Lời Nói Đầu
Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: "Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Qủa đặng?". Thiền sư đáp: "Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân qủa".
Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.
Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn...nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không?. Thật ra, nhân qủa không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân qủa. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh nầỵ
Vì kinh Nhân Qủa nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là "Nhân Qủa Luân Hồi Tạp Lục".
Về việc luân hồi nhân qủa ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý "vô thỉ vô chung". Sư Cụ mỉm cười đáp: "Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!", Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.
Kinh Hoa Nghêm nói: "Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức". Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có linh hồn ma qủy, đến tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cũng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đà mà tỉnh ngộ.
Thích Thiền Tâm
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa
Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.
Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm
mình.
Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân.
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,
Không tu phước ấy đến từ đâu?
Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.
Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.
Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.
Kiếp trước một nửa không xả thí.
Xưa lên chùa am cúng thí gạo.
Xưa lập chùa am cất nhà mát (1)
Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.
Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.
Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.
Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.
Đời trước kính trọng người cô độc.
Kiếp trước là người đánh bẫy chim.
Đời trước mở lồng thả chim thú.
Xưa sinh con gái dìm cho chết? (2)
Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa.
Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.
Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.
Kiếp trước tham mưu gian vợ người.
Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.
Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.
Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.
Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.
Kiếp trước chê cười người lễ Phật.
Đời trước đều là người tạo nghiệp.
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.
Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.
Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.
Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.
Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột
Kiếp trước đăng lưới giết hại cá.
Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.
Kiếp trước xem kinh để dưới đất. (3)
Xưa ăn thịt rồi đi tụng kinh. (4)
Kiếp trước tụng kinh chẳng lắng nghe.
Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.
Xưa bán hương thơm trọn dối gian.
Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.
Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.
Cân non, già, thiếu lòng gian xảo.
Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.
Muôn việc mình làm lại mình chịu
Thọ khổ địa ngục oán trách ai?
Đừng nói nhân qủa người không thấy.
Xa trả con cháu, gần trả mình.
Sẽ tin bố thí với trì trai.
Kiếp trước tu nhân nay hưởng qủa.
Đời nầy tu tích để về sau.
Nếu ai hủy báng kinh Nhân Qủa
Kiếp sau đọa lạc mất thân người.
Kẻ nào thọ trì kinh Nhân Qủa.
Chư Phật, Bồ Tát đều chứng minh.
Kẻ nào biên chép kinh Nhân Qủa,
Truyền đời tu học đạo nhà hưng.
Ai mà mang đội kinh Nhân Qủa,
Tai hung hoạnh họa chẳng vào thân.
Nếu người giản nói kinh nhân qủa
Đời đời kiếp kiếp được thông minh
Kẻ nào đề xướng kinh Nhân Qủa
Đời sau người thấy sinh cung kính.
Người nào ấn tống kinh Nhân Qủa.
Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.
Theo Kinh Nhân Qủa hỏi đời trước.
Chính sự thọ hưởng của đời nay.
Theo Kinh Nhân Qủa hỏi đời sau.
Chính sự gây nhân của kiếp này,
Nếu như nhân qủa không cảm ứng,
Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?
Người nào tin sâu kinh Nhân Qủa.
Đồng sinh Tây phương cõi Cực Lạc.
Nhân qủa ba đời nói không hết.
Thiên long chẳng bỏ ý người lành.
Nên ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn,
Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn.
Gởi kho bền chắc không hư mất, (5)
Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.
Muốn biết nhân đời trước,
Xem sự hưởng đời nay,
Muốn biết qủa đời sau,
(1) Nhà dưỡng Lão, cô
nhi
(2) Thuở xưa từ Ấn Độ, cho đến Trung
Hoa, những nhà nghèo sinh con nhiều nuôi không tham nên dìm cho chết bớt
con gái lúc mới sinh ra.
(3) Ngồi dưới đất xem kinh, nên để
kinh trên một cái bệ, khinh mạn cũng là nhân của tướng lùn bé. Lễ Phật,
khiêm hạ là nhân của tướng cao hơn.
(4) Ăn mặn rồi muốn tụng kinh, phải
súc miệng rửa tay, rửa miệng sạch, và tụng chú như sau. Tất được thanh
tịnh không tội lỗi: Tịnh tam nghiệp chân ngôn: Um Soa Pha Va Suýt Đà,
sạt và đạt ma, soa phạ va suýt đa hàm (7 biến) Aum! Syabhava sudaha,
sarva drama svabhava suddhà hàma.
(5) Gởi kho đây không phải đốt giấy
tiền vàng bạc gởi vào kho, mà ý nói tiền của thế gian không bền, khi
chết rồi phải bỏ lại tất cả. Chỉ có tu phước làm lành ăn chay, tụng kinh,
tham thiền, niệm Phật, là kho.
Bài giảng của HT Thanh Từ
-- Thế nào Thế Tôn! Bà La Môn chết rồi trở lại sanh trong dòng Bà La Môn
chăng? Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Ðà la cũng thế chăng?
Không tin thêm sân hận
Sân tham tưởng ác tà
Si mê không cung kính
Thấy Sa Môn, Ðạo Sĩ
Người trì giới, đa văn
Chê bai, không khen ngợi
Chướng người trí kẻ thọ
Kẻ sĩ phu như thế
Từ đây đến đời sau
Sẽ đọa trong địa ngục
Từ tối vào nơi tối.
Nếu có người bần cùng
Tín tâm ít sân hận
Thường sanh tâm tàm quí
Bố thí lìa xan tham
Thấy Sa Môn, Phạm chí
Người trì giới, đa văn
Thấp mình và thăm hỏi
Tùy nghi khéo giúp đỡ
Khuyên người khiến bố thí
Khen thí và người thọ
Người tu thiện như thế
Từ đây đến đời sau
Cõi lành sanh lên trời
Từ tối vào nơi sáng.
Có sĩ phu giàu vui
Không tin nhiều sân hận
Sân tham, tật tưởng ác
Tà si không cung kính
Thấy Sa Môn, Phạm chí
Chê bai không khen ngợi
Chướng ngại người bố thí
Cũng đoạn người thọ thí
Sĩ phu ác như thế
Từ đây đến đời sau
Sẽ sanh địa ngục khổ
Từ sáng vào trong tối.
Nếu có sĩ phu giàu
Tín tâm không sân hận
Thường khởi tâm tàm quí
Huệ thí lìa sân đố
Thấy Sa Môn, Phạm Chí
Người trì giới, đa văn
Trước kính đón thăm hỏi
Tùy nghi cấp chỗ cần
Khuyên người khiến cúng dường
Khen thí và thọ thí
Kẻ sĩ phu như thế
Từ đây đến đời sau
Sanh tam thập tam thiên
Từ sáng vào nơi sáng.
Ðọc qua bài kinh Nhân Quả trên, chúng ta thấy lý nhân quả của đạo Phật rất rộng rãi và phóng khoáng. Bởi một số đông người trong thế gian lầm chấp: Hể người chết sanh cõi người, trời chết sanh cõi trời, thú vật chết sanh thú vật v.v... Họ đâu biết cuộc sống của chúng ta là một dòng chuyển biến, chuyển biến liên tục từng sát na. Từ khi chào đời đã chịu quả báo nghiệp nhân của quá khứ. Dần dần thành một con người là nó đã tạo thêm nghiệp mới. Nếu gặp duyên lành ở trong hoàn cảnh tốt, gần thiện tri thức dạy điều lành, điều tốt thì nó sẽ tiến lên các cõi lành. Trái lại gần người ác, hoàn cảnh xấu xa nhiễm theo nghiệp ác, nó sẽ đọa xuống các cõi dữ. Như thế cứ tiếp tục thăng trầm từ đời này sang kiếp khác, không bao giờ dứt (gây nghiệp trả quả báo, trả quả báo rồi gây nghiệp v.v...)
Vì thế ở đây Phật nêu lên bốn hạng người:
- Người từ tối vào tối.
- Người từ tối vào sáng.
- Người từ sáng vào tối.
- Người từ sáng vào sáng.
Hạng người thứ nhất là người kém phước đức. Ðời trước đã gieo nhân bất thiện, nên hiện nay gặp quả báo sanh chỗ xấu ác. Thế mà cũng chẳng biết làm thiện để chuyển đổi nghiệp nhân đau khổ, họ đành chịu quả khổ mãi mãi (như từ tối vào tối).
Hạng người thứ hai, cũng ở trong hoàn cảnh xấu ác (của nghiệp qua khứ), nhưng họ biết chuyển nghiệp dữ thành nghiệp lành, tức họ hết khổ đau (như từ tối vào sáng).
Hạng người thứ ba là hạng người có phước đức, do đời trước tạo nhân tốt, đời này hưởng quả lành, nhưng họ không biết tu tiến, cứ tha hồ thụ hưởng dục lạc, gây tạo ác nghiệp để rồi phải gặt hái quả khổ đau (như từ sáng vào tối).
Hạng người thứ tư, người này vừa có phước đức lại biết huân tu nghiệp lành, tránh xa nghiệp ác. Người này mỗi ngày một tiến lên, tâm trí sáng ngời, tương lai họ sẽ lên quả giải thoát (như từ sáng vào sáng).
Tóm lại trong bốn hạng người nói trên, có hai hạng biết cầu tiến (hạng thứ hai và thứ tư) và hai hạng không biết cầu tiến (hạng thứ nhất và thứ ba). Như thế việc tu hành có tiến hay thối đều do chúng ta có chịu chuyển đổi nghiệp nhân hay không, chứ không phải do ai định đoạt. Và nghiệp nhân cũng không phải cố định thiện ác, mà tùy chúng ta chuyển đổi đó thôi.
Biết được lẽ này, chúng ta mới nỗ lực tu thiện, đoạn ác, và không kẹt vào hai chấp "thường" và "đoạn" của ngoại đạo.
Nguồn: www.quangduc.com