Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế, chẳng đối nhãn học hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không hoặc chẳng không, hoặc ngã
hoặc vô ngã; cũng chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý học hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không hoặc chẳng không, hoặc ngã hoặc vô
ngã.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế, chẳng đối sắc học hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không hoặc chẳng không, hoặc ngã
hoặc vô ngã; cũng chẳng đối thanh hương vị xúc pháp học hoặc thường hoặc
vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không hoặc chẳng không, hoặc ngã hoặc
vô ngã.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế, chẳng đối nhãn thức học hoặc
thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không hoặc chẳng không,
hoặc ngã hoặc vô ngã; cũng chẳng đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức học hoặc
thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không hoặc chẳng không,
hoặc ngã hoặc vô ngã.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế chẳng duyên sắc hoặc
quá khứ hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành; cũng chẳng duyên thọ
tưởng hành thức hoặc quá khứ hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế, chẳng duyên nhãn hoặc quá khứ
hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành; cũng chẳng duyên nhĩ tỷ thiệt
thân ý hoặc quá khứ hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế, chẳng duyên sắc hoặc quá khứ
hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành; cũng chẳng duyên thanh hương
vị xúc pháp hoặc quá khứ hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát khi học như thế, chẳng duyên nhãn thức hoặc quá
khứ hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành; chẳng duyên nhĩ tỷ thiệt
thân ý thức hoặc quá khứ hành, hoặc vị lai hành, hoặc hiện tại hành.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, mặc dù đem hành
tướng không, vắng lặng vô ngã quan sát quá khứ, mà chẳng bởi không, vắng
lặng vô ngã hành nơi quá khứ. Mặc dù đem hành tướng không, vắng lặng vô
ngã quan sát vị lai, mà chẳng bởi không, vắng lặng vô ngã hành nơi vị lai.
Mặc dù đem hành tướng không, vắng lặng vô ngã quan sát hiện tại, mà chẳng
bởi không, vắng lặng vô ngã hành nơi hiện tại.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, tuy quán quá khứ không, vô
ngã, vô ngã sở, vô thường, không hằng, không lâu, an trụ pháp chẳng biến
đổi, mà chẳng hành nơi quá khứ như thế. Tuy quán vị lai không, vô ngã, vô
ngã sở, vô thường, không hằng, không lâu, an trụ pháp chẳng biến đổi, mà
chẳng hành nơi vị lai như thế. Tuy quán hiện tại không, vô ngã, vô ngã sở,
vô thường, không hằng, không lâu, an trụ pháp chẳng biến đổi, mà chẳng
hành nơi hiện tại như thế.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, năng trụ như thế tu hành Bát
nhã Ba la mật đa mau được viên mãn.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành được như thế, tất cả ác ma chẳng thể
làm gì được. Nếu các Bồ tát năng hành được như thế khắp giác biết được tất
cả việc ma, chẳng bị các việc ma chỗ hay dẫn cướp được.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời chẳng duyên
sắc, cũng chẳng duyên thọ tưởng hành thức. Chẳng duyên nhãn, cũng chẳng
duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý. Chẳng duyên sắc, cũng chẳng duyên thanh hương
vị xúc pháp. Chẳng duyên nhãn thức, cũng chẳng duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý
thức.
Chẳng
duyên danh sắc, chẳng duyên nhiễm tịnh. Chẳng duyên điên đảo, kiến, che,
ái hành. Chẳng duyên tham sân si. Chẳng duyên ngã, hữu tình thảy. Chẳng
duyên đoạn thường. Chẳng duyên biên vô biên. Chẳng duyên cõi Dục, Sắc, Vô
Sắc. Chẳng duyên duyên khởi.
Chẳng
duyên địa thủy hỏa phong không thức giới. Chẳng duyên hữu tình giới, pháp
giới. Chẳng duyên có buộc lìa buộc. Chẳng duyên dứt tham sân si. Chẳng
duyên bố thí, xan tham, trì giới phạm giới, an nhẫn giận dữ, tinh tiến
lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ. Chẳng duyên niệm trụ, chánh
đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi. Chẳng duyên dứt điên đảo
thảy. Chẳng duyên tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí. Chẳng duyên từ
bi hỷ xả. Chẳng duyên khổ tập diệt đạo. Chẳng duyên tận trí, vô sanh trí,
vô tạo tác trí. Chẳng duyên vô trước trí. Chẳng duyên dị sanh, Thanh văn,
Ðộc giác, Bồ tát, Phật địa. Chẳng duyên pháp dị sanh, Thanh văn, Ðộc giác,
Bồ tát, Phật. Chẳng duyên trí kiến thần thông. Chẳng duyên giải thoát.
Chẳng duyên trí kiến giải thoát. Chẳng duyên Niết bàn. Chẳng duyên trí
kiến quá khứ vị lai hiện tại. Chẳng duyên Phật trí lực vô úy thảy. Chẳng
duyên cõi Phật thanh tịnh. Chẳng duyên tướng hảo thanh tịnh. Chẳng duyên
Thanh văn viên mãn. Chẳng duyên Ðộc giác viên mãn. Chẳng duyên Bồ tát viên
mãn. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì tất cả pháp chẳng phải sở duyên vậy.
Vì tất cả pháp chẳng phải năng duyên vậy. Vì chẳng phải tất cả pháp có sở
lấy vậy, mà khá đối kia nói có sở duyên vậy.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu có sở duyên tức có động tác sở đắm chấy lấy. Nếu có chấp
lấy tức có sanh buồn khổ sầu than bi não bén nhọn như mũi tên.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu có sở duyên tức có ràng buộc không đường ra khỏi, do đấy
tất cả ưu não tăng trưởng.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu có sở duyên tức có ỷ chấp động chuyển hý luận. Nếu có sở
duyên tức có các thứ đấu kiện chống trái. Nếu có sở duyên tức có các thứ
vô minh si ám. Nếu có sở duyên tức có khủng bố. Nếu có sở duyên tức có
lưới ma và có ma trói. Nếu có sở duyên tức có khổ bức và cầu an vui.
Thiện
Dũng Mãnh! Bồ tát quán thấy có các thứ tội lỗi như thế thảy, chẳng duyên
các pháp. Vì không sở duyên nên đối tất cả pháp thời không sở lấy. Vì
không sở lấy nên đối tất cả pháp không chấp mà trụ. Như vậy, Bồ tát tuy
không sở duyên mà đối cảnh giới được định tự tại. Mặc dù đối cảnh giới
được định tự tại mà không cậy chấp, cũng không sở trụ.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế đối tất cả pháp được chẳng vin
duyên, không sở chấp trước, không điều tranh luận, đối tất cả pháp không
nhiễm mà trụ. Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này đối khắp tất cả pháp, cảnh
sở duyên đều được lìa buộc, tu hành Bát nhã Ba la mật đa.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, năng trụ như thế, tu hành Bát
nhã Ba la mật đa mau được viên mãn, tất cả ác ma chẳng thể ngăn ngại được,
ma quân quyến thuộc chẳng thể bắt nắm, muốm tìm dở kia trọn chẳng thể
được, cũng chẳng thể phương tiện làm rối loạn; mà trái lại năng hàng phục
ma và ma uqân, khắp năng giác biết được tất cả ác ma, chẳng theo việc ma
tự tại mà hành, chấn động đốt cháy các cung điện của ma. Cũng năng hàng
phục được tất cả ngoại đạo, mà chẳng bị ngoại đạo hàng phục; cũng năng xô
diệt tất cả luận của kẻ khác, mà chẳng bị họ xô diệt lại.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thời đối sắc chẳng
trụ phân biệt, không phân biệt khác; đối thọ tưởng hành thức cũng chẳng
trụ phân biệt, không phân biệt khác. Ðối nhãn chẳng trụ phân biệt, không
phân biệt khác; đối nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng chẳng trụ phân biệt, không
phân biệt khác. Ðối sắc chẳng trụ phân biệt, không phân biệt khác; đối
thanh hương vị xúc pháp cũng chẳng trụ phân biệt, không phân biệt khác.
Ðối
nhãn thức chẳng trụ phân biệt, không phân biệt khác; đối nhĩ tỷ thiệt thân
ý cũng chẳng trụ phân biệt, không phân biệt khác.
Do nhân
duyên đây các Bồ tát này đối các danh sắc chẳng khởi phân biệt, không phân
biệt khác; đối các nhiễm tịnh chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác.
Ðối các duyên khởi chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối các
điên đảo, kiến, che, ái hành chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác.
Ðối các đoạn thường chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác.
Ðối cõi
Dục, Sắc, Vô Sắc chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối hữu tình
giới, pháp giới chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối tham sân
si chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối chắc thật hư dối chẳng
khởi phân biệt, không phân biệt khác.
Ðối địa
thủy hỏa phong không thức giới chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác.
Ðối có buộc lìa buộc chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối ngã,
hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh,
nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả và các tưởng kia chẳng khởi
phân biệt, không phân biệt khác. Ðối bố thí xan tham, trì giới phạm giới,
an nhẫn giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ
chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối niệm trụ, chánh đoạn, thần
túc, căn,lực, giác chi đạo chi chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác.
Ðối dứt điên đảo thảy chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối tĩnh
lự, giải thoát, đẳng trì, đảng chí chẳng khởi phân biệt, không phân biệt
khác. Ðối khổ tập diệt đạo chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối
từ bi hỷ xả chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối tận trí, vô
sanh trí, vô tạo tác trí chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối
các dị sanh, Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát, Phật địa chẳng khởi phân biệt,
không phân biệt khác. Ðối các pháp dị sanh, Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát,
Phật chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối trí kiến thần thông
chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối trí kiến quá khứ vị lai
hiện tại chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối vô trước trí kiến
chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối minh giải thoát chẳng khởi
phân biệt, không phân biệt khác. Ðối giải thoát và giái thoát trí kiến
chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối chư Phật trí lực, vô úy
thảy chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối tướng hảo thanh tịnh
chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối cõi Phật thanh tịnh chẳng
khởi phân biệt, không phân biệt khác. Ðối Thanh văn viên mãn chẳng khởi
phân biệt, không phân biệt khác. Ðối Ðộc giác viên mãn chẳng khởi phân
biệt, không phân biệt khác. Ðối Bồ tát viên mãn chẳng khởi phân biệt,
không phân biệt khác. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Nếu có phân biệt thời
phân biệt khác. Nếu đối chỗ này không có phân biệt, thời đối chỗ ấy không
phân biệt khác. Ngu phu dị sanh tất cả đều là phân biệt khởi ra, kia tưởng
đều từ phân biệt khác mà khởi. Vậy nên, Bồ tát chẳng khởi phân biệt, không
phân biệt khác.
Thiện
Dũng Mãnh! Nói phân biệt ấy là bên thứ nhất, phân biệt khác ấy là bên thứ
hai. nếu đối chỗ này chẳng khởi phân biệt, không phân biệt khác, thời đối
chỗ ấy xa lìa hai bên, cũng không có giữa.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu bảo có giữa cũng là phân biệt, phân biệt giữa ấy cũng gọi
có bên. Nếu đối chỗ này có phân biệt ấy, thời đối chỗ đây có phân biệt
khác. Do nhân duyên đây không nghĩa dứt phân biệt, phân biệt khác. Nếu đối
chỗ này không phân biệt ấy, thời đối chỗ đấy không phân biệt khác. Do nhân
duyên đây có nghĩa dứt phân biệt, phân biệt khác.
Thiện
Dũng Mãnh! Nói dứt phân biệt ấy, nghĩa là với trong ấy đều không bị dứt.
Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Do không bị có, vì sức hư dối phân biệt, phân
biệt khác, phát khởi điên đảo. Vì kia vắng lặng nên điên đảo cũng không.
Vì điên đảo không có, nên trọn không bị dứt.
Thiện
Dũng Mãnh! Không bị dứt ấy, phải biết thêm lời chỉ rõ khổ dứt hết. Nghĩa
là với trong ấy không chút dứt khổ nên gọi khổ dứt. Nếu khổ tự tánh có
chút chơn thật khá có bị dứt, nhưng tự tánh khổ không chút chơn thật nên
không bị dứt, chỉ thấy khổ không có nữa nên gọi khổ dứt. Nghĩa là biết
khắp khổ trọn không tự tánh chút phần khá được nên gọi khổ dứt. Có các kẻ
đối khổ trọn không phân biệt, không phân biệt khác, gọi khổ vắng lặng, tức
là nghĩa khiến khổ chẳng sanh khởi.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng thấy được như thế thời đối các pháp chẳng
khởi phân biệt, không phân biệt khác. Thiện Dũng Mãnh! Ðấy gọi Bồ tát biết
khắp tánh phân biệt phân biệt khác, tu hành Bát nhã Ba la mật đa.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, năng trụ như thế được, tu
hành Bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn. Tất cả ác ma chẳng thể ngăn
ngại được. Các ma quân chúng khởi ra sự nghiệp đều giác biết được. Có các
ra làm chẳng theo ma sự tự tại mà chuyển, khiến các ác ma tự nhiên lui
tan; xô đẩy quân chúng kia khiến nó mòn mỏi dần, thân tâm thư thới, lìa
các sợ hãi, ác ma quân chúng chẳng thể làm rối não được. Ngăn dứt tất cả
nhân đi tới ác thú, dứt lấp đường tắt các tà thế gian, lìa các đen tối
vượt qua dòng bạo. Ðối tất cả pháp được mắt thanh tịnh, làm ánh sáng lớn
cho loại hữu tình. Nối thịnh giống Phật chẳng cho đoạn tuyệt, chứng được
chơn đạo. Tánh đạo bình đẳng thương xót hữu tình, khởi mở mắt tịnh pháp.
Ðầy đủ tinh tiến lìa các biếng lười được đặng an nhẫn xa lòng giận dữ, vào
thắng tĩnh lự không chỗ nương tựa, được chơn bát nhã thành huệ thông suốt.
Khiển trừ ác tác, xa lìa che buộc, ra khỏi lưới ma, xé lưới các ái, an trụ
chánh niệm không điều quên mất. Ðược giới thanh tịnh, đến bờ tịnh giới. An
trụ công đức, lìa các lầm lỗi. Ðược sức định huệ chẳng thể động lay, tất
cả ngoại luận chẳng thể đè bẹp. Ðược các pháp tịnh hẳn không lui mất.
Tuyên nói các pháp được vô sở úy, vào các đại chúng tâm không khiếp nhược,
thí các diệu pháp không điều giấu lẫn. Ðem đạo bình đẳng tịnh các đường
sá. Thề lìa tà đạo, tu pháp nên tu. Ðem pháp thanh tịnh xông ướp nên xông.
Ðem huệ thanh tịnh, tịnh chỗ nên tịnh. Khí độ sâu rộng in như biển cả, yên
lặng chẳng động khó so lường được. Biển pháp vô biên quá các số lượng.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế thành tựu đây và vô biên công
đức khác. Công đức như thế khó lường nói bờ bến, trừ Phật Thế Tôn không ai
biết được!
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thế, diệu
sắc không giảm, của ngôi không giảm, quyến thuộc không giảm, nòi giống
không giảm, gia tộc không giảm, cõi nước không giảm. Chẳng sanh biên địa,
chẳng gặp không rảnh, chẳng ở chung cùng hữu tình uế ác, cũng chẳng gần
gũi sự nghiệp bất tịnh.
Tự tâm
không lui, trí huệ không kém. Theo người nghe thọ các thứ pháp môn đều
năng hội vào được pháp tánh bìnhđẳng. Nối thịnh giống Phật, Nhất thiết trí
trí khiến thường hưng thịnh không có dứt tuyệt. Ðối các Phật pháp đã đưọc
sáng láng, đã được gần kề Nhất thiết trí trí. Nếu có ác ma đi tới chỗ kia
muốn làm não loạn thời khiến ma kia và quyến thuộc đều thành tro bụi, biện
tài mất vội, chài lưới đều tuyệt; giả sử trăm ức ma và quân chúng đều đến
phá rối, tâm chẳng lay động; liền đấy ác ma và các quân chúng kinh sợ lui
tan. Nó khởi nghĩ này: Nay Bồ tát đây đã vượt cảnh ta, kia đối cảnh giới
ta chẳng còn đang đi, chẳng còn đang đứng, chẳng còn say đắm nữa; khiến
các hữu tình ở cảnh giới ta đều phải ra lìa, buồn bã rầu rĩ thoát mất! Khi
đó các ác ma khởi nghĩ này rồi sầu ưu buồn than đau khổ cùng bảo cho nhau
rằng: Nay Bồ tát đây tổn hại bọn chúng ta và bà con bè lũ, khiến cho không
còn thế lực nữa! Nói rồi đều sanh buồn khổ hối hận.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm,
tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, hội Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, khi
ấy cung điện ma đều mất uy sáng, nơi nơi sanh dần tướng khói lửa hừng hực,
ác ma kinh sợ rầu buồn khổ não như dao đâm lòng, như trúng tên độc, đều
cùng tổn thương ta thán, khởi lời như vầy: Nay Bồ tát đây sẽ khiến hữu
tình chẳng chịu nghe lời trưng phát của chúng ta. Nay Bồ tát đây sẽ khiến
hữu tình ra cõi chúng ta. Nay Bồ tát đây sẽ khiến hữu tình thoát giới
chúng ta. Nay Bồ tát đây sẽ khiến hữu tình chẳng ở cảnh ta. Nay Bồ tát đây
sẽ khiến hữu tình đoạn diệt giới ta. Nay Bồ tát đây sẽ khiến hữu tình phá
chài lưới ta. Nay Bồ tát đây sẽ vớt hữu tình khiến nó ra hẳn các dục bùn
lầy. Nay Bồ tát đây sẽ khiến hữu tình thoát lưới các kiến. Nay Bồ tát đây
sẽ khiến hữu tình ra khỏi đường che tà. Nay Bồ tát đây an lập hữu tình
khiến trụ chánh đạo. Nay Bồ tát đây dẫn các hữu tình khiến nó ra khỏi hẳn
rừng rậm các kiến!
Thiện
Dũng Mãnh! Các ác ma kia thấy Bồ tát này có các thắng nghĩa lợi như thế
thảy sầu ưu khổ não như tên đâm tim. Ví như có người mất kho báu lớn, trọn
nên sầu ưu khổ não rộng lớn. Như vậy ác ma hối hận hết sức như trúng tên
độc, sầu ưu khổ não, ngày đêm kinh hoàng chẳng còn vui muốn bản tòa nữa.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm,
tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, hội Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, khi
đó các ác ma nhóm chung một chỗ, suy tìm phương tiện muốn phá hoại Bồ tát,
bảo lẫn nhau rằng: Chúng ta ngày nay nên lập kế nào, làm sự nghiệp gì hoại
chỗ tu chánh hạnh của Bồ tát đây? Khi chúng ác ma ôm lòng nghi ngờ rầu lo
chẳng vui như trúng tên độc, mới khuyên gắng cùng nhau đến chỗ Bồ tát rình
tìm điều dở, hiện việc sợ hãi. Do đây Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa
sức uy thần nên các chúng ác ma dốc hết nơi thần lực hãy chẳng thể động
đầu sợi lông của Bồ tát, huống khiến thân tâm Bồ tát biến khác. Khi ác ma
nhận biết Bồ tát xa lìa việc kinh sợ dựng lông thảy, bèn lập các thứ
phương tiện mỵ hoặc, tâm thần đều yếu vì ôm sợ hãi, nên các việc mỵ hoặc
đều chẳng thể thành công được.
Bấy giờ
ác ma vương bèn khởi nghĩ này: Ta hãy chẳng thể phá hoại Bồ tát này được
huống quyến thuộc ta, hoặc các kẻ khác năng hoại được. Nghĩ thế rồi kinh
sợ, lực tận kế cùng, trở về lại tự cung rầu buồn mà sống. Như vậy, Bồ tát
tu hành Bát nhã Ba la mật đa đủ đại oai lực, ác ma quyến thuộc hãy chẳng
thể khiến như chừng gảy móng tay tâm có mê hoặc, huống nào năng làm các
việc chướng ngại khác.
Thiện
Dũng Mãnh! Như vậy, Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức
trí huệ sức đại oai thần như thế. Giả sử các loại hữu tình thế giới Tam
thiên đại thiên đều biến làm ma, mỗi mỗi đều đem bấy nhiêu ma chúng vì
đích làm rối loạn, nên đến chỗ Bồ tát dốc hết thần lực cũng chẳng thể ngăn
ngại chỗ tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Bấy giờ
Bồ tát trọn nên sức dao gươm Bát nhã sâu thẳm vậy, cũng lại trọn nên chẳng
thể nghĩ bàn, chẳng thể so lường và sức vô đẳng đẳng Bát nhã vậy, nên
chẳng bị tất cả ma quân bạo ác làm hàng phục.
Thiện
Dũng Mãnh! Ôi! Con dao lớn nhất là dao Bát nhã. Ôi! Chiếc gươm to nhất là
gươm Bát nhã. Ôi! Sức mạnh lớn nhất là sức Bát nhã. Vậy nên, Bát nhã Ba la
mật đa chẳng phải cảnh địa chỗ đi của các ác ma!
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Có các ngoại Tiên được bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc,
vượt cảnh dục ma, sanh các Phạm thiên bốn bậc vô sắc, kia đối Bồ tát
thường sở trọn nên thế gian diệu huệ, hãy chẳng phải cảnh hành, huống thật
Bát nhã Ba la mật đa, huống nào ác ma năng hành cảnh đây. Kia đối ngoại
Tiên diệu huệ đã được định sắc vô sắc hãy chẳng phải cảnh hành, huống đối
Bát nhã Ba la mật đa.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát trọn nên Bát nhã Ba la mật đa, bấy giờ Bồ tát
gọi là kẻ trọn nên uy lực lớn. Nếu có trọn nên uy lực Bát nhã tức gọi là
kẻ trọn nên dao huệ bén sắc, nếu có trọn nên dao bén Bát nhã tức gọi là kẻ
trọn nên gươm huệ bén sắc, các ác ma quân chẳng thể hàng phục được tất cả
ma quân.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát trọn nên Bát nhã Ba la mật đa dao
gươm huệ bén sắc đủ đại thế lực, các Bồ tát này đối tất cả chỗ không nương
dựa vào đâu, có các sở tác cũng không nương đâu. Vì cớ sao? Thiện Dũng
Mãnh! Nếu có nương thời có dời chuyển. Nếu có dời chuyển thời có lay động.
Nếu có lay động thời có hý luận.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các hữu tình có nương có chuyển lay động hý luận, các hữu
tình này hành theo sức ma, chưa thoát khỏi cảnh ma.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các hữu tình dù được cho đến sanh lên cõi Hữu đảnh, có chỗ
nương dựa hệ thuộc bị nương, chỗ nương nơi nương, kia ắt đọa lại trong
cảnh giới ma, chưa thoát khỏi bao nhiêu chài lưới ác ma, bị ác ma buộc
còng thường dắt đem theo, như trái mãnh-lý và trái a-lạ-trà-ca-lạ-ma và
tất cả các Tiên ngoại đạo khác, nương dựa vô sắc, hệ thuộc bị nương chỗ
nương nơi nương.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, tu Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm, hội Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, các Bồ tát này
đối tất cả chỗ không bị nương dựa, có các sở tác cũng không bị nương.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát mạnh mẽ tinh tiến tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
tùy thuận an trụ, bấy giờ Bồ tát chẳng nương dựa sắc, cũng chẳng nương dựa
thọ tưởng hành thức. Chẳng nương dựa nhãn, cũng chẳng nương dựa nhĩ tỷ
thiệt thân ý. Chẳng nương dựa sắc, cũng chẳng nương dựa thanh hương vị xúc
pháp. Chẳng nương dựa nhãn thức, cũng chẳng nương dựa nhĩ tỷ thiệt thân ý
thức. Chẳng nương dựa danh sắc. Chẳng nương dựa điên đảo kiến thú các che
và các ái hành. Chẳng nương dựa duyên khởi. Chẳng nương dựa cõi Dục, Sắc,
Vô sắc. Chẳng nương dựa ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ
phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả
và các tưởng kia. Chẳng nương dựa địa thủy hỏa phong không thức giới.
Chẳng nương dựa hữu tình giới, pháp giới. Chẳng nương dựa sơ tĩnh lự cho
đến phi tưởng phi phi tưởng xứ. Chẳng nương dựa có ái, chẳng nương dựa
không có ái. Chẳng nương dựa đoạn thường. Chẳng nương dựa hữu tánh, chẳng
nương dựa vô tánh. Chẳng nương dựa bố thí xan tham, trì giới phạm giới, an
nhẫn giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn, bát nhã ác huệ.
Chẳng nương dựa niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo
chi. Chẳng nương dựa dứt điên đảo thảy.Chẳng nương dựa tĩnh lự, giải
thoát, đẳng trì, đẳng chí. Chẳng nương dựa khổ tập diệt đạo. Chẳng nương
dựa tận trí, vô sanh trí, vô tạo tác trí. Chẳng nương dựa vô trước trí
kiến. Chẳng nương dựa minh và giải thoát. Chẳng nương dựa giải thoát trí
kiến. Chẳng nương dựa dị sanh, Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát, Phật địa.
Chẳng nương dựa pháp dị sanh, Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát, Phật. Chẳng
nương dựa Niết bàn. Chẳng nương dựa trí kiến quá khứ vị lai hiện tại.
Chẳng nương dựa tánh bình đẳng ba đời. Chẳng nương dựa Phật trí lực vô úy
thảy. Chẳng nương dựa Nhất thiết trí trí. Chẳng nương dựa tướng hảo viên
mãn. Chẳng nương dựa cõi Phật viên mãn. Chẳng nương dựa chúng Thanh văn
viên mãn. Chẳng nương dựa chúng Bồ tát viên mãn. Chẳng nương dựa tất cả
pháp. Chẳng nương dựa dời chuyển. Chẳng nương dựa động lay. Chẳng nương
dựa hý luận.
Do
không nương dựa trừ khiển tất cả, cũng chẳng chấp trước đạo không nương
dựa. Ðối không nương dựa cũng chẳng ỷ chấp. Cũng lại chẳng đắc đây là
nương dựa, cũng lại chẳng đắc nương dựa ở đây, cũng lại chẳng đắc nương
dựa thuộc đây, cũng lại chẳng đắc nương dựa cái nương đây. Ðối chỗ nương
dựa cũng không ỷ chấp. Như vậy, Bồ tát đối các nương dựa không ỷ cậy,
không đắc, không chấp, không lấy, không nói, không mừng, không đắm mà trụ.
Chẳng bị tất cả nương dựa làm nhiễm, đối các nương dựa cũng không trệ
ngại, chứng được tịnh pháp tất cả nương dựa.
Thiện
Dũng Mãnh! Các Bồ tát đây nương tất cả pháp mới nương dựa trí kiến thanh
tịnh vi diệu tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Do đây ác ma chẳng thể được
tiện, ác ma quân chúng chẳng thể hàng phục mà năng hàng phục được tất cả
ma quân.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát chưa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng
giác, trước nên nhóm chứa vô lượng vô biên tư lương căn lành; cúng dường
nhiều Phật, thờ nhiều bạn lành, ở nhiều chỗ Phật thỉnh hỏi pháp yếu, phát
thệ nguyện rộng, ý lạc đầy đủ. Ðối các hữu tình ưa hành bố thí. Ðối giới
thanh tịnh tôn trọng hộ trì. Nhẫn nhục nhu hòa thảy đều đầy đủ. Mạnh mẽ
tinh tiến lìa các lười biếng. Tôn trọng tu hành tĩnh lự trắng sạch. Ðối
huệ thanh tịnh cung kính tu học. Các Bồ tát này đã phát tâm Vô thượng
Chánh đẳng giác, lại nên tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa, dùng sức
trí huệ dẹp các chúng ma, hằng khởi nghĩ này: Chớ để cho ác ma rình tìm dở
của ta làm việc rối loạn. Do nhờ sức ấy nên khiến các ác ma chẳng thể được
tiện ngăn chỗ tu học. Cũng khiến chúng ma chẳng khởi tâm này: Ta phải rình
tìm dở Bồ tát đây làm việc rối loạn, ngăn ngại sở tu. Nếu chúng khởi tâm
ấy, tức khiến nó tự giác rằng: Ta làm việc đây ắt gặp khổ lớn. Do đấy phát
khởi tâm rất sợ hãi: Chớ ta thời nay chết mất thân mạng, nên phải dứt ngay
tâm rối loạn đây. Liền đấy ác tâm ma quân ẩn mất. Thiện Dũng Mãnh! Do nhân
duyên đây ác ma quân chúng chẳng thể ngăn ngại chỗ học Bát nhã Ba la mật
đa của Bồ tát.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa khởi
muốn thuần tịnh, tăng ý vui lên, hết lòng tôn trọng, khen gợi công đức,
khởi tưởng Ðại sư. Nghe thuyết pháp giáo tương ưng sáu thứ Ba la mật đa,
cũng chẳng phát khởi do dự nghi ngờ. Nghe pháp sâu thẳm tâm chẳng mê lầm,
cũng lại chẳng khởi do dự nghi ngờ. Quyết chẳng gây làm nghiệp cảm thiếu
Chánh pháp, cũng chẳng phát khởi tâm cảm thiếu pháp. Khuyên dẫn vô lượng
vô biên hữu tình tín thọ tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Khen gắng
vô lượng vô biên hữu tình cũng khiến tín thọ tu học sáu thứ Ba la mật đa.
Các Bồ tát này trước tịnh ý lạc, tất cả ý lạc đều không tạp nhiễm. Các ác
ma quân chẳng thể ngăn ngại được, rình tìm dở kia cũng chẳng thể được. Sự
nghiệp các ma đều giác biết được. Tất cả ác ma chẳng thể dẫn cướp được.
Chẳng theo sức ma tự tại mà hành.
Thiện
Dũng Mãnh! Do nhân duyên đây, các Bồ tát này ác ma và quyến thuộc chẳng
thể làm rối loạn được.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng
hành tướng hợp sắc, chẳng hành tướng lìa sắc; chẳng hành tướng hợp thọ
tưởng hành thức, chẳng hành tướng lìa thọ tưởng hành thức. Chẳng hành
tướng hợp nhãn, chẳng hành tướng lìa nhãn; chẳng hành tướng hợp nhĩ tỷ
thiệt thân ý, chẳng hành tướng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý. Chẳng hành tướng
hợp sắc, chẳng hành tướng lìa sắc; chẳng hành tướng hợp thanh hương vị xúc
pháp, chẳng hành tướng lìa thanh hương vị xúc pháp. Chẳng hành tướng hợp
nhãn thức, chẳng hành tướng lìa nhãn thức; chẳng hành tướng hợp nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức, chẳng hành tướng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý thức.
Chẳng
hành tướng hợp lìa tướng sắc, chẳng hành tướng hợp lìa tướng thọ tưởng
hành thức. Chẳng hành tướng hợp lìa tướng nhãn, chẳng hành tướng hợp lìa
tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý. Chẳng hành tướng hợp lìa tướng sắc, chẳng hành
tướng hợp lìa tướng thanh hương vị xúc pháp. Chẳng hành tướng hợp lìa
tướng nhãn thức, chẳng hành tướng hợp lìa tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức.
Chẳng
hành tướng sắc thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng thọ tưởng
hành thức thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng nhãn thanh tịnh
chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thanh tịnh chẳng
thanh tịnh. Chẳng hành tướng sắc thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành
tướng thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành
tướng nhãn thức thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng nhĩ tỷ thiệt
thân ý thức thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng
hành tướng duyên sắc thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng duyên
thọ tưởng hành thức thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng duyên
nhãn thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng duyên nhĩ tỷ thiệt thân
ý thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng duyên sắc thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, chẳng hành tướng duyên thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh
chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng duyên nhãn thức thanh tịnh chẳng thanh
tịnh, chẳng hành tướng duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý thức thanh tịnh chẳng
thanh tịnh.
Chẳng
hành tướng hợp lìa khởi sắc thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng
hợp lìa khởi thọ tưởng hành thức thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành
tướng hợp lìa khởi nhãn thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp
lìa khởi nhĩ tỷ thiệt thân ý thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng
hợp lìa khởi sắc thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa
khởi thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng
hợp lìa khởi nhãn thức thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp
lìa khởi nhĩ tỷ thiệt thân ý thức thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng
hành tướng hợp lìa duyên sắc tự tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng
hành tướng hợp lìa duyên thọ tưởng hành thức tự tánh thanh tịnh chẳng
thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa duyên nhãn tự tánh thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý tự tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa duyên sắc tự tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa duyên thanh hương vị
xúc pháp tự tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa
duyên nhãn thức tự tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp
lìa duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý thức tự tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng
hành tướng hợp lìa sắc bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành
tướng hợp lìa thọ tưởng hành thức bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng hành tướng hợp lìa nhãn bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng
hành tướng hợp lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý bản tánh thanh tịnh chẳng thanh
tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa sắc bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh,
chẳng hành tướng hợp lìa thanh hương vị xúc pháp bản tánh thanh tịnh chẳng
thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa nhãn thức bản tánh thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý thức bản tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng
hành tướng hợp lìa duyên sắc bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng
hành tướng hợp lìa duyên thọ tưởng hành thức bản tánh thanh tịnh chẳng
thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa duyên nhãn bản tánh thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý bản tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa duyên sắc bản tánh
thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa duyên thanh hương vị
xúc pháp bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa
duyên nhãn thức bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp
lìa duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý thức bản tánh thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng
hành tướng hợp lìa sắc quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh
tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa thọ tưởng hành thức quá khứ vị lai hiện tại
thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa nhãn quá khứ vị lai
hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa nhĩ tỷ
thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng
hành tướng hợp lìa sắc quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh
tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa thanh hương vị xúc pháp quá khứ vị lai hiện
tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa nhãn thức quá
khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa
nhĩ tỷ thiệt thân ý thức quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh
tịnh.
Chẳng
hành tướng hợp lìa duyên sắc quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa duyên thọ tưởng hành thức quá khứ vị
lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa duyên
nhãn quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng
hợp lìa duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng
thanh tịnh. Chẳng hành tướng hợp lìa duyên sắc quá khứ vị lai hiện tại
thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa duyên thanh hương vị
xúc pháp quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành
tướng hợp lìa duyên nhãn thức quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, chẳng hành tướng hợp lìa duyên nhĩ tỷ thiệt thân ý thức quá
khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, thời chẳng cùng sắc hoặc hợp
hoặc lìa, cũng chẳng cùng thọ tưởng hành thức hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng
cùng nhãn hoặc hợp hoặc lìa, cũng chẳng cùng nhĩ tỷ thiệt thân ý hoặc hợp
hoặc lìa. Chẳng cùng sắc hoặc hợp hoặc lìa, cũng chẳng cùng thanh hương vị
xúc pháp hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng nhãn thức hoặc hợp hoặc lìa, cũng
chẳng cùng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng danh sắc
hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng điên đảo kiến thú các che và các ái hành
hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng cõi Dục, Sắc, Vô Sắc hoặc hợp hoặc lìa.
Chẳng cùng tham sân si hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng ngã, hữu tình, mạng
giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác
giả, thọ giả, tri giả, kiến giả, hữu, vô hữu tưởng hoặc hợp hoặc lìa.
Chẳng cùng đoạn thường hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng giới xứ hoặc hợp hoặc
lìa. Chẳng cùng hữu tình giới, pháp giới hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng địa
thủy hỏa phong không thức giới hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng duyên khởi
hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng năm diệu dục hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng
tạp nhiễm thanh tịnh hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng bố thí xan tham, trì
giới phạm giới,an nhẫn giận dữ, tinh tiến lười biếng, tĩnh lự tán loạn,
diệu huệ ác huệ hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng niệm trụ, chánh đoạn, thần
túc, căn, lực, giác chi, đạo chi hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng đoạn điên
đảo thảy hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng
chí hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng khổ tập diệt đạo hoặc hợp hoặc lìa.
Chẳng cùng chỉ quán hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng minh và giải thoát hoặc
hợp hoặc lìa. Chẳng cùng giải thoát trí kiến hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng
cùng vô lượng thần thông hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng dị sanh, Thanh
văn, Ðộc giác, Bồ tát, Phật địa hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng pháp dị
sanh, Thanh văn, Ðộc giác, Bồ tát Phật hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng tận
trí, vô sanh trí, vô tạo tác trí, vô trước trí hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng
cùng sanh tử Niết bàn hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng Phật trí lực, vô úy
thảy hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng tướng hảo viên mãn hoặc hợp hoặc lìa.
Chẳng cùng cõi Phật trang nghiêm hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng Thanh văn
viên mãn hoặc hợp hoặc lìa. Chẳng cùng Ðộc giác viên mãn hoặc hợp hoặc
lìa. Chẳng cùng Bồ tát viên mãn hoặc hợp hoặc lìa. Vì cớ sao? Thiện Dũng
Mãnh! Vì tất cả pháp không có hợp lìa vậy.
Thiện
Dũng Mãnh! Chẳng phải tất cả vì hợp lìa vậy mà hiện tại tiền. Thiện Dũng
Mãnh! Hợp ấy là thường, lìa ấy là đoạn. Thiện Dũng Mãnh! Tành tất cả pháp
chẳng bởi giác sát có hợp có lìa. Thiện Dũng Mãnh! Tánh tất cả pháp chẳng
vì hợp vậy lìa vậy hiện tại tiền.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu tánh các pháp vì hợp vì lìa hiện tại tiền ấy, thời lẽ các
pháp khá được kẻ tác kẻ khiến tác, kẻ khởi kẻ khiến khởi, kẻ thọ kẻ khiến
thọ, kẻ biết kẻ khién biết, kẻ thấy kẻ khiến thấy, kẻ hợp kẻ khiến hợp, kẻ
lìa kẻ khiến lìa. Như Lai cũng lẽ thi thiết các pháp: đây là kẻ tác kẻ
khiến tác, cho đến kẻ lìa kẻ khiến lìa.
Thiện
Dũng Mãnh! Vì tánh các pháp chẳng vì hợp lìa hiện tại tiền, nên các pháp
không có kẻ tác kẻ khiến tác, cho đến kẻ lìa kẻ khiến lìa chút phần khá
được. Vì chẳng thể được nên Phật chẳng thi thiết.
Thiện
Dũng Mãnh! Các pháp đều bởi điên đảo khởi ra, chẳng phải các điên đảo có
hợp có lìa. Vì cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các việc điên đảo không chút khá
được, cũng chẳng khá được tánh thật sanh thật khởi. Vì cớ sao? Thiện Dũng
Mãnh! Ðiên đảo chẳng thật, hư vọng dối trá, trống rỗng không có gì. Chẳng
phải với trong ấy có chút thật pháp khá gọi tên điên đảo!
Thiện
Dũng Mãnh! Ôi, điên đảo ấy mê loạn hữu tình, thí cho hữu tình dối trá, các
loại hữu tình hiển hiện ra bởi hư vọng phân biệt, khiến các hữu tình quấy
sanh ỷ chấp, động chuyển hý luận.
Thiện
Dũng Mãnh! Như đem nắm tay trống không dối gạt đứa bé mới tập đi đứng, vì
nó không biết nên bảo có thật vật. Ngu phu dị sanh cũng lại như thế, bị hư
vọng điên đảo lừa gạt, đối tất cả pháp tánh chẳng hợp lìa mà vọng thấy hợp
lìa bảo là thật có, ngu si điên đảo vói trong không thật khởi tưởng có
thật, khó nổi giải thoát được. Vậy nên tất cả ngu phu dị sanh vọng thấy
hợp lìa, điên đảo ràng buộc trôi rong sanh tử bảo rằng hợp được hợp, trụ
hợp thấy hợp. Vì chấp có hợp mới bèn chấp có lìa, nghĩa là trừ khiển hợp
mà được lìa vậy.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu chỗ có hợp, chỗ ấy có lìa. Nếu đối trong hợp không đắc
không ỷ, chẳng khởi chấp trước, cũng chẳng thấy lìa. Thiện Dũng Mãnh! Nếu
đối trong lìa có đắc có ỷ, khởi ra chấp trước, kia bèn có hợp, cùng khổ
sanh tử chưa thể chia lìa được.
Thiện
Dũng Mãnh! Các Bồ tát này vì quán nghĩa đây nên đối các pháp tánh chẳng
hợp chẳng lìa, cũng chẳng vì pháp hoặc hợp hoặc lìa mà có sở tác hoặc có
tu học.
Thiện
Dũng Mãnh! Các Bồ tát này biết khắp hợp lìa, tu hành Bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Dũng Mãnh! Bồ tát như vậy an trụ Bát nhã Ba la mật đa mau được viên
mãn pháp Nhất thiết trí.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng
hành sắc đắm không đắm, chẳng hành thọ tưởng hành thức đắm không đắm.
Chẳng hành nhãn đắm không đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý đắm không
đắm. Chẳng hành sắc đắm không đắm, chẳng hành thanh hương vị xúc pháp đắm
không đắm. Chẳng hành nhãn thức đắm không đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt
thân ý thức đắm không đắm. Chẳng hành sắc thanh tịnh đắm không đắm, chẳng
hành thọ tưởng hành thức thanh tịnh đắm không đắm. Chẳng hành nhãn thanh
tịnh đắm không đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thanh tịnh đắm không
đắm. Chẳng hành sắc thanh tịnh đắm không đắm, chẳng hành thanh hương vị
xúc pháp thanh tịnh đắm không đắm. Chẳng hành nhãn thức thanh tịnh đắm
không đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức thanh tịnh đắm không đắm.
Chẳng hành sắc sở duyên đắm không đắm, chẳng hành thọ tưởng hành thức sở
duyên đắm không đắm. Chẳng hành nhãn sở duyên đắm không đắm, chẳng hành
nhĩ tỷ thiệt thân ý sở duyên đắm không đắm. Chẳng hành sắc sở duyên đắm
không đắm, chẳng hành thanh hương vị xúc pháp sở duyên đắm không đắm.
Chẳng hành nhãn thức sở duyên đắm không đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân
ý thức sở duyên đắm không đắm. Chẳng hành sắc hợp lìa đắm không đắm, chẳng
hành thọ tưởng hành thức hợp lìa đắm không đắm. Chẳng hành nhãn hợp lìa
đắm không đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý hợp lìa đắm không đắm. Chẳng
hành sắc hợp lìa đắm không đắm, chẳng hành thanh hương vị xúc pháp hợp lìa
đắm không đắm. Chẳng hành nhãn thức hợp lìa đắm không đắm, chẳng hành nhĩ
tỷ thiệt thân ý thức hợp lìa đắm không đắm. Chẳng hành sắc thanh tịnh hợp
lìa đắm không đắm, chẳng hành thọ tưởng hành thức thanh tịnh hợp lìa đắm
không đắm. Chẳng hành nhãn thanh tịnh hợp lìa đắm không đắm, chẳng hành
nhĩ tỷ thiệt thân ý thanh tịnh hợp lìa đắm không đắm. Chẳng hành sắc thanh
tịnh hợp lìa đắm không đắm, chẳng hành thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh
hợp lìa đắm không đắm. Chẳng hành nhãn thức thanh tịnh hợp lìa đắm không
đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức thanh tịnh hợp lìa đắm không đắm.
Chẳng
hành sở duyên thanh tịnh hợp lìa sắc, chẳng hành sở duyên thanh tịnh hợp
lìa thọ tưởng hành thức. Chẳng hành sở duyên thanh tịnh hợp lìa nhãn,
chẳng hành sở duyên thanh tịnh hợp lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý. Chẳng hành sở
duyên thanh tịnh hợp lìa sắc, chẳng hành sở duyên thanh tịnh hợp lìa thanh
hương vị xúc pháp. Chẳng hành sở duyên thanh tịnh hợp lìa nhãn thức, chẳng
hành sở duyên thanh tịnh hợp lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý thức.Vì cớ sao? Thiện
Dũng Mãnh! Tất cả như thế đều có dời chuyển ỷ chấp động lay. Hoặc hành
hoặc quán, Bồ tát biết khắp tất cả như thế chẳng lại đối trong hoặc hành
hoặc quán nữa.
Lại
nữa, Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng
hành sắc quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm, chẳng hành thọ tưởng hành
thức quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm. Chẳng hành nhãn quá khứ vị lai
hiện tại đắm không đắm, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện
tại đắm không đắm. Chẳng hành sắc quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm,
chẳng hành thanh hương vị xúc pháp quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm.
Chẳng hành nhãn thức quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm, chẳng hành nhĩ
tỷ thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm.
Chẳng
hành sắc quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành
thọ tưởng hành thức quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng hành nhãn quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng
hành nhĩ tỷ thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh
tịnh. Chẳng hành sắc quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh chẳng thanh tịnh,
chẳng hành thanh hương vị xúc pháp quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh
chẳng thanh tịnh. Chẳng hành nhãn thức quá khứ vị lai hiện tại thanh tịnh
chẳng thanh tịnh, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện tại
thanh tịnh chẳng thanh tịnh.
Chẳng
hành sắc quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm sở duyên thanh tịnh chẳng
thanh tịnh, chẳng hành thọ tưởng hành thức quá khứ vị lai hiện tại đắm
không đắm sở duyên thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành nhãn quá khứ vị
lai hiện tại đắm không đắm sở duyên thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng
hành nhĩ tỷ thiệt thân ý quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm sở duyên
thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Chẳng hành sắc quá khứ vị lai hiện tại đắm
không đắm sở duyên thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành thanh hương vị
xúc pháp quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm sở duyên thanh tịnh chẳng
thanh tịnh. Chẳng hành nhãn thức quá khứ vị lai hiện tại đắm không đắm sở
duyên thanh tịnh chẳng thanh tịnh, chẳng hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức quá
khứ vị lai hiện tại đắm không đắm sở duyên thanh tịnh chẳng thanh tịnh. Vì
cớ sao? Thiện Dũng Mãnh! Các Bồ tát này hành Bát nhã Ba la mật đa đều
chẳng thấy pháp hành và chẳng hành.
Thiện
Dũng Mãnh! Các Bồ tát này trọn không sở hành, mới khéo năng ngộ vào biết
khắp các hành, tu hành Bát nhã Ba la mật đa.
Thiện
Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát năng hành như thế, mau được viên mãn pháp Nhất
thiết trí.
Nguồn: www.quangduc.com