn chẳng thắng, chẳng năng khiến các loại hữu tình kia
vào cõi Vô dư y Niết Bàn, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, a tố lạc
thảy. Bởi các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hóa hữu tình chẳng thật hữu
tánh, là phi hữu tánh, nên các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã quay xe
pháp vi diệu Vô thượng đều năng khiến các loại hữu tình kia vào cõi Vô dư
y Niết Bàn, vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn
rất thắng.
Do các nhân duyên như thế thảy nên
nói Ðại Thừa vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn
rất thắng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi tác
thuyết này: Ðại thừa như thế ngang đồng hư không ấy. Như vậy, như vậy. Như
ngươi đã nói. Sở dĩ vì sao? Ví như hư không đông tây nam bắc bốn góc trên
dưới, tất cả phương phần đều bất khả đắc. Ðại thừa cũng vậy, đông tây nam
bắc bốn góc trên dưới tất cả phương phần đều bất khả đắc, nên nói Ðại Thừa
ngang đồng hư không.
Lại như hư không dài ngắn cao thấp
vuông tròn tà chính, tất cả hình sắc đều bất khả đắc. Ðại thừa cũng vậy,
dài ngắn cao thấp vuông tròn tà chính, tất cả hình sắc đều bất khả đắc,
nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không hiển sắc xanh vàng
đỏ trắng hồng tía bích xanh biếc xanh lợt thảy đều bất khả đắc. Ðại thừa
cũng vậy, hiển sắc xanh vàng đỏ trắng hồng tía bích xanh biết xanh lợt
thảy đều bất khả đắc, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng quá khứ
chẳng vị lai chẳng hiện tại. Ðại thừa cũng vậy, chẳng quá khứ chẳng vị lai
chẳng hiện tại, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng thêm chẳng
bớt, chẳng tiến chẳng lui. Ðại thừa cũng vậy, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng
tiến chẳng lui, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng tạp chẳng
nhiễm, chẳng thanh tịnh. Ðại thừa cũng chẳng tạp chẳng nhiễm, chẳng thanh
tịnh, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không vô sanh vô diệt,
vô trụ vô dị. Ðại thừa cũng vậy, vô sanh vô diệt, vô trụ vô dị, nên nói
Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng thiện chẳng
bất thiện, chẳng vô ký. Ðại thừa cũng vậy, cahảng thiện chẳng bất thiện,
chẳng vô ký, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không vô kiến vô văn, vô
giác vô tri. Ðại thừa cũng vậy, vô kiến vô văn, vô giác vô tri nên nói Ðại
Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng sở tri,
chẳng sở thức. Ðại thừa cũng vậy, chẳng sở tri chẳng sở thức, nên nói Ðại
Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng biết khắp,
chẳng dứt hẳn, chẳng tác chứng, chẳng tu tập. Ðại thừa cũng vậy, chẳng
biết khắp chẳng dứt hẳn, chẳng tác chứng, chẳng tu tập, nên nói Ðại Thừa
ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng quả chẳng
pháp quả, chẳng dị thục chẳng pháp dị thục. Ðại thừa cũng vậy, chẳng quả
chẳng pháp quả, chẳng dị thục chẳng pháp dị thục, nên nói Ðại Thừa ngang
đồng hư không.
Lại như hư không chẳng có pháp tham
chẳng lìa pháp tham, chẳng có pháp sân chẳng lìa pháp sân. Ðại thừa cũng
vậy,chẳng có pháp tham chẳng lìa pháp tham, chẳng có pháp sân, chẳng lìa
pháp sân, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng rơi cõi Dục,
chẳng rơi cõi Sắc, chẳng rơi cõi Vô sắc. Ðại thừa cũng vậy, chẳng rơi cõi
Dục, chẳng rơi cõi sắc, chẳng rơi cõi Vô sắc, nên nói Ðại Thừa ngang đồng
hư không.
Lại như hư không, không sơ phát
tâm, không phát tâm thứ hai thứ ba thứ tư thứ năm thứ sáu thứ bảy thứ tám
thứ chín thứ mười. Ðại thừa cũng vậy, không sơ phát tâm cho đến không có
phát tâm thứ mười, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không, không Tịnh quán
địa, Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện
địa, Ðộc giác địa, Bồ Tát địa, Như Lai địa khá được. Ðại thừa cũng
vậy,không Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa khá được, nên nói Ðại Thừa
ngang đồng hư không.
