Hội Thứ Nhất
Phẩm Biện Sự
Thứ 43 - 2
Phật nói: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi
đáp. Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy sắc khá lấy khá đắm, chẳng thấy thọ
tưởng hành thức khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay
đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng
lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy nhãn xứ khá lấy khá đắm, chẳng thấy nhĩ tỷ
thiệt thân ý xứ khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay
đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng
lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy sắc xứ lấy khá đắm, chẳng thấy thanh hương
vị xúc pháp xứ khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay
đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng
lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy nhãn giới khá lấy khá đắm; chẳng thấy sắc
giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ khá
lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy
bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên
chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy nhĩ giới khá lấy khá đắm; chẳng thấy thanh
giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy
khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi
pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng
đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy tỷ giới khá lấy khá đắm; chẳng thấy hương
giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá
đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp
ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy thiệt giới khá lấy khá đắm; chẳng thấy vị
giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ
khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng
thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy
nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy thân giới khá lấy khá đắm; chẳng thấy xúc
giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ khá
lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy
bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên
chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy ý giới khá lấy khá đắm; chẳng thấy pháp
giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá
đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp
ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy địa giới khá lấy khá đắm; chẳng thấy thủy
hỏa phong không thức giới khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay
lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên
chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy vô minh khá lấy khá đắm; chẳng thấy hành,
thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ
ưu não khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng
chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng
lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy bố thí Ba la mật đa khá lấy khá đắm; chẳng
thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa khá lấy
khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi
pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng
đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy nội không khá lấy khá đắm; chẳng thấy ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng
chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng
lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy chơn như khá lấy khá đắm; chẳng thấy pháp
giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly
sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới
khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng
thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy
nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy khổ thánh đế khá lấy khá đắm; chẳng thấy
tập diệt đạo thánh đế khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy
hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên
chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy bốn tĩnh lự khá lấy khá đắm; chẳng thấy bốn
vô lượng, bốn vô sắc định khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay
lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên
chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy tám giải thoát khá lấy khá đắm; chẳng thấy
tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ khá lấy khá đắm. Ta cũng
chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có
đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy bốn niệm trụ khá lấy khá đắm; chẳng thấy
bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám
thánh đạo chi khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm,
cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy,
chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy không giải thoát môn khá lấy khá đắm; chẳng
thấy vô tướng, vô nguyện giải thoát môn khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng
thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm.
Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy Bồ tát thập địa khá lấy khá đắm. Ta cũng
chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có
đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy năm nhãn khá lấy khá đắm, chẳng thấy sáu
thần thông khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm,
cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy,
chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy Phật mười lực khá lấy khá đắm; chẳng thấy
bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám
pháp Phật bất cộng khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay
đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng
lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy pháp vô vong thất khá lấy khá đắm, chẳng
thấy tánh hằng trụ xả khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy
hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên
chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy nhất thiết trí khá lấy khá đắm; chẳng thấy
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có
pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng
thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy tất cả đà la ni môn khá lấy khá đắm, chẳng
thấy tất cả tam ma địa môn khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay
lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên
chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy quả Dự lưu khá lấy khá đắm; chẳng thấy quả
Nhất lai, Bất hoàn, A la hán khá lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp
hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy
nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy Độc giác Bồ đề khá lấy khá đắm. Ta cũng
chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp ấy có lấy có
đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá lấy khá
đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi pháp
ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá lấy
khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy bởi
pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên chẳng
đắm.
Thiện Hiện! Ta cũng chẳng thấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao
Phật tánh, Như Lai tánh, Tự nhiên pháp tánh, Nhất thiết trí trí tánh khá
lấy khá đắm. Ta cũng chẳng thấy có pháp hay lấy hay đắm, cũng chẳng thấy
bởi pháp ấy có lấy có đắm. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy, chẳng lấy nên
chẳng đắm.
Thiện Hiện! Vậy nên Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm sắc, chẳng nên
lấy đắm thọ tưởng hành thức. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm nhãn
xứ, chẳng nên lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng
nên lấy đắm sắc xứ; chẳng nên lấy đắm thanh hương vị xúc pháp xứ.
Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm nhãn giới; chẳng nên lấy đắm sắc
giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm nhĩ giới; chẳng nên lấy đắm thanh
giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát
Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm tỷ giới; chẳng nên lấy đắm hương giới, tỷ
thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát
cũng chẳng nên lấy đắm thiệt giới; chẳng nên lấy đắm vị giới, thiệt thức
giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát
cũng chẳng nên lấy đắm thân giới; chẳng nên lấy đắm xúc giới, thân thức
giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát
cũng chẳng nên lấy đắm ý giới; chẳng nên lấy đắm pháp giới, ý thức giới và
ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.
Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm địa giới; chẳng nên lấy đắm thủy hỏa
phong không thức giới. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm vô minh;
chẳng nên lấy đắm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu,
sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm
bố thí Ba la mật đa; chẳng nên lấy đắm tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh
lự, bát nhã Ba la mật đa.
Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm nội không; chẳng nên lấy đắm ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không.
Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm chơn như; chẳng nên lấy đắm pháp
giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly
sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.
Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm khổ thánh đế, chẳng nên lấy đắm
tập diệt đạo thánh đế.
Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm bốn tĩnh lự; chẳng nên lấy đắm bốn vô
lượng, bốn vô sắc định. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm tám giải
thoát; chẳng nên lấy tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Bồ tát
Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm bốn niệm trụ; chẳng nên lấy đắm bốn chánh
đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo
chi. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm không giải thoát môn; chẳng
nên lấy đắm vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bồ tát Ma ha tát cũng
chẳng nên lấy đắm Bồ tát thập địa. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm
năm nhãn, chẳng nên lấy đắm sáu thần thông.
Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm Phật mười lực; chẳng nên lấy đắm bốn
vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp
Phật bất cộng. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm pháp vô vong thất,
chẳng nên lấy đắm tánh hằng trụ xả. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy
đắm nhất thiết trí; chẳng nên lấy đắm đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm tất cả đà la ni môn, chẳng nên lấy
đắm tất cả tam ma địa môn.
Bồ
tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm quả Dự lưu; chẳng nên lấy đắm quả
Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm Độc
giác Bồ đề. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm tất cả hạnh Bồ tát Ma
ha tát. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm chư Phật Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề. Bồ tát Ma ha tát cũng chẳng nên lấy đắm tất cả Như Lai Ứng
Chánh Đẳng Giác có bao Phật tánh, Như Lai tánh, Tự nhiên pháp tánh, Nhất
thiết trí tánh.
Bấy giờ, các vị thiên tử cõi Dục, cõi Sắc thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn!
Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là thẳm sâu, khó thấy khó giác, chẳng thể
tầm nghĩ , vượt cảnh tầm nghĩ, vắng lặng mầu nhiệm, chắc thật kín đáo. Kẻ
thông minh trí giả mới năng trọn biết. Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình năng
sâu tin hiểu Bát nhã Ba la mật đa như thế, phải biết cúng dường vô lượng
các Phật quá khứ, ở chỗ các Phật phát hoằng thệ nguyện, trồng nhiều căn
lành, đã được vô lượng các thiện tri thức nhiếp thọ, mới có thể tin hiểu
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Bạch Thế Tôn! Giả sử các loại hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, tất
cả đều thành thục tùy tín hành, tùy pháp hành, đệ bát, Dự lưu, Nhất lai,
Bất hoàn, A la hán, Độc giác. Kia đã trọn nên hoặc trí, hoặc đoạn, chẳng
bằng có người một ngày đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây nhận vui, suy
nghĩ, xưng lường, xem xét. Người nầy đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
đây, đã trọn nên khẩn hơn trí đoạn của kia vô lượng vô biên. Vì cớ sao?
Bạch Thế Tôn! Vì các tùy tính hành có bao trí đoạn, đều là đã được phần ít
nhẫn của Bồ tát Ma ha tát Vô sanh pháp nhẫn vậy. Bạch Thế Tôn! Các tùy
pháp hành, đệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác có bao
trí đoạn, đều là đã được phần ít nhẫn của Bồ tát Ma ha tát Vô sanh pháp
nhẫn vậy.
Bấy giờ, Phật bảo các thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như lời các ngươi
vừa nói. Các tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, đệ bát Dự lưu, Nhất lai,
Bất hoàn, A la hán, Độc giác có bao trí đoạn, đều là đã phần ít nhẫn của
Bồ tát Ma ha tát Vô sanh pháp nhẫn. Thiên tử phải biết: Nếu các các thiện
nam tử, thiện nữ nhân tạm nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nghe
rồi biên chép, thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập. Các các thiện nam tử,
thiện nữ nhân này mau ra sanh tử chứng được Niết bàn, hơn các các thiện
nam tử, thiện nữ nhân ham cầu Thanh văn, Độc giác, xa lìa Bát nhã Ba la
mật đa học các kinh điển khác, hoặc trải một kiếp hoặc một kiếp hơn. Vì cớ
sao? Các thiên tử! Vì ở trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây rộng
thuyết tất cả thắng pháp nhiệm mầu, nên các kẻ tùy tín hành, hoặc tùy pháp
hành, đệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát Ma ha
tát đều nên đối đây tinh tiến tu học. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác
đều y đây hoặc đã chứng, sẽ chứng, hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Khi ấy, các thiên tử đồng phát tiếng rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế là đại Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật
đa như thế là chẳng khá nghĩ bàn Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la
mật đa như thế là chẳng khá xưng lường Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Bát nhã
Ba la mật đa như thế là không số lượng Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Bát nhã
Ba la mật đa như thế là không ngang ngang Ba la mật đa.
Bạch Thế Tôn! Các tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, đệ bát, Dự lưu, Nhất
lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, đều đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
như thế tinh siêng tu học, mau ra sanh tử chứng được Niết bàn. Tất cả Bồ
tát Ma ha tát đều đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế tinh siêng tu
học, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bạch Thế Tôn! Tuy các thanh văn, Độc giác, Bồ tát đều y Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu tinh siêng tu học, đều được rốt ráo, mà Bát nhã Ba la mật đa
nầy chẳng thêm chẳng bớt.
Khi ấy, các chúng thiên tử cõi Dục, cõi Sắc nói lời này rồi, đảnh lễ chân
Phật, đi quanh hữu ba vòng, từ giã Phật về cung lại, cách hội chẳng xa
bỗng nhiên chẳng hiện.
Hội Thứ Nhất
Phẩm Các Dụ
Thứ 44 - 1
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha
tát nghe thuyết pháp Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế rất sanh tin
hiểu, lại hay biên chép, thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập. Bồ tát Ma ha
tát này từ chỗ nào chết đến sanh nơi đây?
Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế rất sanh tin hiểu, chẳng khiếp chẳng nhược, chẳng sợ
chẳng hãi, chẳng nghi chẳng lầm, vui mừng yêu mến, buộc niệm suy nghĩ bao
nhiêu nghĩa thú Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, hoặc đi hoặc đứng, hoặc
ngồi hoặc nằm từng không nới bỏ. Thường theo Pháp sư cung kính thỉnh hỏi,
như là con mới sanh chẳng rời mẹ nó. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này vì
cầu Bát nhã Ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu, trọn chẳng xa lìa Bát nhã
pháp sư, cho đến chưa được Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu kinh điển tại
tay, thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, rốt ráo thông lợi, chẳng lìa theo
Pháp sư chưa từng chút bỏ. Thiện Hiện! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này, từ
nhân thú chết đến sanh nhân địa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các thiện nam tử,
thiện nữ nhân Bồ tát thừa này, đời trước đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu, nghe rồi thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ, tinh tiến tu tập, lại năng biên
chép, các ngọc trau dồi. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu, hương bột,
hương xoa thảy, áo mặc, chuỗi lạc, bảo tràng, phan lọng, kỹ nhạc, đèn
sáng, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Do căn lành đây, từ nhân
thú chết sanh lại nhân đạo, nghe Bát nhã Ba la mật đa này rất sanh tin
hiểu, lại năng biên chép, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ tu tập.
