Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp nên như thật giác danh giả pháp
giả.
Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này đối tất cả pháp
danh giả pháp giả như thật giác rồi, chẳng lấy chấp sắc, chẳng lấy chấp
thọ tưởng hành thức. Chẳng lấy chấp nhãn xứ sắc xứ. Chẳng lấy chấp nhĩ xứ
thanh xứ. Chẳng lấy chấp tỷ xứ hương xứ. Chẳng lấy chấp thiệt xứ vị xứ.
Chẳng lấy chấp thân xứ xúc xứ. Chẳng lấy chấp ý xứ pháp xứ.
Chẳng lấy chấp nhãn giới, sắc giới, nhãn thức
giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ,
hoặc chẳng khổ chẳng vui.
Chẳng lấy chấp nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức
giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ, hoặc
chẳng khổ chẳng vui.
Chẳng lấy chấp tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới
và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ hoặc chẳng
khổ chẳng vui.
Chẳng lấy chấp thiệt giới, vị giới, thiệt thức
giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ,
hoặc chẳng khổ chẳng vui.
Chẳng lấy chấp thân giới, xúc giới, thân thức
giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ,
hoặc chẳng khổ chẳng vui.
Chẳng lấy chấp ý giới pháp giới, ý thức giới và
ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ, hoặc chẳng khổ
chẳng vui.
Chẳng lấy chấp giới hữu vi, chẳng lấy chấp giới
vô vi. Chẳng lấy chấp bố thí Ba la mật đa, chẳng lấy chấp tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa.
Chẳng lấy chấp danh, chẳng lấy chấp tướng, chẳng
lấy chấp thân bồ tát. Chẳng lấy chấp nhục nhãn, chẳng lấy chấp thiên nhãn,
huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Chẳng lấy chấp trí Ba la mật đa, chẳng lấy
chấp thần thông Ba la mật đa.
Chẳng lấy chấp nội không, chẳng lấy chấp ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, bổn tánh
không, tự tướng không, nhất thiết pháp không, vô tánh không, vô tánh tự
tánh không.
Chẳng lấy chấp chơn như, chẳng lấy chấp thực tế,
pháp giới. Chẳng lấy chấp thành thục hữu tình. Chẳng lấy chấp nghiêm tịnh
cõi Phật. Chẳng lấy chấp phương tiện khéo léo.
Sở vì sao? Thiện Hiện! vì tất cả pháp hoặc năng
lấy chấp, hoặc sở lấy chấp, hoặc lấy chấp thời, hoặc lấy chấp xứ đều vô sở
hữu.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát đối
tát cả pháp không lấy chấp gì, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, tăng
trưởng bố thí Ba la mật đa, tăng trưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa, tới vào ngôi Bồ Tát chính quyết định, năng
trụ bậc Bồ Tát Bất thối chuyển, viên mãn Bồ Tát thần thông thù thắng. Thần
thông như thế được viên mãn rồi, từ một nước Phật đến một nước Phật cúng
dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Vì tịnh cõi Phật tự
mình vậy, vì thấy Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dẫn pháp các thứ căn lành
thù thắng. Ðã năng dẫn phát được thắng căn lành rồi, tùy chỗ ưa nghe Chánh
pháp chư Phật, đều được nghe thọ. Ðã nghe thọ rồi, cho đến ngồi yên tòa
diệu bồ đề trọn chẳng quên mất pháp môn đã thọ, cũng không gián đoạn. Khắp
đối tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn đều được tự tại.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp năng như thật giác danh giả,
pháp giả không chỗ lấy chấp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức sắc cho đến thức là Bồ Tát ư? Khác sắc cho đến thức là Bồ Tát ư?
Trong sắc cho đến thức có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát có sắc cho đến thức ư?
Lìa sắc cho đến thức có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng
phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức nhãn xứ cho đến ý xứ là Bồ Tát ư? Khác nhãn xứ cho đến ý xứ là Bồ
Tát ư? Trong nhãn xức cho đến ý xứ có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát có nhãn xứ
cho đến ý xứ ư? Lìa nhãn xứ cho đến ý xứ có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng:
Bạch Thế Tôn! Chẳng có.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức sắc xúc cho đến pháp xứ là Bồ Tát ư? Trong sắc xứ cho đến pháp xứ
có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát có sắc xứ cho đến pháp xứ ư? Lìa sắc xứ cho đến
pháp xứ có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức nhãn giới cho đến ý giới là Bồ Tát ư? Khác nhãn giới cho đến ý
giới là Bồ Tát ư? Trong nhãn giới cho đến ý giới có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát
có nhãn giới cho đến ý giới ư? Lìa nhãn giới cho đến ý giới có Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát ư? Khác sắc giới cho đến pháp
giới là Bồ Tát ư? Trong sắc giới cho đến pháp giới có Bồ Tát ư? Trong Bồ
Tát có sắc giới cho đến pháp giới ư? Lìa sắc giới cho đến pháp giới có Bồ
Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức nhãn thức giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát ư? Khác nhãn thức
giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát ư? Trong nhãn thức giới cho đến ý thức
giới có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát có nhãn thức giới cho đến ý thức giới ư?
Lìa nhãn thức giới cho đến ý thức giới có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng:
Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát ư? Khác địa giới cho đến thức
giới là Bồ Tát ư? Trong địa giới cho đến thức giới có Bồ Tát ư? Trong Bồ
Tát có địa giới cho đến thức giới ư? Lìa địa giới cho đến thức giới có Bồ
Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, tức vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát ư? Khác vô minh cho đến lão tử là
Bồ Tát ư? Trong vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát có vô
minh cho đến lão tử ư? Lìa vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát ư? Thiện Hiện
đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào khởi
lời đáp như vầy: Tức sắc thảy chẳng phải Bồ Tát, khác sắc thảy chẳng phải
Bồ Tát, chẳng phải trong sắc thảy có Bồ Tát, chẳng phải trong Bồ Tát có
sắc thảy, chẳng phải lìa sắc thảy có Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Vì hoặc Bồ
đề, hoặc Tát đỏa, hoặc sắc thảy hãy rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống
có Bồ Tát! Ðây đã chẳng có, nói sao khá nói tức sắc thảy là Bồ Tát, khác
sắc thảy là Bồ Tát , trong sắc thảy có Bồ Tát, trong Bồ Tát có sắc thảy,
lìa sắc thảy có bồ tát được!
Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay. Như
ngươi đã nói. Thiện Hiện phải biết: Hoặc bồ đề, hoặc Tát đỏa hoặc sắc thảy
bất khả đắc, nên các Bồ Tát cũng bất khả đắc. Vì các Bồ Tát bất khả đắc,
nên sở hành Bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc.
Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát
nhã Ba la mật đa, đối trong nghĩa đây nên siêng tu học.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như sắc cho đến thức là Bồ Tát ư? Khác chơn như sắc cho đến thức là Bồ Tát
ư? Trong chơn như sắc cho đến thức có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát có chơn như
sắc cho đến thức ư? Lìa chơn như sắc cho đến thức có Bồ Tát ư? Thiện Hiện
đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như nhãn xứ cho đến ý xức là Bồ Tát ư? Khác chơn như nhãn xứ cho đến ý xứ
là Bồ Tát ư? Trong chơn như nhãn xứ cho đến ý xứ có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát
có chơn như nhãn xứ cho đến ý xứ ư? Lìa chơn như nhãn xứ cho đến ý xứ có
Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như sắc xứ cho đến pháp xứ là Bồ Tát ư? Khác chơn như sắc xứ cho đến pháp
xứ là Bồ Tát ư? Trong chơn như sắc xứ cho đến pháp xứ là Bồ Tát ư? Trong
Bồ Tát có chơn như sắc xứ cho đến cho đến pháp xứ ư? Lìa chơn như sắc xứ
cho đến pháp xứ có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như nhãn giới cho đến ý giới là Bồ Tát ư? Khác chơn như nhãn giới cho đến
ý giới là Bồ Tát ư? Trong chơn như nhãn giới cho đến ý giới có Bồ Tát ư?
Trong Bồ Tát có chơn như nhãn giới cho đến ý giới ư? Lìa chơn như nhãn
giới cho đến ý giới có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng
phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát ư? Khác chơn như sắc giới cho đến
pháp giới là Bồ Tát ư? Trong chơn như sắc giới cho đến pháp giới có Bồ Tát
ư? Trong Bồ Tát có chơn như sắc giới cho đến pháp giới ư? Lìa chơn như sắc
giới cho đến pháp giới có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như nhãn thức giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát ư? Khác chơn như nhãn
thức giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát ư? Trong chơn như nhãn thức giới
cho đến ý thức giới có Bồ Tát ư? Trong Bồ Tát có chơn như nhãn thức giới
cho đến ý thức giới ư? Lìa chơn như nhãn thức giới cho đến ý thức giới có
Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát ư? Khác chơn như địa giới cho đến
thức giới là Bồ Tát ư? Trong chơn như địa giới cho đến thức giới có Bồ Tát
ư? Trong Bồ Tát có chơn như địa giới cho đến thức giới ư? Lìa chơn như địa
giới cho đến thức giới có bồ tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng phải vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn
như vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát ư? Khác chơn như vô minh cho đến lão
tử là Bồ Tát ư? Trong chơn như vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát ư? Trong
Bồ Tát có chơn như vô minh cho đến lão tử ư? Lìa chơn như vô minh co đến
lão tử có Bồ Tát ư? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào khởi
lời đáp như vầy: Tức chơn như sắc thảy chẳng phải Bồ Tát. Khác chơn như
sắc thảy chẳng phải Bồ Tát. Chẳng phải trong chơn như sắc thảy có Bồ Tát.
Chẳng phải trong Bồ Tát có chơn như sắc thảy. Chẳng lìa chơn như sắc thảy
có Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Pháp sắc thảy
rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc vậy, huống có chơn như sắc thảy. Chơn như
đây đã chẳng phải có, nói sao khá nói chơn như sắc thảy là Bồ Tát, khác
chơn như sắc thảy là Bồ Tát, trong chơn như sắc thảy có Bồ Tát, trong Bồ
Tát có chơn như sắc thảy, lìa chơn như sắc thảy có Bồ Tát!
Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Như
lời ngươi đã nói. Thiện Hiện phải biết: Vì pháp sắc thảy bất khả đắc, nên
chơn như sắc thảy cũng bất khả đắc. Pháp sắc thảy và chơn như sắc thảy bất
khả đắc nên các Bồ Tát cũng bất khả đắc. Các Bồ Tát bất khả đắc nên sở
hành Bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc.
Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát
nhã Ba la mật đa đối trong nghĩa đây nên siêng tu học.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, thêm lời sắc cho đến thức là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc
thường hoặc vô thường là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc vui hoặc
khổ là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát
ư? Sắc cho đến thức thêm lờì hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát ư? Sắc cho
đến thức thêm lời hoặc không hoặc bất không là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức
thêm lời hoặc hữu tướng hoặc vô tướng là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm
lời hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời
hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc
hữu vi hoặc vô vi là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc hữu lậu hoặc
vô lậu là Bồ Tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc sanh hoặc diệt là bồ
tát ư? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc thiện hoặc phi thiện là Bồ Tát ư?
Sắc cho đến thức thêm lời hoặc có tội hoặc không tội là Bồ Tát ư? Sắc cho
đến thức thêm lời hoặc có phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát ư? Sắc
cho đến thức thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát ư? Sắc
cho đến thức thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát ư? Sắc cho
đến thức thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
Ma ha tát ấy, thêm lời nhãn xứ cho đến ý xứ là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý
xứ thêm lời hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời
hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc tịnh
hoặc bất tịnh là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc không hoặc
bất không là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc hữu tướng hoặc
vô tướng là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc hữu nguyện hoặc
vô nguyện là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc vắng lặng hoặc
chẳng vắng lặng là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc hữu vi
hoặc vô vi là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô
lậu là Bồ Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc sanh hoặc diệt là Bồ
Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc thiện hoặc phi thiện là Bồ Tát
ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc có tội hoặc vô tội là Bồ Tát ư? Nhãn
xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát ư?
Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát
ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ
Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ
Tát ư? Nhãn xứ cho đến ý xứ thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết
Bàn là Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, thêm lời sắc xứ cho đến pháp xứ là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ
thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ
thêm lời hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm lời
hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm lời hoặc
tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm lời hoặc
không hoặc bất không là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm lời hoặc
hữu tướng hoặc vô tướng là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm lời hoặc
hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm lời
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ
thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp
xứ thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô vi là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ
thêm lời hoặc sanh hoặc diệt là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm
lời hoặc thiện hoặc phi thiện là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm
lời hoặc có tội hoặc không tội là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến pháp xứ thêm
lời hoặc có phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho đến
pháp xứ thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát ư? Sắc xứ cho
đến pháp xứ thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát ư? Sắc xứ
đến pháp xứ thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, thêm lời nhãn giới cho đến ý giới là Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý
giới thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý
giới thêm lời hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý giới
thêm lời hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý giới thêm
lời hoặc tịnh hoặc bất tịnh là bồ tát ư? Nhãn giới cho đến ý giới thêm
lời hoặc hữu tướng hoặc vô tướng là Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý giới
thêm lời hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý
giới thêm lời hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát ư? Nhãn giới
cho đến ý giới thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là Bồ Tát ư? Nhãn
giới cho đến ý giới thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô vi là Bồ Tát ư? Nhãn
giới cho đến ý giới thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là Bồ Tát ư? Nhãn
giới cho đến ý giới thêm lời hoặc sanh hoặc diệt là Bồ Tát ư? Nhãn giới
cho đến ý giới thêm lời hoặc thiện hoặc phi thiện là Bồ Tát ư? Nhãn giới
cho đến ý giới thêm lời hoặc có tội hoặc không tội là Bồ Tát ư? Nhãn giới
cho đến ý giới thêm lời hoặc có phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát
ư? Nhãn giới cho đến ý giới thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là
Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý giới thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh
tịnh là Bồ Tát ư? Nhãn giới cho đến ý giới thêm lời hoặc thuộc sanh tử
hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, thêm lời sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến
pháp giới thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát ư? Sắc giới cho
đến pháp giới thêm lời hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến
pháp giới thêm lời hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến
pháp giới thêm lời hoặc tịnh hoặc bất tịnh là bồ tát ư? Sắc giới cho đến
pháp giới thêm lời hoặc không hoặc bất không là Bồ Tát ư? Sắc giới cho
đến pháp giới thêm lời hoặc hữu tướng hoặc vô tướng là Bồ Tát ư? Sắc giới
cho đến pháp giới thêm lời hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát ư?
Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là
Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô
vi là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô
lậu là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời hoặc sanh hoặc diệt
là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời hoặc thiện hoặc phi
thiện là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời hoặc có phiền não
hoặc không phiền não là bồ tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới thêm lời
hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là bồ tát ư? Sắc giới cho đến pháp giới
thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát ư? Sắc giới cho đến
pháp giới thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là bồ tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói bồ tát
ấy, thêm lời nhãn thức cho đến y thức là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý
thức thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý
thức thêm lời hoặc vui hoặc khổ là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý thức
thêm lời hoặc ngã hoặc vô ngã là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý thức thêm
lời hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát ư? Nhãn thức cho đến ý thức thêm
lời hoặc không hoặc bất không là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý thức thêm
lời hoặc hữu tướng hoặc vô tướng là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý thức
thêm lời hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý
thức thêm lời hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là bồ tát ư? Nhãn thức
cho đến ý thức thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là bồ tát ư? Nhãn
thức cho đến ý thức thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô vi là bồ tát ư? Nhãn
thức cho đến ý thức thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là bồ tát ư? Nhãn
thức cho đến ý thức thêm lời hoặc sanh hoặc diệt là bồ tát ư? Nhãn thức
cho đến ý thức thêm lời hoặc thiện hoặc phi thiện là bồ tát ư? Nhãn thức
cho đến ý thức thêm lời hoặc có tội hoặc không tội là bồ tát ư? Nhãn thức
cho đến ý thức thêm lời hoặc có phiền não hoặc không phiền não là bồ tát
ư? Nhãn thức cho đến ý thức thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là
bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý thức thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh
tịnh là bồ tát ư? Nhãn thức cho đến ý thức thêm lời hoặc thuộc sanh tử
hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy thêm lời nhãn xúc cho đến ý xúc là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc
thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát ư? Nhãn xúc co đến ý xúc
thêm lời hoặc vui hoặc khổ là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc thêm lời
hoặc tịnh hoặc bất tịnh là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc thêm lời hoặc
không hoặc bất không là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc thêm lời hoặc
hữu tướng hoặc vô tướng là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc thêm lời hoặc
hữu nguyện hoặc vô nguyện là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc thêm lời
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc
thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý
xúc thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô vi là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc
thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc
thêm lời hoặc thiện hoặc phi thiện là bồ tát ư? Nhãn xúc cho đến ý xúc
thêm lời hoặc có phiền não hoặc không phiền não là bồ tát ư? Nhãn xúc cho
đến ý xúc thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là bồ tát ư? Nhãn xúc
cho đến ý xúc thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là bồ tát ư? Nhãn
xúc cho đến ý xúc thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ
Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói bồ tát
ấy, thêm lời nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên
sanh ra các thọ là bồ tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý
xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là bồ
tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra
các thọ thêm lời hoặc vui hoặc khổ là bồ tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh
ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã là
bồ tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh
ra các thọ thêm lời hoặc tịnh hoặc bất tịnh là bồ tát ư? Nhãn xúc làm
duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời
hoặc không hoặc bất không là bồ tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ
cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc hữu tướng hoặc vô
tướng là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm
duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát
ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các
thọ thêm lời hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát ư? Nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời
hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các
thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô
vi là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm
duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là Bồ Tát ư? Nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm
lời hoặc sanh hoặc diệt là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ
cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc thiện hoặc phi thiện
là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên
sanh ra các thọ thêm lời hoặc có tội hoặc không tội là Bồ Tát ư? Nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời
hoặc có phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc thế
gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ
cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc
thanh tịnh là Bồ Tát ư? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc
làm duyên sanh ra các thọ thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn
là Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, thêm lời địa giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát ư? Ðịa giơí cho đến ý
thức giới thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho
đến ý thức giới thêm lời hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến
ý thức giới thêm lời hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý
thức giới thêm lời hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến
ý thức giới thêm lời hoặc không hoặc bất không là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho
đến ý thức giới thêm lời hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát
ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là
Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô vi là
Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô lậu
là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lời hoặc sanh hoặc diệt là
Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lời hoặc thiện hoặc phi thiện
là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lời hoặc có tội hoặc không
tội là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lời hoặc có phiền não
hoặc không phiền não là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức giới thêm lơì
hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho đến ý thức
giới thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát ư? Ðịa giới cho
đến ý thức giới thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát
ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nói Bồ Tát
ấy, thêm lời vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử
thêm lời hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử
thêm lời hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời
hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời hoặc
tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời hoặc
không hoặc bất không là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời hoặc
hữu tướng hoặc vô tướng là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời hoặc
hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử
thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão
tử thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô vi là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử
thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử
thêm lời hoặc sanh hoặc diệt là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời
hoặc thiện hoặc phi thiện là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời
hoặc có tội hoặc không tội là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão tử thêm lời
hoặc có phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến lão
tử thêm lời hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát ư? Vô minh cho đến
lão tử thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát ư? Vô minh cho
đến lão tử thêm lời hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải
vậy.
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào khởi
đáp như vầy: Thêm lời sắc thảy chẳng phải Bồ Tát? Lại quán nghĩa nào khởi
đáp như vầy: Pháp sắc thảy thêm lời hoặc thường hoặc vô thường , thêm lời
vui hoặc khổ, thêm lời ngã hoặc vô ngã, thêm lời tịnh hoặc bất tịnh, thêm
lời không hoặc bất không, thêm lời hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, thêm lời
hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, thêm lời hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng
lặng, thêm lời hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, thêm lời hoặc hữu vi hoặc vô
vi, thêm lời hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, thêm lời hoặc sanh hoặc diệt, thêm
lời hoặc thiện hoặc phi thiện, thêm lời hoặc có tội hoặc không tội, thêm
lời hoặc có phiền não hoặc không phiền não, thêm lời hoặc thế gian hoặc
xuất thế gian, thêm lời hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, thêm lời hoặc
thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn chẳng phải Bồ Tát ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Vì pháp sắc
thảy hãy rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống có thêm lời sắc thảy. Thêm
lời đây đã chẳng phải có, nói sao khá nói thêm lời sắc thảy là Bồ Tát!
Bạch Thế Tôn! Vì pháp sắc thảy hãy rốt ráo vô sở
hữu bất khả đắc, huống có sắc thảy hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui
hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc không hoặc
bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, hoặc
hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh hoặc diệt, hoặc
thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có phiền não hoặc
không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc tạp nhiễm hoặc
thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn.
Ðây đã chẳng có, huống có pháp sắc thảy thêm lời
thường vô thường, cho đến thêm lời thuộc sanh tử thuộc Niết Bàn. Thêm lời
đây đã chẳng có, nói sao khá nói pháp sắc thảy thêm lời thường vô thường
là Bồ Tát, cho đến thêm lời thuộc sanh tử thuộc Niết Bàn là Bồ Tát!
Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay. Như
lời ngươi nói. Thiện Hiện phải biết: Pháp sắc thảy và thường vô thường
thảy bất khả đắc, thêm lời pháp sắc thảy và thêm lời vô thường thảy cũng
bất khả đắc. Pháp và thêm lời bất khả đắc, nên các Bồ Tát cũng bất khả
đắc. Các Bồ Tát bất khả đắc, nên sở hành Bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả
đắc.
Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát
nhã Ba la mật đa, đối trong nghĩa đây nên siêng tu học.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi trước đã nói chẳng có
pháp khá gọi Bồ Tát Ma ha tát ấy. Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.
Thiện Hiện phải biết: Các pháp chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy
các pháp. Các pháp chẳng thấy các pháp. Pháp giới chẳng thấy pháp giới.
Thiện Hiện phải biết: Sắc giới chẳng thấy pháp
giới, pháp giới chẳng thấy sắc giới. Thọ tưởng hành thức chẳng thấy pháp
giới, pháp giới chẳng thấy thọ tưởng hành thức giới.
Thiện Hiện phải biết: Nhãn giới chẳng thấy pháp
giới, pháp giới chẳng thấy nhãn giới . Nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng thấy
pháp giới, pháp giới chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.
Sắc giới chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng
thấy sắc giới. Thanh hương vị xúc pháp giới chẳng thấy pháp giới, pháp
giới chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới.
Nhãn thức giới chẳng thấy pháp giới, pháp giới
chẳng thấy nhãn thức giới. Nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng thấy pháp
giới, pháp giới chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới.
Thiện Hiện phải biết: Ðịa giới chẳng thấy pháp
giới, pháp giới chẳng thấy địa giới. Thủy hỏa phong không thức giới
chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy thủy hỏa phong không tức giới.
Thiện Hiện phải biết: Hữu vi giới chẳng thấy vô
vi giới, vô vi giới chẳng thấy hữu vi giới.
Thiện Hiện phải biết: Chẳng lìa hữu vi giới khá
thi thiết vô vi giới, chẳng lìa vô vi giới khá thi thiết hữu vi giới.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa đối tất cả pháp đều không sở thấy. Vì không sở
thấy nên tâm kia chẳng kinh chẳng sợ hãi. Ðối tất cả pháp tâm chẳng chìm
đắm, cũng chẳng ưu hối.
. Sở vì sao? Thiện Hiện! Bồ Tát ma ha tát này
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế chẳng thấy sắc, chẳng
thấy thọ tưởng hành thức. Chẳng thấy nhãn xứ, chẳng thấy thanh hương vị
xúc pháp xứ. Chẳng thấy nhãn giới, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.
Chẳng thấy sắc giới, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới. Chẳng thấy
nhãn thức giới, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới.
Chẳng thấy địa giới, chẳng thấy thủy hỏa phong
không thức giới. Chẳng thấy vô minh, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục
xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử. Chẳng thấy tham dục, chẳng thấy
sân nhuế, ngu si. Chẳng thấy ngã, chẳng thấy hữu tình, mạng giả, sanh giả,
dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri
giả, kiến giả. Chẳng thấy cõi Dục, chẳng thấy cõi Sắc, cõi Vô sắc.
Chẳng thấy Thanh Văn và pháp Thanh Văn. Chẳng
thấy Ðộc giác và pháp Ðộc giác. Chẳng thấy Bồ Tát và pháp Bồ Tát. Chẳng
thâý Như Lai và pháp Như Lai. Chẳng thấy Bồ đề, chẳng thấy Niết Bàn.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp trọn không sở thấy. Khi không
sở thấy, tâm kia chẳng kinh chẳng sợ chẳng hãi. Ðối tất cả pháp, tâm kia
chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu hối.
Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch
Thế Tôn! Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa vì nhân
duyên nào đối tất cả tâm và tâm sở không thấy không đắc. Bởi nhân duyên
này, đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu hối?
Phật nói: Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát khi
tu hành bát nhã Ba la mật đa khắp đối tất cả tâm và tâm sở không thấy
đắc. Bởi nhân duyên này, đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu
hối.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bởi nhân
duyên nào các Bồ Tát ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất
cả pháp nơi tâm chẳng kinh chẳng sợ hãi?
Phật nói: Thiện Hiện! Các Bồ Tát ma ha tát khi
tu hành Bát nhã Ba la mật đa khắp đối tất cả ý giới và ý thức giới không
thấy không đắc. Như vậy, Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát khi tu hành Bát
nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp nơi tâm chẳng kinh chẳng sợ chẳng hãi.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát đối
tất cả pháp không thấy không đắc, nên hành Bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là
đối sắc không thấy không đắc đối thọ tưởng hành thức không thấy không đắc.
Ðối nhãn xứ không thấy không đắc, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không thấy
không đắc. Ðối sắc xứ không thấy không đắc, đối thanh hương vị xúc pháp xứ
không thấy không đắc. Ðối nhãn thức giới không thấy không đắc, đối nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới không thấy không đắc. Ðối nhãn xúc không thấy
không đắc, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không thấy không đắc. Ðối nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ không thấy không đắc, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc làm duyên sanh ra các thọ không thấy không đắc.
Ðối địa giới không thấy không đắc, đối thủy hoả
phong không thức giới không thấy không đắc. Ðối vô minh không thấy không
đắc; đối hành, thức, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử không
thấy không đắc. Ðối bố thí Ba la mật đa không thấy không đắc. Ðối bố thí
Ba la mật đa không thấy không đắc; đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa không thấy không đắc; đối ngoại đối nội
không không thấy không đắc; đối ngoại không, nội không , nội ngoại không,
không không , đại không , thắng nghĩa không , hữu vi không , vô vi không
, tất cánh không, vô tế không, tán không, bổn tánh không, tự tướng không,
nhất thiết pháp không, vô tánh không, vô tánh tự tánh không không thấy
không đắc.
Ðối chơn như không thấy không đắc; đối pháp
giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly
sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế không thấy không đắc.
Ðối bốn niệm trụ không thấy không đắc, đối bốn
chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh
đạo chi không thấy không đắc. Ðối khổ thánh đế không thấy không đắc,
đối tập diệt đạo thánh đế không thấy không đắc. Ðối bốn tĩnh lực không
thấy không đắc; đối vốn vô lượng, bốn vô sắc định không thấy không đắc.
Ðối tám giải thoát không thấy không đắc; đối
tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mươì biến xứ không thấy không đắc. Ðối
không giải thoát môn không thấy không đắc; đối vô tướng, vô nguyện giải
thoát môn không thấy không đắc. Ðối tất cả đà la ni môn không thấy không
đắc, đối tất cả tam ma địa môn không thấy không đắc.
Ðối Cực hỷ địa không thấy không đắc; đối Ly cấu
địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn
hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa không thấy không đắc.
Ðối năm nhãn không thấy không đắc, đối sáu thần
thông không thấy không đắc. Ðối Phật mười lực không thấy không đắc; đối
bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ,
đại xả, mươì tám pháp Phật bất cộng không thấy
không đắc.
Ðối ba mươi hai tướng đại sĩ không thấy không
đắc, đối tám mươi tùy hảo không thấy không đắc. Ðối pháp vô vong thất
không thấy không đắc, đối tánh hằng trụ xả không thấy không đắc. Ðối nhất
thiết trí không thấy không đắc; đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí
không thấy không đắc.
Ðối quả Dự lưu không thấy không đắc; đối quả
Nhất lai, Bất hoàn, A la hán không thấy không đắc. Ðối Ðộc giác bồ đề
không thấy không đắc. Ðối tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát không thấy không
đắc. Ðối chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không thấy không đắc.
Như vậy, Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát đối
tất cả pháp không thấy không đắc nên hành Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa đối tất cả xứ và tất cả thời chẳng đắc Bát nhã
Ba la mật đa, chẳng đắc danh Bát nhã Ba la mật đa, chẳng đắc Bồ Tát Ma ha
tát, chẳng đắc danh bồ tát ma ha tát.
Thiện Hiện! Nên như vậy dạy răn dạy trao các bồ
tát ma ha tát, khiến đối Bát nhã Ba la mật đa được đến rốt ráo.