Lại như hư không, không hướng Dự
lưu quả Dự lưu, hướng Nhất lai quả Nhất lai, hướng Bất hoàn quả Bất hoàn,
hướng A la hán quả A la hán, hướng Ðộc giác quả Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai
khá được. Ðại thừa cũng vậy, không hướng Dự lưu quả Dự lưu cho đến Bồ Tát,
Như Lai khá được, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không, không bậc Thanh
Văn, bậc Ðộc giác, bậc Bồ Tát, bậc Như Lai khá được. Ðại thừa cũng vậy,
không bậc Thanh Văn, bậc Ðộc giác, bậc Bồ Tát, bậc Như Lai khá được, nên
nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng có sắc chẳng
không sắc, chẳng có thấy chẳng không thấy, chẳng có đối, chẳng không đối,
chẳng hợp chẳng tan. Ðại thừa cũng vậy, chẳng có sắc chẳng không sắc,
chẳng có thấy chẳng không thấy, chẳng có đối chẳng không đối, chẳng hợp
chẳng tan, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng thường chẳng
vô thường, chẳng vui chẳng khổ, chẳng ngã chẳng vô ngã, chẳng tịnh chẳng
bất tịnh. Ðại thừa cũng vậy, chẳng thường chẳng vô thường, chẳng vui chẳng
khổ, chẳng ngã chẳng vô ngã, chẳng tịnh chẳng bất tịnh, nên nói Ðại Thừa
ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng không chẳng
bất không, chẳng hữu tướng chẳng vô tướng, chẳng hữu nguyện chẳng vô
nguyện. Ðại thừa cũng vậy, chẳng không chẳng bất không, chẳng hữu tướng
chẳng vô tướng, chẳng hữu nguyện chẳng vô nguyện, nên nói Ðại Thừa ngang
đồng hư không.
Lại như hư không chẳng vắng lặng
chẳng phải chẳng vắng lặng, chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa. Ðại thừa
cũng vậy, chẳng vắng lặng chẳng phải chẳng vắng lặng, chẳng xa lìa chẳng
phải chẳng xa lìa, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng sáng chẳng
tối. Ðại thừa cũng vậy, chẳng sáng chẳng tối đều bất khả đắc, nên nói Ðại
Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng đắc chẳng
bất đắc. Ðại thừa cũng vậy, chẳng đắc chẳng bất đắc, nên nói Ðại Thừa
ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng uẩn xứ giới,
chẳng lìa uẩn xứ giới. Ðại thừa cũng vậy, chẳng uẩn xứ giới, chẳng lìa uẩn
xứ giới, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng khả thuyết
chẳng bất khả thuyết. Ðại thừa cũng vậy, chẳng khả thuyết chẳng bất khả
thuyết, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Lại như hư không chẳng có hý luận
chẳng không hý luận. Ðại thừa cũng vậy, chẳng có hý luận chẳng không hý
luận, nên nói Ðại Thừa ngang đồng hư không.
Do các nhân duyên như thế thảy, nên
tác thuyết này: Ðại thừa như thế ngang đồng hư không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi tác
thuyết này: Ví như hư không khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu
tình. Ðại thừa cũng vậy, khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu
tình ấy. Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Sở dĩ vì sao? Vì hữu tình vô
sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải
biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư
không khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Hoặc
hữu tình, hoặc hư không, hoặc Ðại Thừa, tất cả như thế đều vô sở hữu bất
khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tình vô
lượng nên phải biết hư không cũng vô lượng, hư không vô lượng nên phải
biết Ðại Thừa cũng vô lượng. Hữu tình vô số nên phải biết hư không cũng vô
số. Hư không vô số nên phải biết Ðại Thừa cũng vô số. Hữu tình vô biên nên
phải biết hư không cũng vô biên. Hư không vô biên nên phải biết Ðại Thừa
cũng vô biên. Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay
chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc hữu tình vô
lượng vô số vô biên, hoặc hư không vô lượng vô số vô biên, hoặc Ðại Thừa
vô lượng vô số vô biên, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tình vô sở
hữu nên phải biết hư không cũng vô ở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải
biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Ðại Thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng
cũng vô sở hữu, vô lượng vô sở hữu nên phải biết vô số cũng vô sở hữu. Vô
số vô sở hữu nên phải biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên
phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví
như hư không khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ
sao? Vì hoặc hữu tình vô lượng vô số vô biên, hoặc hư không vô lượng vô số
vô biên, hoặc Ðại Thừa vô lượng vô số vô biên, tất cả như thế đều vô sở
hữu bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu
nên phải biết hữu tình cũng vô sở hữu. Hữu tình vô sở hữu nên phải biết
mạng giả cũng vô sở hữu. Mạng giả vô sở hữu nên phải biết sanh giả cũng vô
sở hữu. Sanh giả vô sở hữu nên phải biết dưỡng giả cũng vô sở hữu. Dưỡng
giả vô sở hữu nên phải biết sĩ phu cũng vô sở hữu. Sĩ phu vô sở hữu nên
phải biết bổ đặc già la cũng vô sở hữu. Bổ đặc già la vô sở hữu nên phải
biết ý sanh cũng vô sở hữu. Ý sanh vô sở hữu nên phải biết nho đồng cũng
vô sở hữu. Nho đồng vô sở hữu nên phải biết tác giả cũng vô sở hữu. Tác
giả vô sở hữu nên phải biết thọ giả cũng vô sở hữu. Thọ giả vô sở hữu nên
phải biết tri giả cũng vô sở hữu. Tri giả vô sở hữu nên phải biết kiến giả
cũng vô sở hữu. Kiến giả vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Ðại thừa vô sở
hữu nên phải biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên phải
biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên phải biết vô biên cũng vô
sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do
nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay chứa nạp vô lượng,
vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc hư
không, hoặc Ðại Thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả
pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến
kiến giả vô sở hữu nên phải biết chơn như cho đến bất tư nghì giới chuyển
dần cũng vô sở hữu. Nhãn xứ cho đến ý xứ vô sở hữu nên phải biết hư không
cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu.
Ðại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên chuyển dần cũng
vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp
cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay
chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc ngã cho đến
kiến giả, hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới, hoặc vô lượng vô số vô
biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến
kiến giả vô sở hữu nên phải biết đoạn giới cho đến vô vi giới chuyển dần
cũng vô sở hữu. Ðoạn giới cho đến vô vi giới vô sở hữu nên phải biết hư
không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở
hữu. Ðại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên chuyển dần
cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số vô, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả
pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không
khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc
ngã cho đến kiến giả, hoặc đoạn giới cho đến vô vi giới, hoặc hư không,
hoặc Ðại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp , tất cả như
thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến
kiến giả vô sở hữu nên phải biết sắc uẩn cho đến thức uẩn chuyển dần cũng
vô sở hữu. Sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu nên phải biết hư không cũng
vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Dại
thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên chuyển dần cũng vô
sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng
vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay chứa
nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến
giả, hoặc sắc uẩn cho đến thức uẩn, hoặc hư không, hoặc Ðại Thừa, hoặc vô
lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất
khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đên
kiến giả vô sở hữu nên phải biết nhãn xứ cho đến ý xứ cũng vô sở hữu. Nhãn
xứ cho đến ý xứ vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không
vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Ðại thừa vô sở hữu nên
phải biết vô lượng, vô số, vô biên chuyển dần cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô
số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa
như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay chứa nạp vô lượng, vô
số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc nhãn
xứ cho đến ý xứ, hoặc hư không, hoặc Ðại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô
biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến
kiến giả vô sở hữu nên phải biết sắc xứ cho đến pháp xứ cũng vô sở hữu.
Sắc xứ cho đến pháp xứ vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư
không vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Ðại thừa vô sở hữu
nên phải biết vô lượng, vô biên vô số chuyển dần cũng vô sở hữu. Vô lượng,
vô số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do
nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay chứa nạp vô lượng,
vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc sắc
xứ cho đến pháp xứ, hoặc hư không , hoặc Ðại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô
biên, hoặc tất cả pháp , tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến
kiến giả vô sở hữu nên phải biết nhãn giới cho đến ý giới cũng vô sở hữu.
Nhãn giới cho đến ý giới vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu.
Hư không vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Ðại thừa vô sở
hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên chuyển dần cũng vô sở hữu. Vô
lượng, vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.
Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay chứa nạp vô
lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả,
hoặc nhãn giới cho đến ý giới, hoặc hư không, hoặc Ðại Thừa, hoặc vô lượng
vô số vô biên, hoặc tất cả pháp , tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến
kiến giả vô sở hữu nên phải biết sắc giới cho đến pháp giới cũng vô sở
hữu. Sắc giới cho đến pháp giới vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô
sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Ðại Thừa cũng vô sở hữu. Ðại thừa
vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên chuyển dần cũng vô sở
hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô
sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Ðại Thừa ví như hư không khắp hay chứa
nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì cớ sao? Vì hoặc hoặc ngã cho đến
kiến giả, hoặc sắc giới cho đến pháp giới, hoặc hư không, hoặc Ðại Thừa,
hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở
hữu bất khả đắc vậy.