Kinh Điển - Kinh Pháp Hoa.

 


 

KINH PHÁP HOA

 

HT Thích Trí Quảng

--- o0o --- 

NGUYỆN HƯƠNG

Đức Phật đã Niết-bàn nhưng Pháp-thân thường trụ. Sự nghiệp ngài để lại là kết tinh của giới đức, định tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Để nhớ đến bổn phận phải sống tương ưng với 5 phần pháp thân, chúng ta dâng hương :

1- Giữ gìn thân miệng ý thanh tịnh.

2- Thật tâm bình ổn, không phiền muộn bực tức những khó khăn trái ý.

3- Trầm mình trong giáo lý, thâm nhập những gì Phật muốn truyền trao và tùy theo đó khai thị cho người.

4- Hiện tại không để vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh quấy rầy.

5- Một bề sống với chân tánh Bồ-đề vô lượng quang thọ.

Hôm nay dâng cúng, mai dâng cúng, cứ như thế trên con đường Bồ-đề, lòng tin vững mạnh. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Nhất thân phục hiện sát trần thân, nhất nhất biến lễ sát trần Phật”. Tùy lòng thành, tâm chúng ta đi khắp cầu xin Tam-bảo thường gia hộ. Kiến lập đàn tràng chuyên tu dễ kết quả.

LỄ KÍNH

Đỉnh lễ mười phương Phật bảo. Tổng lễ rồi biệt lễ từng danh hiệu, cảm đức mà lập nhân địa tu hành.

– Phật Oai Âm Vương, đức Phật đầu tiên của trái đất này, ra đời lúc đức Thích Ca còn là Thường Bất Khinh Bồ-tát.

– Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh. Nhật : Pháp-thân bình đẳng ; Nguyệt : Báo-thân đại bi ; Đăng : Hóa-thân hằng thuận. Càng lạy càng nuôi lớn 3 tâm.

– Phật Nhiên Đăng là đức Phật sau cùng. Làm nhiệm vụ mồi đèn, mồi ánh sáng cho chúng sanh bừng tỉnh. Ngài đã châm đèn cho đức Thích Ca thành Phật.

– Đại Thông Trí Thắng Như Lai được mười phương Phạm Thiên Vương và 16 vương tử, đại diện khắp trời người thỉnh pháp, đã trao Pháp Hoa cho Sadi Thích Ca.

– Không Vương Như Lai, thầy khai tâm Bồ-đề cho Thích Ca và Anan.

– Vân Tự Tại Đăng Vương Như Lai : Lòng thanh thản vượt hết cạm bẫy như mây bay không một gì làm chướng ngại.

– Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. Tịnh Minh là tịch mà thường chiếu, tác động cho Dược Vương được hiện-nhất-thiết-sắc-thân-tam-muội. Được tam muội này, hễ chúng sanh cần loại thân nào, Bồ-tát liền hiện thân ấy giáo hóa. Ngôn ngữ, tâm tư, nguyện vọng của loài nào Bồ-tát cũng thấu đáo.

– Vân Lôi Âm Vương Phật giáo dưỡng Diệu Âm Bồ-tát. Đức Phật đã để cả một phẩm trong Pháp Hoa để tán thán công hạnh đặc biệt Bồ-tát trang nghiêm Tịnh-độ. Việc làm lớn nhỏ đều tác động khiến chúng sanh phát tâm Bồ-đề.

– Vân Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai tỏa sáng soi đường cho hậu lai, phát huy nhân hạnh.

Tương giao với Phật, Phật lực hỗ trợ, chúng ta dũng mãnh tinh tấn trên lộ trình hành Bồ-tát đạo, đời đời không lui sụt. 

Phật vị lai là những Bồ-tát đã được thọ ký. Riêng hội Pháp Hoa, Phật thọ ký cho hàng Thanh-văn. Phẩm Pháp Sư, Phật thọ ký cho tất cả thiên long tám bộ, những ai đã dự hội Pháp Hoa, sau này sẽ dự hội Pháp Hoa, dù một câu một kệ một niệm tùy hỷ, đều sẽ thành Phật. Hiện tại chúng ta đang thọ trì kinh Pháp Hoa tức là đi chung đường với các ngài. Cảm đức và kính lễ để kết duyên tu hành, mong được làm pháp lữ trong những hội Pháp Hoa kiếp sau, được dìu dắt cho tới Vô-thượng Bồ-đề.

– Đỉnh lễ Hoa Quang Như Lai, hậu thân ngài Xá Lợi Phất.

– Đỉnh lễ Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, hậu thân Tổ Anan. Từ đức Không Vương lâu xa, ngài phát nguyện thắp đèn chánh pháp suốt đời vị lai ở khắp mười phương.

– Đỉnh lễ Quang Minh Như Lai, Danh Tướng Như Lai v.v….

Khởi đầu tu, ta chỉ thấy chúng sanh phiền não, chúng sanh nghiệp chướng. Sau một thời gian lễ lạy, chỗ thấy sẽ đổi khác. Phật quá khứ hiện tại vị lai từ từ sẽ đến với chúng ta. Cũng người ấy, trước ta thấy xấu nay hóa tốt. Tốt xấu tùy thuộc thiện nghiệp hay ác nghiệp của chính ta. Hễ tâm tốt thì hoàn cảnh tốt xuất hiện theo. Nên người tu chỉ lo tự điều chỉnh, không quan tâm đến người tốt xấu. Một lòng lạy Phật vị lai, lâu ngày quanh ta toàn là Phật. Mở mắt nhìn đời, tập thấy Phật tánh của mỗi người. Lạy Phật nhiều chừng nào, tầm mắt Thường Bất Khinh mở to ra chừng ấy.

Bây giờ đây, đang cùng nhau trong một pháp hội tức là quá khứ đã từng kết duyên. Nay nhìn về tương lai, hướng đến sự cùng nhau thành Phật, sanh tâm kính trọng.

Kinh Pháp Hoa dạy : Đối với chư Phật đã thành, chúng ta không thể nào tác hại nên dù đỏ mặt chửi mắng suốt một đại kiếp, tội vẫn còn nhẹ. Nếu mở lời chê bai hoặc cách nào khiến một người thoái tâm tu hành tức là giết chết một ông Phật, tội này thật nặng. Nên phải siêng năng kính lễ, nhằm tạo niềm tin, cùng nhau bồi dưỡng căn lành, cùng nhau phát huy tâm Bồ-đề, xây dựng sự bình ổn trong nhà Phật pháp để cùng nhau sớm đạt quả vị Vô-thượng Bồ-đề.

Sau cùng tổng lễ mười phương, tận hư không biến pháp giới, vị lai nhất thiết chư Phật. Nghĩa là tất cả chúng sanh, người vật, trâu bò chó mèo, cho đến con sâu cái kiến, đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật đạo.

Xưa kia các Tổ đi trên chông gai. Ngày nay chúng ta đi trên hoa sen. Vậy phải làm sao cố gắng có đèn thánh pháp trao lại cho người sau.

LỄ BỒ-TÁT

Kinh Pháp Hoa quy định có 3 cấp bậc :

1/. Tòng đa dũng xuất là những pháp thân Bồ-tát, thị tòng pháp thân Phật, trụ ở cảnh thường tịch quang, ngoài tầm mắt phàm phu.

2/. Mười phương Bồ-tát đến nghe kinh. Những vị này thị tòng báo thân Phật. Con số là 80 vạn ức na do tha nhưng nêu danh chỉ có 37 vị để tiêu biểu 37 phẩm trợ đạo. Hành giả cần có nếp sống tương ưng với 37 pháp thánh thiện này sẽ được sự hộ niệm, dễ dàng tu tạo công đức.

3/. Mới phát tâm tức là các bạn đồng tu, đang tôn trọng dìu dắt nhau trên đường đạo hạnh, nương trợ lực của hai hàng Bồ-tát nói trên.

– Trước hết đỉnh lễ Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, thầy của ba đời chư Phật. Từ người thấp nhất đến bậc cao nhất, ngài đều phát nguyện cưu mang cho tới khi thành Phật. Trên đường tu, chúng ta phải nương những bậc cao đức am hiểu đứng đắn lời Phật và thực hiện đời sống theo tam tạng thánh điển. Nương trí lực quý ngài soi sáng, chúng ta mới được chánh kiến là thứ vô cùng cần yếu, không thể không có, cho người cầu Vô-thượng Bồ-đề.

– Kế đỉnh lễ Quán Thế Âm Bồ-tát. Có trí tuệ thì lòng từ bi mới là hạnh cứu đời. Không trí tuệ chỉ đạo, có khi giúp người hóa ra hại người.

– Đỉnh lễ vô biên quang trí thân đại lực Đại Thế Chí Bồ-tát. Sống trong thời đại đấu tranh kiên cố (kiến trược), hành giả xứng tánh thanh tịnh hằng khoan dung thanh thản. Vì tà kiến (kiến trược) nên cần ánh sáng gia bị của ngài để được thông minh an định. Trong cuộc đời tràn đầy 6 thứ tham sân si mạn nghi tà kiến (phiền não trược), hành giả tuệ giác vạn pháp nhân duyên sanh nên gỡ hết những nút mắc khó khăn, sinh hoạt mát mẻ. Tư lương Tịnh-độ phong phú mới thoát chúng sanh trược và mạng trược.

– Đỉnh lễ Thường Tinh Tấn Bồ-tát, chuyên tu bốn chánh cần, thanh lọc bản thân cho hết ác, đem thánh thiện vào lòng. Nguyện tận vị lai kiếp hành Bồ-tát đạo, trên đền ơn Phật dưới khai ngộ hậu lai. Bên cạnh thực tế phũ phàng đắng cay, ta trú ngụ vào ngôi Tam-bảo an lành ấm áp. Từ bi trí tuệ là những vỗ về an ủi đẩy mạnh bước tiến đạo hạnh trên 500 do tuần đường hiểm.

– Đỉnh lễ Diệu Âm Bồ-tát. Ngài chưa đến Linh Sơn mà hoa sen 84.000 cánh đã hiện, nêu biểu đức thanh tịnh, 84.000 phiền não không thể ô nhiễm. Tâm vô tướng vô tác nên mỗi âm thanh sắc tướng đều khiến người được vô sanh pháp nhẫn.

– Con đường Bồ-tát dài xa, không ai một mình một mạch tới đích. Đã gọi là chúng sanh thì vừa tạo công đức đã gây ác nghiệp sa đọa. Phật dạy đệ bát địa Bồ-tát mới không thoái lui. Tu Pháp Hoa, lấy xây dựng quyến thuộc làm chính. Trên căn bản tạo quan hệ với các Bồ-tát, trồng căn lành theo gương mẫu các ngài, chúng ta lễ Bồ-tát, nhận thần lực thầm gia hộ, đạt những điều ngoài sức suy nghĩ của con người. Đời này sang kiếp khác, mỗi khi gặp tai nạn khó khăn, liền được tháo gỡ mà chính mình cũng không biết nguyên do từ đâu. Phẩm Diệu Trang Nghiêm, vua nhờ phu nhân và 2 con chuyển hóa, bỏ tà đạo về Phật giáo, khiến cho cả triều đình và nhân dân thoát tà kiến. Tịnh Đức phu nhân là Quang Chiếu Bồ-tát. Hai con là Dược Vương và Dược Thượng Bồ-tát. Vua Diệu Trang Nghiêm nay là Hoa Đức Bồ-tát, hiện đang có mặt trong hội Pháp Hoa.

Người Nhật Bản chịu ảnh hưởng kinh Pháp Hoa. Thánh Đức thái tử, một nhà chánh trị lỗi lạc, một nhà truyền giáo đắc lực, được cả nước coi là Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát giáng thế.

TỰA

Đọc tụng, biên chép, giảng nói, thọ trì, là 4 trợ hạnh để được Pháp Hoa. Hình thành Bổn Môn có 7 phẩm : Tựa, Pháp Sư, Tòng Địa Dõng Xuất, Như Lai Thọ Lượng, Phân Biệt Công Đức, Phổ Môn, Phổ Hiền. Chỉ rút điểm chính yếu, không dùng toàn văn. Đến khi đạt được thật ý thì bỏ hết văn tự mà đời sống là Pháp Hoa. Ban sơ thường suy tư ứng dụng thế nào để tương ưng với Pháp Hoa mà thâm nhập pháp giới. Chân tâm của ta và Phật đồng thể. Nếu chuyển được vọng thức thành 4 trí thì sẽ sống được với chân tâm bản tánh tức là thành Phật.

Ở các kinh khác thính chúng Thanh-văn, thượng thủ là ngài Xá Lợi Phất. Duy kinh này để ngài Kiều Trần Như đứng đầu. Sắp xếp thứ tự này có ẩn ý. Ngài Kiều Trần Như là vị Tăng đầu tiên hình thành ngôi Tam-bảo ở thế gian. Vì ít nói ít giao tiếp nên bị quần chúng lãng quên. Các kinh chỉ nêu tên những vị nổi bật như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Anan v.v… Nay hội Pháp Hoa đặc biệt nói đến cái bên trong của con người, cái không diễn tả được nhưng lại quan trọng thiết yếu nên các nhà kết tập đưa ra mẫu người sống với tánh vô sanh vẳng lặng, không nói mà biết tất cả. Lượng ánh sáng trí tuệ rộng lớn, phát xuất từ bản tâm thanh tịnh, hàng phục tất cả tà ma ngoại đạo. Y đây tu hành sẽ gặp pháp thân Phật.

Theo kinh Pháp Hoa, hiện tại trên địa cầu này có 80 vạn ức na do tha Bồ-tát đang hành đạo. Con số 80.000 nhắc ta nhớ đến 8.000 tế hạnh. Các Bồ-tát đầy đủ tư cách, trang bị oai nghi, để thay Phật nói kinh Pháp Hoa.

Trước khi vào Pháp Hoa, Phật nói kinh Vô Lượng Nghĩa, dạy các Bồ-tát 3 điểm :

1- Rèn luyện đức hạnh.

2- Sống bằng trí tuệ, buông xả vọng thức.

3- a) Khẩu giáo, dùng ngôn ngữ, người nghe hiện đạt kết quả.

b) Thân giáo, người thấy vừa được ảnh hưởng lành vừa bắt chước tu hành.

c) Cao nhất là giáo hóa bằng chân tâm. Tâm này ở khắp mười phương. Chỉ cần nghĩ tới ai, người ấy hết khổ. Không nghe không thấy Bồ-tát mà vẫn được cứu độ.

Con người bình thường có 2 tâm : tánh Bồ-đề (Pháp Hoa lấy đức Văn Thù làm nêu biểu) và vọng thức (đức Di Lặc làm nêu biểu). Tánh Bồ-đề là then chốt nên Diệu Quang (tiền thân của Văn Thù) đã thay Phật giáo hóa đồ chúng dễ dàng, khiến tất cả nay đều đã thành Phật. Người thành Phật sau cùng là Nhiên Đăng, thầy của Thích Ca. Đến ngày nay Thích Ca mới thọ ký cho Di Lặc thành Phật.

Ý NGHĨA BỔN MÔN

 Các pháp môn khác nhau đều quy về diệu pháp. Bổn môn chủ trương bổn Phật thường trụ bất sanh bất diệt. Bên nước Nhật Bản, Nhật Liên Bổn Môn đại sư đưa ra cuốn Lập Chánh An Quốc Luận. Ngài vạch ra nguyên nhân sâu xa của những thảm họa thiên tai nội loạn trong nước hồi ấy. Vì lòng người không hiểu chánh pháp, tu theo hình thức vỏ ngoài nên dễ lạc về tà. Ngài đề nghị cải cách luật pháp, đem công bằng trị an quốc gia. Yêu cầu toàn dân quay về nhất thừa giáo của Bổn Môn Pháp Hoa.

Một tháng sau, các sư còn đầy tham sân, bị đụng chạm quyền lợi, liền khởi tâm ám hại. Chiều hôm ấy, một đoàn khỉ trắng vào am ngài, kéo vạt áo lôi đi. Ngài thấy lạ, cũng tò mò theo đường mòn, cùng đàn khỉ đi mãi. Đến khi đàn khỉ buông áo, ngài quay về thì thảo am đã thành lửa đỏ. Không có đàn khỉ, ngài đã bị thiêu sống.

Năm 1268, vì âm mưu của phái Iodo, ngài bị bắt và xử tử hình. Khi hành quyết, gươm của đao phủ bỗng xẹt lửa và gãy làm ba đoạn. Họ kinh hoảng bỏ chạy. Ngài được tha.

Lần thứ ba, ngài bị đày ra đảo Sado, một vùng quanh năm toàn băng tuyết, khí hậu khắc nghiệt. Ngài được bình an một cách nhiệm mầu. Ngài đặt trọn niềm tin vào đức Phật thường trụ, chuyên niệm Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Theo ngài đây là bí yếu để thấy rõ thật tướng các pháp, phát sanh trí tuệ đạo đức, trở về bổn tánh vô sanh bất diệt. Tính đến nay Nhật Liên thánh nhân đã viên tịch trên 700 năm. Số tín đồ hiện nay ở Nhật Bản là 40 triệu.

Lòng bình an vì thọ trì hồng danh, tin chắc có Phật Bồ-tát thánh chúng làm pháp lữ, hộ pháp thiện thần giữ gìn. Tu theo Bổn Môn, chỉ hướng về đồng thể bất biến thường trụ chân tâm. Để cho những hiện tượng sai biệt tự tan đi, hoặc cải biến theo chiều hướng thượng. Lo vun gốc, bón phân tưới nước thì cành ngọn tự nở hoa kết quả.

Hành giả Bổn Môn quay về sống với chân tâm bản tánh, chỉ lo giải thoát vô minh. Vì thấy rõ nhân duyên từ quá khứ dẫn đến tương lai nên giúp nhau thành Phật. Nhận chân được sự thật là “ai cũng có thể thành Phật. Tất cả những đối xử không tốt đều do ác nghiệp của chính mình cảm ra”. Trước mở rộng lòng với các bạn đồng tu, sau hoan hỷ được với người khác đạo. Sau cùng từ bi thương yêu cả những kẻ chống đối mình.

Thâm nhập thế giới Bổn Môn đòi hỏi một quá trình không đơn giản. Kinh ví như đào giếng ở cao nguyên. Phải miên mật công phu đào sâu cho tới nguồn nước. Được tưới nhuần giới thân tuệ mạng rồi, tha hồ có nước giải thoát đãi mười phương khách hãy còn trầm luân.

PHƯƠNG TIỆN

Vào chùa học đạo có 2 cửa : chân thật môn và phương tiện môn. Chân thật môn là con đường thẳng nhận lấy Phật tánh và xứng tánh tu thành Phật. Còn Niết-bàn tiểu thừa là hóa thành, đức Phật phương tiện đặt ra để chúng sanh thoát khỏi đường hiểm luân hồi sanh tử. Phương tiện cũng gọi là quyền giáo. Nếu chỉ sử dụng một phương pháp cố định thì hợp với người này, chẳng hợp với người kia, đúng vào lúc này lại sai với lúc khác. Xứ này chấp nhận, xứ kia không dùng. Cần uyển chuyển tùy cần dùng mà thay đổi phương tiện. Mục đích chính yếu là chứng được pháp chân thật.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, đức Phật khẳng định mục tiêu xuất thế của ngài là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Điều quan trọng là phải tin chắc tánh thể của tri kiến vẫn thường trụ bất động. Nay chỉ chuyển cái tầm nhìn, khiến thấy biết phàm phu trở thành thấy biết của Phật. Đã thấy biết như Phật thì sẽ từ bi hỷ xả như Phật, nếp sống sẽ toàn giới định tuệ như Phật. Như vậy lo gì thế giới chẳng chuyển thành hoàng    kim ?

Kinh Hoa Nghiêm cũng diễn tả nghĩa này khi dạy về nhất chân pháp giới : Tâm chúng sanh mê thì biến hóa thành sáu cõi phàm. Nếu tỉnh ngộ thì đạt cảnh thánh cho tới quả vị toàn giác.

THÍ DỤ NHÀ LỬA BA XE

Thân ngũ ấm là bệnh. Bệnh khác nhau nên thuốc phải khác nhau. Thuốc đúng bệnh mới lợi ích. Mỗi Tổ chuyên tu một bộ kinh. Riêng Pháp Hoa, Trí Giả đại sư trì phẩm Phương Tiện. Nhật Liên đại sư chuyên phẩm Như Lai Thọ Lượng. Ngài Khương Tăng Hội dùng phẩm Thí Dụ làm chất liệu sinh sống, được toàn dân kính trọng như một thánh Tăng. Đức Phật dùng thí dụ nhà lửa để diễn tả những nguy hiểm trong tam giới. Thí dụ 3 xe hiển rõ tam thừa thánh giáo đều là tạm quyền phương tiện.

Mục đích người tu cầu thanh tịnh giải thoát. Trong khi tâm chưa hoàn toàn trong sạch, trí chưa thật sự sáng tỏ, vẫn phải dùng thuyền để qua sông. Hiện tại thoát nạn chết chìm. Mai đây lên bờ giác. Nhà lửa tam giới là ngũ uẩn. Vì đâu bốc lửa ? Kinh kể chuyện : “Trưởng giả chủ nhân đi vắng. Kèo cột hư mục, lửa bốc bốn bề. Các con ông trưởng giả ở trong đó, chẳng biết sợ. Cũng không biết gì là lửa. Gì là cháy. Cứ ngũ dục rong chơi, tranh giành hơn thua…”.

Chủ nhân là chân tâm. Chân tâm không đi đâu nhưng bị hoàn toàn lãng quên. Tội lỗi ác nghiệp trùng trùng điệp điệp phát khởi, hình thành năm uẩn. Tham sân lửa cháy bốn bề. Đức Phật phải hiện thân năm uẩn vào chung sống trong nhà lửa để chỉ giáo cho đàn trẻ biết sợ lửa, phát tâm cầu ra khỏi luân hồi sanh tử.

Hàng đệ tử Phật tu theo giáo lý tam thừa, thoát ly ảo giác của thức uẩn. Thoát nhà lửa, đến chỗ đất trống ở ngã tư đường. Nghĩa là chứng tứ đế, đạt Bát Nhã chân không. Nhãn quang đã đắc đạo nhận chân được tam giới chỉ là giấc mộng duy thức biến trong khi chân tâm vẫn vĩnh hằng. Chẳng những hơn thua tranh chấp là chuyện trẻ nít mà ngay những công phu tu tập, Phật sự gánh vác theo suy tính của vọng tâm, cũng chỉ là đêm qua chiêm bao. Từ nay cần hành xử xứng tánh, đúng với bản thể chân như, hành giả sẽ hoàn toàn thanh thản tự tại ra vào tam giới, tùy duyên giáo hóa chúng sanh trong nhà lửa. Họ liền được Phật thọ ký.

Ba cỗ xe đồng tới một đích là Nhất Thừa tiến về Phật quả.

PHÁP SƯ

Phật gọi Dược Vương Bồ-tát để nói phẩm này. Xem bổn sự của Bồ-tát thì ngài đã phá ngã chấp và pháp chấp, được giải-nhất-thiết-chúng-sanh-ngữ-ngôn-đà-la-ni. Tâm ngài lồng vào tâm tất cả chúng sanh, biết rõ họ muốn gì có khả năng gì nên giáo hóa dễ dàng. Ngài được tên là Dược Vương vì giải trừ được tất cả thân tâm bệnh cho chúng sanh. Ai trông thấy ngài cũng vui mừng (Nhất thiết chúng sanh hỷ kiến Bồ-tát). Đức Phật đã chọn một vị đủ tư cách như vậy để giao phó trách nhiệm làm pháp sư Pháp Hoa. Pháp chân thật khó hiểu khó tin nên phải người đích đáng mới có thể truyền bá lưu thông. Thọ trì đọc tụng biên chép giảng nói đều là pháp sư. Phải hội đủ 3 điều kiện : ngồi tòa pháp không, mặc giáp nhẫn nhục, ở nhà từ bi.

Trí Bát Nhã thấy rõ vạn tướng hư vọng nên xử sự được vô ngại. Đối với những thủ đoạn thế gian, tranh giành lấn át, nói xấu nói vu, hành giả bình tĩnh an nhẫn. Một lòng từ bi nói pháp cho người giải thoát luân hồi sanh tử, vào Phật đạo.

AN LẠC HÀNH

Tám mươi vạn ức na do tha Bồ-tát từ mười phương đến dự pháp hội, phát nguyện tại cõi Ta Bà tệ ác hiểm nguy, giảng nói kinh Pháp Hoa, dù phải hy sinh thân mạng. Đức Văn Thù thỉnh Phật có cách nào để an lành hành đạo.

Đức Phật dạy 4 pháp : Hành xứ và thân cn xứ. Ta thường nói có an thân mới lập mạng. Muốn an thân trước hết phải an tâm. Tâm chỉ an khi có tuệ giác tỉnh. Phật dạy quán thật tướng. Tập có kiến giải vạn pháp do nhân duyên sanh, căn trần thức đều hư vọng. Cuộc đời là giấc mộng. Chỉ có nghiệp báo đeo theo sang kiếp khác. Một lòng lo tu học thoát ly sanh tử, trở về sống với chân tâm. Đã có căn bản trí vô lậu, dĩ nhiên hành vi đối xử hẳn siêu phàm. Cuộc đời tự nhiên tốt đẹp an vui.

Tránh duyên nguy hại, không thân cận thế lực lợi danh, tất cả những gì có thể đem ảnh hưởng xấu. Không ham mê ưa thích nên không tranh giành hơn thua, không bực tức buồn phiền, không phải đối phó cũng không bị chi phối.

Cần nhất là khẩu hành an lc. Tuyệt đối không khích bác chế giễu, không bới móc chuyện xấu của người dù là ngoại đạo hay sách vở của họ. Chưa có khả năng chuyển đổi hoàn cảnh, sửa trị lòng người, chúng ta nên dè dặt. Vội đem trái xanh biếu người, hẳn không ai dùng của vừa chua vừa chát. Đợi trái chín ngọt, mọi người sẽ đón mừng. Nhiệt tình xây dựng là rất quý nhưng phải xét lời mình nói có đúng pháp, phải thời, hợp hoàn cảnh, có hiệu quả ? Nếu chỉ gây va chạm vô ích thì thà im lặng. Đã gọi là thế gian hẳn tốt ít xấu nhiều, chúng ta nên tập chịu đựng.

Cuối cùng là nuôi dưỡng trong tâm th nguyện đtn chúng sanh, theo gương các Bồ-tát, tự trang nghiêm với khuôn mẫu 4 an lạc. Mai đây tận tình đem kinh Pháp Hoa giáo hóa chúng sanh, khiến cho muôn loài đồng hưởng an vui giải thoát.

BỒ-TÁT TÒNG ĐỊA DŨNG XUẤT

Mười phương Bồ-tát phát nguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoa ở cõi Ta Bà. Đức Thích Ca từ chối : “Nơi nào có người của địa phương ấy. Chủ nhân phải đóng vai chính, khách chỉ trợ lực mà thôi”. Thanh-văn rất ngạc nhiên. Từ xưa, ai cũng quan niệm Ta Bà là cõi tệ ác. Muốn tu phải đi cõi khác mới có Phật Bồ-tát. Ai ngờ Phật vừa nói dứt lời, từ đất vọt lên 8 vạn hằng hà sa Bồ-tát, da màu hoàng kim, đạo hạnh viên mãn. Bốn vị thượng thủ là :

1/- Thượng-Hạnh, tiêu biểu những người làm được những việc khó làm.

2/- Vô-Biên-Hạnh, khả năng làm được nhiều việc khác nhau.

3/- Tịnh-Hạnh, đức hạnh trong sạch tác động cho người kính phục, dễ giáo hóa.

4/- An-Lập-Hạnh, mẫu người an ổn vững vàng.

Chúng ta hiện đang sống ở Ta Bà, muốn được Bổn Môn Pháp Hoa, cần rèn luyện tự thân theo 4 hạnh trên. Kết hợp lực gia trì của các Bồ-tát với nỗ lực thực chứng của chúng ta, cảnh giới an lạc sẽ mở ra ngay tại ngũ trược ác thế này.

NHƯ LAI THỌ LƯỢNG

Mở đầu 3 lần Phật bảo phải tin hiểu lời nói chắc thật của Như Lai. Cũng 3 lần các Bồ-tát đáp xin một lòng tin và thỉnh Phật nói.

– Tất cả thế gian cho rằng thái tử họ Thích ngồi đạo tràng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Nhưng sự thật ta thành Phật đã từ lâu xa lắm. Thí dụ :

a) Trăm ngàn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi tam thiên đại thiên đem nghiền thành bụi nhỏ tí.

b) Đi về phương Đông, cứ 500.000 muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước mới để rơi một hạt bụi.

c) Như thế cho đến hết số bụi.

d) Tất cả các thế giới đã đi qua, kể cả có bụi hay không có bụi đều đem nghiền ra thành vi trần.

đ) Cứ một trần tính là một kiếp.

e) Từ ta thành Phật đến nay lâu hơn số đó trăm ngàn muôn ức na do tha a tăng kỳ kiếp.

Nay chẳng phải diệt độ mà xướng nói sẽ diệt độ.

Chúng sanh biết Như Lai thường trụ không mất, bèn buông lung coi thường. Nên phải bảo : “Này Tỳ-kheo, Như Lai khó gặp khó thấy”. Họ có luyến mộ khát ngưỡng mới chịu tu.

Thí dụ :

a- Lương y cho các con uống thuốc thật tốt.

b- Đứa chịu uống đã khỏi, đứa không tin không uống cứ đeo bệnh khốn khổ.

c- Lương y cho người báo tin : Cha các ngươi đã chết.

d- Nó không còn chỗ cậy trông mới lấy thuốc ra uống liền khỏi bệnh.

đ- Cha nghe con đã lành mạnh liền trở về cho con thấy. 

Ta hằng nghĩ thế này. Lấy gì cho chúng sanh được vào tuệ vô thượng. Mau thành tựu thân Phật.

PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC

 Bồ-tát nghe Phật nói thọ mạng lâu xa, soi lại mình liền chứng vô sanh pháp nhẫn. Từ đây tu Bổn Môn, sống với chân thật pháp nên bình thản trước những nhục mạ của thế gian, tự tại trước những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Hành giả không sợ hãi mà đón mừng nghịch duyên để thể nghiệm lời Phật dạy, khắc phục những tập khí vô minh. Bồ-tát được vô sanh nhẫn coi khó khăn nguy hiểm là môi trường để tu tạo công đức. Từ đây không sa ngã trước cám dỗ, không nao núng trước mua chuộc, không sờn lòng trước đe dọa. Thoát ly những ảnh hưởng thế gian mới có thể tiếp nhận gia trì lực của mười phương chư Phật, Bồ-tát. Từ nay đủ tư cách làm sứ giả Như Lai, thay Phật đến với đời, đem an lạc cho muôn loài.

Có người được văn trì đà la ni. Có người được nhạo thuyết biện tài đà la ni. Có người được chuyển pháp luân bất thoái. Ngoài ra những ai một lòng tin Phật, tin mình, tiến tu Bổn Môn Pháp Hoa, công đức còn hơn bá thí trì giới, nhẫn nhục trong 80 muôn na do tha kiếp. Người này không cần xây chùa cúng tháp vì trong bản thân họ có đức Phật. Hàng trời người nên phụng thờ họ như phụng thờ Phật.

Tóm lại : Kinh Pháp Hoa dạy hướng nội, tự phấn đấu cải thiện thân tâm, do đây được gia trì lực của hiền thánh, đi cùng lộ trình với các Bồ-tát, hướng về nhất thiết chủng trí. Đấy là tâm huyết đức Phật gởi cho Tăng Ni Phật tử để ngọn đèn chánh pháp mãi ngời sáng.

PHẨM PHỔ MÔN

Muốn vẽ hình đức Quán Thế Âm, phẩm Phổ Môn kệ rằng :

Bi thể giới lôi chấn,

Từ ý diệu đại vân,

Chú cam lồ pháp vũ,

Diệt trừ phiền não diệm.

 

Vô cấu thanh tịnh quang,

Tuệ nhật phá chư ám,

Năng phục tai phong hỏa,

Phổ minh chiếu thế gian.

1- Bit tướng.

a) Thân nghiệp. Thể chất là xót thương (Bi) nên thấy chúng sanh làm ác ắt phải sa đọa, ngài dạy răn như thiên lôi sấm sét, chấn động tinh thần.

b) Ý nghiệp. Lòng từ bao quyện tất cả chúng sanh, thương yêu quý mến như mây lành che phủ cả bầu trời.

c) Khẩu nghiệp. Miệng nói pháp như mưa tuôn, tắt hết lửa phiền não trong tâm chúng sanh, nuôi dưỡng lòng Bồ-đề.

2- Tổng tướng. Mặt trời trí tuệ, toàn một quang minh chiếu phá hết mê muội tối tăm. Phiền não nung nấu động loạn cảm tai nạn lửa cháy gió bão. Sức định tuệ của Bồ-tát tràn lan ánh sáng tiêu sạch vô minh thế gian.

Hai bài kệ dạy chúng ta phải nhớ : Chính vì có trí tuệ, Bồ-tát mới biết thương xót chúng sanh. Chính vì thương xót chúng sanh, Bồ-tát cần tập khai trí tuệ. Bi và Trí là 2 đức không thể rời nhau, là thể chất Bồ-tát.

Kinh Bát Đại Nhân Giác (8 điều giác ngộ của bậc vĩ nhân) có câu : duy tuệ thị nghiệp (Bồ-tát chỉ có trí tuệ là sự nghiệp).

Trí Bát Nhã và tâm đại bi kết hợp nên thiên xứ hữu cầu, thiên xứ ứng. Ngài là cổ Phật Chính Pháp Minh Như Lai. Trên mũ có hình Phật ngồi để hiển ý : dù hiện hữu chung sống với các loại hình mà Phật tuệ không biến đổi. Chúng ta phải nhớ đừng đánh mất ông Phật trong chúng ta khi hòa đồng với mọi người. Trên đường tu tạo công đức, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng dùng Phật tuệ để hòa giải, không để khó khăn nhận chìm. Đức Quán Thế Âm đồng sự. Với người, ngài hiện thân người. Với các cô hồn, ngài hiện ông Tiêu răng nanh mắt xếch lưỡi đỏ. Quán Âm Thị Kính dạy nữ nhân như pháp tu hành thì tất cả hàm oan lại chắp cánh cho mình thăng hoa.

Bước theo hạnh nguyện của Bồ-tát, Bi Trí song tu, chúng ta cố gắng đem an vui cho quanh mình. Hân hạnh được ngài làm bạn lữ đồng hành, chúng ta yên tâm tu học, từng bước từng bước lên Vô-thượng Bồ-đề.

PHẨM PHỔ HIỀN

Phổ Hiền oai đức rầm rộ cùng Bồ-tát thiên long đại chúng đến Kỳ Xà Quật ra mắt Thế Tôn. Ngài là quả đức Pháp Hoa nên ở phẩm chung kết. Muốn được Pháp Hoa không thể lý thuyết suông mà phải từ đại hạnh vào.

Ngài bạch Phật : Sau khi Như Lai diệt độ, chúng sanh làm thế nào để có Pháp Hoa nghĩa là có sức sống thật. Đức Phật thể hiện trọn vẹn bộ kinh Pháp Hoa. Thể là diệu pháp. Dụng là mẫu người thánh thiện hoàn toàn như bông hoa sen trong cõi Ta Bà. Đức Phật hiện hữu, trí tuệ soi sáng thế gian, phước đức an ổn vạn loài.

Sau khi Phật nhập diệt rồi thì sao ?

Phật dạy : Đời sau muốn có kinh Pháp Hoa hay muốn thành Phật như ngài, cần tu 4 pháp : 1) Được chư Phật hộ niệm. 2) Trồng thiện căn. 3) Chánh định. 4) Phát tâm Bồ-đề.

Trí Bát Nhã thấu rõ nguyên nhân cấu tạo năm ấm, những diễn biến của chúng sanh và quốc độ, nhằm mục đích gieo trồng căn lành, khơi dậy tâm Bồ-đề.

Đức Phổ Hiền phát nguyện, sau khi đức Phật diệt độ, sẵn sàng ủng hộ người tu Pháp Hoa. Hoằng dương chánh pháp hẳn bị tà ma chướng cản. Đức Phổ Hiền thần thông lực sẽ ngăn chặn các thứ quấy nhiễu, chuyển yêu ma thành hộ pháp.

PHÁT NGUYỆN - HỒI HƯỚNG - TAM QUY

Phát nguyện nhằm nói lên ý chí quyết tâm làm việc.

Sử dụng thành quả gọi là hồi hướng.

Tam tự quy y là quay về nương tựa ngôi Tam-bảo tự tánh. Tự tánh Tam-bảo là Bát-nhã đức (Phật), Pháp-thân đức (Pháp) và Giải-thoát đức (Tăng).

Trở về an trụ nơi bản tánh thanh tịnh rồi nguyện cho mười phương chúng sanh đều biết quy y với ngôi Tam-bảo vô tận của mình.

Đây là điều kiện then chốt để thành Phật.

Lý Sự Viên Dung

Phật dạy : “Nếu biết tu hành thì hết thảy các pháp đều giúp thành đẳng chánh giác”. Lại nói : “Chưa đến bờ mà bỏ thuyền hẳn bị chìm trong biển khổ”.

Tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp đâu rời pháp tánh tam muội. Mặc áo, ăn cơm, nói bàn, sáu căn thấy biết, mỗi cử mỗi động đều là diệu dụng của pháp tánh. Nếu không biết phản bản hoàn nguyên, cứ theo danh chấp tướng, thì tình mê vọng khởi, tạo chủng chủng nghiệp.

Một niệm hồi quang, phàm tâm chính là thánh tâm, tất cả thế pháp liền thành Phật pháp. Rõ ràng Phật pháp không nằm ngoài thế pháp. Phật pháp chính là sự sống đang linh hoạt ngay bây giờ và ở đây. Chỉ có vấn đề là phải giác tỉnh để cho sự sống hiện tại là tánh Phật giác ngộ giải thoát. Chớ không theo vô minh phiền não đi về khổ đau.

– Đức Trần Nhân Tông trong Cư Trần Lạc Đạo (vui đạo ngay trong đời thế tục) nói :

Phải sạch giới tâm, dồi giới tướng.

Trong ngoài thành Bồ-tát trang nghiêm.

Lòng ngay thờ chúa, thảo thờ cha.

Đủ trung hiếu mới là trượng phu.

– Cụ Nguyễn Du, xuất thân quý tộc, trải bao thăng trầm thế sự, vẫn tuyên bố : “Thử tâm thường định bất ly thiền” trong bài thơ làm ở Lạng Sơn, trên đường đi sứ sang Tàu.

– Hương Hải thiền sư nói về thực tiễn :

Này lời khuyên dặn con nhà thiền.

Lý hiểu rõ, sự cần tiệm tu.

Hằng rèn giới hạnh, luyện công phu.

Bền chí, chớ quên tâm Bồ-đề.

– Tư tưởng lấy ngay cuộc đời, lấy sự sống hàng ngày làm đối tượng tu hành, Tổ Huệ Năng đã có bài thơ nổi tiếng :

Phật pháp tại thế gian

Không lìa thế gian giác,

Lìa thế cầu Bồ-đề

Cũng như tìm sừng thỏ.

Nam mô Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh Pháp Hoa hội thượng Phật Bồ-tát.

 

--- o0o ---

 Trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật ngày: 01-10-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

thu gui me cua con loi cua mot thai nhi Ï khuyên sÃ å µä½ æœº lá Ÿ Giç Cà ri chay Vai trò của Trần Nhân Tông và hòa giải å žå æ 正念正知正見 ý nghĩa chắp tay trong nghi thức phật Tạp bút Lề đời TẠgoi mien bac yeu dau cua toi Mẹo dùng quả nho chữa bệnh háºnh thung 5 bỏ kiên Ï 积极向上的名言警句 å æžœ niệm phật å æžœå žå¾ vien ngoc minh chau Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX 七五三 æ ²ç å Các thực phẩm chay đánh bật ÐÑÑ loi khuyen cuoc song tu nhung nguoi thanh cong gião về เฏ vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao thé tap tho mua xuan toan ven Quảng একব র khà ng 护法 激安仏壇店 cuối đời trắng tay หลวงป แสง hãy còn bỏ vết chim 簡単便利戒名授与水戸 願力的故事