Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa,
tánh bố thí Ba la mật đa không, nên bố thí Ba la mật đa đối bố thí Ba la
mật đa vô sở hữu bất khả đắc. Bố thí Ba la mật đa đối tịnh giới, an nhẫn,
tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu bất khả đắc. Tịnh giới,
an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa trong bố thí Ba la mật
đa cũng vô sở hữu bất khả đắc. Cho đến bát nhã Ba la mật đa, tánh bát nhã
Ba la mật đa không, nên bát nhã Ba la mật đa đối bát nhã Ba la mật đa vô
sở hữu bất khả đắc. Bát nhã Ba la mật đa đối bố thí, tịnh giới, an nhẫn,
tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa vô sở hữu bất khả đắc. Bố thí, tịnh giới,
an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa trong Bát nhã Ba la mật đa cũng
vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Nội không, tánh nội
không không, nên nội không đối nội không vô sở hữu bất khả đắc. Nội không
đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa
không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán
không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả
đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô sở hữu
bất khả đắc. Ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không trong nội không
cũng vô sở hữu bất khả đắc. Như vậy cho đến vô tánh tự tánh không, tánh vô
tánh tự tánh không không, nên vô tánh tự tánh không đối vô tánh tự tánh
không đối nội không cho đến tự tánh không vô sở hữu bất khả đắc. Vô tánh
tự tánh không đối nội không cho đến tự tánh không vô sở hữu bất khả đắc.
Nội không cho đến tự tánh không trong vô tánh tự tánh không cũng vô sở hữu
bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ, tánh
bốn niệm trụ không, nên bốn niệm trụ đối bốn niệm trụ vô sở hữu bất khả
đắc. Bốn niệm trụ đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy
đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô sở hữu bất khả đắc. Bốn chánh đoạn cho
đến tám thánh đạo chi trong bốn niệm trụ cũng vô sở hữu bất khả đắc. Cho
đến tám thánh đạo chi, tánh tám thánh đạo chi không, nên tám thánh đạo chi
đối tám thánh đạo chi vô sở hữu bất khả đắc. Tám thánh đạo chi đối bốn
niệm trụ cho đến bảy đẳng giác chi vô sở hữu bất khả đắc. Bốn niệm trụ cho
đến bảy đẳng giác chi trong tám thánh đạo chi cũng vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Như vậy cho đến Phật
mười lực, tánh Phật mười lực không, nên Phật mười lực đối Phật mười lực vô
sở hữu bất khả đắc. Phật mười lực đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại
từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu bất khả
đắc. Bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng trong Phật mười lực
cũng vô sở hữu bất khả đắc. Như vậy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng,
tánh mười tám pháp Phật bất cộng không, nên mười tám pháp Phật bất cộng
đối mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu bất khả đắc. Mười tám pháp Phật
bất cộng đối Phật mười lực cho đến đại xả vô sở hữu bất khả đắc. Phật mười
lực cho đến đại xả trong mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô sở hữu bất
khả đắc. Xá Lợi Tử! Tất cả tam ma địa
môn, tánh tất cả tam ma địa môn không, nên tất cả tam ma địa môn đối tất
cả tam ma địa môn vô sở hữu bất khả đắc. Tất cả tam ma địa môn đối tất cả
đà la ni môn vô sở hữu bất khả đắc. Tất cả đà la ni môn trong tất cả tam
ma địa môn cũng vô sở hữu bất khả đắc. Tất cả đà la ni môn, tánh tất cả đà
la ni môn không , nên tất cả đà la ni môn đối tất cả đà la ni môn vô sở
hữu bất khả đắc. Tất cả đà la ni môn đối tất cả tam ma địa môn vô sở hữu
bất khả đắc. Tất cả tam ma địa môn trong tất cả đà la ni môn cũng vô sở
hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Pháp Chủng tánh,
tánh pháp Chủng tánh không, nên pháp Chủng tánh đối pháp Chủng tánh vô sở
hữu bất khả đắc. Pháp Chủng tánh đối pháp Đệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất
hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát, Như Lai vô sở hữu bất khả đắc. Pháp Đệ
bát cho đến Như Lai trong pháp Chủng tánh cũng vô sở hữu bất khả đắc. Như
vậy cho đến pháp Như Lai, tánh pháp Như Lai không, nên pháp Như Lai đối
pháp Như Lai vô sở hữu bất khả đắc. Pháp Như Lai đối pháp Chủng tánh cho
đến Bồ tát vô sở hữu bất khả đắc. Pháp Chủng tánh cho đến Bồ tát trong
pháp Như Lai cũng vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Tịnh quán địa, tánh
tịnh quán địa không, nên Tịnh quán địa đối Tịnh quán địa vô sở hữu bất khả
đắc. Tịnh quán địa đối Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa,
Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa vô sở hữu
bất khả đắc. Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa trong Tịnh quán địa cũng
vô sở hữu bất khả đắc. Như vậy cho đến Như Lai địa, tánh Như Lai địa
không, nên Như Lai địa đối Như Lai địa vô sở hữu bất khả đắc. Như Lai địa
đối Tịnh quán địa cho đến Bồ tát địa trong Như Lai địa cũng vô sở hữu bất
khả đắc. Tịnh quán địa cho đến Bồ tát địa trong Như Lai địa cũng vô sở hữu
bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Cực hỷ địa, tánh Cực
hỷ địa không, nên Cực hỷ địa đối Cực hỷ địa vô sở hữu bất khả đắc. Cực hỷ
địa đối Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện
tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa vô sở
hữu bất khả đắc. Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa trong Cực hỷ địa cũng vô
sở hữu bất khả đắc. Như vậy cho đến Pháp vân địa, tánh Pháp vân địa không,
nên Pháp vân địa đối Pháp vân địa vô sở hữu bất khả đắc. Pháp vân địa đối
Cực hỷ địa cho đến Thiện huệ địa vô sở hữu bất khả đắc. Cực hỷ địa cho đến
Thiện huệ địa trong Pháp vân địa cũng vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Nhất thiết trí, tánh
nhất thiết trí không, nên nhất thiết trí đối nhất thiết trí vô sở hữu bất
khả đắc. Nhất thiết trí đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở hữu
bất khả đắc. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí trong nhất thiết trí cũng
vô sở hữu bất khả đắc. Đạo tướng trí, tánh đạo tướng trí không, nên đạo
tướng trí đối đạo tướng trí vô sở hữu bất khả đắc. Đạo tướng trí đối nhất
thiết trí, nhất thiết tướng trí vô sở hữu bất khả đắc. Nhất thiết trí,
nhất thiết tướng trí trong đạo tướng trí cũng vô sở hữu bất khả đắc. Nhất
thiết tướng trí, tánh nhất thiết tướng trí không, nên nhất thiết tướng trí
đối nhất thiết tướng trí vô sở hữu bất khả đắc. Nhất thiết tướng trí đối
nhất thiết trí, đạo tướng trí vô sở hữu bất khả đắc. Nhất thiết trí, đạo
tướng trí trong nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Dự lưu, tánh Dự lưu
không, nên Dự lưu đối Dự lưu vô sở hữu bất khả đắc. Dự lưu đối Nhất lai,
Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát, Như Lai vô sở hữu bất khả đắc. Nhất
lai cho đến Như Lai trong Dự lưu cũng vô sở hữu bất khả đắc. Như vậy cho
đến Như Lai, tánh Như Lai không, nên Như Lai đối Như Lai vô sở hữu bất khả
đắc. Như Lai đối Dự lưu cho đến Bồ tát vô sở hữu bất khả đắc. Dự lưu cho
đến Bồ tát trong Như Lai cũng vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát,
tánh Bồ tát Ma ha tát không, nên Bồ tát Ma ha tát đối Bồ tát Ma ha tát vô
sở hữu bất khả đắc. Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa dạy bảo dạy
trao vô sở hữu bất khả đắc. Bát nhã Ba la mật đa dạy bảo dạy trao trong Bồ
tát Ma ha tát cũng vô sở hữu bất khả đắc. Bát nhã Ba la mật đa, tánh Bát
nhã Ba la mật đa không, nên Bát nhã Ba la mật đa đối Bát nhã Ba la mật đa
vô sở hữu bất khả đắc. Bát nhã Ba la mật đa đối Bồ tát Ma ha tát dạy bảo
dạy trao vô sở hữu bất khả đắc. Bồ tát Ma ha tát dạy bảo dạy trao trong
Bát nhã Ba la mật đa cũng vô sở hữu bất khả đắc. Dạy bảo dạy trao, tánh
dạy bảo dạy trao không, nên dạy bảo dạy trao đối dạy bảo dạy trao vô sở
hữu bất khả đắc. Dạy bảo dạy trao đối Bồ tát Ma ha tát, Bát nhã Ba la mật
đa vô sở hữu bất khả đắc. Bồ tát Ma ha tát, Bát nhã Ba la mật đa trong dạy
bảo dạy trao cũng vô sở hữu bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Tôi đối tất cả pháp
đây thảy, đem tất cả chủng, tất cả xứ, tất cả thời tìm Bồ tát Ma ha tát
đều vô sở hữu cũng bất khả đắc. Vì cớ sao? Vì tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Bởi nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Tôi đối tất cả pháp đây thảy, đem tất cả chủng, tất cả
xứ, tất cả thời tìm các Bồ tát Ma ha tát đều không thấy đâu, trọn chẳng
khá được, làm sao khiến tôi đem Bát nhã Ba la mật đa dạy bảo dạy trao các
Bồ tát Ma ha tát! Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói các Bồ tát Ma ha tát, các Bồ tát Ma ha tát chỉ có
giả danh đều vô tự tánh ấy? Xá Lợi Tử! Vì danh các Bồ tát Ma ha tát chỉ
nhiếp khách vậy. Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Duyên cớ nào nói
vì danh các Bồ tát Ma ha tát chỉ nhiếp vào khách? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử!
Như danh sắc chỉ nhiếp vào khách, danh thọ tưởng hành thức cũng chỉ nhiếp
vào khách. Sở dĩ vì sao? Sắc phi danh, danh phi sắc. Thọ tưởng hành thức
phi danh, danh phi thọ tưởng hành thức. Trong sắc thảy vô danh, trong danh
vô sắc thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì sắc thảy
cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc thảy, hoặc
danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng
lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ
có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh nhãn xứ chỉ
nhiếp vào khách, danh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng chỉ nhiếp vào khách. Sở
dĩ vì sao? Nhãn xứ phi danh, danh phi nhãn xứ. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ phi
danh, danh phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Trong nhãn xứ thảy vô danh, trong
danh vô nhãn xứ thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì
nhãn xứ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc
nhãn xứ thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ
tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ
tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh sắc xứ chỉ
nhiếp vào khách, danh thanh hương vị xúc pháp xứ cũng chỉ nhiếp vào khách.
Sở dĩ vì sao? Sắc xứ phi danh, danh phi sắc xứ. Thanh hương vị xúc pháp xứ
phi danh, danh phi thanh hương vị xúc pháp xứ. Trong sắc xứ thảy vô danh,
trong danh vô sắc xứ thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao?
Vì sắc xứ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc
sắc xứ thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ
tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ
tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh nhãn giới
chỉ nhiếp vào khách, danh nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng chỉ nhiếp vào
khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn giới phi danh, danh phi nhãn giới. Nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới phi danh, danh phi nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Trong nhãn giới
thảy vô danh, trong danh vô nhãn giới thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi
thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong
tự tánh không, hoặc nhãn giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc
vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào
khách. Do đây nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh sắc giới
chỉ nhiếp vào khách, danh thanh hương vị xúc pháp giới cũng chỉ nhiếp vào
khách. Sở dĩ vì sao? Sắc giới phi danh, danh phi sắc giới. Thanh hương vị
xúc pháp giới phi danh, danh phi thanh hương vị xúc pháp giới. Trong sắc
giới thảy vô danh, trong danh vô sắc giới thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả
thi thiết. Vì cớ sao? Vì sắc giới thảy cùng danh đều tự tánh không. Trong
tự tánh không, hoặc sắc giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc
vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào
khách. Do đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh nhãn thức
giới chỉ nhiếp vào khách, danh nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng chỉ
nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn thức giới phi danh, danh phi nhãn thức
giới. Nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới phi danh, danh phi nhĩ tỷ thiệt thân ý
thức giới. Trong nhãn thức giới thảy vô danh, trong danh vô nhãn thức giới
thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn thức giới
thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn thức
giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát
Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đấy nên nói các Bồ tát
Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh nhãn xúc
chỉ nhiếp vào khách, danh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng chỉ nhiếp vào
khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc phi danh, danh phi nhãn xúc. Nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc phi danh, danh phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Trong nhãn xúc thảy
vô danh, trong danh vô nhãn xúc thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết.
Vì cớ sao? Vì nhãn xúc thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh
không, hoặc nhãn xúc thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi
Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đấy
nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ chỉ nhiếp vào khách, danh nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ phi danh, danh phi nhãn xúc làm duyên sanh
ra các thọ. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ phi danh,
danh phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Trong nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ thảy vô danh. Trong danh vô nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì
nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy.
Trong tự tánh không, hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy, hoặc
danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng
lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ
có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh bố thí Ba
la mật đa chỉ nhiếp vào khách; danh tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh
lự, bát nhã Ba la mật đa cũng chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Bố thí Ba
la mật đa phi danh, danh phi bố thí Ba la mật đa. Tịnh giới, an nhẫn, tinh
tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa phi danh; danh phi tịnh giới, an nhẫn,
tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Trong bố thí Ba la mật đa thảy
vô danh, trong danh vô bố thí Ba la mật đa thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả
thi thiết. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy cùng danh đều tự tánh
không vậy. Trong tự tánh không, hoặc bố thí Ba la mật đa thảy, hoặc danh
đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại
như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có
giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh nội không,
chỉ nhiếp vào khách. Danh ngoại không, nội ngoại không, không không, đại
không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế
không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không cũng chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nội không phi danh,
danh phi nội không. Ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không phi danh,
danh phi ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Trong nội không thảy
vô danh, trong danh vô nội không thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết.
Vì cớ sao? Vì nội không thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự
tánh không, hoặc nội không thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do
đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như danh bốn niệm
trụ chỉ nhiếp vào khách; danh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm
lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ
vì sao? Bốn niệm trụ phi danh, danh phi bốn niệm trụ. Bốn chánh đoạn cho
đến tám thánh đạo chi phi danh, danh phi bốn chánh đoạn cho đến tám thánh
đạo chi. Trong bốn niệm trụ thảy vô danh, trong danh vô bốn niệm trụ thảy,
phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ thảy cùng
danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc bốn niệm trụ thảy
hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát
cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát
chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Như vậy cho đến như
danh Phật mười lực chỉ nhiếp vào khách; danh bốn vô sở úy, bốn vô ngại
giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chỉ
nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Phật mười lực phi danh, danh phi Phật mười
lực. Bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng phi danh, danh phi
bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Trong Phật mười lực thảy
vô danh, trong danh vô Phật mười lực thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi
thiết. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực thảy cùng danh đều tự tánh không vậy.
Trong tự tánh không, hoặc Phật mười lực thảy hoặc danh đều vô sở hữu bất
khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp
vào khách. Do đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự
tánh. Xá Lợi Tử! Như danh tất cả tam
ma địa môn chỉ nhiếp vào khách, danh tất cả đà la ni môn cũng chỉ nhiếp
vào khách. Sở dĩ vì sao? Tất cả tam ma địa môn phi danh, danh phi tất cả
tam ma địa môn. Tất cả đà la ni môn phi danh, danh phi tất cả đà la ni
môn. Trong tất cả tam ma địa môn thảy vô danh, trong danh vô tất cả tam ma
địa môn thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì tất cả tam
ma địa môn thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc
tất cả tam ma địa môn thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Xá
Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do
đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Cho đến như danh
nhất thiết trí chỉ nhiếp vào khách; danh đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí cũng chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhất thiết trí phi danh, danh
phi nhất thiết trí. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí phi danh, danh phi
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Trong nhất thiết trí thảy vô danh,
trong danh vô nhất thiết trí thảy, phi hợp phi tan, chỉ giả thi thiết. Vì
cớ sao? Vì nhất thiết trí thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự
tánh không, hoặc nhất thiết trí thảy, hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc
vậy. Xá Lợi Tử! Danh Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào
khách. Do đấy nên nói các Bồ tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói như nói ngã thảy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh
đều vô tự tánh ấy. Xá Lợi Tử! Ngã rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao
có sanh. Cho đến kiến giả cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có
sanh? Xá Lợi Tử! Sắc rốt ráo vô sở
hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; thọ tưởng hành thức cũng rốt ráo vô sở
hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Nhãn xứ rốt ráo vô
sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng rốt ráo
vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Sắc xứ rốt ráo vô sở
hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; thanh hương vị xúc pháp xứ cũng rốt ráo
vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Nhãn giới rốt ráo vô
sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng rốt ráo
vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Sắc giới rốt ráo vô
sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; thanh hương vị xúc pháp giới cũng rốt
ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Nhãn thức giới rốt
ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới
cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Nhãn xúc rốt ráo vô
sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng rốt ráo
vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả
đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Bố thí Ba la mật đa
rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; tịnh giới, an nhẫn, tinh
tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc,
làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Nội không rốt ráo vô
sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh
không cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ rốt ráo
vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh
đạo chi cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Như vậy cho đến Phật
mười lực rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; bốn vô sở úy cho
đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm
sao có sanh? Xá Lợi Tử! Tất cả tam ma địa
môn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; tất cả đà la ni môn
cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Cho đến Thanh văn
thừa rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh; Độc giác thừa, Đại
thừa cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao có sanh? Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Như nói ngã thảy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh
đều vô tự tánh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả
danh đều vô tự tánh ấy. Xá Lợi Tử! Các pháp đều vô hòa hợp tự tánh. Vì cớ
sao? Vì hòa hợp hữu pháp, tự tánh không vậy. Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện
Hiện rằng: Pháp nào đều vô hòa hợp tự tánh? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử!
Sắc đều vô hòa hợp tự tánh, thọ tưởng hành thức cũng đều vô hòa hợp tự
tánh. Nhãn xứ đều vô hòa tự tánh, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng đều vô hòa
hợp tự tánh. Sắc xứ đều vô hòa hợp tự tánh, thanh hương vị xúc pháp xứ
cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Nhãn giới đều vô hòa hợp tự tánh, nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Sắc giới đều vô hòa hợp tự
tánh, thanh hương vị xúc pháp giới cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Nhãn thức
giới đều vô hòa hợp tự tánh, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng đều vô hòa
hợp tự tánh. Nhãn xúc đều vô hòa hợp tự
tánh, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Nhãn xúc làm
duyên sanh ra các thọ đều vô hòa hợp tự tánh, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm
duyên sanh ra các thọ cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Bố thí Ba la mật đa đều vô hòa
hợp tự tánh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa
cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Bốn niệm trụ đều vô hòa hợp tự tánh; bốn
chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh
đạo chi cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Cho đến Phật mười lực đều vô
hòa hợp tự tánh; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ,
đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng đều vô hòa hợp tự tánh. Cho đến
Thanh văn thừa đều vô hòa hợp tự tánh; Độc giác thừa, Đại thừa cũng đều vô
hòa hợp tự tánh. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh
đều vô tự tánh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các pháp
phi thường cũng không chỗ đi. Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện
Hiện rằng: Pháp nào phi thường cũng không chỗ đi? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử!
Sắc phi thường cũng không chỗ đi, thọ tưởng hành thức phi thường cũng
không chỗ đi. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi thường, tự tánh tận vậy.
Xá Lợi Tử! Do đấy nên nói nếu pháp phi thường cũng không chỗ đi. Xá Lợi Tử! Pháp hữu vi phi
thường cũng không chỗ đi, pháp vô vi phi thường cũng không chỗ đi. Pháp
hữu lậu phi thường cũng không chỗ đi, pháp vô lậu phi thường cũng không
chỗ đi. Pháp thiện phi thường cũng không chỗ đi, pháp phi thiện phi thường
cũng không chỗ đi. Pháp hữu ký phi thường cũng không chỗ đi, pháp vô ký
phi thường cũng không chỗ đi. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi thường,
tự tánh tận vậy. Xá Lợi Tử! Do đấy nên nói nếu pháp phi thường cũng không
chỗ đi. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các pháp
phi thường cũng chẳng diệt hoại. Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện
Hiện rằng: Pháp nào phi thường cũng chẳng diệt hoại? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử!
Sắc phi thường cũng chẳng diệt hoại, thọ tưởng hành thức phi thường cũng
chẳng diệt hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Xá Lợi Tử! Pháp hữu vi phi
thường cũng chẳng diệt hoại, pháp vô vi phi thường cũng chẳng diệt hoại.
Pháp hữu lậu phi thường cũng chẳng diệt hoại, pháp vô lậu phi thường cũng
chẳng diệt hoại. Pháp thiện phi thường cũng chẳng diệt hoại, pháp phi
thiện phi thường cũng chẳng diệt hoại. Pháp hữu ký phi thường cũng chẳng
diệt hoại, pháp vô ký phi thường cũng chẳng diệt hoại. Vì cớ sao? Vì bản
tánh vậy là vậy. Xá Lợi Tử! Do đấy tôi tác thuyết này: Các pháp cũng vậy,
rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói những sắc nào rốt ráo chẳng sanh, những thọ tưởng
hành thức nào rốt ráo chẳng sanh. Cho đến những Thanh văn thừa nào rốt ráo
chẳng sanh; những Độc giác thừa, Đại thừa nào rốt ráo chẳng sanh ấy. Xá
Lợi Tử! Tất cả sắc bản tánh chẳng sanh, tất cả thọ tưởng hành thức bản
tánh chẳng sanh. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Tất cả sắc cho đến thức phi sở tác
vậy, phi sở khởi vậy. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả sắc cho đến thức tác giả,
khởi giả bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Cho đến tất cả Thanh
văn thừa, bản tánh chẳng sanh; tất cả Độc giác thừa, Đại thừa, bản tánh
chẳng sanh. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Tất cả Thanh văn thừa, Độc giác thừa,
Đại thừa phi sở tác vậy, phi sơ khởi vậy. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả Thanh
văn thừa, Độc giác thừa, Đại thừa tác giả, khởi giả bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Những sắc nào rốt ráo chẳng sanh, nhũng thọ tưởng hành
thức nào rốt ráo chẳng sanh. Cho đến những Thanh văn thừa nào rốt ráo
chẳng sanh; những Độc giác thừa, Đại thừa nào rốt ráo chẳng sanh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc, cũng
chẳng gọi thọ tưởng hành thức. Cho đến nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng
gọi Thanh văn thừa; cũng chẳng gọi Độc giác thừa, Đại thừa ấy. Xá Lợi Tử!
Sắc bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không, thời chẳng thể thi thiết
hoặc sanh hoặc diệt, hoặc trụ hoặc dị. Do duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng
sanh thời chẳng gọi sắc. Vì cớ sao? Không phi sắc vậy. Xá Lợi Tử! Thọ tưởng hành thức
bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không, thời chẳng thể thi thiết hoặc
sanh hoặc diệt, hoặc trụ hoặc dị. Do duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng sanh
thời chẳng gọi thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao? Không phi thọ tưởng hành
thức vậy. Xá Lợi Tử! Cho đến Thanh văn
thừa bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không, thời chẳng thể thi thiết
hoặc sanh hoặc diệt, hoặc trụ hoặc dị. Do duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng
sanh thời chẳng gọi Thanh văn thừa. Vì cớ sao? Không phi Thanh văn thừa
vậy. Xá Lợi Tử! Độc giác thừa, Đại
thừa bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không, thời chẳng thể thi thiết
hoặc sanh hoặc diệt, hoặc trụ hoặc dị. Do duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng
sanh thời chẳng gọi Độc giác thừa, Đại thừa. Vì cớ sao? Không phi Độc giác
thừa, Đại thừa vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc, cũng chẳng
gọi thọ tưởng hành thức. Cho đến nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi
Thanh văn thừa, cũng chẳng gọi Độc giác thừa, Đại thừa. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói tôi đâu năng đem Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo chẳng
sanh, dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát rốt ráo chẳng sanh ấy. Xá Lợi
Tử! Rốt ráo chẳng sanh tức là Bát nhã Ba la mật đa, Bát nhã Ba la mật đa
tức rốt ráo chẳng sanh. Vì cớ sao? Vì rốt ráo chẳng sanh cùng Bát nhã Ba
la mật đa không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Rốt ráo chẳng sanh
tức là Bồ tát Ma ha tát, Bồ tát Ma ha tát tức là rốt ráo chẳng sanh. Vì cớ
sao? Vì rốt ráo chẳng sanh cùng Bồ tát Ma ha tát cũng không hai, không hai
xứ vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Tôi đâu năng đem Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo chẳng
sanh dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát rốt ráo chẳng sanh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói ly rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ tát Ma ha tát
năng hành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ấy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có Bát
nhã Ba la mật đa. Cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có Bồ tát Ma ha
tát. Vì cớ sao? Hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc Bồ tát Ma ha tát cùng rốt
ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có sắc,
cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao?
Hoặc sắc, hoặc thọ tưởng hành thức cùng rốt ráo chẳng sanh không hai,
không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhãn
xứ, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vì cớ
sao? Hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cùng rốt ráo chẳng sanh
không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có sắc
xứ, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có thanh hương vị xúc pháp xứ.
Vì cớ sao? Hoặc sắc xứ, hoặc thanh hương vị xúc pháp xứ cùng rốt ráo chẳng
sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhãn
giới, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.
Vì cớ sao? Hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cùng rốt ráo
chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có sắc
giới, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có thanh hương vị xúc pháp
giới. Vì cớ sao? Hoặc sắc giới, hoặc thanh hương vị xúc pháp giới cùng rốt
ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhãn
thức giới, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhĩ tỷ thiệt thân ý
thức giới. Vì cớ sao? Hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý thức
giới cùng rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhãn
xúc, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Vì
cớ sao? Hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cùng rốt ráo chẳng
sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có
nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Hoặc nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh
ra các thọ cùng rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có bố
thí Ba la mật đa; cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Hoặc bố thí Ba
la mật đa; hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật
đa cùng rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có bốn
niệm trụ; cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có bốn chánh đoạn, bốn
thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Vì cớ
sao? Hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi cùng
rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh nói rộng
cho đến có Phật mười lực; cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có bốn vô
sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp
Phật bất cộng. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười lực, hoặc bốn vô sở úy cho đến
mười tám pháp Phật bất cộng cùng rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai
xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có tất
cả tam ma địa môn, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có tất cả đà la
ni môn. Vì cớ sao? Hoặc tất cả tam ma địa môn, hoặc tất cả đà la ni môn
cùng rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có nhất
thiết trí; cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí. Vì cớ sao? Hoặc nhất thiết trí; hoặc đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí cùng rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có Thanh
văn thừa, cũng chẳng thấy ly rốt ráo chẳng sanh có Độc giác thừa, Đại
thừa. Vì cớ sao? Hoặc Thanh văn thừa, hoặc Độc giác thừa, Đại thừa cùng
rốt ráo chẳng sanh không hai, không hai xứ vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Ly rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ tát Ma ha tát
năng hành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã
hỏi: Duyên cớ nào nói nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết như thế, tâm chẳng
chìm đắm, cũng chẳng ưu hối. Tâm ấy chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ. Phải
biết Bồ tát Ma ha tát này năng hành Bát nhã Ba la mật đa ấy. Xá Lợi Tử!
Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy các pháp
có thật tác dụng, chỉ thấy các pháp như mộng, như huyễn, như vang, như
tượng, như ánh nắng, như bóng sáng, như thành tầm hương, như việc biến
hóa, tuy hiện tựa có mà không thật dụng. Nghe thuyết các pháp bản tánh đều
không, rất sanh vui mừng, lìa các chìm đắm thảy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây
tôi tác thuyết này: Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết như thế, tâm chẳng
chìm đắm, cũng chẳng ưu hối. Tâm ấy chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ. Phải
biết Bồ tát Ma ha tát này năng hành Bát nhã Ba la mật đa.
Nguồn: www.quangduc.com