dịch
- 2
- CHƯƠNG HAI
- HAI PHÁP
III. PHẨM NGƯỜI NGU
1-10
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại
người ngu này. Thế nào là hai ? Người có phạm tội nhưng không thấy có
phạm tội, và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội
của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này.
Này các Tỷ-kheo, có hai loại người
có trí. Thế nào là hai ? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và
người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo,
có hai loại người có trí này.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người
này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người độc ác với tâm đầy sân
hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người
này xuyên tạc Như Lai.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người
này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ Như Lai có nói, có
thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không
nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng
người này xuyên tạc Như Lai.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người
này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ Như Lai có
nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không
nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. Này các Tỷ-kheo, có
hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai.
5. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo,
xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa
là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải
nghĩ là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo,
xuyên tạc Như Lai.
6. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo,
không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai ? Người nêu rõ kinh cần phải giải
nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải
nghĩ là kinh đã được giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo,
không xuyên tạc Như Lai.
7. Với người có hành động che đậy,
này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi : địa ngục hay bàng
sanh. Với người không có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong
hai sanh thú được chờ đợi : chư Thiên hay loài Người.
8. Với người có tà kiến, này
các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi : địa ngục hay loại
bàng sanh.
Với người có chánh kiến, này
các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi : chư Thiên hay loài Người.
Người theo ác giới, này các Tỷ-kheo,
có hai chấp nhận : địa ngục hay loài bàng sanh. Người đầy đủ thiện
giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận : chư Thiên hay loài Người.
9. Do quán thấy hai lợi ích, này
các Tỷ-kheo, Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng. Thế
nào là hai ? Thấy tự mình hiện tại lạc trú, và có lòng thương tưởng
đến chúng sanh về sau. Do quán thấy hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo,
nên Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng.
10. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo,
thuộc thành phần minh. Thế nào là hai ? Chỉ và quán. Chỉ được tu tập,
này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì ? Tâm được tu tập. Tâm được
tu tập, chờ đợi lợi ích gì ? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận.
Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì ? Tuệ được
tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì ? Cái gì thuộc về vô
minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không
thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.
Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải
thoát.
--- o0o ---
|
Mục lục Kinh Tăng Chi bộ ||
Phẩm
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục