Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Ở tại đây, Tôn giả Sariputta (Xá lợi Phất) gọi các Tỷ-kheo. "Chư
Hiền Tỷ-kheo". - "Thưa Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp
Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
– Này chư Hiền, ở đời có bốn
hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu
uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế". Lại
nữ hư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri:
"Nội thân t ó cấu uế". Lại nữ hư Hiền, ở đây có hạng người
không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không
có cấu uế". Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có
cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Chư
Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri:
"Nội thân t ó cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng
người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở
đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu
uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được
gọi là hạng người ưu thắng. Chư Hiền, ở đây, có hạng người không
có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu
uế". Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy
được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người không
có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".
Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi
là hạng người ưu thắng.
Được nói như vậy, Tôn giả
Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên) nói với Tôn giả Sariputta như sau:
– Tôn giả Sariputta, do nhân gì, do
duyên gì, trong hai hạng người có cấu uế này, một hạng người được
gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? Tôn giả
Sariputta, do nhân gì, do duyên gì trong hai hạng người không có cấu uế
này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được
gọi là ưu thắng?
– Ở đây, Hiền giả, hạng người
có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế".
Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không khởi
lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu
uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn
có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm". Này Hiền giả,
giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ
rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến,
không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả,
như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi
bặm hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu
uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ
không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt
trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có
sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người
có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế". Với
người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi lên ước
muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này
sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi
không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống
như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ
đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không
quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái
bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân t ó cấu uế".
Với hạng người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi
lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn, để diệt trừ cấu uế ấy.
Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn
si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người
không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có
cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này
sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm
tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn
có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".
Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay
mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát
ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi
bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm
hơn, càng bụi bặm hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta
không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi sau: "Người
này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm
tâm của người này. Người này sẽ từ trần trong khi còn có tham, còn có
sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm".
Ở đây, này Hiền giả, hạng người
không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".
Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ không tư
niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm
tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi không có tham,
không có sân, không có si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không
còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng,
mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ và
người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy
vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời
gian, càng được thanh tịnh hơn, càng được sạch sẽ hơn.
– Này Hiền giả, sự thật là vậy.
– Này Hiền giả, như vậy hạng
người không có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có
cấu uế". Với người này có thể chờ đợi như sau: "Người này
sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không
làm ô nhiễm tâm người này. Người này sẽ từ trần, không có tham,
không có sân, không có si, không còn cấu uế, tâm không còn ô nhiễm".
Này Hiền giả Moggallana, do nhân
này, do duyên này, trong hai người có cấu uế này, một người được gọi
là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. Này Hiền giả
Moggallana, do nhân này, do duyên này, trong hai người này không có cấu uế,
một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng.
Này Hiền giả, cấu uế gọi là cấu
uế, danh từ gì là đồng nghĩ ái gọi là cấu uế? - Này Hiền giả, các
ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩ ái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu t ó
phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo chớ có biết về ta rằng là đã
phạm giới tội". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo
có thể biết được các Tỷ-kheo ấy đã phạm giới tội. Tỷ-kheo này nghĩ
rằng: "Các Tỷ-kheo đã biết được ta đã phạm giới tội". Do đó,
vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai
thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu t ó
phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo,
không phải ở giữa Tăng chúng". Này Hiền giả, sự tình này có thể
xảy ra: các Tỷ-kheo quở trách Tỷ-kheo ấy ở giữa Tăng chúng, không phải
ở chỗ kín đáo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo quở trách ta
ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo". Do đó vị này trở
thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ, và bất mãn, cả
hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu t ó
phạm giới tội, mong rằng một Tỷ-kheo đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ
không phải một vị không đồng đẳng". Này Hiền giả, sự tình này
có thể xảy ra: một Tỷ-kheo không đồng đẳng quở trách Tỷ-kheo ấy,
không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
không đồng đẳng quở trách ta, không phải một Tỷ-kheo đồng đẳng".
Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ
và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
bậc Đạo Sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo!