Cụ
thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vả có Bồ tát nào trọn nên
công đức thù thắng như thế, cúng dường tứ sự các Phật phương khác. Từ chỗ
kia chết đến sanh nơi đây, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như
thế tất sanh tin hiểu, lại năng biên chép, thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu
tập mà không biếng lười chăng? Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Có
Bồ tát Ma ha tát trọn nên công đức thù thắng như thế, cúng dường thừa sự
các Phật phương khác. Từ chỗ kia chết sanh đến nơi đây, nghe thuyết Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế rất sanh tin hiểu, lại năng biên chép
thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập không có biếng lười. Sở dĩ vì sao? Là Bồ
tát Ma ha tát này đời trước từ chỗ vô lượng các Phật phương khác, từng
nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế rất sanh tin hiểu, lại
năng biên chép thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập không có biếng lười. Kia
nhờ sức căn lành như thế, nên từ chỗ kia chết sanh đến nơi đây.
Lại nữa, Thiện Hiện! Cũng có Bồ tát Ma ha tát từ trời Đỗ sử đa chúng đồng
phận chết sanh đến nhân đạo, phải biết kia cũng trọn nên công đức thù
thắng như thế. Sở dĩ vì sao? Là Bồ tát Ma ha tát này đời trước đã ở trời
Đỗ sử đa, chỗ Di Lặc Bồ tát Ma ha tát thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu. Kia nhờ sức căn lành như thế, nên từ chỗ kia chết
sanh đến nơi đây. Nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế rất
sanh tin hiểu, lại năng biên chép, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ tu tập
không có biếng lười.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe Bát nhã Ba la mật đa mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe tĩnh lự Bát nhã Ba la
mật đa mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe
thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp
nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già
la, tuy ở đời trước được nghe tinh tiến Bát nhã Ba la mật đa mà chẳng
thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh
hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời
trước được nghe an nhẫn Bát nhã Ba la mật đa mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú
thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe tịnh
giới Bát nhã Ba la mật đa mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe bố thí Ba la mật đa mà
chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược,
hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không,
thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không,
tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng
không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh
không, vô tánh tự tánh không mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay
sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm
kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe chơn như pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh,
bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới,
bất tư nghì giới mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong
người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất,
do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe khổ tập diệt đạo thánh đế mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay
sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm
kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe bốn tĩnh lự mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong
người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất,
do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát
thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe bốn vô lượng mà chẳng thỉnh
hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu
khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước
được nghe bốn vô sắc định mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe tám giải thoát mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong
người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất,
do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát
thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe tám thắng xứ mà chẳng thỉnh
hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu
khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước
được nghe chín thứ đệ định mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe mười biến xứ mà chẳng
thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh
hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe bốn niệm trụ mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong
người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất,
do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát
thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe bốn chánh đoạn mà chẳng
thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh
hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời
trước được nghe bốn thần túc mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay
sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm
kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện!
Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe năm căn mà chẳng
thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh
hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời
trước được nghe năm lực mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe bảy đẳng giác chi mà
chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược,
hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la,
tuy ở đời trước được nghe tám thánh đạo chi mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú
thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe không giải thoát môn mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe vô tướng, vô nguyện giải
thoát môn mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe
thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp
nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe Bồ tát thập địa mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong
người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất,
do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe năm nhãn mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người
nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự
khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ
đặc già la, tuy ở đời trước được nghe sáu thần thông mà chẳng thỉnh hỏi
nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe Phật mười lực mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong
người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất,
do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát
thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe bốn vô sở úy mà chẳng thỉnh
hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu
khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước
được nghe bốn vô ngại giải mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe đại từ, đại bi, đại hỷ,
đại xả mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe
thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp
nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già
la, tuy ở đời trước được nghe mười tám pháp Phật bất cộng mà chẳng thỉnh
hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu
khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe pháp vô vong thất mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe tánh hằng trụ xả mà
chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược,
hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe nhất thiết trí mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong
người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất,
do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát
thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe đạo tướng trí mà chẳng thỉnh
hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu
khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước
được nghe nhất thiết tướng trí mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay
sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm
kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe tất cả đà la ni môn mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê
ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ
tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được nghe tất cả tam ma địa môn mà
chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược,
hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu.
Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế,
tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm
sâu. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như
thế, tâm kia mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát thừa bổ đặc già la, tuy ở đời trước được
nghe Bát nhã Ba la mật đa, cũng từng thỉnh hỏi nghĩa thú thẳm sâu mà chẳng
năng hỏi một ngày, hai ngày, ba bốn năm ngày tùy thuận tu hành. Nay sanh
trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nếu trải
một ngày cho đến năm ngày kia tâm bền chắc không ai hoại được, nếu lìa đã
nghe liền bèn lui mất. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Bồ tát thừa bổ đặc già la
này, do ở đời trước được nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tuy đã thỉnh
hỏi nghĩa thú thẳm sâu mà chẳng như thuyết tùy thuận tu hành. Nên với đời
nay, nếu gặp bạn lành ân cần khuyên gắng là vui nghe chịu Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu, nếu không bạn lành ân cần khuyên gắng, bèn đối kinh này
chẳng vui nghe chịu. Kia đối Bát nhã Ba la mật đa hoặc khi vui nghe, hoặc
khi chẳng vui nghe, hoặc khi bền chắc, hoặc khi lui mất, tâm kia nhẹ động
tiến thối phi thường như bông đỗ la theo gió bay bổng. Thiện Hiện! Phải
biết bổ đặc già la như thế phát tới Đại thừa trải thời chưa lâu, chưa gần
gũi nhiều chơn thiện tri thức, chưa từng cúng dường các Phật Thế Tôn, chưa
từng thọ trì đọc tụng, biên chép suy nghĩ diễn nói Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu.
Thiện Hiện! Phải biết bổ đặc già la như thế chưa từng tu học bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu, chưa từng tu học tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới,
bố thí Ba la mật đa. Chưa từng tu học nội không; chưa từng tu học ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không. Chưa từng tu học chơn như; chưa từng tu học pháp giới, pháp tánh,
bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp
định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Chưa từng tu học
khổ thánh đế, chưa từng tu học tập diệt đạo thánh đế. Chưa từng tu học bốn
tĩnh lự; chưa từng tu học bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Chưa từng tu học
tám giải thoát; chưa từng tu học tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến
xứ. Chưa từng tu học bốn niệm trụ; chưa từng tu học bốn chánh đoạn, bốn
thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Chưa
từng tu học không giải thoát môn; chưa từng tu học vô tướng, vô nguyện
giải thoát môn. Chưa từng tu học Bồ tát thập địa. Chưa từng tu học năm
nhãn, chưa từng tu học sáu thần thông. Chưa từng tu học Phật mười lực;
chưa từng tu học bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ,
đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Chưa từng tu học pháp vô vong thất,
chưa từng tu học tánh hằng trụ xả. Chưa từng tu học nhất thiết trí; chưa
từng tu học đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Chưa từng tu học tất cả
đà la ni môn, chưa từng tu học tất cả tam ma địa môn. Chưa từng tu học
pháp quả Dự lưu; chưa từng tu học pháp quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán.
Chưa từng tu học pháp Độc giác Bồ đề. Chưa từng tu học tất cả hạnh Bồ tát
Ma ha tát. Chưa từng tu học Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Phải biết bổ đặc già la như thế là tâm pháp thú Đại thừa. Đối
pháp Đại thừa trọn nên phần ít tin kính yêu mến, chớ chưa năng biên chép,
thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, vì người diễn nói Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu.
--- o0o ---
Mục Lục Tập
13
Quyển thứ:
| 301 |
302 |
303 |
304 |
305
306 |307
|
308
|
309
|
310 |
311
|
312 | 313 |
314 |
315
316 |
317 |
318 |
319 |
320 |
321 |
322 |
323 |
324 |
325
--- o0o ---
Mục Lục
Tổng Quát Kinh Bát Nhã
Tập: 1
| 2
|
3 | 4 | 5
| 6
| 7 |
8
| 9
| 10
|
11
| 12
13
| 14
| 15
| 16
| 17
| 18
| 19 |
20 | 21
| 22
| 23
| 24
--- o0o ---
Vi tính: Nhị
Tường
Cập nhật:
01-01-2003
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục