Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói các hành đều là phân biệt
làm ra, sanh từ vọng tưởng đều chẳng thật có. Vì nhân duyên nào các Bồ tát
đây chỗ được công đức vô lượng vô biên? Phật bảo:
Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Nhưng các Bồ tát hành Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng nói các hành phân biệt làm ra, không vô sở
hữu, hư dối chẳng thật. Sở dĩ vì sao? Các Bồ tát
này khéo học nội không cho đến vô tánh tự tánh không rồi, xem xét các hành
không chẳng đều là phân biệt làm ra, không vô sở hữu, hư dối chẳng thật.
Bồ tát Ma ha tát này như như xem xét các hành đều là phân biệt làm ra,
không vô sở hữu, hư dối chẳng thật, như vậy, như vậy bèn năng được chẳng
lìa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm; như như chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm, như vậy, như vậy chỗ được công đức vô lượng vô biên. Cụ thọ Thiện
Hiện bèn thưa Phật rằng: Vô lượng với vô biên có sai khác nào? Phật bảo:
Thiện Hiện! Nói vô lượng ấy là đối chỗ này lượng nó dứt hẳn. Nói vô biên
ấy là đối trong đây đếm chẳng thể hết. Cụ thọ Thiện
Hiện lại thưa Phật rằng: Vả có nhân duyên sắc cũng thể nói vô lượng vô
biên, thọ tưởng hành thức cũng thể nói vô lượng vô biên ư? Phật bảo:
Thiện Hiện! Có nhân duyên nên sắc cũng thể nói vô lượng vô biên, thọ tưởng
hành thức cũng thể nói vô lượng vô biên. Cụ thọ Thiện
Hiện lại thưa Phật rằng: Nhân duyên nào nên sắc cũng thể nói vô lượng vô
biên, thọ tưởng hành thức cũng thể nói vô lượng vô biên ư? Phật bảo:
Thiện Hiện! Tánh sắc không, nên cũng thể nói là vô lượng vô biên. Tánh thọ
tưởng hành thức không, nên cũng thể nói là vô lượng vô biên. Cụ thọ Thiện
Hiện lại thưa Phật rằng: Vì chỉ sắc thọ tưởng hành thức không, hay tất cả
pháp cũng đều không ư? Phật bảo:
Thiện Hiện! Ta trước đâu chẳng nói tất cả các pháp đều không? Thiện Hiện
thưa rằng: Phật tuy thường nói các pháp đều không, mà các hữu tình chẳng
biết thấy giác, nên tôi nay lại phải hỏi lần nữa. Phật bảo:
Thiện Hiện! Chẳng chỉ sắc thọ tưởng hành thức không, Ta nói các pháp không
chẳng đều không. Cụ thọ Thiện
Hiện lại thưa Phật rằng: Vô lượng vô biên là thêm lời nào? Phật bảo: Thiện
Hiện! Vô lượng vô biên là thêm lời cho không, vô tướng, vô nguyện. Cụ thọ Thiện
Hiện lại thưa Phật rằng: Vô lượng vô biên vì chỉ là không, vô tướng, vô
nguyện hay lại có các nghĩa khác ư? Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ta đâu chẳng nói tất cả pháp môn không chẳng
đều không? Thiện Hiện
thưa rằng: Như Lai thường nói tất cả pháp môn không chẳng đều không. Phật bảo:
Thiện Hiện! Không tức vô tận, không tức vô lượng, không tức vô biên, không
tức các nghĩa. Vậy nên, Thiện Hiện! Tất cả pháp môn tuy có nhiều thứ lời
nói sai biệt mà nghĩa không khác. Thiện Hiện
phải biết: Lý các pháp không, đều chẳng thể nói, Như Lai phương tiện nói
là vô tận, hoặc nói vô lượng, hoặc nói vô biên, hoặc nói là không, hoặc
nói vô tướng, hoặc nói vô nguyện, hoặc nói vô tác, hoặc nói vô sanh, hoặc
nói vô diệt, hoặc nói chẳng có, hoặc nói vắng lặng, hoặc nói lìa nhiễm,
hoặc nói Niết bàn. Các như thế thảy vô lượng pháp môn nghĩa thật không
khác, đều là Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vì các hữu tình phương tiện diễn
nói mà thôi. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Thế Tôn rất lạ! Phương tiện khéo léo, thật
tánh các pháp chẳng thể tuyên nói mà vì hữu tình phương tiện chỉ rõ. Như
tôi hiểu nghĩa Phật đã nói, thật tánh các pháp đều chẳng thể nói. Phật bảo:
Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Thật tánh các pháp đều chẳng thể nói. Sở dĩ
vì sao? Vì tánh tất cả pháp đều rốt ráo không, không có kẻ năng tuyên nói
rốt ráo không được. Cụ thọ Thiện
Hiện lại thưa Phật rằng: Nghĩa chẳng thể nói có thêm bớt chăng? Phật bảo:
Thiện Hiện! Nghĩa chẳng thể nói không thêm không bớt. Cụ thọ Thiện
Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu nghĩa chẳng thể nói không thêm không bớt ấy,
thời lẽ bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa cũng không thêm bớt. Nếu sáu
thứ Ba la mật đa đây không thêm bớt, thời lẽ sáu thứ Ba la mật đa đều vô
sở hữu. Nếu sáu thứ Ba la mật đa đều vô sở hữu, Bồ tát Ma ha tát làm sao
tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đa cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề? Phật bảo:
Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Bố thí thảy sáu Ba la mật đa đều không thêm
bớt, cũng vô sở hữu. Nhưng các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la
mật đa phương tiện khéo léo chẳng khởi nghĩ này: Bố thí cho đến Bát nhã Ba
la mật đa như thế có thêm có bớt. Chỉ khởi nghĩ này: Chỉ có danh tướng gọi
là bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Bồ tát Ma ha
tát này khi tu hành bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa, đem bố thí cho
đến bát nhã Ba la mật đa đây cùng hành tác ý, và nương đấy khởi tâm cùng
hành với các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề, đúng như Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thẳm sâu mầu nhiệm mà khởi
hồi hướng. Do hồi hướng đây phương tiện khéo léo tăng thượng thế lực năng
chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Sao gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Phật bảo:
Thiện Hiện! Chơn như các pháp, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện
Hiện phải biết: Chơn như các pháp không thêm bớt nên chư Phật Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề cũng không thêm bớt. Nếu Bồ tát Ma ha tát hằng nhiều an
trụ tác ý tương ưng chơn như như thế bèn gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy,
Thiện Hiện! Nghĩa chẳng thể nói tuy không thêm bớt ma chẳng lui mất tác ý
chơn như. Ba la mật đa tuy không thêm bớt mà chẳng lui mất sở cầu Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tác ý chơn như như
thế tu hành bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa bèn gần Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bồ tát Ma ha tát này vì khởi tâm trước năng
chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hay khởi tâm sau năng chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề? Khi tâm trước khởi, tâm sau chưa khởi, không nghĩa hòa
hợp. Nếu khởi tâm sau chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khi tâm sau
khởi tâm trước đã diệt? Như vậy trước sau pháp tâm tâm sở tiến thối gạn
tìm không nghĩa hòa hợp, làm sao khá được chứa nhóm căn lành? Nếu các căn
lành chẳng thể chứa nhóm, làm sao Bồ tát viên mãn căn lành năng chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề? Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Như khi đốt đèn, vì ngọn lửa trước năng cháy
tim hay ngọn lửa sau năng cháy tim? Thiện Hiện
thưa rằng: Như tôi hiểu ý chẳng phải ngọn lửa trước năng cháy tim, cũng
chẳng lìa ngọn lửa trước. Chẳng phải ngọn lửa sau năng cháy tim, cũng
chẳng lìa ngọn lửa sau. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tim bị cháy chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Thế
gian hiện thấy cái tim thật cháy. Phật bảo:
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Chẳng phải tâm trước
khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng chẳng phải lìa tâm trước,
chẳng phải tâm sau khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng chẳng
lìa tâm sau, mà các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo, khiến các căn thêm viên mãn, năng chứng được Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cụ thọ Thiện
Hiện bèn thưa Phật rằng: Lý thú duyên khởi sâu thẳm như thế, nghĩa là các
Bồ tát Ma ha tát chẳng tâm trước khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề, cũng chẳng lìa tâm trước. Chẳng tâm sau khởi năng chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng lìa tâm sau. Chẳng tức các tâm khởi như thế
nên năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng lìa các tâm khởi như thế
nên năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà các Bồ tát Ma ha tát năng
chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu tâm diệt rồi sanh lại được chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Tâm ấy diệt rồi chẳng thể sanh
lại. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu tâm đã sanh có pháp diệt chăng? Thiện Hiện
thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Nếu tâm đã sanh định có pháp diệt. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tâm có pháp diệt chẳng sẽ diệt chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Tâm có pháp diệt quyết định sẽ
diệt. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tâm không pháp diệt là sanh được chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng sanh. Tâm không pháp diệt không nghĩa
sanh được. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tâm không pháp sanh là diệt được chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Tâm không pháp sanh không nghĩa
diệt được. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tâm không pháp sanh diệt là sanh diệt được
chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Tâm không pháp sanh
diệt, không nghĩa sanh diệt được. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu pháp đã diệt, diệt nữa được chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Nếu pháp đã diệt, chẳng thể diệt
nữa. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu pháp đã sanh, sanh nữa được chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Nếu pháp đã sanh, chẳng thể sanh
nữa. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Thật tánh các pháp có sanh diệt chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Thật tánh các pháp không sanh
không diệt. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tâm trụ là như tâm chơn như chăng? Thiện Hiện
thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Như tâm chơn như, tâm trụ như thế. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu tâm trụ như chơn như, tâm này là như chơn
như thật tế tánh thường trụ chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng thường. Tâm này chẳng như chơn như thật tế tánh ấy thường trụ. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Chơn như các pháp rất sâu thẳm chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Chơn như các pháp rất là sâu thẳm. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức chơn như là tâm chăng? Thiện Hiện thưa
rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Lìa chơn như có tâm chăng? Thiện Hiện thưa
rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tức tâm là chơn như chăng? Thiện Hiện thưa
rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Lìa tâm có chơn như chăng? Thiện Hiện thưa
rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Chơn như là năng thấy chơn như chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vì thấy có thật chơn như chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế là hành
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Như vậy. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế là hành
chỗ nào? Thiện Hiện
thưa rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế đều không chỗ hành. Sở
dĩ vì sao? Vì nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế, trọn chẳng thấy có
năng hành, sở hành, thời hành, chỗ hành, vì các pháp hiện hành đều chẳng
chuyển vậy. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm là chỗ nào hành? Thiện Hiện thưa rằng: Nếu Bồ tát Ma ha
tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm hành thắng nghĩa đế, vì trong
ấy không có tất cả phân biệt vậy. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm đối thắng nghĩa đế là lấy tướng chăng? Thiện Hiện thưa
rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng lấy. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm, đối thắng nghĩa đế tuy chẳng lấy tướng mà hành tướng
chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng hành. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát ấy đối thắng nghĩa đế là hoại
tướng chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng hoại. Phật bảo:
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát ấy đối thắng nghĩa đế là
khiển tướng chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng khiển. Phật bảo:
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát ấy khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm,
đối thắng nghĩa đế nếu chẳng hoại tướng cũng chẳng khiển tướng, làm sao
năng dứt được tưởng lấy tướng? Thiện Hiện
thưa rằng: Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
chẳng khởi nghĩ này: “Ta nay hoại tướng, ta nay khiển tướng, dứt tưởng lấy
tướng, cũng chẳng tu học đạo dứt tướng tưởng”. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi
tinh siêng tu hạnh Bồ tát, tu đạo dứt tưởng, bấy giờ tất cả Phật pháp chưa
viên mãn, phải rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Bạch Thế Tôn!
Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo rất thù thắng, mặc dù
đối các tướng và tưởng lấy tướng rất biết tội lỗi mà chẳng hoại đoạn, mau
chứng vô tướng. Vì cớ sao? Vì tất cả Phật pháp chưa được viên mãn vậy. Phật bảo:
Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Bấy giờ, Xá
Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát trong mộng tu
không, vô tướng, vô nguyện ba môn giải thoát, đối Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm có thêm ích chăng? Thiện Hiện
đáp rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi giác tu ba môn giải thoát đây, đối Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm có thêm ích ấy, kia tu trong mộng cũng có thêm
ích. Vì cớ sao? Vì Phật nói mộng giác không sai khác vậy. Xá Lợi Tử!
Nếu Bồ tát Ma ha tát đã đắc Bát nhã Ba la mật đa, khi giác tu hành Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm đã gọi an trụ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, Bồ tát
Ma ha tát này trong mộng tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng gọi an
trụ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Ba môn giải thoát đối Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm cũng năng tăng ích cũng lại như thế, hoặc mộng hoặc giác nghĩa
không khuyết giảm. Khi ấy, Xá
Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy trong
mộng gây nghiệp vì có tăng ích hoặc tổn giảm chăng? Thiện Hiện
đáp rằng: Phật nói tất cả pháp đều như mộng chỗ thấy. Nếu mộng gây nghiệp
không tăng giảm ấy, khi giác sở gây nghiệp cũng lẽ không tăng giảm. Nhưng
ở trong mộng sở gây nghiệp không thắng tăng giảm, cần đến khi giác nhớ
tưởng phân biệt trong mộng đã gây mới khiến nghiệp kia thành thắng tăng
giảm. Như người trong mộng giết mạng người khác rồi, sau khi tỉnh giấc nhớ
tưởng phân biệt rất tự mừng vui, nghiệp ấy bèn tăng; hoặc rất ăn năn xấu
hổ, nghiệp kia bèn giảm. Khi ấy, Xá
Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng: Có người khi giác giết mạng người khác rồi,
sau đến trong mộng hoặc tự mừng khoái, hoặc rất ăn năn khiến nghiệp khi
giác có tăng giảm chăng? Thiện Hiện
đáp rằng: Cũng có tăng giảm, nhưng tăng giảm kia chẳng bằng khi giác,
trong tâm rõ ràng sở tác hơn vậy. Khi ấy, Xá
Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Việc không sở duyên hoặc nghĩ hoặc nghiệp đều
chẳng sanh được, cần có sở duyên nghĩ nghiệp mới khởi. Trong mộng nghĩ
nghiệp, duyên nào mà sanh? Thiện Hiện
đáp rằng: Như vậy, như vậy. Hoặc mộng hoặc giác, việc không sở duyên nghĩ
nghiệp chẳng sanh, cần có sở duyên nghĩ nghiệp mới sanh. Vì cớ sao? Xá Lợi
Tử! Cần đối trong pháp thấy nghe hay biết có giác huệ chuyển, do đấy khởi
nhiễm hoặc lại khởi tịnh. Nếu không các pháp thấy nghe hay biết, không
giác huệ chuyển, cũng không nhiễm tịnh. Do đấy nên biết, hoặc mộng hoặc
giác có việc sở duyên nghĩ nghiệp mới khởi, không việc sở duyên nghĩ
nghiệp chẳng khởi. Khi ấy, Xá
Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Phật nói sở duyên đều lìa tự tánh, làm sao nói
được việc có sở duyên nghĩ nghiệp mới khởi, việc không sở duyên nghĩ
nghiệp chẳng khởi? Thiện Hiện
đáp rằng: Mặc dù các nghĩ nghiệp và việc sở duyên đều lìa tự tánh, mà do
tự tâm lấy tướng phân biệt, thi thiết thế tục nói có sở duyên. Bởi sở
duyên đây khởi các nghĩ nghiệp. Như nói vô minh làm duyên sanh hành, hành
làm duyên sanh thức thảy, đều định đối tâm lấy tướng phân biệt nói có sở
duyên, chẳng thật có tánh. Khi ấy, Xá
Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát trong mộng hành thí, thí
rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề, Bồ tát Ma ha tát này là thật đem thí hồi
hướng Vô thượng Phật Bồ đề chăng? Thiện Hiện
trả lời: Từ Thị Bồ tát đã lâu nhận được ký Ðại Bồ đề, còn buộc một đời
định sẽ làm Phật, khéo giỏi thù đáp tất cả nạn vấn, hiện ở Hội đây nên
thỉnh hỏi ngài, Bổ xứ Từ Tôn định sẽ vì đáp. Khi ấy, Xá
Lợi Tử như lời Thiện Hiện, cung kính thỉnh hỏi Từ Thị Bồ tát. Khi đó Từ
Thị Bồ tát bảo lại Thiện Hiện rằng: Tôn giả đã nói Từ Thị Bồ tát giải đáp
nghĩa đấy, những gì gọi là Từ Thị Bồ tát vì gọi giải đáp? Vì sắc giải đáp
hay thọ tưởng hành thức giải đáp? Vì hiển giải đáp hay hình giải đáp? Vì
sắc không giải đáp hay thọ tưởng hành thức không giải đáp ư? Vả danh Từ
Thị chẳng giải đáp. Sắc cũng chẳng giải đáp, thọ tưởng hành thức cũng
chẳng giải đáp. Hiển cũng chẳng giải đáp, hình cũng chẳng giải đáp. Sắc
không cũng giải đáp. Sắc không cũng chẳng giải đáp, thọ tưởng hành thức
không cũng chẳng giải đáp. Sở dĩ vì sao? Vì tôi trọn
chẳng thấy có pháp năng đáp, có pháp sở đáp, chỗ đáp, thời đáp và do đây
đáp đều cũng chẳng thấy. Tôi trọn chẳng thấy có pháp năng ký, có pháp sở
ký, chỗ ký, thời ký và do đây ký đều cũng chẳng thấy. Vì cớ sao? Vì tất cả
pháp bản tánh đều không, trọn vô sở hữu, không hai không riêng, gạn tìm
rốt ráo bất khả đắc vậy. Khi ấy, Xá
Lợi Tử hỏi Từ Thị Bồ tát rằng: Pháp nhân giả đã nói là như sở chứng chăng? Từ Thị Bồ tát
nói: Pháp tôi đã nói chẳng phải như đã chứng. Sở dĩ vì sao? Vì pháp tôi đã
chứng chẳng thể nói vậy. Lại, Xá Lợi
Tử! Tôi trọn chẳng thấy có tự tánh pháp đã chứng khá được như tâm đã nghĩ,
như lời đã nói. Lại, Xá Lợi
Tử! Tự tánh các pháp chẳng thân chạm được, chẳng lời nêu được, chẳng ý
nghĩ được. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp không có tự tánh vậy. Khi ấy, Xá
Lợi Tử khởi nghĩ này rằng: Từ Thị Bồ tát giác huệ sâu thẳm, đêm dài tu
hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mới nói được như thế! Bấy giờ, Phật
bảo Xá Lợi Tử rằng: Lòng ngươi đã nghĩ Từ Thị Bồ tát giác huệ sâu thẳm,
đêm dài tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mới nói được như thế ấy. Xá
Lợi Tử! Như ngươi đã nghĩ. Lại, Xá Lợi
Tử! Nơi ý hiểu sao? Ngươi do pháp ấy thành A la hán, vì thấy pháp ấy là
nói được chăng? Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Phật bảo: Xá
Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm sở chứng pháp
tánh cũng lại như thế, chẳng thể tuyên nói. Lại, Xá Lợi
Tử! Bồ tát Ma ha tát này chẳng khởi nghĩ đây: “Ta do pháp này đối Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề đã được nhận ký, nay được nhận ký, sẽ được nhận
ký”. Chẳng khởi nghĩ này: “Ta do pháp đây sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề”. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa.
Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế chẳng sanh nghi ngờ rằng ta đối Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề là được chẳng được. Chỉ khởi nghĩ này: “Ta siêng
tinh tiến quyết định được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì đã đối Bồ đề được
thắng lực vậy”. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba
la mật đa. Lại, Xá Lợi
Tử! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nghe pháp thẳm
sâu chẳng kinh chẳng e, chẳng sợ chẳng hãi, chẳng chìm chẳng đắm, đối được
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không sợ hãi, quyết định tự biết ta sẽ
chứng vậy. Lại nữa, Xá
Lợi Tử! Các Bồ tát này nếu ở chỗ đồng nội có thú dữ cũng không sợ hãi. Sở
dĩ vì sao? Các Bồ tát này vì muốn nhiêu ích các hữu tình, nên năng xả tất
cả sở hữu nội ngoại, hằng khởi nghĩ này: “Nếu có ác quỉ và ác thú thảy
muốn nuốt thân ta, ta sẽ thí cho khiến kia sung túc. Do căn lành đây ta bố
thí Ba la mật đa chóng được viên mãn, mau gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Ta phải siêng tu chánh hạnh như thế, khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng
giác, trong cõi Phật ta được không tất cả bàng sanh, quỉ đói”. Lại, Xá Lợi
Tử! Các Bồ tát này nếu ở chỗ đồng nội có ác tặc cũng không sợ hãi. Sở dĩ
vì sao? Vì các Bồ tát này muốn nhiêu ích các hữu tình nên năng xả tất cả
sở hữu nội ngoại vui tu các lành, đối thân mạng của không điều đoái luyến
keo rít. Hằng khởi nghĩ này: “Nếu các hữu
tình đua đến cướp đoạt các của cải ta, ta phải cung kính vui mừng thí cho.
Hoặc có nhân đây hại thân mạng ta, ta trọn đối kia chẳng sanh giận dữ,
cũng chẳng phát sanh ác thân ngữ ý. Do nhân duyên đây khiến ta bố thí,
tịnh giới, an nhẫn Ba la mật đa chóng được viên mãn, mau gần Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề. Ta phải siêng tu chánh hạnh như thế, khi chứng được Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, trong cõi Phật ta được không tất cả cướp hại oán
tặc, vì cõi Phật ta cực thanh tịnh vậy, cũng không các thứ ác khác. Lại, Xá Lợi
Tử! Các Bồ tát này nếu ở chỗ đồng nội không nước cũng không sợ hãi. Sở dĩ
vì sao? Vì lẽ pháp Bồ tát là vậy, không sợ hãi. Hằng khởi nghĩ này: “Ta phải cầu
học pháp dứt khát ái cho các hữu tình, chẳng nên đối đây mà sanh sợ hãi.
Giả sử ta vì bởi khát ngặt đây mạng chung, đối các hữu tình tất chẳng bỏ
lìa tác ý đại bi thí nước diệu pháp: Lạ thay, bạc phước! Các hữu tình này
cư trú thế giới như đây không nước, ta phải siêng tu chánh hạnh như thế,
khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác, trong cõi Phật ta được không tất
cả đồng nội cháy khát thiếu nước như thế. Ta phải phương tiện khuyên các
hữu tình tu nghiệp thắng phước, tùy ở chỗ nào đều khiến nước đầy đủ tám
công đức. Ta do vững mạnh tinh tiến phương tiện giáo hóa tất cả hữu tình,
do nhân duyên đây khiến ta tinh tiến Ba la mật đa chóng được viên mãn, mau
gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Lại, Xá Lợi
Tử! Các Bồ tát này ở nước đói kém cũng không sợ hãi. Sở dĩ vì sao? Vì các
Bồ tát này mặc áo giáp công đức dũng mạnh tinh tiến, nghiêm tịnh cõi Phật,
khởi nguyện này rằng: “Khi sẽ chứng
Vô thượng Chánh đẳng giác, trong cõi Phật ta được không tất cả đói kém như
thế, các loại hữu tình đầy đủ vui sướng, tùy ý dùng gì ứng nghĩ tức có,
như trên các trời nghĩ gì đều được. Ta phải phát khởi vững mạnh tinh tiến
khiến các hữu tình phát nguyện đầy đủ: Tất cả thời xứ, tất cả hữu tình đối
tất cả các thứ của cải giúp sự sống không bị thiếu thốn”. Lại, Xá Lợi
Tử! Các Bồ tát này gặp thời tật dịch cũng không sợ hãi. Sở dĩ vì sao? Vì
các Bồ tát này hằng quán sát kỹ không pháp gọi bệnh, cũng không có pháp
khá gọi kẻ bệnh, tất cả đều không, chẳng nên sợ hãi. Ta phải siêng tu
chánh hạnh, khi chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, trong cõi Phật ta các
loại hữu tình được không tất cả tai nạn tật dịch, tinh tiến tu hành chánh
hạnh thù thắng”. Lại, Xá Lợi
Tử! Các Bồ tát này nếu nghĩ Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề trải lâu mới được,
chẳng nên sợ hãi. Sở dĩ vì sao? Vì khoảng trước kiếp số tuy có vô lượng mà
nhất tâm vội nhớ nghĩ phân biệt chứa nhóm thành được; kiếp số khoảng sau
nên biết cũng vậy. Thế nên, Bồ tát chẳng nên đối trong ấy sanh tưởng lâu
xa mà bảo Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cần trải qua thời gian lâu dài mới là
chứng được, bèn sanh sợ hãi. Vì cớ sao? Vì kiếp số khoảng trước khoảng sau
dài ngắn đều một sát na tâm tương ưng vậy. Như thế, Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma
ha tát tuy nghe trải lâu mới chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà đối
trong ấy quán sát kỹ chắc chẳng sanh sợ hãi. Lại, Xá Lợi
Tử! Nếu các Bồ tát tất cả thấy nghe hay biết đối các pháp đáng sợ hãi
chẳng sanh sợ hãi, nên biết mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, Xá
Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề, nên theo Không giáo chơn tịnh của Như Lai, mặc giáp công đức tinh
siêng tu học, đối tất cả pháp chẳng nên sợ hãi. Trong hội bấy
giờ có một Thiên nữ tên Trời Căng Già, từ tòa đứng dậy cúi đầu chân Phật,
lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tây hướng lên Phật thưa rằng: Bạch
Thế Tôn! Tôi ở chỗ đây cũng không sợ hãi, đối trong các pháp cũng không
nghi ngờ. Ðời vị lai tôi cũng vì hữu tình nói pháp không sợ hãi không nghi
ngờ! Bấy giờ, Thế
Tôn tức liền cười mỉm, từ diện môn phóng ra ánh sáng sắc vàng soi khắp
mười phương vô biên thế giới, trở lại cõi Phạm thế hiện thần thông lớn,
lần đến bên Phật, quanh hữu ba vòng, làm thần biến rồi vào trong đỉnh
Phật. Khi ấy, Trời
Căng Già xem việc đây rồi vui mừng nhảy nhót, lấy hoa diệu kim chí thành
cung kính rải lên Như Lai. Vì thần lực Phật khiến hoa vàng đây vọt lên
trên không, bay rối rít rực rỡ mà trụ. Khi ấy, A Nan
Ðà thấy nghe đây rồi, từ tòa đứng dậy đảnh lễ chân Phật, lệch che vai tả,
gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nhân nào
duyên gì hiện cười mủm mỉm, Phật hiện mỉm cười chẳng phải không có nhân
duyên? Bấy giờ, Thế
Tôn bảo Khánh Hỷ rằng: Nay Thiên nữ này ở đời vị lai sẽ thành Như Lai Ứng
Chánh Ðẳng Giác, kiếp danh Tinh Tú, Phật hiệu Kim Hoa. Khánh Hỷ phải
biết: Nay Thiên nữ đây tức là thọ nữ thân rốt sau. Xả thân đây rồi bèn thọ
nam thân, tận đời vị lai chẳng còn làm nữ nữa. Từ đây chết rồi sanh ở thế
giới khả ái phương Ðông, chỗ Như Lai Bất Ðộng. Ở cõi Phật kia siêng tu
phạm hạnh. Ðây nữ kia nam danh tự Kim Hoa. Từ thế giới Phật Bất Ðộng chết
rồi, lại sanh phương khác thế giới có Phật. Từ một nước Phật tới một nước
Phật, thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn. Như vua Chuyển luân, từ một
đài quán đến một đài quán, cho đến mạng chung chân chẳng đụng đất. Kim Hoa
Bồ tát cũng lại như thế, từ một cõi Phật đến một cõi Phật, cho đến Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, tùy sanh chỗ nào thường chẳng lìa Phật. Khi ấy, A Nan
Ðà khởi nghĩ thầm này: Kim Hoa Bồ tát khi sẽ làm Phật chắc cũng tuyên nói
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Chúng Bồ tát Ma ha tát hội kia số ấy nhiều
ít, lẽ như chúng Bồ tát hội Phật nay? Phật biết kia
nghĩ, bảo Khánh Hỷ rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nghĩ. Kim Hoa Bồ
tát khi sẽ làm Phật cũng vì chúng hội tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm như thế. Chúng Bồ tát Ma ha tát hội kia số ấy nhiều ít cũng như chúng
Bồ tát hội Phật ngày nay. Khánh Hỷ phải
biết: Kim Hoa Bồ tát khi sẽ làm Phật, đệ tử Thanh văn kẻ được Niết bàn số
ấy rất nhiều chẳng thể xưng kể, nghĩa là chẳng thể đếm hoặc trăm hoặc ngàn
hoặc trăm ức thảy, chỉ thể nói tổng là vô lượng vô biên. Khánh Hỷ phải
biết: Kim Hoa Bồ tát khi sẽ làm Phật cõi ấy không có ác thú ác quỉ, cũng
không nạn oán tặc thiếu nước đói kém tật dịch thảy. Khánh Hỷ phải
biết: Kim Hoa Bồ tát khi sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, hữu tình cõi
kia không các sợ hãi và không các thứ tai hoạnh tội lỗi. Bấy giờ,
Khánh Hỷ lại thưa Phật rằng: Nay Thiên nữ đây trước ở Phật nào sơ phát tâm
Vô thượng Chánh đẳng giác, trồng các căn lành hồi hướng phát nguyện? Phật bảo:
Khánh Hỷ! Nay Thiên nữ đây trước ở chỗ Phật Nhiên Ðăng quá khứ sơ phát tâm
Vô thượng Chánh đẳng giác, trồng các căn lành hồi hướng phát nguyện. Bấy
giờ cũng đem hoa vàng rải lên Phật, cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khánh Hỷ phải
biết: Ta ở chỗ Phật Nhiên Ðăng quá khứ, đem năm cọng hoa dâng rải lên Phật
kia, hồi hướng phát nguyện. Bấy giờ bèn được Vô sanh pháp nhẫn. Nhiên Ðăng
Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết Ta căn thục, cho Ta nhận ký rằng: “Ngươi
ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu là Năng Tịch, cõi tên Kham Nhẫn, kiếp hiệu
là Hiền”. Bấy giờ,
Thiên nữ nghe Phật trao Ta ký Ðại Bồ đề, vui mừng nhảy nhót, liền đem hoa
vàng dâng rải lên Phật, bèn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, trồng các
căn lành hồi hướng phát nguyện rằng: “Khiến tôi đời sau đối Bồ tát này khi
sẽ làm Phật, cũng như nay Phật hiện tiền, trao tôi ký Ðại Bồ đề”. Nên Ta
ngày nay cho kia nhận ký. Bấy giờ,
Khánh Hỷ vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Nay Thiên nữ đây lâu phát
tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, trồng các căn lành hồi hướng phát nguyện,
nay được thành thục, vậy nên Như Lai trao ký cho kia? Phật bảo:
Khánh Hỷ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kia căn lành đã thục, nên Ta
trao kia ký Ðại Bồ đề. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, các Bồ
tát Ma ha tát làm sao tập không, làm sao hiện vào Không tam ma địa? Phật bảo:
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên
quán sắc không, nên quán thọ tưởng hành thức không. Khi khởi quán đây
chẳng cho tâm loạn. Nếu tâm chẳng loạn thời chẳng thấy pháp. Nếu chẳng
thấy pháp thời chẳng tác chứng. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói, các Bồ tát Ma ha tát hành
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên quán pháp không mà chẳng tác chứng. Làm
sao Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm trụ Không đảng
trì mà chẳng tác chứng? Phật bảo:
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khi
quán pháp không, trước khởi nghĩ này: “Ta nên quán pháp các tướng đều
không, chẳng nên tác chứng. Ta vì học nên quán các pháp không, chẳng vì
chứng quán các pháp không. Nay là thời học chẳng vì thời chứng”. Bồ tát Ma ha
tát này khi chưa vào định, buộc tâm nơi cảnh, nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật
đa, chẳng phải vào ngôi định buộc tâm nơi cảnh, nhiếp thọ Bát nhã Ba la
mật đa. Bồ tát Ma ha
tát này với khi như thế chẳng lui tất cả phần pháp Bồ đề, chẳng chứng lậu
tận. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này trọn nên trí huệ rộng lớn như thế,
khéo trụ pháp không và tất cả chủng phần pháp Bồ đề, hằng khởi nghĩ này:
“Thời nay nên học, chẳng nên tác chứng”. Thiện Hiện
phải biết: Nếu khi Bồ tát Ma ha tát trụ Không tam ma địa mà chẳng chứng
không, khi ấy Bồ tát Ma ha tát cũng trụ Vô tướng tam ma địa mà chẳng chứng
vô tướng. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này trọn nên căn lành bền tịnh
thù thắng, thường khởi nghĩ này: “Thời nay nên học, chẳng nên tác chứng.
Nay nên nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối tất cả pháp quán
không vô tướng, viên mãn tất cả phần pháp Bồ đề, thời nay chẳng nên chứng
nơi thật tế”. Do nhân duyên
đây Bồ tát Ma ha tát này chẳng rơi Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện!
Ví như có người oai mãnh mạnh dũng đứng chỗ vững chắc khó nỗi lay động,
hình sắc đoan nghiêm nhiều người ưa thấy, đủ nhiều công đức giới hạnh tối
thắng, thông huệ khéo lời, giỏi hay thù đối, đủ biện đủ hành, biết chỗ
biết thời, đối binh cơ kỹ thuật học đến rốt ráo, chỗ đề phòng vững chắc,
năng xô ngã nhiều kẻ địch. Tất cả kỹ năng đều giỏi trọn nên, các chỗ công
xảo học đến cùng tận. Ðủ nhớ huệ hành, dung nghi mạnh dũng. Ðối các kinh
điển được không chỗ sợ, đủ từ đủ nghĩa, có thế lực lớn. Nhánh thân thể
không thuyết, các căn viên mãn. Dòng họ của cải không chẳng đầy đủ, nhiều
người kính phục, thảy đều ngưỡng mộ. Ra làm các việc đều được thành xong.
Vì sự nghiệp giỏi nên thi công ít mà thu lời nhiều. Do nhân duyên đây giàu
có của báu, năng thiện cấp thí cho nhiều loại hữu tình: kẻ đáng cúng
dường, năng cúng dường đó, kẻ nên cung kính năng cung kính đấy, kẻ đáng
tôn trọng năng tôn trọng đó, kẻ đáng khen ngợi năng khen ngợi đó. Thiện Hiện!
Nơi ý hiểu sao? Người kia do đây bội tăng vui mừng nhảy nhót, sung sướng
hết lòng, tự mừng thầm chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như thế.
Bạch Thiện Thệ! Như thế. Phật bảo:
Thiện Hiện! Người mạnh dũng kia trọn nên sự nghiệp đại hưng thịnh như: Vì
có nhân duyên phải đem cha mẹ vợ con quyến thuộc đi đến phương khác. Giữa
đường trải qua đồng nội mênh mông, trong ấy có nhiều hiểm nạn ác thú oán
tặc oan gia ẩn núp các việc đáng sợ hãi. Bà con lớn nhỏ không ai chẳng
kinh hoàng. Người ấy tự cậy nhiều các kỹ thuật, oai mãnh dũng mạnh, thân ý
thản nhiên, yên ủi cha mẹ vợ con quyến thuộc rằng chớ có lời sợ, tất không
xảy khổ nạn đâu, mau qua đồng nội đến chỗ yên ổn. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong đồng nội đây oán hại hiện khởi, người
kia đã đủ mạnh dũng, tài năng, thương yêu tôn thân, sẵn có các khí trượng
mà bỏ cha mẹ vợ con quyến thuộc riêng thoát tự thân khỏi hiểm nạn chăng? Thiện Hiện
thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng bỏ. Sở dĩ vì sao? Kia nhiều tài giỏi, năng
ở đồng nội hóa làm binh trượng mạnh dũng tinh bén, gặp các oán địch khiến
kia thấy đó tự nhiên lui tan; mà bỏ thân ái riêng thoát tự thân khỏi chỗ
hiểm nạn, không có lẽ ấy. Nhưng tráng sĩ kia khi giữa đồng nội đối ác thú
oán tặc không ý gia hại. Sở dĩ vì sao? Vì tự cậy oai mạnh, đủ các tài giỏi
không sợ hãi vậy. Bạch Thế Tôn! Người kia dùng thuật khéo léo đem các bà
con qua đồng nội hiểm, không bị tổn hại, chắc đến làng thành hoặc vương đô
lớn là chỗ yên vui. Phật bảo:
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, thương các loại hữu
tình bị khổ sanh tử, buộc niệm an trụ từ bi hỷ xả, nhiếp thọ Bát nhã Ba la
mật đa căn lành thù thắng, phương tiện khéo léo như Phật đã dạy, đem các
công đức hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Mặc dù tu không, vô tướng,
vô nguyện mà đối thật tế không tâm tác chứng, chẳng rơi Thanh văn và bậc
Ðộc giác. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát
Ma ha tát này đủ thế lực lớn, tinh tiến vững vàng, nhiếp thọ Bát nhã Ba la
mật đa căn lành thù thắng, phương tiện khéo léo, thề chẳng nới bỏ tất cả
hữu tình. Do đây định yên ổn không khó, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề. Thiện Hiện
phải biết: Nếu khi Bồ tát lòng từ thương nghĩ tất cả hữu tình, duyên các
hữu tình muốn thí an vui. Khi ấy, Bồ tát vượt loại phiền não, cũng vượt
loại ma và bậc Nhị thừa. Mặc dù trụ tam ma địa mà chẳng đến lậu tận. Tuy
khéo tập không mà chẳng tác chứng. Thiện Hiện
phải biết: Nếu khi Bồ tát năng khéo an trụ không giải thoát môn, khi ấy Bồ
tát đối định vô tướng cũng năng an trụ, mà với trong ấy phương tiện khéo
léo chẳng chứng vô tướng. Do nhân duyên đây vượt bậc Nhị thừa, tất tới Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện
phải biết: Như chim sí mạnh bay bổng hư không, liệng quanh tự tại lâu mà
chẳng rơi rớt, tuy nương không dạo giỡn mà chẳng trụ không, cũng chẳng bị
hư không làm câu ngại. Nên biết Bồ tát cũng lại như thế, tuy tập không, vô
tướng, vô nguyện giải thoát môn mà chẳng trụ không, vô tướng, vô nguyện.
Cho đến Phật pháp chưa cực viên mãn, quyết chẳng nương kia hết hẳn các
lậu. Thiện Hiện
phải biết: Như có kẻ tráng phu giỏi thạo nghề bắn, muốn tỏ tài mình ngửa
bắn hư không. Vì muốn khiến tên trong không chẳng rơi xuống đất, lại đem
tên sau bắn đuôi tên trước. Bắn như thế mãi lâu nhiều thời gian tên tên
nối nhau chẳng cho rơi xuống. Nếu muốn cho rơi bèn ngưng tên sau. Bấy giờ
các tên mới rơi xuống lẹ. Nên biết Bồ tát cũng lại như thế, hành Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm nhiếp thọ phương tiện khéo léo thù thắng, cho đến Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, căn lành nhân hạnh chưa đều thành thục quyết
chẳng giữa đường chứng nơi thật tế. Nếu khi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề
nhân hạnh căn lành tất cả thành thục, bấy giờ Bồ tát mới chứng thật tế,
bèn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên,
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nhiếp
thọ phương tiện khéo léo thù thắng đều nên như thế, đối pháp tánh sâu thẳm
quán sát kỹ chắc, nếu các Phật pháp chưa cực viên mãn chẳng nên tác chứng. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát rất là hiếm có, năng
làm việc khó. Nghĩa là tuy hành không mà chẳng trụ không, tuy vào định
không mà chẳng chứng thật tế. Phật bảo:
Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ
tát này thề chẳng nới bỏ các loại hữu tình. Nghĩa là phát diệu nguyện thù
thắng như vầy: “Nếu các hữu tình chưa được giải thoát, ta quyết chẳng bỏ
căn lành gia hạnh”. Thiện Hiện
phải biết: Các Bồ tát này do khởi tâm rộng lớn như thế, nên vì muốn giải
thoát tất cả hữu tình, mặc dù dẫn phát không, vô tướng, vô nguyện ba tam
ma địa mà do nhờ nhiếp thọ phương tiện khéo léo chẳng chứng thật tế. Sở dĩ
vì sao? Vì các Bồ tát
này được phương tiện khéo léo hộ trì vậy, nên thường khởi nghĩa này: “Ta
trọn chẳng bỏ tất cả hữu tình mà tới viên tịch”. Nhờ khởi nghĩ phương tiện
khéo léo đây, nên ở trung gian chẳng chứng thật tế. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát đối chỗ sâu thẳm hoặc đã quán sát, hoặc sẽ quán
sát, nghĩa là không, vô tướng, vô nguyện đẳng trì ba môn giải thoát chỗ sở
hành, các Bồ tát này hằng khởi nghĩ đây: “Hữu tình đêm dài khởi tưởng hữu
tình, hành hữu sở đắc, dẫn sanh các thứ tà ác kiến thú, lộn quanh sanh tử,
chịu khổ vô cùng. Ta vì dứt tà ác kiến thú kia nên cầu Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề, vì các hữu tình thuyết không pháp sâu thẳm khiến dứt chấp kia,
ra khỏi sanh tử”. Vậy nên, tuy học không giải thoát môn mà ở trung gian
chẳng chứng thật tế. Thiện Hiện
phải biết: Các Bồ tát này nhờ khởi nghĩ phương tiện khéo léo đây, tuy ở
trung gian chẳng chứng thật tế mà chẳng lui mất bốn định vô lượng. Sở dĩ
vì sao? Vì các Bồ tát
này được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nhiếp thọ, nên
bội tăng bạch pháp, các căn bén dần, nhánh lực giác đạo lại càng tăng
thêm. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát này hằng khởi nghĩ đây: “Hữu tình đêm dài hành
trong các tướng, khởi nhiều thứ chấp, do đấy lăn quanh chịu khổ vô cùng.
Ta vì dứt chấp các tướng kia nên cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các
hữu tình thuyết pháp vô tướng khiến dứt chấp tướng, ra khỏi khổ sanh tử”.
Do đấy hằng vào vô tướng đẳng trì. Thiện Hiện
phải biết: Các Bồ tát này nhờ trước trọn nên phương tiện khéo léo và sở
khởi nghĩ, tuy hằng hiện vào vô tướng đẳng trì, mà ở trung gian chẳng
chứng thật tế. Tuy ở trung gian chẳng chứng thật tế mà chẳng lui mất từ bi
hỷ xả và các định khác. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát
này được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nhiếp thọ nên
bội tăng bạch pháp, các căn bén dần, nhánh lực giác đạo lại càng tăng
thêm. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát này hằng khởi nghĩ đây: “Hữu tình đêm dài nơi tâm
thường khởi tưởng thường, tưởng lạc, tưởng lạc, tưởng ngã, tưởng tịnh. Do
đây dẫn sanh điên đảo chấp trước, lộn quanh sanh tử, chịu khổ vô cùng. Ta
vì dứt bốn điên đảo kia, nên phải cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các
hữu tình thuyết pháp không điên đảo. Nghĩa là nói sanh tử, vô thường, vô
lạc, vô ngã, vô tịnh, duy có Niết bàn nhiệm mầu vắng lặng, đầy đủ các thứ
công đức chơn thật”. Do đây hằng vào vô nguyện đẳng trì. Thiện Hiện
phải biết: Các Bồ tát này nhờ trước trọn nên phương tiện khéo léo và sở
khởi nghĩ, tuy hằng hiện vào Vô nguyện đẳng trì mà các Phật pháp chưa cực
viên mãn, quyết chẳng ở trung gian chứng thật tế. Tuy ở trung gian chẳng
chứng thật tế, mà chẳng lui mất từ bi hỷ xả và các định khác. Sở dĩ vì
sao? Vì các Bồ tát
này được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nhiếp thọ, nên
bội tăng bạch pháp, các căn bén dần, nhánh lực giác đạo lại càng tăng
thêm. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát này hằng khởi nghĩ đây: “Hữu tình đêm dài trước đã
hành hữu sở đắc, nay cũng hành hữu sở đắc. Trước đã hành hữu tướng, nay
cũng hành hữu tướng. Trước đã hành điên đảo, nay cũng hành điên đảo. Trước
đã hành tưởng hòa hợp, nay cũng hành tưởng hòa hợp. Trước đã hành tưởng hư
dối, nay cũng hành tưởng hư dối. Trước đã hành tà kiến, nay cũng hành tà
kiến. Do đấy lăn quanh chịu khổ vô cùng. Ta vì dứt tội lỗi như thế kia,
nên cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình thuyết pháp sâu thẳm,
khiến tội lỗi kia đều dứt trừ hẳn, chẳng còn lộn quanh chịu khổ sanh tử,
mau chứng Niết bàn thường vui chơn tịnh”. Thiện Hiện
phải biết: Các Bồ tát này do rất thương nghĩ tất cả hữu tình, trọn nên
phương tiện khéo léo thù thắng, được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nhiếp
thọ nên đối pháp tánh sâu thẳm thường muốn quán sát. Nghĩa là không, vô
tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô khởi, vô tận, vô tánh, thật
tế. Thiện Hiện
phải biết: Các Bồ tát này trọn nên trí kiến thù thắng như thế, nếu rơi
pháp vô tướng vô tác, hoặc trụ ba cõi, đều không có lẽ ấy. Thiện Hiện
phải biết: Các Bồ tát này trọn nên công đức thù thắng như thế, bỏ các hữu
tình mà tới viên tịch, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nhiêu ích
hữu tình, định không có lẽ ấy.
Nguồn: www.quangduc.com