Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 20

Quyển thứ 497

HỘI THỨ BA

 Phẩm THIỆN HIỆN

Thứ 3-16

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh ấy. Xá Lợi Tử! Bởi danh các Bồ Tát Ma ha tát chỉ nhiếp  vào khách vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Duyên cớ nào nói bởi danh các Bồ Tát Ma ha tát chỉ nhiếp vào khách?

Thiện Hiện đáp rằng: Như danh tất cả pháp chỉ nhiếp vào khách; với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ. Trong tất cả pháp không danh, trong danh không tất cả pháp, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc tất cả pháp hoặc danh đều vô sở hữu, trọn tất bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách, không từ đâu đế, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ, chỉ giả danh thi thiết. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh sắc uẩn cho đến thức uẩn chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Sắc uẩn thảy phi danh, danh phi sắc uẩn thảy. Trong sắc uẩn thảy không danh, trong danh không sắc uẩn thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì sắc uẩn thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc uẩn thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn xứ cho đến ý xứ chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn xứ thảy phi danh, danh thảy phi nhãn xứ. Trong nhãn xứ thảy không danh, trong danh không nhãn xứ thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc uẩn thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh sắc xứ cho đến pháp  xứ chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Sắc xứ thảy phi danh, danh phi sắc xứ thảy. Trong sắc xứ thảy không danh, trong danh không sắc xứ thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì sắc xứ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc xứ thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn giới cho đến ý giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn giới thảy phi danh, danh phi nhãn giới thảy. Trong nhãn giới thảy không danh, trong danh không nhãn giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh sắc giới cho đến pháp giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Sắc giới thảy phi danh, danh phi sắc giới thảy. Trong sắc giới thảy không danh, trong danh không  sắc giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì sắc giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn giới cho đến ý thức giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn thức giới thảy phi danh, danh phi nhãn thức giới thảy. Trong nhãn thức giới thảy không danh, trong danh không nhãn thức giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn thức giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn thức giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn xúc cho đến ý xúc chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc thảy phi danh, danh phi nhãn xúc thảy. Trong nhãn xúc thảy không  danh, trong danh không nhãn xúc thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn xúc thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn xúc thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh sắc xứ cho đến pháp xứ chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Sắc xứ thảy phi danh, danh phi sắc xứ thảy. Trong sắc xứ thảy không danh, trong danh không sắc xứ thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì sắc xứ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc xứ thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn giới cho đến ý giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn giới thảy phi danh, danh phi nhãn giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh sắc giới cho đến pháp giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Sắc giới thảy phi danh, danh phi sắc giới thảy. Trong sắc giới thảy không danh, trong danh không  sắc giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì sắc giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn thức giới cho đến ý thức giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn thức giới thảy phi danh, danh phi nhãn thức giới thảy. Trong nhãn thức giới thảy không danh, trong danh không  nhãn thức giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn thức giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn xúc cho đến ý xúc chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc thảy phi danh, danh phi nhãn xúc thảy. Trong nhãn xúc thảy không danh, trong danh không nhãn xúc thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn xúc  thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn xúc thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy phi danh, danh phi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh địa giới cho đến thức giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Ðịa giới thảy phi danh, danh phi địa giới thảy. Trong địa giới thảy không danh, trong danh không  địa giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì địa giới thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc địa giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhân duyên cho đến tăng thượng duyên chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nhân duyên thảy phi danh, danh phi nhân duyên thảy. Trong nhân duyên thảy không danh, trong danh không  nhân duyên thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nhân duyên thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhân duyên thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh vô minh cho đến lão tử chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Vô minh thảy phi danh, danh phi vô minh thảy. Trong vô minh thảy không danh, trong danh không vô minh thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì vô minh thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc vô minh thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Bố thí Ba la mật đa thảy phi danh, danh phi bố thí Ba la mật đa thảy. Trong bố thí Ba la mật đa thảy không danh, trong danh không bố thí Ba la mật đa thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc bố thí Ba la mật đa thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nội không cho đến vô tánh tự tánh không chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Nội không thảy phi danh, danh phi nội không thảy. Trong nội không thảy không danh, trong danh không nội không thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì nội không thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nội không thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh chơn như cho đến bất tư nghì giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Chơn như thảy phi danh, danh phi chơn như thảy. Trong chơn như thảy không danh, trong danh không chơn như thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì chơn như thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc chơn như thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh đoạn giới cho đến vô vi giới chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Ðoạn giới thảy phi danh, danh phi đoạn giới thảy. Trong đoạn giới thảy không danh, trong danh không đoạn giới thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì đoạn giới  thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc đoạn giới thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh khổ tập diệt đạo thánh đế chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? khổ thánh đế thảy phi danh, danh phi khổ thánh đế thảy. Trong khổ thánh đế thảy không danh, trong danh không khổ thánh đế thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc khổ thánh đế thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Bốn niệm trụ thảy phi danh, danh phi bốn niệm trụ thảy. Trong bốn niệm trụ không danh, trong danh không bốn niệm trụ, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc bốn niệm trụ thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Bốn tĩnh lự thảy phi danh, danh phi bốn tĩnh lự thảy. Trong bốn tĩnh lự thảy không danh, trong danh không bốn tĩnh lự thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc bốn tĩnh lự thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh tám giải thoát, chín định thứ lớp chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Tám giải thoát thảy phi danh, danh phi tám giải thoát thảy. Trong tám thoát thảy không danh, trong danh không tám giải thoát thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc tám giải thoát thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Không giải thoát môn thảy phi danh, danh phi không giải thoát môn thảy. Trong không giải thoát môn thảy không danh, trong danh không không giải thoát môn thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc không giải thoát môn thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Tịnh quán địa thảy phi danh, danh phi Tịnh quán địa thảy. Trong Tịnh quán địa thảy không danh, trong danh không Tịnh quán địa thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì Tịnh quán địa thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Tịnh quán địa thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa  chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Cực hỷ địa thảy phi danh, danh phi Cực hỷ địa thảy. Trong Cực hỷ địa không danh, trong danh không cực hỷ địa, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì Cực hỷ địa thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Cực hỷ địa thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh năm nhãn, sáu thần thông chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Năm nhãn thảy phi danh, danh phi năm nhãn thảy. Trong năm nhãn thảy không danh. Trong danh không năm nhãn thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì năm nhãn thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc năm nhãn thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Như Lai mười lực thảy phi danh, danh phi Như Lai mười lực thảy. Trong Như Lai mười lực thảy không danh, trong danh không Như Lai mười lực thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì Như Lai mười lực thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Như Lai mười lực thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Pháp vô vong thất thảy phi danh, danh phi pháp vô vong thất thảy. Trong pháp vô vong thất thảy không danh, trong danh không pháp vô vong thất thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc pháp vô vong thất thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Ðạo tướng trí thảy phi danh, danh phi đạo tướng trí thảy. Trong đaọ tướng trí thảy không danh, trong danh không đạo tướng trí thảy, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì đạo tướng trí thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc đạo tướng trí thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh đà la ni môn, tam ma địa môn chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Ðà la ni môn thảy phi danh, danh phi đà la ni môn thảy. Trong đà la ni môn không danh, trong danh không đà la ni môn, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì đà la ni môn thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc đà la ni môn thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh Thanh Văn, Ðộc giác, đại thừa chỉ nhiếp vào khách. Sở dĩ vì sao? Thanh Văn thảy phi danh, danh phi Thanh Văn thảy. Trong Thanh Văn không danh, trong danh không Thanh Văn, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì cớ sao? Vì Thanh văn thảy cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Thanh Văn thảy, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các Bồ Tát Ma ha tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách. Do đây nên nói các Bồ Tát Ma ha tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói như nói ngã thảy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh ấy.

Xá Lợi Tử! Ngã rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh; cho đến kiến giả cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh?

Xá Lợi Tử! Sắc rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh? Thọ tưởng hành thức cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh? Như vậy cho đến Thanh Văn thừa rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh? Ðộc giác thừa Ðại Thừa cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh? Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Như nói ngã thảy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh ấy. Xá Lợi Tử! Các pháp đều không tự tánh hòa hợp. Vì cớ sao? Vì hòa hợp có pháp, tự tánh không vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào đều không tự tánh hòa hợp? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn đều không tự tánh hòa hợp, thọ tưởng hành thức uẩn cũng đều không tự tánh hòa hợp. Ðộc giác thừa, Ðại Thừa cũng đều không tự tánh hòa hợp. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi thường cũng không tan mất. Vì cớ sao? Nếu pháp  phi thường tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào phi thường cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn phi thường cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn phi thường cũng không tan mất. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa phi thường cũng không tan mất. Ðộc giác thừa, Ðại Thừa phi thường cũng không tan mất. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi thường thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi lạc cũng không tan mất. Vì cớ sao? Nếu pháp  phi lạc tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào phi lạc cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng: Sắc uẩn phi lạc cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn phi lạc cũng không tan mất. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa phi lạc cũng không tan mất. Ðộc giác thừa, Ðại Thừa phi lạc cũng không tan mất. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi lạc thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi ngã cũng không tan mất. Vì cớ sao? Nếu pháp  phi ngã, tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào phi ngã cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn phi ngã cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn phi ngã cũng không tan mất. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa phi ngã cũng không tan mất. Ðộc giác thừa, Ðại Thừa phi ngã cũng không tan mất. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi ngã thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp vắng lặng cũng không tan mất. Vì cớ sao? Nếu pháp vắng lặng tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào vắng lặng cũng không tan mất? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn sắc vắng lặng cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức vắng lặng cũng không tan mất. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa vắng lặng cũng không tan mất. Ðộc giác thừa, Ðại Thừa vắng lặng cũng không tan mất. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp vắng lặng thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp  xa lìa cũng không tan mất. Vì cớ sao? Nếu pháp xa lìa tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào xa lìa cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn xa lìa cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn xa lìa cũng không tan mất. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa xa lìa cũng không tan mất. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp xa lìa thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất. Vì cớ sao? Nếu pháp là không, vô tướng, vô nguyện tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất; thọ tưởng hành thức uẩn là không, vô tướng vô nguyện cũng không tan mất. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa là không, vô tướng, vô nguyện thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế,  thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Vì cớ sao? Nếu pháp là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất; thọ tưởng hành thức uẩn là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Ðộc giác thừa, Ðại Thừa là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi thời vô tự tánh; nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi thường phi hoại.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Pháp nào là phi thường phi hoại?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc uẩn phi thường phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh là vậy. Thọ tưởng hành thức uẩn cũng phi thường phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh là vậy. Như vậy cho đến Thanh Văn thừa phi thường phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh là vậy. Ðộc giác thừa, Ðại Thừa cũng phi thường phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh là vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tóm lại mà nói: Hoặc pháp thiện pháp phi thiện, hoặc pháp  hữu ký pháp vô ký, hoặc pháp hữu tội pháp vô tội, hoặc pháp hữu lậu pháp  vô lậu, hoặc pháp hữu nhiễm pháp vô nhiễm, hoặc pháp thế gian pháp xuất thế gian, hoặc pháp tạp nhiễm pháp  thanh tịnh, hoặc pháp sanh tử pháp Niết Bàn, hoặc pháp hữu vi pháp vô vi, tất cả như thế đều phi thường phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh là vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Các pháp  cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói những gì sắc cho đến thức rốt ráo chẳng sanh. Như vậy cho đến những gì Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa rốt ráo chẳng sanh ấy?

Xá Lợi Tử! Tất cả sắc cho đến thức bản tánh chẳng sanh. Vì cớ sao? Sắc cho đến thức bản tánh đều không, vô tác vô khởi. Sở dĩ vì sao? Không pháp tác giả bất khả đắc vậy. Như vậy cho đến tất cả Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa bản tánh chẳng sanh. Vì cớ sao? Tất cả Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa bản tánh đều không, vô tác vô khởi. Sở dĩ vì sao? Không pháp tác giả bất khả đắc vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Những gì sắc cho đến thức rốt ráo chẳng sanh. Như vậy cho đến những gì Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa rốt ráo chẳng sanh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa ấy.

Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không, thời chẳng thể thi thiết hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc trụ, hoặc dị. Bởi duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc cho đến thức. Vì cớ sao? Vì không chẳng phải sắc thọ tưởng hành thức vậy.

Như vậy cho đến Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không thời chẳng thể thi thiết hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc trụ, hoặc dị. Bởi duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa. Vì cớ sao? Vì không chẳng phải Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa vậy.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói tôi đâu năng đem rốt ráo chẳng sanh Bát nhã Ba la mật đa dạy răn dạy trao rốt ráo chẳng sanh Bồ Tát Ma ha tát ấy. Xá Lợi Tử! Rốt ráo chẳng sanh tức là bát nhã Ba la mật đa. Bát nhã Ba la mật đa tức là rốt ráo chẳng sanh. Vì cớ sao? Vì rốt ráo chẳng sanh cùng Bát nhã Ba la mật đa không hai, không hai phần vậy.

Xá Lợi Tử! Rốt ráo chẳng sanh tức là Bồ Tát Ma ha tát. Bồ Tát Ma ha tát tức là rốt ráo chẳng sanh. Vì cớ sao? Vì rốt ráo chẳng sanh cùng Bồ Tát Ma ha tát cũng không hai, không hai phần vậy.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Tôi đâu năng đem rốt ráo chẳng sanh Bát nhã Ba la mật đa dạy răn dạy trao rốt ráo chẳng sanh Bồ Tát Ma ha tát.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói lìa rốt ráo chẳng sanh cũng không Bồ Tát Ma ha tát năng hành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ấy. Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng thấy lìa rốt ráo chẳng sanh có Bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng thấy lìa rốt ráo chẳng sanh có Bồ Tát Ma ha tát. Vì cớ sao? Vì hoặc rốt ráo chẳng sanh, hoặc Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, hoặc Bồ Tát Ma ha tát đều không hai, không hai phần vậy.

Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thấy lìa rốt ráo chẳng sanh có sắc cho đến thức. Vì cớ sao? Vì hoặc rốt ráo chẳng sanh, hoặc sắc cho đến thức đều không hai, không hai phần vậy. Như vậy cho đến các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thấy lìa rốt ráo chẳng sanh  có Thanh Văn, Ðộc giác, Ðại Thừa đều không hai, không hai phần vậy.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Lìa rốt ráo chẳng sanh cũng không Bồ Tát Ma ha tát năng hành Vô thượng Chánh đẳng bồ đề.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói Nếu Bồ Tát Ma ha tát nghe thuyết như thế tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối, nơi tâm chẳng kinh, chẳng e chẳng sợ, phải biết Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát nhã Ba la mật đa ấy.

Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng thấy các pháp có giác có dụng; quán tất cả pháp như huyễn, như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như việc biến hóa, như thành tầm hương, tuy hiện tựa có mà không nơi thật. Nghe thuyết các pháp bản tánh đều không, vui mừng nhảy nhót, thâm tâm tin vui.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Nếu Bồ Tát Ma ha tát nghe thuyết như thế, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối, nơi tâm chẳng kinh chẳng e chẳng sợ, phải biết Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát nhã Ba la mật đa.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu khi Bồ Tát Ma ha tát hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu quán sát các pháp, bấy giờ Bồ Tát Ma ha tát đối sắc cho đến thức đều vô sở đắc, không thọ không lấy, không trụ không chấp, cũng chẳng thi thiết là sắc uẩn cho đến thức uẩn, đối nhãn xứ cho đến ý xứ, đối sắc xứ cho đến pháp xứ, đối nhãn giới cho đến ý giới, đối sắc giới cho đến pháp  giới, đối nhãn thức giới cho đến ý thức giới, đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, đối địa giới cho đến thức giới, đối nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, đối vô minh cho đến lão tử cũng lại như thế.

Bấy giờ, Bồ Tát Ma ha tát đối bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa đều vô sở đắc, không thọ không lấy, không trụ không chấp, cũng chẳng thi thiết là bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Ðối nội không cho đến vô tánh tự tánh không, đối khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế, đối bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi; đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; đối tám giải thoát, chín định thứ lớp; đối không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Ðối Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, đối Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa ; đối năm nhãn, sáu thần thông; đối Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; đối pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; đối tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn; đối các Bồ Tát Ma ha tát hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; đối chơn như cho đến bất tư nghì giới, đối đoạn giới cho đến vô vi giới; đối nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng lại như thế.

Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng thấy sắc uẩn cho đến thức uẩn. Như vậy cho đến chẳng thấy nhất thiết trí, đaọ tướng trí, nhất thiết tướng trí vậy. Sở dĩ vì sao? Vì tánh sắc uẩn không, vô sanh vô diệt, tánh thọ tưởng hành thức không vô sanh vô diệt. Như vậy cho đến vì tánh nhất thiết trí không vô sanh vô diệt; tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không vô sanh vô diệt.

Bạch Thế Tôn! Sắc vô sanh vô diệt tức phi sắc, thọ tưởng hành thức vô sanh vô diệt tức phi thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí vô sanh diệt tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh vô diệt không hai không khia phần. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vì pháp vô sanh vô diệt, phi nhất phi nhị đa phi dị. Vậy nên sắc co đến thức vô sanh vô diệt tức phi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh vô diệt tức phi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Sắc chẳng hai tức phi sắc, thọ tưởng hành thức chẳng hai tức phi thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí chẳng hai tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hai tức phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Sắc vào pháp số vô nhị, thọ tưởng hành thức vào pháp số vô nhị, vậy nên gọi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí vào pháp số vô nhị; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vào pháp số vô nhị; vậy nên gọi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nhân giả đã nói, nếu khi Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu quán sát các pháp ấy. Sao gọi Bồ Tát Ma ha tát? Sao gọi Bát nhã Ba la mật đa? Làm sao quán sát các pháp?

Thiện Hiện đáp rằng: Tôn giả đã hỏi sao gọi Bồ Tát Ma ha tát ấy. Xá Lợi Tử! Vì muốn lợi vui các hữu tình nên siêng cầu Vô thượng Chánh đẳng bồ đề, nên gọi Bồ Tát. Ðủ giác như thật, dù biết rõ khắp tướng  tất cả pháp mà không sở chấp, nên lại gọi Ma ha tát.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là Bồ Tát Ma ha tát đủ giác như thật dù biết rõ khắp tướng tất cả pháp mà không sở chấp?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát dù như thật biết tất cả tướng sắc mà không sở chấp, dù như thật biết tất cả tướng thọ tưởng hành thức mà không sở chấp. Như vậy cho đến dù như thật biết tất cả tướng nhất thiết trí mà không sở chấp, dù như thật biết tất cả tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mà không sở chấp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Những gì gọi là tướng tất cả pháp? Thiện Hiện đáp rằng: Nếu do các hành tướng trạng như vầy biểu hiện các pháp: Là sắc là thanh là hương là vị là xúc là pháp, là nội là ngoại, là hữu lậu là vô lậu, là hữu vi là vô vi, thảy đấy gọi là tướng tất cả pháp.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi sao gọi Bát nhã Ba la mật đa ấy. Xá Lợi Tử! Có thắng diệu huệ, đối tất cả pháp năng giác như thật, có chỗ xa lìa nên gọi Bát nhã Ba la mật đa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Ðây đối pháp nào mà năng lìa được? Thiện Hiện đáp rằng: Ðây đối các pháp uẩn các xứ các giới duyên khởi thảy đều năng xa lìa, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa.

Lại Xá Lợi Tử! Có thắng diệu huệ đối tất cả pháp năng giác như thật có chỗ xa đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Ðây đối pháp nào mà năng xa đến? Thiện Hiện đáp rằng: Ðây đối bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa đều năng xa đến. Như vậy cho đến đây đối nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều năng xa đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây nói là Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi sao là quán sát các pháp ấy. Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, quán sát sắc cho đến thức chẳng thường chẳng vô thường chẳng vui chẳng khổ, chẳng ngã chẳng vô ngã, chẳng tịnh chẳng bất tịnh, chẳng không chẳng bất không, chẳng hữu tướng chẳng vô tướng, chẳng hữu nguyện chẳng vô nguyện, chẳng vắng lặng chẳng phải chẳng vắng lặng, chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa.

Xá Lợi Tử! Ðây thảy gọi là quán sát các pháp. Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nên làm quán sát các pháp như thế.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thưa nhân giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc cho đến thức vô sanh vô diệt tức phi sắc cho đến thức? Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh vô diệt tức phi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức, tánh sắc cho đến thức không. Trong tánh không đây không sanh không diệt, cũng không sắc cho đến thức. Do đây nên nói sắc cho đến thức vô sanh vô diệt tức phi sắc cho đến thức.

Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; tánh nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Trong tánh không đây không sanh không diệt, cũng không nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đây nên nói nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh vô diệt tức phi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thưa Nhân Giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc cho đến thức chẳng hai tức phi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hai tức phi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Hoặc sắc hoặc chẳng hai, cho đến hoặc thức hoặc chẳng hai. Như vậy cho đến hoặc nhất thiết trí hoặc chẳng hai; hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc chẳng hai. Như vậy tất cả chẳng hợp chẳng tan, vô sắc vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Do đây nên nói sắc cho đến thức chẳng hai tức phi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hai tức phi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thưa Nhân Giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc cho đến thức vào pháp số vô nhị, vậy nên gọi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vào pháp số vô nhị, vậy nên gọi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức chẳng khác vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt chẳng khác sắc cho đến thức. Sắc cho đến thức tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nhất thiết trí, đạo tướng trí tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đây nên nói sắc cho đến thức vào pháp số vô nhị, vậy nên gọi sắc cho đến thức. Như vậy cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vào pháp số vô nhị, vậy nên gọi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

--- o0o ---

Mục Lục Tập 20

Quyển thứ:  | 476| 477| 478| 479| 480

481 | 482 | 483 | 484 | 485 | 486 | 487 | 488 | 489 | 490

491 | 492 | 493 | 494 | 495 | 496 | 497 | 498 | 499 | 500

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

七五三 小山 Vượt thoát trầm luân tiếp theo và 忿怒相 お寺との付き合い 檀家 祓郷婦人会会則 地风升 栃木県 寺院数 எதன ந ன வ Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh DÃƒÆ lá ÿ æåŒ 河南有专属的佛教 ngay via phat a di da 工作证明 长寿和尚 塩谷八幡宮 Ï æŠ æ³ 星雲大師全集 合祀墓と合葬墓の違い 高級 霊園 大一学期改进措施与下学期计划 Ç dieu hanh xe dap huong ve ngay phat dan tận thuyết hay thuyết tận 五痛五燒意思 the 七佛灭罪真言全文念诵 Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ å æžœ æˆåšæ ส ะนนะ お寺 護持会 住所 ๆ ภขง 曹洞宗 お参りの仕方 人生是 旅程 風景 地藏十轮经 xuân về nơi cửa phật рикна çšˆä¾ çš æ æ chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua cac ban tre thoi nay nhin cuoc doi nhu the nao an chay doi voi gioi tre æ ²æ¼ 大安法师讲五戒 积极向上的名言警句 สโตร ส รา Lạc nhà 淨空法師 李木源 著書 chùa quan âm 念地藏圣号发愿怎么说 học phật é å ç