PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)

 Chánh Trí Mai Thọ Truyền

--- o0o ---

Quyển 3

PHẨM THỨ NĂM

DƯỢC THẢO DỤ (Les plantes médicinales).

 

Lúc bấy giờ, Thế-Tôn bảo Ma-ha Ca-Diếp và các đại đệ-tử. “Hay lắm! Hay lắm! Ca-Diếp đã khéo nói về những công-đức chân-thật của Như-Lai. Đúng như lời các ông, Như-Lai còn có vô lượng vô biên công-đức khác nữa, mà các đệ tử, dầu có trải qua vô lượng ức kiếp không làm sao kể ra cho hết được. Ca-Diếp nên biết, Như-Lai là vua của các “pháp”([1]); những gì Như-Lai nói ra đều không sai dối. Như-Lai biết hướng của các pháp, lại cũng biết những gì chúng-sanh lo nghĩ trong thâm tâm. Vì vậy tuy biết tất cả các pháp, Như-Lai vẫn đứng trên phương-tiện mà nói. Nói tuy có khác, tất cả các pháp dạy đều đưa đến cái “biết tất cả” (nhất-thế-trí hay nhất-thế-chủng-trí = Omniscience).

Nay thí dụ: một trận mưa đổ xuống. Các loại cây cỏ kể luôn các loại dùng làm thuốc dược (dược thảo), dầu lớn dầu nhỏ, dầu thấp dầu cao, đều hứng lấy, nhưng tùy sức của mỗi loại mà sức hấp thụ có khác nhau. Bởi cớ, tuy cùng mọc trên một miếng đất, tuy cùng thấm nhuần một trận mưa, sự đơm hoa kết quả vẫn có sai khác.

Như-Lai hiện ra đời như vầng mây, nói pháp như mây thành mưa, bao trùm chúng-sanh. Cũng như cây cỏ, chúng-sanh đều được lãnh một phần nước mưa, tuỳ sức hấp thụ của mình và đều được sự lợi lạc.

Nếu mưa không riêng tư cho ai, thì Như-Lai cũng bình đẳng nói pháp cho tất cả chúng-sanh. Nhờ vậy mà cỏ nhỏ (chư thiên và loài người) cỏ bực trung (Thanh-văn và Duyên-giác), cỏ cao (hàng tự-tin thành Phật), cây nhỏ (hạng làm hạnh tư-bi, quyết định thành Phật) và những cây cao bóng cả (hàng Bồ-tát hoá độ chúng-sanh) đều đồng hưởng tuỳ sức mình.

Pháp của Như-Lai còn có thể tỷ dụ như ánh-sáng mặt trời, mặt trăng, bình đẳng chiếu([2]).

-         Nếu như thế, tại sao có ba thừa? Ca-Diếp hỏi.

-         Có một thứ đất sét. Thê-Tôn đáp, nhưng vì nhu cầu sai khác mà những bồn đựng đường, đựng mỡ, đựng sữa,..v.v.. mới được nắn ra. Cũng thế, chỉ có một giáo- pháp là Phật-thừa, không có cái thứ hai, thứ ba.

Ca-Diếp hỏi tiấp: Thừa chỉ có một, còn Niết-bàn có mấy thứ?

Đức Phật đáp: Chỉ có một thứ. Hãy nghe tỷ-dụ này: Một người bị chứng mù mắt tư khi lọt lòng mẹ. Đối với anh thì không có vấn-đề hình-dáng, mầu sắc, cũng không trời, không sao, và cũng không có ai là người ngắm sắc, xem sao. Dầu ai nói tất cả những cái ấy là có, anh vẫn không tin. Nhưng may, có một ông thầy thuốc có tài trị bá chứng. Thấy chàng mù, ông thương, mới nghĩ phương điều-trị. Ông tự bảo: chỉ trên núi mới có 4 thứ dược-thảo trị được bệnh mù: 1) loại có tất cả các vị và các màu; 2) loại trị tất cả các chứng bệnh; 3) loại trừ các thứ thuốc độc; 4) loại cho sự an lạc trong mọi hoàn-cảnh. Nghĩ xong, ông lên núi lấy về cho người bệnh dùng. Uống xong, người mù sáng mắt, thấy ngoại cảnh, nội thân, thấy xa, thấy gần, thấy việc trên trời, thấy việc dưới đất. Tỉnh biết trước kia mình quá ngu-ngốc, chàng tự bảo: Bây giờ tôi thấy hết, tôi đã thoát khỏi bệnh mù, tôi đã sáng suốt trở lại, trên đời này còn ai hơn tôi đâu?!

      Lúc ấy có những ông Tiên đắc ngũ-nhãn đến nói với anh: Anh đã biết gì đâu mà tự mãn như vậy. Ngồi trong nhà, anh có thấy được những gì ngoài đường đâu. Người khác thương hay ghét anh trong lòng họ, anh đã biết chưa? Về cái nghe thì cách anh một khoảng xa, tiếng trống, tiếng còi, tiếng người nói gọi, dầu có, đối với anh vẫn như không. Đi thì anh phải dùng chân, không dùng, anh không đi xa hơn 4 trăm khuỷu tay (coudeés); kết thai, trưởng dưỡng trong lòng mẹ mà nay anh không nhớ gì cái cảnh sống chật-chôi ấy, thì anh đã biết gì mà tự cho, mình là “thấy hết”? Anh nên nhìn nhận rằng cái sáng đối với anh, thật ra là cái tối, còn cái anh cho là tối, thât ra là sáng.

      Nghe xong, anh chàng mới hỏi: Bạch Tiên-ông, bây giờ làm thế nào để “thấy hết”?. Tiên bảo: Hãy tìm nơi thanh vắng núi rừng mà suy gẫm về Pháp và hãy tự giải-thoát mọi sự cám-dỗ. Khi đã đắc định, anh sẽ có trí-huệ.

      Anh chàng nghe theo và sau đó được ngũ-nhãn. Chừng ấy anh mới thấy rằng trước kia anh quả là kẻ mù. Dù đôi mắt đã sáng lại.

      Phật bảo Ca-Diếp: Phải hiểu thí-dụ ấy như thế này: Mù từ khi lọt lòng mẹ là chỉ chúng-sanh bị kẹt trong vòng sinh-tử luân-hồi; chúng không biết Pháp và tích luỹ những hắc-ám của sự cám-dỗ. Vì vô-minh làm mù, chúng để cho những cái tên (danh = nom), những hình dáng (sắc = forme), những quan niệm (conceptions) làm đau khổ triền-miên.

      Như-Lai phải được xem như Đại Y-sư. Bốn thứ cỏ thuốc là: Không (giữ lòng không: état de vide). Vô tướng (đừng lấy tướng bề ngoài làm trọng: absence de forme).Vô nguyện (đừng cầu mong gì: absence de désir, de voeu) và  Niết-bàn (vắng lặng).

      Thanh-văn, Duyên-giác như kẻ mù trở lại sáng, giải thoát các xiềng-xích đau khổ của sanh-tử luân-hồi và ra khỏi tam giới, rồi tưởng như thế là đầy đủ rồi.

      Nhưng cái thấy của bậc ấy nào phải cái thấy của Phật, vì vậy Phật phải dạy Phật-thừa, mở tậm bồ-đề cho họ.

 

Huyền nghĩa

Phật thuyết pháp bình-đẳng và chỉ có một thừa. Trong những giáo-pháp thường được xem như Tiểu-thừa, vẫn có cái mầm của Tối-thượng thừa.

Tuỳ sức hấp thụ của chúng-sanh mà Phật phải quyền chia có ba thừa.

Tất cả pháp của Như-Lai đều có một vị là giải thoát thành Phật.


 

PHẨM THỨ SÁU

THỌ KÝ (Les Prédictions)

Lúc bấy giờ, Thế-Tôn bảo đại chúng: “Ma-ha Ca-Diếp, trong đời vị-lai, sẽ phụng-sự 3.000 muôn ức Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen và  rộng nói vô lượng đại pháp của chư Phật, và ở nơi thân cuối cùng, sẽ thành Phật hiệu là Quang-Minh (Raçmiprabhâsa), kiếp tên Đại-trang-Nghiêm (Mahâvyûha). Phật Quang-Minh thọ 12 tiểu-kiếp, Chánh-pháp trụ thế 20 tiểu-kiếp, Trụ-pháp 20 tiểu-kiếp. Cõi nước của Phật tốt đẹp, không có các thứ dơ xấu, ngói sỏi, gai gốc, bằng thẳng, đất bằng lưu-ly, cây báu thẳng hàng, vàng ròng làm dây, giăng ranh bên đường, hoa báu rải cùng, khắp nơi trong sạch.

Bồ-tát trong nước đó đông vô lượng, các Thanh-văn cũng vô số. Không có việc làm của ma. Tuy có ma và dân ma, nhưng đều hộ trì Phật-pháp.

Nói xong, đức Phật thuyết một bài kệ lập lại ý này.

Mục-Kiền-Liên, Tu-Bồ-Đề, Đại Ca-Chiên-Diên….. thảy đều run sợ, một lòng chắp tay chiêm ngưỡng đức Phật, đồng cùng nhau (thầm) nói bài kệ đại ý như sau: Thế-Tôn, nếu Ngài rõ thâm tâm chúng con thì xin Ngài rưới nước cam-lồ mà  thọ ký cho chúng con. Chúng con nay như kẻ đói mà gặp tiệc vua ban, thấy mà chưa dám ăn. Dầu nghe Phật nói tất cả sẽ thành Phật, nhưng chưa được Phật thọ ký thì lòng chúng con vẫn còn lo ngại, nghi ngờ.

Biết tâm niệm của các đại đệ-tử dó, Thế-Tôn bèn bảo: “Tu-Bồ-Đề, trong tương lai, sẽ phụng thờ 300 ức na-do-tha đức Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng và tu hạnh thanh tịnh, đủ đạo Bồ-tát, và ở thân cuối cùng, sẽ thành Phật hiệu Danh-Tướng (Cacikêtu), kiếp tên Hữu-Bảo, nước tên Bảo-sanh. Cõi đó bằng thẳng đất bằng lưu-ly, cây báu trang nghiêm…(như trên).

Rồi đức Phật cũng nói một bài kệ lập lại ý trên.

Kế đó, Thế-Tôn bảo Ca-Chiên-Diên: Trong tương lai Ca-Chiên-Diên sẽ cúng dường chư Phật, xây dựng và cúng dường tháp miếu, rồi đủ đạo Bồ-tát, sẽ thành Phật hiệu Diêm-Phù-Da-Đề-Kim-Quang (Djambûnadaprabha).

Rồi Phật cũng nói một bài kệ lập lại nghĩa trên.

Rốt hết, đức Phật thọ ký cho Muc-Kiền-Liên thành Phật nhờ sự cúng dường chư Phật và xây dựng tháp miếu, hiệu là Đa-Ma-Ba-Bát Chiên-Đàn-Hương (Tamâlapatratchanagandha).

Rồi Phật cũng lập lại bằng một bài kệ.

 

Huyền nghĩa

   Thành Phật, với nghĩa đạt đến sự thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát hoàn toàn-là phần dành cho mỗi chúng-sanh.

   Và con đường đưa đến mức cuối cùng ấy chỉ có một.

   Nhưng kẻ bộ hành không bị bắt buộc cùng dùng một phương tiện di chuyển. Ai có khả năng đi bộ, đi thuyền, đi xe…. thì tuỳ mình.

   Vì vậy mà Ma-ha Ca-Diếp theo phương-tiện “rộng nói đại pháp của chư Phật”, tức là dùng trí-huệ. Mà trí-huệ là sáng suốt, cho nên hiệu Phật là Quang-Minh.

   Tu-Bồ-Đề chuyên hạnh thanh tịnh, tức là giữ giới. Mà giữ giới thuộc việc làm bề ngoài, cho nên hiệu Phật là Danh-Tướng.

   Đến như Ca-Chiên-Diên thì chuyên cúng dường, xây tháp, đầy đủ đạo Bồ-tát vị tha, cho nên hiệu là Diêm-Phù-Da-Đề Kim-Quang (ánh sáng vàng của cõi Diêm-phù-đề, tức là thế-gian).

Mục-Kiền-Liên cũng thế.

 

CƯỚC CHÚ: Theo bản Hán-văn thì Mục-Kiền-Liên, Tu-Bồ-Đề, Ca-Chiên-Diên… đồng cùng nhau nói bài kệ “người đói gặp tiệc vua mà không dám ăn”. Nhưng theo bản dịch Pháp-văn thì những ông ấy tụng “thầm” bài kệ chớ không nói ra tiếng. So sánh thấy tụng thầm mới hợp với đoạn văn sau là Phật  biết tâm niệm của các vị đại đệ-tử ấy, vì vậy tôi đã  thêm chữ (thầm).


([1]) Pháp”: lois, những định-luật thiên nhiên.

([2] ) Từ đoạn này tới chót là lấy bản Pháp-văn.

--- o0o ---

Mục Lục | Quyển I | Quyển II | Quyển III  

Quyển IV | Quyển V | Quyển VI |  Quyển VII

--- o0o ---

Vi tính: Chánh Dũng
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

散杖 Một chuyến trở về rÃÆ お仏壇通販 VÃƒÆ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 僧人食飯的東西 æ²çå ä ƒäº ä å å น ยาม ๕ ç Š Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức 春播千亩道稻 对仗 下联 tịnh 今之儒者 自以为正心诚意之学者 Thêm lý do để đưa bông cải xanh vào Ăn Tết Ăn văn hóa nt 丢失菩提心的因缘 総持寺 盆踊り bún 高級 霊園 爐香讚全文 å å ç ªä å ç ¾ 心中有佛 mở 因地不真 果招迂曲 墓 購入 激安仏壇店 ba phuong thuc giao duc tuoi tre phat giao bon phap xay dung doi song tai gia hanh phuc cáo big bang va ly thuyet vu tru cua dao phat 機十心 中孚卦 bay phap de xay dung mot hoi chung hung thanh æµæŸçåŒçŽ 栃木県寺院数 02 lời nói đầu เพรงดนต ฟ duc dalai lama va nhung cau noi dang suy ngam 唐安琪丝妍社 clip ve luat nhan qua lam chung ta phai suy ngam Vu lan 夜渡凡尘 削发更衣 cho đi và nhận lại 成绩不好检讨 chuong ix so tham ve hue lam va quan thien luan ธรรมะก บพระพ ทธเจ Chùa Linh Ứng Sơn Trà 牧牛 12 duong nhan qua anh huong den cuoc doi moi أبا درج nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu