.


SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)

Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú:
Thích Tuệ Sỹ

---o0o---

 

PHẨM THỨ 9

PHẨM NHÂN

 

106. KINH TƯỞNG[1]

 

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với đất có tư tưởng về đất, cho rằng: ‘Đất tức là thần ngã, đất là sở hữu của thần ngã, thần ngã là sở hữu của đất[2]’. Vị ấy đã cho đất tức là ngã, do đó không biết rõ đất. Cũng như vậy, đối với nước, lửa, gió, thần, trời, Sanh chủ[3], Phạm thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên[4], vị ấy đối với Tịnh thiên[5] có tư tưởng về Tịnh thiên, ‘Tịnh thiên tức là thần ngã, Tịnh thiên là sở hữu của thần ngã, thần ngã là sở hữu của Tịnh thiên’. Vị ấy đã cho Tịnh thiên tức là thần ngã, do đó không biết rõ Tịnh thiên. Đối với Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, với nhất thể, dị biệt, đa thù, cái được thấy, cái được nghe, cái được nhận thức, cái được liễu tri, cái được làm, cái được quán sát; cái được tác ý, cái được ý tư duy, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này, cho đến, cái tất cả. Vị ấy đối với cái tất cả có tư tưởng về cái Tất cả, ‘Tất cả là thần ngã, tất cả là sở hữu của thần ngã, thần ngã là sở hữu của tất cả’. Vị ấy đã cho Tất cả tức là ngã, do đó không biết rõ cái Tất cả.

“Nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với đất thì biết đất, ‘Đất không phải là thần ngã, đất không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của đất’. Vị ấy đã không cho đất tức là thần ngã, vậy vị ấy biết rõ đất. Cũng như vậy, đối với nước, lửa, gió, thần, trời, Sanh chủ, Phạm thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên; vị ấy đối với Tịnh thiên thì biết Tịnh thiên, ‘Tịnh thiên không phải là thần ngã, Tịnh thiên không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của Tịnh thiên’. Vị ấy đã không cho Tịnh thiên tức là thần ngã, vậy vị ấy biết rõ Tịnh thiên. Đối với Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, với nhất thể, dị biệt, đa thù, cái được thấy, cái được nghe, cái được nhận thức, cái được liễu tri, cái được làm, cái được quán sát; cái được tác ý, cái được ý tư duy, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này, cho đến, cái tất cả. Vị ấy đối với cái Tất cả thì biết là Tất cả, ‘Cái Tất cả không phải là ngã, cái Tất cả không phải là sở hữu của ngã, ngã không phải là sở hữu của cái Tất cả’. Vị ấy đã không cho cái Tất cả là thần ngã, vậy vị ấy đã biết rõ cái Tất cả.

“Ta đối với đất thì biết đất, ‘Đất không phải là thần ngã, đất không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của đất’. Ta đã không cho đất tức là thần ngã, vậy Ta đã biết rõ đất. Cũng như vậy, đối với nước, lửa, gió, thần, trời, Sanh chủ, Phạm thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên; Ta đối với Tịnh thiên thì biết Tịnh thiên, ‘Tịnh thiên không phải là thần ngã, Tịnh thiên không phải là sở hữu của thần ngã, thần ngã không phải là sở hữu của Tịnh thiên’. Ta đã không cho Tịnh thiên tức là thần ngã, vậy Ta biết rõ Tịnh thiên. Đối với Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng xứ, với nhất thể, dị biệt, đa thù, cái được thấy, cái được nghe, cái được nhận thức, cái được liễu tri, cái được làm, cái được quán sát; cái được tác ý, cái được ý tư duy, từ đời này đến đời kia, từ đời kia đến đời này, cho đến, cái tất cả. Ta đối với cái Tất cả thì biết là Tất cả, ‘Cái Tất cả không phải là ngã, cái Tất cả không phải là sở hữu của ngã, ngã không phải là sở hữu của cái Tất cả’. Ta đã không cho cái Tất cả là ngã, vậy là Ta đã biết rõ cái Tất cả”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.


 

[1].       Tương đương Pāli, M. 1. Mūlapariyāyasuttaṃ, Hán, biệt dịch. No.56.

[2].       Địa tức thị thần, địa thị thần sở, thần thị địa sở , , . Đối chiếu Pāli:(...) pathiviṃ pathivito saññatvā pathivṃ maññati pathivito... pathiviyā... pathivito... maññati... pathiviṃ meti maññati pathiviṃ abhinandati, sau khi từ đất mà có ấn tượng về đất, người ấy tư duy đất (đối tượng), tư duy trên đất (sở y), tư duy từ đất (xuất xứ),... người đó tư duy đất là của tôi, người ấy hoan hỷ đất.

[3].       Sanh chủ . Pāli: Pajāpati, chúa tể (hay tổ phụ) của muôn loài.

[4].       Vô phiền, Vô nhiệt. Hai trong năm Tịnh cư thiên. Bản Pāli không đề cập.

[5].       Tịnh . Đây chỉ cho Ngũ tịnh cư thiên, không phải các Tịnh thiên ở Tứ thiền, vì thấp hơn Vô phiền và Vô nhiệt đã kể ở trước. Bản Pāli không đề cập.

--- o0o ---

Mục Lục Phẩm Thứ 9

97 | 98 | 99 | 100 | 101 | 102 | 103 | 104 | 105 | 106

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Trung A Hàm

 

Phẩm 1| Phẩm 2 | Phẩm 3 | Phẩm 4 | Phẩm 5 | Phẩm 6

 Phẩm 7 | Phẩm 8 | Phẩm 9 | Phẩm 10 | Phẩm 11 | Phẩm 12

Phẩm 13 | Phẩm 14 | Phẩm 15 | Phẩm 16 |Phẩm 17 | Phẩm 18

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-05-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lòng từ và nhân cách Thiền 欲移動 tôn trọng người là tự trang nghiêm 仏壇の線香の位置 ngay cả con cá cũng không biết ngậm å æœ æ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 hương quê Ùng có nên thờ cả chúa và phật trên một Có nên lo lắng khi thường xuyên thức テ 佛教蓮花 佛頂尊勝陀羅尼 地天泰 大学生申请助学金的申请理由怎么写 净地不是问了问了一看 Tổ Vài d CÃn hãy bay 观世音菩萨普门品 お寺との付き合い 檀家 6 loại thực phẩm có thể gây chướng vi 士用果 Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi tuá ³ 六字真言 å ç æžœ Bưởi 村上市お墓 îlº 共业 定义 sống nom tu bi 生日祝福语 1992 梵僧又说我们五人中 åœ å æ³ cuoc Æ 看完新闻联播的观后感 お墓の種類と選び方 七佛灭罪真言全文念诵 æµæŸçåŒçŽ tính nhân bản của luật nhân quả