dịch
- 1
- CHƯƠNG
MỘT
- MỘT
PHÁP
XXI. PHẨM THIỀN ĐỊNH
1-70.
1. - Như một ai, này các Tỷ-kheo, với
tâm biến mãn cùng khắp biển lớn, có thể bao gồm tất cả các con sống
bé nhỏ đổ vào biển cả, cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai tu tập, làm cho
sung mãn thân hành niệm, cũng bao gồm tất cả thiện pháp, gồm những
pháp thuộc về minh phần.
2-8. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi
ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến
chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ
quả minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì ? Chính là thân hành niệm. Đây
là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến
cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm
tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú,
đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.
9-12. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, thân được khinh an, tâm được
khinh an, tầm tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần
đi đến tu tập, làm chi viên mãn. Môt pháp ấy là gì ? Chính là thân hành
niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một pháp này, thân được khinh an, tâm
được khinh an, tầm tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về
minh phần đi đến tu tập, làm chi viên mãn.
13. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp bất thiện chưa sanh
không sanh khởi, các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận. Môt pháp ấy
là gì ? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một pháp
này, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, các pháp bất thiện đã
sanh bị đoạn tận.
14-15. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp thiện chưa sanh được
sanh khởi, các pháp thiện đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại. Môt
pháp ấy là gì ? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một
pháp này, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, các
pháp thiện đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại.
16-21. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh được đoạn tận,
minh được sanh khởi, ngã mạn được đoạn tận, các tùy miên được nhổ
sạch, các kiết sử bị đoạn tận. Môt pháp ấy là gì ? Chính là thân
hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn, vô minh được đoạn tận, minh được
sanh khởi, ngã mạn được đoạn tận, các tùy miên được nhổ sạch, các
kiết sử bị đoạn tận.
22-23. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích của
trí tuệ, đưa đến Niết-bàn không có chấp thủ. Một pháp ấy là gì ?
Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn, đưa đến sự phân
tích của trí tuệ, đưa đến Niết-bàn không có chấp thủ.
24-26. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt của
nhiều giới, sự thông đạt của nhiều giới sai biệt, sự vô ngại giải
của nhiều giới. Một pháp ấy là gì ? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập,
làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt của nhiều giới, sự thông đạt
của nhiều giới sai biệt, sự vô ngại giải của nhiều giới.
27-30. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả
Dự lưu, đưa đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, đưa đến sự chứng ngộ
quả Bất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả A-la-hán. Một pháp ấy là gì
? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng
ngộ quả Dự lưu, đưa đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, đưa đến sự
chứng ngộ quả Bất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả A-la-hán.
31-46. Có một pháp, này các Tỷ-kheo,
không được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí
tuệ, đưa đến sự tăng trưởng trí tuệ, đưa đến quảng đại trí tuệ,
đưa đến trí tuệ rộng rãi, đưa đến vô song trí tuệ, đưa đến vô hạn
trí tuệ, đưa đến nhiều trí tuệ, đưa đến trí tuệ nhanh lẹ, đưa đến
trí tuệ nhẹ nhàng, đưa đến trí tuệ sắc sảo, đưa đến trí tuệ thể
nhập. Một pháp ấy là gì ? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho
sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ, đưa đến sự tăng trưởng
trí tuệ, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến trí tuệ rộng rãi,
đưa đến vô song trí tuệ, đưa đến vô hạn trí tuệ, đưa đến nhiều
trí tuệ, đưa đến trí tuệ nhanh lẹ, đưa đến trí tuệ nhẹ nhàng,
đưa đến trí tuệ sắc sảo, đưa đến trí tuệ thể nhập.
47-48. Những vị này không hưởng
được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không thực hành thân hành
niệm. Những vị này hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị
thực hành thân hành niệm.
49-50. Những vị này không chia sẻ
bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không chia sẻ thân hành niệm. Những
vị này chia sẻ bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị chia sẻ thân
hành niệm.
51-52. Bất tử bị đoạn tận, này
các Tỷ-kheo, đối với những ai đoạn tận thân hành niệm. Bất tử
không bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không đoạn tận
thân hành niệm.
53-54. Bất tử bị khiếm khuyết,
này các Tỷ-kheo, đối với những ai khiếm khuyết thân hành niệm. Bất tử
được viên thành, này các Tỷ-kheo, đối với những ai viên thành thân
hành niệm.
55-56. Bất tử bị xao lãng bỏ phế,
này các Tỷ-kheo, đối với những ai bỏ phế thân hành niệm. Bất tử
không bị xao lãng bỏ phế, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không bỏ
phế thân hành niệm.
57-58. Bất tử bị vong thất, này
các Tỷ-kheo, đối với những ai vong thất thân hành niệm. Bất tử không
bị vong thất, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không vong thất thân
hành niệm.
59-60. Bất tử không được thực
hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thực hiện thân hành niệm.
Bất tử được thực hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thực hiện
thân hành niệm.
61-62. Bất tử không được tu tập,
này các Tỷ-kheo, đối với những ai không tu tập thân hành niệm. Bất tử
được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với những ai tu tập thân hành niệm.
63-64. Bất tử không được làm cho
sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không làm cho sung mãn thân
hành niệm. Bất tử được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những
ai làm cho sung mãn thân hành niệm.
65-66. Bất tử không được thắng
tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thắng tri thân hành niệm. Bất
tử được thắng tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thắng tri thân
hành niệm.
67-68. Bất tử không được liễu
tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không liễu tri thân hành niệm. Bất
tử được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai liễu tri thân
hành niệm.
69-70. Bất tử không được chứng
ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không chứng ngộ thân hành niệm.
Bất tử được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai chứng ngộ
thân hành niệm.
Thế Tôn thuyết như vậy, các vị
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
--- o0o ---
|
Mục lục Kinh Tăng Chi bộ ||
Phẩm
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục