Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các
Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc rằng: Như vậy, như vậy. Như lời các ngươi vừa
nói. Các Thiên tử! Sắc tức là Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức
là sắc. Thọ tưởng hành thức tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức
thọ tưởng hành thức. Các Thiên tử! Nhãn xứ tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhãn xứ . Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tức
Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Các
Thiên tử! Sắc xứ tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức sắc xứ.
Thanh hương vị xúc pháp xứ tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức
thanh hương vị xúc pháp xứ. Các Thiên tử! Nhãn giới tức
Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhãn giới. Nhĩ tỷ thiệt thân ý
giới tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhĩ tỷ thiệt thân ý
giới. Các Thiên tử! Sắc giới tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức sắc giới. Thanh hương vị xúc pháp
giới tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức thanh hương vị xúc
pháp giới. Các Thiên tử! Nhãn thức giới
tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhãn thức giới. Nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhĩ
tỷ thiệt thân ý thức giới. Các Thiên tử! Nhãn xúc tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhãn xúc. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc
tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Các Thiên tử! Nhãn xúc làm
duyên sanh ra các thọ tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra
các thọ tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc làm duyên sanh ra các thọ. Các Thiên tử! Địa giới tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức địa giới. Thủy hỏa phong không thức
giới tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức thủy hỏa phong không
thức giới. Các Thiên tử! Vô minh tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức vô minh. Hành, thức, danh sắc, lục
xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tức Nhất thiết trí trí, Nhất
thiết trí trí tức hành cho đến lão tử. Các Thiên tử! Bố thí Ba la mật
đa tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức bố thí Ba la mật đa.
Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật
đa. Các Thiên tử! Nội không tức
Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nội không. Ngoại không, nội
ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô
vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn
tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất
khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không tức
Nhất thiết trí trí; Nhất thiết trí trí tức ngoại không cho đến vô tánh tự
tánh không. Các Thiên tử! Chơn như tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức chơn như. Pháp giới, pháp tánh, bất
hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định,
pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới tức Nhất thiết trí trí;
Nhất thiết trí trí tức pháp giới cho đến bất tư nghì giới Các Thiên tử!
Bốn niệm trụ tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức bốn niệm trụ.
Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám
thánh đạo chi tức Nhất thiết trí trí; Nhất thiết trí trí tức bốn chánh
đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Các Thiên tử! Khổ thánh đế tức
Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức khổ thánh đế.Tập diệt đạo thánh
đế tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức tập diệt đạo thánh đế. Các Thiên tử! Bốn tĩnh lự tức
Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức bốn tĩnh lự. Các Thiên tử! Bốn
vô lượng tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức bốn vô lượng. Các
Thiên tử! Bốn vô sắc định tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức
bốn vô sắc định. Các Thiên tử! Tám giải thoát
tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức tám giải thoát. Các Thiên
tử! Tám thắng xứ tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức tám thắng
xứ. Các Thiên tử! Chín thứ đệ định tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí
trí tức chín thứ đệ định. Các Thiên tử! Mười biến xứ tức Nhất thiết trí
trí, Nhất thiết trí trí tức mười biến xứ. Các Thiên tử! Không giải thoát
môn tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức không giải thoát môn.
Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tức Nhất thiết trí trí; Nhất thiết trí
trí tức vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Các Thiên tử! Năm nhãn tức Nhất
thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức năm nhãn. Các Thiên tử! Sáu thần
thông tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức sáu thần thông. Các Thiên tử! Tam ma địa môn
tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức tam ma địa môn. Đà la ni
môn tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức đà la ni môn. Các Thiên tử! Phật mười lực tức
Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức Phật mười lực. Bốn vô sở úy,
bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất
cộng tức Nhất thiết trí trí; Nhất thiết trí trí tức đà la ni môn bốn vô sở
úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Các Thiên tử! Quả Dự lưu tức
Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức quả Dự lưu. Quả Nhất lai, Bất
hoàn, A la hán tức Nhất thiết trí trí; Nhất thiết trí trí tức quả Nhất
lai, Bất hoàn, A la hán. Các Thiên tử! Độc giác Bồ đề tức Nhất thiết trí
trí, Nhất thiết trí trí tức Độc giác Bồ đề. Các Thiên tử! Nhất thiết trí
tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức nhất thiết trí. Đạo tướng
trí, nhất thiết trướng trí tức Nhất thiết trí trí; Nhất thiết trí trí tức
đạo tướng trí, nhất thiết trướng trí. Các Thiên tử! Chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề tức Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức chư
Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Các Thiên tử!
Hoặc sắc chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn
như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc thọ
tưởng hành thức chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả
pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng
tận. Các Thiên tử! Hoặc nhãn xứ chơn
như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một
chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp
chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc sắc xứ chơn
như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một
chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc thanh hương vị
xúc pháp xứ chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp
chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc nhãn giới
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp
chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc sắc giới
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc thanh hương
vị xúc pháp giới chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả
pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng
tận. Các Thiên tử! Hoặc nhãn thức
giới chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn
như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc nhĩ
tỷ thiệt thân ý thức giới chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc
tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không
cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc nhãn xúc
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp
chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc nhãn xúc làm
duyên sanh ra các thọ chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất
cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng
tận. Hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như, hoặc
Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn như,
không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc địa giới
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc thủy hỏa
phong không thức giới chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất
cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng
tận. Các Thiên tử! Hoặc vô minh chơn
như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một
chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc hành, thức, danh
sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chơn như, hoặc Nhất
thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không
hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc bố thí Ba la
mật đa chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn
như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc
tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chơn như,
hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn
như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc nội không
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc ngoại không,
nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không,
vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn
tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất
khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chơn
như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một
chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc chơn như
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc pháp giới,
pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh
tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chơn
như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một
chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc bốn niệm trụ
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc bốn chánh
đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc khổ thánh đế
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc tập diệt đạo
thánh đế chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn
như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc bốn tĩnh lự
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử!
Hoặc bốn vô lượng chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả
pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng
tận. Các Thiên tử! Hoặc bốn vô sắc định chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí
chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không
riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc tám giải
thoát chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn
như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các
Thiên tử! Hoặc tám thắng xứ chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như,
hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng
không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc chín thứ đệ định chơn như, hoặc Nhất
thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không
hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc mười biến xứ chơn
như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một
chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc không giải
thoát môn chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp
chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận.
Hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí
chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không
riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc năm nhãn
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử!
Hoặc sáu thần thông chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất
cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng
tận. Các Thiên tử! Hoặc tam ma địa
môn chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như,
đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử!
Hoặc đà la ni môn chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả
pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng
tận. Các Thiên tử! Hoặc Phật mười
lực chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như,
đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc bốn vô
sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp
Phật bất cộng chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp
chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc quả Dự lưu
chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều
một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc quả Nhất
lai, Bất hoàn, A la hán chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc
tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không
cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc Độc giác Bồ
đề chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như,
đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc nhất thiết
trí chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như,
đều một chơn như, không hai không riêng cũng không cùng tận. Hoặc đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn
như, hoặc tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng
cũng không cùng tận. Các Thiên tử! Hoặc chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề chơn như, hoặc Nhất thiết trí trí chơn như, hoặc
tất cả pháp chơn như, đều một chơn như, không hai không riêng cũng không
cùng tận. Các Thiên tử! Ta quán nghĩa
này, tâm hằng tới vắng lặng, chẳng vui thuyết pháp. Sở dĩ vì sao? Vì pháp
này thẳm sâu khó giác, khó thấy, chẳng thể tầm nghĩ, quá cảnh tầm nghĩ,
mầu nhiệm sâu vắng, kẻ trí lanh sáng mới năng biết được, chớ chẳng phải
các thế gian trọn hay tín thọ. Nghĩa là Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu thẳm
sâu tức là sở chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của Như Lai Ứng Chánh Đẳng
Giác. Các Thiên tử! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề như thế không năng chứng,
không sở chứng, không chỗ chứng, không thời chứng. Các Thiên tử! Pháp này
thâm diệu chẳng hai hiện hành, chẳng phải các thế gian hay so lường được. Các Thiên tử! Hư không thẳm sâu
nên pháp này thẳm sâu. Chơn như thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Pháp giới
thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Pháp tánh thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu.
Tánh chẳng hư vọng thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Tánh chẳng biến khác
thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Tánh bình đẳng thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu. Tánh ly sanh thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Pháp định thẳm sâu nên
pháp này thẳm sâu. Pháp trụ thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu.Thật tế thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu. Hư không giới thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu.
Bất tư nghì giới thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Vô lượng vô biên
thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Vô khứ vô lai thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu. Vô nhiễm vô tịnh thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Vô trí vô đắc thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu. Vô tạo vô tác thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Ngã thẳm sâu nên
pháp này thẳm sâu. Hữu tình thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Mạng giả thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu. Sanh giả thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Dưỡng
giả thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Sĩ phu thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu.
Bổ đặc già la thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Ý sanh thẳm sâu nên pháp này
thẳm sâu. Nho đồng thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Tác giả thẳm sâu nên
pháp này thẳm sâu. Thọ giả thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Tri giả thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu. Kiến giả thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Sắc thẳm sâu nên
pháp này thẳm sâu, thọ tưởng hành thức thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các
Thiên tử! Nhãn xứ thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ
thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Sắc xứ thẳm sâu nên pháp này
thẳm sâu, thanh hương vị xúc pháp xứ thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Nhãn giới thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới thẳm sâu nên pháp này
thẳm sâu. Các Thiên tử! Sắc giới thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, thanh
hương vị xúc pháp giới thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Nhãn
thức giới thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới
thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Nhãn xúc thẳm sâu nên pháp
này thẳm sâu, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các
Thiên tử! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thẳm sâu nên pháp
này thẳm sâu. Các Thiên tử! Địa giới thẳm sâu
nên pháp này thẳm sâu, thủy hỏa phong không thức giới thẳm sâu nên pháp
này thẳm sâu. Các Thiên tử! Vô minh thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu; hành,
thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thẳm sâu nên
pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Bố thí Ba la mật đa thẳm sâu nên pháp này
thẳm sâu, tịnh giới Ba la mật đa thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, an nhẫn
Ba la mật đa thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, tinh tiến Ba la mật đa thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu, tĩnh lự Ba la mật đa thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu, bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Nội không thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại
không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế
không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng
tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự
tánh không, vô tánh tự tánh không thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Bốn niệm trụ thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực,
bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu.
Các Thiên tử! Khổ thánh đế thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu, tập diệt đạo thánh đế thẳm sâu nên pháp này
thẳm sâu. Các Thiên tử! Bốn tĩnh lự thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, bốn vô
lượng, thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, bốn vô sắc định thẳm sâu nên pháp
này thẳm sâu. Các Thiên tử! tám giải thoát thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu;
tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu. Các Thiên tử! Không giải thoát
môn thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn
thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Năm nhãn thẳm sâu nên pháp
này thẳm sâu, sáu thần thông thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử!
Tam ma địa môn thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu, đà la ni môn thẳm sâu nên
pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Phật mười lực thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười
tám pháp Phật bất cộng thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Quả Dự lưu thẳm
sâu nên pháp này thẳm sâu; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thẳm sâu nên
pháp này thẳm sâu. Các Thiên tử! Độc giác Bồ đề thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu. Các Thiên tử! Nhất thiết trí thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu; đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí thẳm sâu nên pháp này thẳm sâu. Các Thiên
tử! Tất cả chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thẳm sâu nên pháp này thẳm
sâu. Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục,
cõi Sắc thưa với Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Pháp Thế Tôn đã nói đây thẳm sâu
nhiệm mầu, chẳng phải các thế gian trọn hay tín thọ được. Bạch Thế Tôn!
Pháp sâu mầu này chẳng vì nhiếp lấy sắc nên nói, chẳng vì nới bỏ sắc nên
nói. Chẳng vì nhiếp lấy thọ tưởng hành thức nên nói, chẳng vì nới bỏ thọ
tưởng hành thức nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn xứ nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy sắc xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ sắc xứ nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy thanh hương vị xúc pháp xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ thanh
hương vị xúc pháp xứ nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn giới nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn giới nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ
tỷ thiệt thân ý giới nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy sắc giới nên nói, chẳng vì nới bỏ sắc giới nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy thanh hương vị xúc pháp giới nên nói, chẳng vì nới bỏ
thanh hương vị xúc pháp giới nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn thức giới nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn thức giới
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới nên nói, chẳng
vì nới bỏ nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn xúc nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn xúc nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói, chẳng vì
nới bỏ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ
tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ
tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy địa giới nên nói, chẳng vì nới bỏ địa giới nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy thủy hỏa phong không thức giới nên nói, chẳng vì nới bỏ
thủy hỏa phong không thức giới nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy vô minh nên nói, chẳng vì nới bỏ vô minh nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh,
lão tử nên nói, chẳng vì nới bỏ hành cho đến lão tử nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy bố thí Ba la mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ bố thí Ba
la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy tịnh giới Ba la mật đa nên nói,
chẳng vì nới bỏ tịnh giới Ba la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy an nhẫn
Ba la mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ an nhẫn Ba la mật đa nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy tinh tiến Ba la mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ tinh tiến Ba
la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy tĩnh lự Ba la mật đa nên nói, chẳng
vì nới bỏ tĩnh lự Ba la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy bát nhã Ba la
mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ bát nhã Ba la mật đa nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nội không nên nói, chẳng vì nới bỏ nội không nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không,
thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không,
tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng
không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh
không, vô tánh tự tánh không nên nói, chẳng vì nới bỏ ngoại không cho đến
vô tánh tự tánh không nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy chơn như nên nói, chẳng vì nới bỏ chơn như nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị
tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không
giới, bất tư nghì giới nên nói, chẳng vì nới bỏ pháp giới cho đến bất tư
nghì giới nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy bốn niệm trụ nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn niệm trụ nên
nói. Chẳng vì nhiếp lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực,
bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn chánh
đoạn cho đến tám thánh đạo chi nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy khổ thánh đế nên nói, chẳng vì nới bỏ khổ thánh đế nên
nói. Chẳng vì nhiếp lấy tập diệt đạo thánh đế nên nói, chẳng vì nới bỏ tập
diệt đạo thánh đế nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy bốn tĩnh lự nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn tĩnh lự nên
nói. Chẳng vì nhiếp lấy bốn vô lượng, bốn vô sắc định nên nói, chẳng vì
nới bỏ bốn vô lượng, bốn vô sắc định nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy tám giải thoát nên nói, chẳng vì nới bỏ tám giải thoát
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy tám thắng xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ tám
thắng xứ nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy chín thứ đệ định, mười biến xứ nên
nói; chẳng vì nới bỏ chín thứ đệ định, mười biến xứ nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy không giải thoát môn nên nói, chẳng vì nới bỏ không
giải thoát môn nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy vô tướng, vô nguyện giải thoát
môn nên nói; chẳng vì nới bỏ vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy năm nhãn nên nói, chẳng vì nới bỏ năm nhãn nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy sáu thần thông nên nói; chẳng vì nới bỏ sáu thần thông
nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy tam ma địa môn nên nói, chẳng vì nới bỏ tam ma địa môn
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy đà la ni môn nên nói, chẳng vì nới bỏ đà la ni
môn nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy Phật mười lực nên nói, chẳng vì nới bỏ Phật mười lực
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại
bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên nói; chẳng vì nới bỏ
bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy quả Dự lưu nên nói, chẳng vì nới bỏ quả Dự lưu nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nên nói; chẳng vì nới
bỏ quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy Độc giác Bồ đề nên nói, chẳng vì nới bỏ Độc giác Bồ đề
nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhất thiết trí nên nói, chẳng vì nới bỏ nhất thiết trí
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên nói;
chẳng vì nới bỏ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên nói. Bạch Thế Tôn! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy tất cả pháp nên nói, chẳng vì nới bỏ tất cả pháp nên
nói. Bạch Thế Tôn! Các thế gian hữu
tình đa hành hạnh nhiếp lấy, khởi chấp ngã, ngã sở rằng: Sắc là ngã là ngã
sở, thọ tưởng hành thức là ngã là ngã sở. Nhãn xứ là ngã là ngã sở, nhĩ tỷ
thiệt thân ý xứ là ngã là ngã sở. Sắc xứ là ngã là ngã sở, thanh hương vị
xúc pháp xứ là ngã là ngã sở. Nhãn giới là ngã là ngã sở, nhĩ
tỷ thiệt thân ý giới là ngã là ngã sở. Sắc giới là ngã là ngã sở, thanh
hương vị xúc pháp giới là ngã là ngã sở. Nhãn thức giới là ngã là ngã sở,
nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới là ngã là ngã sở. Nhãn xúc là ngã là ngã sở,
nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc là ngã là ngã sở. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các
thọ là ngã là ngã sở, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là
ngã là ngã sở. Địa giới là ngã là ngã sở, thủy
hỏa phong không thức giới là ngã là ngã sở. Vô minh là ngã là ngã sở;
hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là ngã
là ngã sở. Bố thí Ba la mật đa là ngã là ngã sở; tịnh giới, an nhẫn, tinh
tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa là ngã là ngã sở. Nội không là ngã là ngã sở;
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không là ngã là ngã sở. Chơn như là ngã là ngã sở; pháp
giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly
sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới
là ngã là ngã sở. Bốn niệm trụ là ngã là ngã sở.
Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám
thánh đạo chi là ngã là ngã sở. Khổ thánh đế là ngã là ngã sở, tập diệt
đạo thánh đế là ngã là ngã sở. Bốn tĩnh lự là ngã là ngã sở;
bốn vô lượng, bốn vô sắc định là ngã là ngã sở. Tám giải thoát là ngã là
ngã sở; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ là ngã là ngã sở.
Không giải thoát môn là ngã là ngã sở; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn
là ngã là ngã sở. Năm nhãn là ngã là ngã sở, sáu
thần thông là ngã là ngã sở. Tam ma địa môn là ngã là ngã sở, đà la ni môn
là ngã là ngã sở. Phật mười lực là ngã là ngã sở; bốn vô sở úy, bốn vô
ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là
ngã là ngã sở. Quả Dự lưu là ngã là ngã sở;
quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán là ngã là ngã sở. Độc giác Bồ đề là ngã
là ngã sở. Nhất thiết trí là ngã là ngã sở; đạo tướng trí, nhất thiết
tướng trí là ngã là ngã sở. Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử
rằng: Như vậy, như vậy. Như lời các ngươi vừa nói. Các Thiên tử! Pháp sâu
mầu này chẳng vì nhiếp lấy sắc nên nói, chẳng vì nới bỏ sắc nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy thọ tưởng hành thức nên nói, chẳng vì nới bỏ thọ tưởng hành
thức nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn xứ nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy sắc xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ sắc xứ nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy thanh hương vị xúc pháp xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ thanh
hương vị xúc pháp xứ nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn giới nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn giới nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ
tỷ thiệt thân ý giới nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy sắc giới nên nói, chẳng vì nới bỏ sắc giới nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy thanh hương vị xúc pháp giới nên nói, chẳng vì nới bỏ
thanh hương vị xúc pháp giới nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn thức giới nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn thức giới
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới nên nói, chẳng
vì nới bỏ nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn xúc nên nói, chẳng vì nới bỏ nhãn xúc nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói, chẳng vì
nới bỏ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy nhĩ
tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói, chẳng vì nới bỏ nhĩ
tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy địa giới nên nói, chẳng vì nới bỏ địa giới nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy thủy hỏa phong không thức giới nên nói, chẳng vì nới bỏ
thủy hỏa phong không thức giới nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy vô minh nên nói, chẳng vì nới bỏ vô minh nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh,
lão tử nên nói, chẳng vì nới bỏ hành cho đến lão tử nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy bố thí Ba la mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ bố thí Ba
la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy tịnh giới Ba la mật đa nên nói,
chẳng vì nới bỏ tịnh giới Ba la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy an nhẫn
Ba la mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ an nhẫn Ba la mật đa nên nói. Chẳng
vì nhiếp lấy tinh tiến Ba la mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ tinh tiến Ba
la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy tĩnh lự Ba la mật đa nên nói, chẳng
vì nới bỏ tĩnh lự Ba la mật đa nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy Bát nhã Ba la
mật đa nên nói, chẳng vì nới bỏ Bát nhã Ba la mật đa nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nội không nên nói, chẳng vì nới bỏ nội không nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không,
đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không,
vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không,
cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không,
tự tánh không, vô tánh tự tánh không nên nói, chẳng vì nới bỏ ngoại không
cho đến vô tánh tự tánh không nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy chơn như nên nói, chẳng vì nới bỏ chơn như nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị
tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không
giới, bất tư nghì giới nên nói, chẳng vì nới bỏ pháp giới cho đến bất tư
nghì giới nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy bốn niệm trụ nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn niệm trụ nên
nói. Chẳng vì nhiếp lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực,
bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn chánh
đoạn cho đến tám thánh đạo chi nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy khổ thánh đế nên nói, chẳng vì nới bỏ khổ thánh đế nên
nói. Chẳng vì nhiếp lấy tập diệt đạo thánh đế nên nói, chẳng vì nới bỏ tập
diệt đạo thánh đế nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy bốn tĩnh lự nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn tĩnh lự nên
nói. Chẳng vì nhiếp lấy bốn vô lượng nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn vô lượng
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy bốn vô sắc định nên nói, chẳng vì nới bỏ bốn
vô sắc định nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy tám giải thoát nên nói, chẳng vì nới bỏ tám giải thoát
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy tám thắng xứ nên nói, chẳng vì nới bỏ tám
thắng xứ nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy chín thứ đệ định nên nói, chẳng vì
nới bỏ chín thứ đệ định nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy mười biến xứ nên nói,
chẳng vì nới bỏ mười biến xứ nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy không giải thoát môn nên nói, chẳng vì nới bỏ không
giải thoát môn nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy vô tướng, vô nguyện giải thoát
môn nên nói, chẳng vì nới bỏ vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy năm nhãn nên nói, chẳng vì nới bỏ năm nhãn nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy sáu thần thông nên nói, chẳng vì nới bỏ sáu thần thông
nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy tam ma địa môn nên nói, chẳng vì nới bỏ tam ma địa môn
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy đà la ni môn nên nói, chẳng vì nới bỏ đà la ni
môn nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy Phật mười lực nên nói, chẳng vì nới bỏ Phật mười lực
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại
bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên nói, chẳng vì nới bỏ
bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy quả Dự lưu nên nói, chẳng vì nới bỏ quả Dự lưu nên nói.
Chẳng vì nhiếp lấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nên nói, chẳng vì nới
bỏ quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy Độc giác Bồ đề nên nói, chẳng vì nới bỏ Độc giác Bồ đề
nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy nhất thiết trí nên nói, chẳng vì nới bỏ nhất thiết trí
nên nói. Chẳng vì nhiếp lấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên nói;
chẳng vì nới bỏ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên nói. Các Thiên tử! Pháp sâu mầu này
chẳng vì nhiếp lấy tất cả Phật pháp nên nói, chẳng vì nới bỏ tất cả Phật
pháp nên nói.
Nguồn: www.quangduc.com