- Thưa đức Thế Tôn! Trước đây, ở trong kinh Công Ðức, ngài nói là tên của Ðại Bồ tát Hư Không Tạng có thể trừ tất cả nghiệp ác chẳng lành, sửa trị vua Chiên đà la... cho đến Sa môn Chiên đà la, các ác luật nghi. Như việc ác này muốn sửa trị thì phải quan sát Bồ tát Hư Không Tạng ra sao? Giả sử được thấy thì làm sao ở chung để bố tát tăng sự? Nếu Ưu bà tắc phá năm giới, phạm tám giới trai, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na xuất gia phạm bốn trọng cấm, Bồ tát tại gia hủy phạm sáu trọng pháp, Bồ tát xuất gia phạm tám trọng cấm... mà những người lỗi như vậy đức Thế Tôn trước đây ở trong Tỳ ni nói rằng, quyết định tẩn xuất đuổi đi như hòn đá lớn đã vỡ. Nay ở trong Kinh này, đức Phật nói rằng, Bồ tát Hư Không Tạng đại bi có thể cứu các khổ và nói chú để trừ tội lỗi. Giả sử có người này thì làm sao biết được? Lấy gì làm chứng? Nguyện xin đức Thiên Tôn phân biệt giải nói!
Ðức Phật bảo ngài Ưu Ba Ly rằng:
- Ông và người giỏi trì Tỳ ni đời vị lai cần phải giáo hóa những chúng sinh phạm tội này và an ủi ý của họ! Lời hoằng thệ đại từ của Thế Tôn không lường, chẳng bỏ tất cả. Ở Kinh Công Ðức thậm thâm nói về pháp sửa trị tội gọi là quyết định Tỳ ni, có ba mươi lăm đức Phật cứu thế đại bi mà ông phải kính lễ. Khi ông kính lễ phải mặc áo tàm quí, như mắt phát sinh nhọt sinh ra hổ thẹn sâu sắc, như người bệnh ghẻ theo lời dạy của lương y, ông cũng như vậy, nên sinh ra tàm quí. Ðã sinh ra tàm quí rồi, từ một ngày cho đến bảy ngày lễ mười phương Phật, xưng danh hiệu của ba mươi lăm vị Phật và đặc biệt xưng danh hiệu Bồ tát Hư Không Tạng đại bi. Hành giả tắm gội thân thể, đốt mọi thứ hương thơm danh tiếng như kiên hắc trầm thủy, lúc sao mai mọc, quì dài chắp tay, buồn khóc nước mắt như mưa xưng danh hiệu Hư Không Tạng mà bạch rằng: “Thưa Ðại đức! Ðấng Ðại bi Bồ tát! Ngài thương nghĩ đến con nên vì con hiện thân”. Bấy giờ, phải khởi lên tư tưởng này: “Trên đỉnh Bồ tát Hư Không Tạng đó có ngọc Như Ý. Ngọc Như Ý ấy tạo ra sắc vàng tía”. Nếu thấy ngọc Như Ý tức là thấy Thiên quan (mũ trời). Trong thiên quan này có ba mươi lăm tượng Phật xuất hiện. Trong ngọc Như Ý có mười phương Phật tượng xuất hiện. Thân Bồ tát Hư Không Tạng lớn hai mươi do tuần. Nếu hiện đại thân cùng với Bồ tát Quán Thế AÂm.v.v... thì Bồ tát này ngồi kiết già, tay nắm vua ngọc Như Ý. Ngọc Như ý ấy diễn xướng mọi pháp âm hợp cùng Tỳ ni. Nếu Bồ tát này thương xót chúng sinh nên hóa làm hình dáng Tỳ kheo và tất cả sắc tượng, hoặc ở trong mơ, hoặc khi ngồi thiền, dùng ấn ngọc Ma ni in vào cánh tay người đó. Hoa văn của dấu ấn có chữ Trừ tội. Ðược chữ này rồi thì trở lại trong chúng Tăng nói giới như cũ. Nếu Ưu bà tắc được chữ này thì chẳng ngăn chận xuất gia. Giả sử người chẳng được chữ này thì liền trong hư không có tiếng xướng lên rằng: “Tội diệt! Tội diệt!” Nếu không có tiếng trong không cho biết Tỳ ni thì trong mơ thấy Bồ tát Hư Không Tạng bảo rằng: “Tỳ ni tát! Tỳ ni tát!” Ông giáp Tỳ kheo nào đó, ông giáp Ưu bà tắc nào đó, lại khiến cho cho họ sám hối từ một ngày cho đến bốn mươi chín ngày. Nhờ sức lễ bái ba mươi lăm đức Phật và Bồ tát Hư Không Tạng nên tội ông giảm nhẹ. Người biết pháp lại sai bảo họ làm vệ sinh cầu tiêu (chuồng xí) trải qua tám trăm ngày mà ngày ngày bảo họ rằng: “Ông làm việc bất tịnh! Ông nay phải một lòng làm vệ sinh tất cả cầu tiêu, không cho người biết. Làm vệ sinh xong tắm gội sạch, làm lễ ba mươi lăm đức Phật, xưng danh hiệu Hư Không Tạng, hướng về mười hai bộ Kinh, năm vóc gieo xuống đất, nói lên tội ác của ông”. Sám hối như vậy lại trải qua ba mươi bảy ngày. Bấy giờ, kẻ trí nên gom gần lại ở trước tượng Phật mà xưng danh hiệu ba mươi lăm vị Phật, xưng danh hiệu Văn Thù Sư Lợi, xưng danh hiệu của Bồ tát Kiếp Hiền... được những vị ấy làm chứng, rồi lại bạch yết ma pháp thọ giới như trước. Người này nhân sức khổ hạnh nên tội nghiệp tiêu trừ vĩnh viễn, chẳng chướng ngại ba thứ nghiệp Bồ đề.
Ðức Phật bảo ngài Ưu Ba Ly rằng:
- Ông hãy giữ gìn phép quán Hư Không Tạng này, vì chúng sinh không tàm quí đời vị lai phạm nhiều nghiệp ác mà phân biệt giảng nói rộng rãi.
Khi nói lời này thì Bồ tát Hư Không Tạng ngồi kiết già, phóng ra ánh sáng màu vàng, trong ngọc hiện ra ba mươi lăm đức Phật rồi bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Ngọc báu Như Ý này từ Thủ Lăng Nghiêm sinh ra. Vậy nên chúng sinh thấy ngọc thì được như ý tự tại.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn sắc bảo Ưu Ba Ly rằng:
- Ông hãy giữ gìn Kinh này, chẳng được vì nhiều người giảng nói rộng rãi! Ông chỉ làm một người giữ gìn Tỳ ni vì chúng sinh không nhẫn nhục đời vị lai mà làm con ngươi của tròng mắt (nhãn nhục) vậy. Ông hãy thận trọng chớ quên mất!
Ngài Ưu Ba Ly nghe lời đức Phật nói hoan hỷ phụng hành.
KINH QUÁN HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT
Ghi chú: (Theo Kinh bản Nguyên, Minh)
Kinh Quán Hư Không Tạng Bồ tát ở trên (nguyên bản là bên phải) căn cứ vào Khai Nguyên Lục, nguyên là bản dịch đơn, chỉ có hai tờ giấy, phần sau Kinh cũ còn có tám tờ Kinh văn. Căn cứ vào lời xét đoán của giảng sư Trúc Ðường hiệu đính Ðại Tạng thì nhìn chung là người đời sau nhặt nhạnh gom góp những bài chú của Kinh Hư Không Tạng cùng với danh hiệu Phật và thần chú trong các Kinh để làm pháp khuyên đời tu hành nên chẳng thể liền nối theo sau Kinh Quán Hư Không Tạng được, kể cả Trúc Bản và Phước bản đều không. Lại căn cứ vào Kinh này, đức Thế Tôn trước đây ở Kinh Thâm Công Ðức, ngài nói phép sửa trị tội gọi là Quyết Ðịnh Tỳ Ni, có ba mươi lăm đức Phật tức là phát xuất từ Kinh Bảo Tích, quyển thứ chín mươi, đề mục Ưu Ba Ly hội cùng với Linh Quyết Ðịnh Tỳ Ni đồng bản. Phần Kinh văn còn lại đều liệt kê ra đây. Tuy nhiên xem xét tỏ tường, theo lý phán đoán cũng có thể hội ý, những gì đáng bảo tồn thì hãy gạn lọc lấy.
A di lệ xa a di lệ xa ca lưu ni ca (1) Già la già la tỳ già la san già la ca lưu ni ca (2) La mậu la la mậu la tỳ già đà lệ (3) Ma tào khư phục xà ma na ca lưu ni ca (4) Chân đà ma ni phú la di ca lưu ni ca (5) Tát bà a xá di tha phá di (6) Ðà hội đà lợi (7) Phá cừu phá cừu (8) Lưu để tỳ tỳ già cừu (9) Chất tỳ tỳ già cừu ca lưu ni ca (10) Phú lệ di đỏa ma ma a xa (11) Tát đỏa ba tha già a thâu ca kiệt khâu tá ha (12).
Ba mươi lăm danh hiệu Phật:
Thích Ca Mâu Ni Phật - Kim Cương Bất Hoại Thân Phật - Bảo Quang Phật - Long Tôn Vương Phật - Tinh Tấn Quân Phật - Tinh Tấn Hỷ Phật - Bảo Lực Phật - Bảo Nguyệt Quang Minh Phật - Hiện Vô Ngu Phật - Bảo Nguyệt Phật - Vô Cấu Phật - Ly Cấu Phật - Dũng Thí Phật - Thanh Tịnh Phật - Thanh Tịnh Thí Phật - Bà Lưu Na Phật - Thủy Thiên Phật - Kiên Ðức Phật - Chiên Ðàn Ðức Phật - Vô Lượng Quang Phật - Quang Ðức Phật - Vô Lượng Khí Quang Phật - Na La Diên Phật - Công Ðức Hoa Phật - Liên Hoa Du Hí Thần Thông Phật - Tài Công Ðức Phật - Niệm Công Ðức Phật - Thiện Danh Xưng Phật - Hông Viêm Tràng Vương Phật - Thiện Du Bộ Công Ðức Phật - Ðấu Chiến Thắng Phật - Thiện Du Bộ Phật - Châu Trân Trang Nghiêm Công Ðức Phật - Bảo Liên Hoa Du Bộ Công Ðức Phật - Liên Hoa Quang Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật.
Ðó là ba mươi lăm danh hiệu Phật quá khứ.
Hư Không Tạng Bồ tát Ðà la ni:
Ða trịch đá - A di xà - Ca lưu ni ca - Già la già la tỳ già la - Ca lưu ni ca - Mậu la la lá mậu la tỳ ca đà la - Ma ma kiếp khư - Phục xa ma na - Ca lưu ni ca chân đa ma ni - Phú la di - Ca lưu ni ca - Tát đỏa xá ma - Ðá bà xà - A nhã đà lị - Bà phá cùng cùng lưu đề - Tỳ ty già cùng - Trì lật tỳ ty già cùng - Ca lưu ni ca - Phú lê đà đâu ma ma a xá - Tát đỏa ba lợi ba già - A thâu ca kiệt đề - Tá ha.
Nếu có chúng sinh bị đủ thứ các bệnh bức thiết thân họ, tâm họ tán loạn, điếc, mù, câm, ngọng, các căn chẳng đủ, chi tiết đều lạ, lúc có tướng chết đến... Những việc như vậy thì một lần hướng về Ðại Bồ tát Hư Không Tạng xưng danh hiệu sẽ tiêu trừ các bệnh. Nếu muốn không bệnh thì người đó nên đốt hương trầm thủy, hương kiên hắc trầm thủy hay hương nhã đa kiệt lưu, làm lễ đại thiện trượng phu Hư Không Tạng. Vị thiện trượng phu này ở trong giấc mơ đêm, hiện làm hình dáng Bà la môn tại trước mặt người ấy, hoặc hiện hình dáng Ðế Thích, hình dáng trời Công Ðức, hình dáng trời Diệu AÂm, hoặc hình dáng La sát, hoặc hình dáng đại thần, hoặc hình dáng binh lính, hình dáng lương dược, hoặc hình dáng cha mẹ... ở trong đêm mơ, tại trước người bệnh, đúng như thật nói đủ thứ thuốc thang tùy theo bệnh. Những người bệnh ấy chỉ một lần uống là trừ khỏi, không còn. Lại có người như vậy chọn lấy việc mưu cầu như muốn hỏi han nhiều nghĩa, muốn chỗ tịch tịnh, muốn hành thiền định, muốn trí tuệ, muốn được danh xưng, muốn cầu khéo léo, muốn cầu tự tại, muốn được sắc đẹp, muốn được phong ấp, muốn được thế lực, muốn tài năng, muốn được tiếng nói hay, muốn được con cái, muốn được quyến thuộc, muốn được công đức, muốn được bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, muốn được lời nói ý nghĩa, muốn được người cung kính, muốn thoát khỏi các ác tai, dừng ở bố thí... cho đến trụ ở tuệ, muốn được sống lâu, muốn được đủ thứ đồ cần dùng mà được rồi có thể sử dụng... thì người này làm lễ Ðại Bồ tát Hư Không Tạng. Hoặc tại A lan nhã, hoặc ở trong rừng, hoặc tại nơi đất trống, người ấy đốt hương trầm thủy, hương kiên hắc trầm thủy, hương Nhã đa kiệt lưu, chí tâm chắp tay, năm vóc gieo xuống đất, lễ khắp mười phương rồi nói câu Ðà la ni trên thì liền được toại nguyện.
Năm mươi ba danh hiệu Phật quá khứ:
Phổ Quang Phật - Phổ Minh Phật - Phổ Tịnh Phật - Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Phật - Chiên Ðàn Quang Phật - Ma Ni Tràng Phật - Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật - Nhất Thiết Thế Gian Lạc Kiến Thượng Ðại Tinh Tấn Phật - Ma Ni Tràng Ðăng Quang Phật - Tuệ Cự Chiếu Phật - Hải Ðức Minh Quang Phật - Kim Cương Lao Cương Phổ Tán Kim Quang Phật - Ðại Cương Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật - Ðại Bi Quang Phật - Từ Lực Vương Phật - Từ Tạng Phật - Chiên Ðàn Quật Trang Nghiêm Thắng Phật - Hiền Thiện Thủ Phật - Thiện Ý Phật - Quảng Trang Nghiêm Phật - Kim Hoa Quang Phật - Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Vương Phật - Hư Không Bảo Hoa Quang Phật - Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật - Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật - Bất Ðộng Trí Quang Phật - Hàng Phục Chư Ma Vương Phật - Tài Quang Minh Phật - Trí Tuệ Thắng Phật - Di Lặc Tiên Quang Phật - Thế Tịnh Quang Phật - Thiện Tịch Nguyệt AÂm Diệu Tôn Trí Vương Phật - Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật - Nhật Nguyệt Quang Phật - Nhật Nguyệt Châu Quang Phật - Tuệ Tràng Thắng Vương Phật - Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật - Diệu AÂm Thắng Phật - Thường Quang Tràng Phật - Quán Thế Ðăng Phật - Tuệ Oai Ðăng Vương Phật - Pháp Thắng Vương Phật - Tu Di Quang Phật - Tu Mạn Na Hoa Quang Phật - Ưu Ðàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật - Ðại Tuệ Lực Vương Phật - A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật - Vô Lượng AÂm Thanh Vương Phật - Tài Quang Phật - Kim Hải Quang Phật - Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Phật - Ðại Thông Quang Phật - Nhất Thiết Pháp Thường Mãn Vương Phật.
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân và tất cả chúng sinh khác nữa được nghe năm mươi ba danh hiệu Phật đó thì những người này ở trong trăm ngàn vạn ức A tăng kỳ kiếp chẳng rơi vào đường ác. Nếu lại có người có thể xưng danh hiệu năm mươi ba đức Phật đó thì họ sinh nơi đâu cũng thường được gặp chư Phật mười phương. Nếu có người có thể chí tâm kính lễ danh hiệu năm mươi ba vị Phật thì trừ diệt bốn trọng tội, năm nghịch tội và tội bài báng Phương Ðẳng cũng đều thanh tịnh hết.
Tỳ Ba Thi Phật - Thi Khí Phật - Tỳ Xá Khư Phật - Câu Lưu Tôn Phật - Ca Na Hàm Mâu Ni Phật - Ca Diếp Phật - Thích Ca Mâu Ni Phật - Ðông Phương Bảo Quang Nguyệt Ðiện Diệu Tôn AÂm Vương Phật - Nam Phương Thọ Căn Hoa Vương Phật - Tây Phương Tạo Vương Thần Thông Viêm Hoa Phật - Bắc Phương Nguyệt Ðiện Thanh Tịnh Phật - Hạ Phương Thiện Tịch Nguyệt AÂm Vương Phật - Thượng Phương Vô Số Tinh Tấn Nguyển Thủ Phật.
Ðức Phật bảo ngài Bảo Võng Bồ tát rằng:
- Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân khởi lập giảng đường lớn như ba ngàn đại thiên thế giới. Bên trong giảng đường tạo lập tinh xá mà số lượng kể có hàng ức, đều dùng gỗ chiên đàn đỏ làm thành. Rồi họ đem tất cả nhạc cụ cúng dường các đức Phật đến hàng trăm ngàn kiếp. Sau khi đức Phật nhập diệt, họ lại xây dựng tháp miếu, dùng tràng phan, hoa cái, bảo bình, lò hương, kỹ nhạc ca ngợi để cúng dường. Ý ông thế nào? Công đức người này chắc là nhiều lắm chăng?
Ngài Bảo Võng bạch đức Phật rằng:
- Rất nhiều! Thưa đức Thế Tôn!
Ðức Phật dạy rằng:
- Chẳng bằng người tụng niệm danh hiệu Phật ở sáu phương này và cung kính làm lễ. Người ấy đời đời thường sinh ra trong gia đình Chuyển Luân Vương, đoan chính đầy uy đức. Ðến lúc sắp mạng chung thì hàng trăm ức chư Phật trao tay khiến cho người ấy chẳng rơi vào ba đường ác. Giả sử người ấy có trọng tội ngũ nghịch đáng vào địa ngục thì khiến cho ở đời hiện tại thọ bệnh đau đầu nhẹ. Do sự chịu đựng này mà chẳng vào ba đường ác nữa. Vậy nên chí tâm cung kính làm lễ... nói rộng như vậy ở Kinh Bảo Võng đồng tử.
Ðông phương Tu Di Ðăng Quang Minh Phật - Ðông Nam phương Bảo Tạng Trang Nghiêm Phật - Nam phương Chiên Ðàn Ma Ni Quang Phật - Tây Nam phương Kim Hải Tự Tại Vương Phật - Tây phương Ðại Bi Quang Minh Vương Phật - Tây Bắc phương Ưu Bát La Liên Hoa Thắng Phật - Bắc phương Liên Hoa Tu Trang Nghiêm Vương Phật - Ðông Bắc phương Kim Cương Tự Tại Vương Phật - Thượng phương Thù Thắng Nguyệt Vương Phật - Hạ phương Nhật Nguyệt Quang Vương Phật.
Này Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ tát phạm vào giới ban đầu mà ở trước mười chúng, dùng tâm chánh trực, trân trọng sám hối đầy đủ. Người mà tay phạm giới thì ở trước năm chúng, dùng tâm chánh trực trân trọng sám hối đầy đủ. Người mà tay bắt nữ nhân, mắt nhìn với ác tâm thì hoặc trước một người, hai người dùng tâm chánh trực trân trọng sám hối đầy đủ. Nếu có vị Bồ tát thành tựu năm tội vô gián, phạm đến nữ nhân hay phạm đến nam tử, hoặc có tay phạm, phạm tháp, phạm Tăng... còn phạm những thứ như vậy.v.v... thì Bồ tát nên phải ở bên ba mươi lăm vị Phật, với những trọng tội đã phạm, ngày đêm ở một mình, hết lòng sám hối. Pháp sám hối là qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.
Diệu AÂm Bồ tát - Văn Thù Sư Lợi Bồ tát - Dược Vương Bồ tát - Dũng Thí Bồ tát - Túc Vương Hoa Bồ tát - Thượng Hạnh Ý Bồ tát - Trang Nghiêm Vương Bồ tát - Dược Thượng Bồ tát - Ðắc Cần Tinh Tấn Lực Bồ tát - Quán Thế AÂm Bồ tát - Vô Tận Ý Bồ tát - Trì Ðịa Bồ tát - Trang Nghiêm Tướng Bồ tát - Phổ Hiền Bồ tát.
Mười bốn vị Bồ tát đó, muốn thấy đến chỗ Diệu AÂm (?) trong pháp hoa. Nếu người niệm và làm lễ thì đời hiện tại được phước.
Chủng Chủng Hạnh Bồ tát - Vô Lượng Hạnh Bồ tát - Thanh Tịnh Hạnh Bồ tát - Kiến Lập Hạnh Bồ tát. Tụng danh hiệu bốn vị Bồ tát và niệm lễ thì mạng chung chẳng trải qua ba đường ác.
Ðông phương Không Vô Bồ tát - Nam phương Thiện Tư Nghị Bồ tát - Tây phương Hỷ Tín Tịnh Bồ tát - Bắc phương Thần Thông Hoa Bồ tát. Niệm, lễ bốn vị Bồ tát này thì được phước ba đời, đi đến Phật đạo.
Bạt Ðà Hòa Bồ tát - La Lân Na Kiệt Bồ tát - Kiều Mục Ðâu Bồ tát - Na La Ðạt Bồ tát - Tu Thâm Di Bồ tát - Ma Ha Tu Tát Hòa Bồ tát - Nhân Ðạt Bồ tát - Hòa Luân Ðiều Bồ tát. Tám vị Bồ tát này rút ra từ trong Bát Chu. Tám người này cầu đạo đã từ vô ương số kiếp đến nay chưa thủ chứng Phật mà nguyện rằng: “Nhân dân trong thiên hạ của mười phương kia đều được Phật đạo. Họ có gì gấp gáp đều gọi đến danh hiệu tám người chúng ta thì liền được giải thoát. Khi họ mạng chung, tám người chúng ta liền sẽ bay đến nghênh đón họ”. Người tụng niệm, lễ bái tám vị Bồ tát đó thì được phước đời hiện tại. Khi mạng chung, tám vị này nghênh tiếp họ đem về đất nước cực lạc, hóa sinh trong hoa sen, làm Vô sanh Bồ tát.
Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ðại Ca Diếp, Tu Bồ Ðề, bốn vị Thanh văn này mà có người tụng niệm, lễ bái thì khiến cho người đó được phước đời hiện tại.
Phú Lâu Na - A Nan - La Hầu La là những bậc Thanh văn. Ba vị quyền Thanh văn này, nếu có người tụng niệm, lễ kính thì khiến cho đó được phước Ðại thừa.
Phần xá lợi thứ nhất ở tại thành của nước Câu Thi Na. Phần xá lợi thứ hai ở tại nước Ba Bà. Phần xá lợi thứ ba ở tại nước La Ma. Phần xá lợi thứ tư ở tại nước Thứ Lặc. Phần xá lợi thứ năm ở tại nước Tỳ Lâu. Phần xá lợi thứ sáu ở tại nước Tỳ Gia Ly. Phần xá lợi thứ bảy ở tại nước Ca Ty La. Phần xá lợi thứ tám ở tại nước Ma Già Tha. Phần xá lợi thứ chín ở tại nước Bình Ðầu La. Phần xá lợi thứ mười ở tại nước La Diên Na.
Sau khi đức Phật vừa rời khỏi thế gian thì được khởi dựng mười ngôi tháp này. Ðang lúc bấy giờ, trong hai mươi tám vạn dặm của cõi Diêm phù đề, chính thức có mười ngôi tháp mà nếu có người niệm, lễ bái thì được phước đức không lường, sau khi chết chẳng bị rơi vào ba đường ác.
Trên trời có bốn ngôi tháp là:
Phía Ðông thành của trời Ðao Lợi, trong vườn Chiếu Minh có ngôi tháp thờ tóc của Phật.
Phía Nam thành của trời Ðao Lợi, trong vườn Thô Sáp có ngôi tháp thờ áo của đức Phật.
Phía Tây thành trời Ðao Lợi, trong vườn Hoan Hỷ có ngôi tháp thờ bát của đức Phật.
Phía Bắc thành trời Ðao Lợi, trong vườn Giả Ngự có ngôi tháp thờ răng của đức Phật.
Cõi người có bốn ngôi tháp:
Tháp thứ nhất thờ nơi giáng sinh ở trong vườn Lâm Tỳ Lâm, thành Ca Tỳ La, nước Câu-tát-la.
Tháp Ðạo tràng thứ hai ở dưới cây Bồ đề trong thành Già Gia, nước Ma Già Ðà.
Tháp Chuyển Pháp Luân thứ ba ở trong vườn Lộc Dã, thành Ba La Nại, nước Già Thi.
Tháp thứ tư Bát Niết bàn ở vùng Song Thọ, thành Câu Thi La, nước Ma La. Tám tháp của cõi trời, người mà ai niệm, lễ cũng đều khiến cho người đó được phước đời hiện tại.
Kinh Tập Pháp Duyệt Xả Khổ Ðà la ni:
Nam mô Phật Ðà Gia - Nam mô Ðạt Ma Gia - Nam mô Tăng Già Gia - Nam mô Tỳ Thủ Ðà Già Gia - Nam mô A Già Kiệt Phù Già Gia - Nam mô Ma Ha Tát Bà Bà Già Lợi Gia - Ða trịch điệt đá lâm di lợi - Bà bả bà di lưu già ha. Ðàn ma đà na xà na hí hi - Tri để - Bà cư bà già gia - Na gia ba la - Tát bà ma ha hí tri để lợi ương cầu tri lợi mặc cầu tri lợi - Tỷ bà tát bà gia na - Tỷ lâm bà xà ha đà xá gia thâu - Tát bà ta la - Tam mạn bát để ba - Ba ba lợi ma ha a na tá ha.
Lúc bấy giờ, đức Phật bảo các đại chúng rằng:
- Ta vốn ở trong vô số kiếp, khi làm phàm phu tên là Già Tha Ðà ở tại nước Gia Luân La, làm thương khách, chuyên trị nghề buôn bán, hư dối không thật, tạo các hành động ác chẳng thể kể xiết, hoang dâm vô đạo chẳng thể nói cho đủ. Lúc đó ta ngu si hại cha yêu mẹ, trải qua trong nhiều năm, nhân dân cả nước đều biết cả, lên tiếng nói rằng: “Già Tha Ðà đó hại cha yêu mẹ trải mấy năm nay”. Ta suy nghĩ mình cùng với loài lục súc không khác, lại không là việc của con người. Ở nước Gia Luân La, ta vượt thành chạy trốn đến vùng đầm sâu. Vua nước này tên là Tỳ Xà ra lệnh bảo nhân dân trong nước rằng: “Già Tha Ðà này dâm hoang vô đạo. Vì việc này mà nếu có ai có thể bắt được người này thì sẽ được ban cho vật báu. Lúc đó, ta kinh sợ, liền ra khỏi nước, làm Sa môn. Ở tại nước khác, ta tu hành mười điều thiện, ngồi thiền, học đạo, ngày đêm khóc lóc, tuông trào nước mắt, trải qua ba mươi bảy năm. Do tội ngũ nghịch che ngăn nên lòng chẳng định, lo buồn không thể ở được. Trong ba mươi bảy năm, ở tại hang núi, ta thường cất tiếng kêu khóc: “Khổ thay! Khổ thay! Ta phải dùng tâm gì để khử trừ cái khổ này?” Ta buồn than, xuống khỏi hang xin ăn, giữa đường, được một cái bát lớn ở dưới đất. Trong bát có một quyển Kinh trong hộp, không còn Kinh nào khác mà chỉ có Kinh Tập Pháp Duyệt Xả Khổ Ðà la ni. Kinh nói về hằng hà sa những đức Phật quá khứ đã vào Nê Hoàn thì thường ở tại nước Tỳ Duyệt La diễn nói Ðà la ni này và giao phó cho các vị Ðại Bồ tát. Về sau nếu có người được nghe Ðà la ni này thì người này thuở đời quá khứ đã tu trì năm giới, mười điều thiện Kinh này sẽ khiến cho họ được nghe, có người tuy nghe mà chẳng để tâm, chẳng tu tập thì đó gọi là vô duyên. Ðà la ni này có thể trừ khử hàng trăm ức kiếp sinh tử với đại tội ngũ nghịch. Nếu có người đọc tụng thọ trì thì nhất định chẳng rơi vào ba đường: địa ngục, ngã quỉ và súc sinh. Vì sao vậy? Vì các đức Phật quá khứ khi sắp vào Nê hoàn từng nói Ðà la ni này, tôn trọng khen ngợi, ngưỡng mộ công đức của Ðà la ni ấy chẳng thể kể lường và đem phó thác cho các vị Bồ tát. Về sau nếu có chúng sinh được nghe Ðà la ni này mà để tâm tu tập thì phước báo khó kể xiết giống như biển báu núi Tu Di (?), người phàm chẳng thể lường được. Nếu có người làm các hành động ác, trộm nghe tên Ðà la ni này chẳng kịp tu tập nhưng ôm giữ trong lòng, chết đọa vào điạ ngục. Ở trong tất cả địa ngục, nhờ ơn đó, người này chẳng bị thống khổ hành hạ. Có người có thể hiện thân tinh cần tu tập thì được nhìn thấy hàng trăm ngàn vạn đất nước Phật, được phước không lường, chẳng thể nói đủ được, chỉ có các đức Phật cùng các vị Bồ tát mới có thể cứu xét tường tận còn hàng nhị thừa Thanh văn thì chẳng thể được biết. Vì sao vậy? Vì Ðà la ni này chẳng phải là lời nói của một đức Phật hay hai đức Phật mà là lời nói của hằng hà sa số các đức Phật quá khứ. Lúc đó, ta được Kinh này liền chẳng đi khất thực nữa, vui mừng hướng về hang. Ðến ở trong hang, ta đốt hương, lễ bái, buồn rơi lệ, khen ngợi, kính ngưỡng. Ở trong hang, ta tu tập, đọc tụng trải qua một năm được Kinh đầu tiên. Vì nghiệp chướng của tội nên ta chẳng thể được vào tâm hoài. Lúc đó ta liền vào đêm trăng thu, tắm gội tu hành trải qua một thất, bảy ngày. Như đứa trẻ mới học ta bối rối chẳng chút tiên nghi. Ta lại làm bảy ngày nữa cũng bối rối như vậy, không khác. Trong lòng sầu não, chẳng biết làm sao? Trong ý nghĩ thấm từng chữ của Ðà la ni này, trải qua vài lần phản ứng, trong lòng chợt định, khi đó ta vui mừng lắm! Như người được hàng trăm ngàn cân vàng mà người không biết thì bên trong lòng vui mừng chẳng dừng, ta thì cũng vậy. Ta tu hành vài năm thì bay đi không ngăn ngại, nhìn thấy các đức Phật ba đời trong mười phương. Về sau có hành giả đúng như pháp tu hành.
Hư Không Tạng Bồ tát Ðà la ni chú:
Nam mô Phật đâu Phật đa - Ma ha Mục Kiền Liên tá - Ða trịch điệt tha - Y lợi kiết lợi di lợi trì lợi - Tát bà già y lợi di lợi - Tát bà già di lợi tá ha.
Ðà la ni này thì cần vào ngày mười bốn, ngày mười lăm mỗi tháng, lúc sao mai mọc, tụng tám trăm lần chú này, đốt hương trầm thủy tốt, khói hương chẳng dứt, cần dùng tám trăm cành hoa vàng, khiến cho người được phước. Nếu có thiện nam tử hiện thân yên ổn thì sở nguyện cầu trong lòng không gì chẳng thu hoạch được. Nếu có thiện nữ nhân muốn hóa thành nam tử có thể chí tâm, một ngày một đêm sáu thời hành đạo, tụng trì Ðà la ni đó thì tội của một kiếp hay hai kiếp tiêu tan, vĩnh viễn chẳng vào đường ác, cần đúng vào thời gian mát mẻ của mùa xuân, mùa thu tức là tháng ba, tháng tư hay tháng tám, tháng chín.
- hết -
Nguồn: www.quangduc.com