.


SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)

Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú:
Thích Tuệ Sỹ

---o0o---

PHẨM THỨ 1

 

PHẨM BẢY PHÁP

 

7. KINH THẾ GIAN PHƯỚC[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa Câu-xá-di[2], ở tại vườn Cù-sa-la[3].

Bấy giờ vào lúc xế chiều[4], Tôn giả Ma-ha Châu-na[5], rời khỏi nơi tĩnh tọa[6] đứng dậy, đi đến chỗ Phật; đến rồi đảnh lễ, lui ngồi một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, có thể thi thiết thế gian phước được chăng?”

Thế Tôn nói:

“Có thể, này Châu-na, có bảy loại phước thế gian, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn. Những gì là bảy?

“Này Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ[7] có tín tâm cúng thí phòng xá, nhà gác cho đại chúng Tỳ-kheo. Đó là loại phước thế gian thứ nhất, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí giường nằm, đồ ngồi, đệm lông, thảm dệt, chăn len, ngọa cụ trong các phòng xá. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ hai, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, cúng thí y phục mới mẽ, sạch sẽ, đẹp đẽ. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ ba, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, ở trong các phòng xá, thường xuyên cúng thí chúng tăng cháo buổi sáng, thức ăn buổi trưa, lại cung cấp người làm vườn[8] để sai bảo; hoặc gió, mưa, tuyết, lạnh, tự mình thân đến khu vườn mà cúng thí chu cấp thêm. Các Tỳ-kheo sau khi ăn, không lo gió, mưa, tuyết lạnh khiến y phục bị ướt át, mà ngày đêm yên vui, tư duy thiền tọa vắng lặng[9]. Châu-na, đó là loại thế gian phước thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu đã tạo được bảy loại phước thế gian này rồi, hoặc đi, hoặc đến, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đức ấy thường xuyên phát sinh, càng lúc càng thêm, càng lúc càng rộng.

“Châu-na, ví như nước sông Hằng-già[10] từ nguồn chảy ra, tuôn vào đại hải, ở vào khoảng giữa càng lúc càng sâu, càng lúc càng rộng. Cũng vậy, Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm ấy, đã tạo được bảy loại phước thế gian này rồi thì hoặc đi, hoặc đến, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đức ấy càng sinh, càng lúc càng thêm, càng lúc càng rộng”.

Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Châu-na từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên hữu, gối phải sát đất, quỳ dài, chắp tay, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, có thể thi thiết phước xuất thế gian được chăng?

Thế Tôn bảo rằng:

“Có thể được Châu-na, lại có bảy loại phước xuất thế gian, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn. Những gì là bảy? Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai đang trú ở nơi nào đó. Sau khi nghe, liền hoan hỷ, trong lòng rất phấn khởi. Châu-na, đó là loại phước xuất thế gian thứ nhất, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi. Châu-na, đó là loại phước xuất thế gian thứ hai, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Lại nữa, Châu-na, có tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nghe Như Lai hoặc đệ tử Như Lai sẽ từ nơi kia đến đây, nghe rồi vui vẻ, trong lòng rất phấn khởi. Với tâm thanh tịnh, đích thân tới thăm viếng, lễ kính, cúng dường. Sau khi cúng dường, thọ pháp ba tự quy, đối với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo mà thọ giới cấm[11]. Châu-na, đó là loại phước xuất thế gian thứ bảy, có phước hựu lớn, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn.

“Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu tạo được bảy loại phước thế gian này và lại có bảy loại phước xuất thế gian, thì phước của người kia không thế tính được, có chừng ấy phước, có chừng ấy kết quả của phước, có chừng ấy phước báo. Chỉ có thể nói là không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được con số đại phước.

“Châu-na, ví như từ châu Diêm-phù có năm con sông: Một là Hằng-già, hai là Dao-vưu-a, ba là Xá-lao-phù, bốn là A-di-la-bà-đề và năm là Ma-xí[12], đều chảy về đại hải. Ở khoảng giữa của chúng, không thể tính được số nước của bao nhiêu thăng hộc. Chỉ có thể nói là số nước nhiều không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được.

“Cũng vậy, Châu-na, tộc tánh nam hay tộc tánh nữ có tín tâm, nếu tạo được bảy loại phước thế gian này và lại có bảy loại phước xuất thế gian, thì phước của người kia không thế tính được, có chừng ấy phước, có chừng ấy kết quả của phước, có chừng ấy phước báo. Chỉ có thể nói là không thể hạn, không thể lượng, và không thể biết được con số đại phước”.

Bấy giờ Thế Tôn nói bài tụng rằng:

Con sông Hằng-già

Trong sạch, dễ qua.

Biển nhiều báu quý,

Là vua các sông.

Cũng như nước sông,

Người đời kính phụng;

Mọi nơi chảy về,

Tuôn về biển cả.

Cũng vậy, người nào

Cúng y, thực phẩm,

Giường chõng, đệm chăn,

Và những tọa cụ;

Phước báo không lường,

Đưa đến cõi lành,

Cũng như nước sông

Tuôn về biển rộng.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả Ma-ha Châu-na và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.


[1].       Không thấy tương đương với Pāli. Biệt dịch, No.125(40.7) Tăng Nhất 34, “Thất Nhật Phẩm, kinh số 7” (Đại 2, tr.741).

[2].       Câu-xá-di hoặc phiên âm là Kiều-thưởng-di . Pāli: Kosambī.

[3].       Cù-sa-la viên khu vườn do Trưởng giả Cù-sa-la cúng dường Phật. Pāli: Ghositārāma.

[4].       Hán: bô thời theo cách tính giờ cổ của Trung quốc, vào khoảng giờ thân.

[5].       Ma-ha Châu-na tên Tỳ-kheo. Pāli: Mahācunda.

[6].       Hán: yển tọa ngồi nghỉ ngơi một mình và tập thiền; thiền tọa độc cư. Pāli: paṭisallāna.

[7].       Hán: tộc tánh nam, tộc tánh nữ thường nói là thiện gia nam tử/ nữ nhân, hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhân những người sinh vào một trong bốn giai cấp. Pāli: kulaputta, kuladuhitā.

[8].       Hán: viên dân .

[9].       Đoạn này kể chung có bốn thứ: hai bữa ăn, người làm vườn, và chu cấp khi mưa gió.

[10].     Hằng-già thường nói là sông Hằng. Pāli: Gaṃgā.āāa

[11].     Đoạn này kể chung cả năm thứ: thăm viếng, lễ bái, cúng dường, thọ tam quy, thọ ngũ giới.

[12].     Ngũ hà lưu Hằng-già (Pāli: Gaṃga), Dao-vưu-na
(Pāli: Yamunā), Xá-lao-phu (Pāli: Sarabhū), A-di-la-bà-đ (Pāli:Aciravatī) Ma-xí (Pāli: Mahī).

--- o0o ---

Mục Lục Phẩm Thứ Nhất | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Trung A Hàm

 

Phẩm 1| Phẩm 2 | Phẩm 3 | Phẩm 4 | Phẩm 5 | Phẩm 6

 Phẩm 7 | Phẩm 8 | Phẩm 9 | Phẩm 10 | Phẩm 11 | Phẩm 12

Phẩm 13 | Phẩm 14 | Phẩm 15 | Phẩm 16 |Phẩm 17 | Phẩm 18

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-05-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ngó พระมหาส ธรรม 證嚴上人第一位人文真善美 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 ï¾ ï¼ nhung dieu can biet ve le cung giao thua va gioi thieu sach buoc cham lai giua the gian voi t la con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem VÃÆ ปฏ จจสม Thịt đỏ Một người lái đò một người lữ 护法 長谷寺 僧堂安居者募集 cong nang va oai luc cua than chu dai bi tac hai cua dien thoai thong minh voi doi 佛教 师徒相摄 Nhớ tranh chăn trâu 栃木県寺院数 Bánh flan thuần chay mát lành bổ dưỡng lan tứ đế và quan điểm của bồ tát long huế kinh ngạc tượng thiền sư giống 七五三 家族写真 å ä½ çš äºº 丢失菩提心的因缘 Tương làng Bần Đại pháp hoà Chúng tôi là cư sĩ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 义云高特级国际大师 元音老人全集 Món chay bánh hoa hồng Theo gió Tết về làm sao gặp phật البايرن ضد بنفيكا ä å ½ä½ æ æ é ç½ sà c 佛教极乐世界指什么 le cung thi thuc theo tinh than kinh nikaya Món ngon Sự lòng từ và nhân cách Thiền 欲移動 tôn trọng người là tự trang nghiêm 仏壇の線香の位置 ngay cả con cá cũng không biết ngậm å æœ æ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 hương quê Ùng