Mong rằng bậc Đạo Sư không hỏi Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng
pháp cho chúng Tỷ-kheo!". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra:
bậc Đạo Sư hỏi một Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho
chúng Tỷ-kheo, bậc Đạo Sư không hỏi Tỷ-kheo ấy nhiều lần trong khi giảng
pháp cho chúng Tỷ-kheo. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Bậc Đạo Sư hỏi một
Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo. Bậc Đạo
Sư không hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo". Do
đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ
và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
các Tỷ-kheo hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng
các Tỷ-kheo không để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để
dùng cơm!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo để
một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo
không để Tỷ-kheo ấy đi trước trong khi vào làng để dùng cơm. Tỷ-kheo
này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi
vào làng để dùng cơm, các Tỷ-kheo không để ta đi trước trong khi vào
làng để dùng cơm". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn.
Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình xảy ra,
ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ
ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất
thực tốt nhất! Mong rằng Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi
tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!" Này
Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn
được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt
nhất; còn Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước
uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tỷ-kheo này nghĩ rằng:
"Một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống
tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tại chỗ ăn, ta không được chỗ
ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất".
Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ
và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải Tỷ-kheo
khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết pháp tùy hỷ pháp!" Này
Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn,
sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp; Tỷ-kheo ấy tại chỗ ăn, sau khi ăn
xong, không thuyết tùy hỷ pháp. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp. Ta tại chỗ ăn, sau
khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp". Do đó, vị này trở thành phẫn
nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về
cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng,
ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không
phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh
xá!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác
thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy
không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá Tỷ-kheo này
nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại
ngôi tịnh xá, còn ta không thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi
tịnh xá". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền
giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng,
ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo-ni tụ tập tại ngôi tịnh xá,... (như
trên)... ta sẽ thuyết pháp cho các Nam cư sĩ... ta sẽ thuyết pháp cho các Nữ
cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết
pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá!" Này Hiền giả, sự
tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ
tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn Tỷ-kheo ấy không thuyết pháp cho các Nữ
cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn ta
không thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá". Do đó,
vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất
mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị Tỷ-kheo
chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một Tỷ-kheo khác!"
Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng
lễ bái, cũng dường một Tỷ-kheo khác, các Tỷ-kheo không cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo
cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác chớ không
cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó vị này trở
thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai
thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo-ni...
(như trên)... các Nam cư sĩ... (như trên)... các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường ta. Các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ
bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác!" Này Hiền giả, sự tình này có
thể xảy ra: các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một
Tỷ-kheo khác, các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường
Tỷ-kheo ấy. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác; các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn
trọng, lễ bái, cúng dường ta". Do đó vị này trở thành phẫn nộ
và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu
uế.
Này Hiền giả, sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
ta nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo khác không nhận được các
y phục tối thắng!" Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một
Tỷ-kheo khác nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo ấy không nhận
được các y phục tối thắng. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác nhận được các y phục tối thắng; ta không nhận được các y phục
tối thắng". Do đó vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền
giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả sự tình này xảy
ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng
ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng... (như trên)... các
sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỷ-kheo khác
không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!" Này Hiền
giả, sự tình này có thể xảy ra: một Tỷ-kheo khác nhận được các dược
phẩm trị bịnh tối thắng, còn Tỷ-kheo ấy không nhận được các dược
phẩm trị bịnh tối thắng". Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Một Tỷ-kheo
khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng; còn ta không nhận
được các dược phẩm trị bịnh tối thắng". Do đó vị này trở
thành phẫn nộ và bất mãn. Này Hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai
thuộc về cấu uế.
Này Hiền giả, các ác bất thiện
pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩ ái gọi là cấu uế.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo
nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và
nghe là chưa được diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng
núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực
từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các
đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo
ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này còn được thấy và còn được
nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới dục của Tỷ-kheo chưa được diệt
trừ. Này Hiền giả, ví như một bát bằng đồng, mang từ chợ về hay từ
nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Nhưng người chủ
của bát ấy đựng đầy bát với xác rắn, xác chó hay xác người, đậy
lại với một cái bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Có người
thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?"
Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì với người ấy, không ưa thích
khởi lên, sự ghê tởm khởi lên, và sự yếm ố khởi lên. Những người
đói còn chưa muốn ăn các thứ ấy, huống nữa là những người đã no.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới
của dục này còn được thấy và được nghe là chưa được diệt trừ, nếu
Tỷ-kheo ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh
khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo
y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng,
lễ bái, cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này
còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của
dục này là chưa được diệt trừ.
Này Hiền giả, đối với Tỷ-kheo
nào mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và
được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo ấy sống gần làng mạc, chấp
nhận biệt thỉnh thực, mang y người gi hủ cúng, thời các đồng phạm hạnh
cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy?
Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện
pháp, cảnh giới của dục của vị Tỷ-kheo ấy đã được diệt trừ. Này
Hiền giả, ví như một bát đồng, mang từ hàng chợ về hay từ nhà người
thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Người chủ cái bát ấy dựng
đầy với gạo ngon, cơm lành, các hột đen đã lấy ra, các loại đồ ăn,
đậy lại với một bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Các người
thấy vậy bèn hỏi: "Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?"
Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì đối với người ấy, ưa thích
khởi lên, sự không ghê tởm khởi lên, sự không yếm ố khởi lên. Người
no còn muốn ăn các thứ ấy huống nữa là người đói. Này Hiền giả, cũng
vậy, đối với vị Tỷ-kheo nào, mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới
của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu Tỷ-kheo
ấy sống ở biên giới gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang
y người gi hủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng lễ
bái cúng dường Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được
thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp cảnh giới của dục này đã
được diệt trừ.
Được nghe nói vậy, Tôn giả
Mahamoggallana thưa với Tôn giả Sariputta:
– Hiền giả Sariputta, một ví dụ
khởi lên cho tôi!
– Hiền giả Moggallana, hãy nói
lên ví dụ ấy.
– Hiền giả, một thời tôi ở
thành Vương Xá, tại Giribbaja. Này Hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi
sáng, mang theo y bát, vào thành Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ,
Samiti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo
Panduputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi
tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con một người làm xe, khởi lên
ý nghĩ như sau: "Mong rằng Samiti, con người thợ xe, hãy đẽo đường
cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có
cong, không có đường méo, không có mắt gỗ, được trơn tru và được đặt
vào trong trục chính". Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta,
trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy,
Samiti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt
gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta
trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: "Hình
như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta
biết tâm ta vậy". Này Hiền giả, những ai không có lòng tin, vì mục
đích sinh sống, không phải vì lòng tin mà xuất gia, sống đời sống vô
gia đình, những vị gian ngụy, xảo trá, khi cuống, trạo cử, kiêu mạn,
dao động, lắm lời, tạp thoại, không hộ trì các căn, không tiết độ
trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không tha thiết với hạnh Sa-môn,
không nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, ưa sống sung túc, biếng nhác, dẫn
đầu về đọa lạc, chối bỏ trọng trách sống viễn ly, giải đãi không
tinh tấn, lãng quên không chú niệm, không định tâm, tâm tán loạn, liệt
tuệ, đần độn. Tôn giả Sariputta với pháp môn này, như là với tâm của
Tôn giả, Tôn giả biết tâm của những hạng người ấy. Những kẻ Thiện
nam tử, do lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; những
vị nào không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử,
không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ
trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh
Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật pháp, không sống trong sung túc, không
biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh
cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí
tuệ, không đần độn. Những vị này sau khi nghe pháp môn này của Tôn giả
Sariputta, hình như đang uống, hình như đang nếm với lời nói và tâm ý.
Thật lành thay, một vị Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi
bất thiện và an trú vào chánh thiện! Này Hiền giả, ví như một người
đàn bà hay người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi
gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ sanh hoa,
hay một vòng thiện tư hoa, dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt trên
đỉnh đầu. Này Hiền giả, cũng vậy những Thiện nam tử vì lòng tin đã
xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không gian ngụy... (như trên)...
Thật lành thay một Tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất
thiện và an trú vào chánh thiện!
Như vậy hai vị cao đức ấy cùng
nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.
|
Mục
Lục
||Chương
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục