.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH
TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Pháp Sư Thích Từ Thông
Tập II
---o0o---
CHƯƠNG THỨ
SÁU
Do
nhĩ căn được viên thông
Bồ
Tát Quán Thế Âm trần thuật pháp tu chứng của mình
Phật
bảo Văn thù so sánh chọn căn ưu việt nhất
-
So sánh sự ưu khuyết của sáu trần, năm căn, sáu
thức và bảy đại
-
Sự chuyển biến tốt sau khi nghe và nhận thức tánh
ưu việt của nhĩ căn
Phật
khai thị về ba môn vô lậu học và bốn điều cơ
bản xuất trần
Ba
môn vô lậu học
Bốn
điều cơ bản xuất trần
DO NHĨ CĂN
ĐƯỢC VIÊN THÔNG [^]
BỔ
TÁT QUÁN THẾ ÂM TRẦN THUẬT PHÁP TU
CHỨNG CỦA MÌNH[^]
Khi
bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng
dậy cung kính chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn
! Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có
đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế
Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời
ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi
phương pháp nghe, suy nghĩ và tu
để được thể nhập tam ma đề
(chánh định).
Bạch
Thế Tôn ! Trước hết tôi sử dụng
tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi
tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy; từ
đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt
được năng văn và sở
văn. Sức tịch tĩnh không dừng
ở đó bấy giờ giác tánh tôi lại
hiển hiện ra. Tôi tiếp tục tư duy: Dù
là giác tánh nhưng tánh "năng
giác", "sở giác" hãy còn,
tôi bèn xóa đi về ý niệm giác; bấy
giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ
như hư không. Tôi lại diệt đi cái giác
tri "như hư không" ấy. Cuối cùng
tôi diệt cả cái khái niệm
"diệt". Khi tôi diệt hết khái
niệm vi tế về "diệt sanh, sanh
diệt" bỗng dưng tôi nhận thấy toàn
thể pháp giới trong mười phương chỉ
còn là cảnh giới "bất nhị"
tịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi
viên mãn khắp giáp mười phương vượt
hẳn tầm nhận thức thường tình của
thế gian, tôi được hai món thù thắng:
Một là tâm tôi hợp với bản giác
nhiệm mầu của mười phương Như Lai,
đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ
chúng sanh. Hai là hợp với tâm của
lục đạo chúng sanh trong mười phương,
đồng một bi tâm hướng thượng cầu
vô thượng Bồ Đề.
DO
TỪ TÂM BỔ TÁT QUÁN THẾ ÂM HIỆN 32
ỨNG THÂN [^]
Bạch
Thế Tôn ! Do tôi cúng dường Quán Thế
Âm Như Lai, được Phật truyền thụ cho
tôi như huyễn văn huân văn tu kim
cang tam muội nên thân tôi thành
tựu 32 ứng thân vào các cõi nước.
Bạch
Thế Tôn !
1.
Nếu các Bồ Tát vào tam mà đề tiến tu
pháp vô lậu, thắng giải viên mãn, tôi
hiện thân Phật vì họ mà thuyết pháp
khiến cho được giải thoát.
2.
Nếu các hàng hữu học tu pháp tịch tĩnh
diệu minh viên mãn, tôi hiện thân Độc
Giác vì họ mà thuyết pháp.
3.
Nếu các hàng hữu học đoạn 12 nhơn
duyên, phát ra thắng tánh viên mãn, tôi
hiện thân Duyên Giác vì họ mà thuyết
pháp.
4.
Nếu các hàng hữu học được pháp
không của tứ đế, tu đạo đế, thể
nhập diệt đế, thắng tánh viên mãn,
tôi hiện thân Thanh Văn vì họ mà
thuyết pháp.
5.
Nếu chúng sanh muốn tâm tỏ ngộ, không
vướng vào ngũ dục, muốn thân được
thanh tịnh, tôi hiện thân Phạm Vương vì
họ mà thuyết pháp.
6.
Nếu chúng sanh muốn làm thiên chủ thống
lãnh chư thiên, tôi hiện thân Đế Thích
vì họ mà thuyết pháp.
7.
Nếu chúng sanh muốn thân được tự
tại dạo khắp mười phương, tôi hiện
thân Tự Tại Thiên vì họ mà thuyết
pháp.
8.
Nếu chúng sanh muốn thân được tự
tại, bay đi trên hư không, tôi hiện
thân Đại Tự Tại Thiên vì họ mà
thuyết pháp.
9.
Nếu có chúng sanh thích thống lãnh quỷ
thần cứu quốc hộ dân, tôi hiện thân
Thiên Đại Tướng Quân, vì họ mà
thuyết pháp.
10.
Nếu chúng sanh muốn thống lãnh quỷ
thần, cứu giúp cõi nước, tôi hiện
thân Thiên Đại Tướng Quân vì họ mà
thuyết pháp.
11.
Nếu các chúng sanh muốn sanh ở thiên
cung, tôi hiện thân Thái tử, con Tứ
Thiên Vương vì họ mà thuyết pháp.
12.
Nếu các chúng sanh muốn làm vua cõi
người, tôi hiện thân Vua vì họ mà
thuyết pháp.
13.
Nếu các chúng sanh muốn làm chủ gia
đình danh tiếng, thế gian kính nhường,
tôi hiện thân Trưởng giả vì họ mà
thuyết pháp.
14.
Nếu các chúng sanh thích luận lời hay,
giữ mình trong sạch tôi hiện thân Cư sĩ
vì họ mà thuyết pháp.
15.
Nếu các chúng sanh muốn kinh bang tế thế,
tôi hiện thân Tể quan vì họ mà thuyết
pháp.
16.
Nếu các chúng sanh thích chú thuật toán
số, thu nhiếp nhân tâm, tôi hiện thân
Bà La Môn vì họ mà thuyết pháp.
17.
Nếu các thiện nam muốn xuất gia tu học,
tôi hiện thân tỳ khưu vì họ mà thuyết
pháp.
18.
Nếu có người tín nữ muốn xuất gia,
tôi hiện thân tỳ khưu ni vì họ mà
thuyết pháp.
19.
Nếu có người thiện nam muốn giữ
giới tu hành, tôi hiện thân ưu bà tắc
vì họ mà thuyết pháp.
20.
Nếu có người tín nữ, muốn thọ năm
giới tập tu, tôi hiện thân ưu bà di vì
họ mà thuyết pháp.
21.
Nếu có người nữ thích đường chánh
trị phụ quốc an bang tôi hiện thân mệnh
phụ phu nhân, thân nữ chúa vì họ mà
thuyết pháp.
22.
Nếu có chúng sanh nam căn chưa ô nhiễm,
tôi hiện thân đồng nam vì họ mà
thuyết pháp.
23.
Nếu có người nữ thích thân xử nữ,
tôi hiện thân đồng nữ vì họ mà
thuyết pháp.
24.
Nếu có hàng chư thiên muốn ra khỏi
loài trời, tôi hiện thân Chư Thiên vì
họ mà thuyết pháp.
25.
Nếu có rồng muốn ra khỏi loài rồng,
tôi hiện thân rồng vì họ mà thuyết
pháp.
26.
Nếu có dược xoa muốn ra khỏi loài
mình, tôi hiện thân dược xoa vì họ mà
thuyết pháp.
27.
Nếu có càn thát bà muốn thoát khỏi
loài mình, tôi hiện thân càn thát bà
vì họ mà thuyết pháp.
28.
Nếu có a tu la muốn ra khỏi loài mình,
tôi hiện thân a tu la vì họ mà thuyết
pháp.
29.
Nếu có khẩn na la muốn thoát khỏi loài
mình, tôi hiện thân khẩn na la vì họ mà
thuyết pháp.
30.
Nếu có ma hầu la già muốn thoát khỏi
loài mình, tôi hiện thân ma hầu la già
vì họ mà thuyết pháp.
31.
Nếu có chúng sanh thích làm người, tôi
hiện thân người vì họ mà thuyết
pháp.
32.
Nếu có loài phi nhân hoặc có hình hoặc
không hình, hoặc có tưởng hoặc không
tưởng, muốn thoát khỏi loài mình, tôi
hiện thân như họ vì họ mà thuyết
pháp.
Đó
là 32 ứng thân nhiệm mầu có thể hiện
vào các cõi nước trong mười phương,
do kết quả của văn huân văn tu
tam muội mà thành tựu sức nhiệm mầu
"vô tác" như vậy.
*
* *
TRỰC
CHỈ
Ở
đoạn kinh trước, Phật gạn hỏi đại
chúng về nguyên nhân của sự đạt
đạo được viên thông, thứ
lớp trước sau có 25 vị Thánh đệ tử,
mỗi người đều trình bày cái nguyên
nhân chứng đắc của mình.
Như
chúng ta đã biết, 6 căn, 6 trần, 6 thức
và 7 đại đều là dữ kiện tạo nên
Thánh quả chứng đắc viên thông.
Nhĩ căn viên thônglẽ ra phải
được theo thứ lớp mà trình bày ở
trong nhóm người dựa trên 6 căn
được viên thông ở đoạn
kinh trước. Nhưng ở đây trái lại,
nhĩ căn viên thông được Bồ Tát
Quán Thế Âm trình bày sau rốt. Đó
không phải là một sự kiện bình
thường càng không nên hiểu đó là
sự ngẫu nhiên hay do sơ sót, mà đó
là tánh chất trọng đại của nhĩ
căn, ta sẽ thấy rõ ở đoạn kinh
sau.
Hằng
hà sa số kiếp trước có Phật ra đời
hiệu là Quán Thế Âm, đến
thời Phật Thích Ca lại có Bồ Tát cùng
hiệu Quán Thế Âm. Điều này
nhằm dạy cho mọi người đệ tử Phật
phải hiểu rằng: Cùng là nhĩ căn
năng văn; cùng là âm trần
sở văn, mà người sử dụng khác nhau
thì hiệu quả giải thoát giác ngộ cũng
khác nhau.
Quán
là trí quán niệm của con
người.
Âm
là đối tượng nghe, là thang
trần đó.
Niệm
quán âm là chỉ cho lúc trí
năng quán và âm văn sở
quán chưa được thường xuyên
liên tục. Khi con người vận dụng trí
năng quán và âm văn sở
quán không gián đoạn, chính lúc
đó là Quán Thế Âm Bồ Tát
hiện thân trong ta, thuyết pháp cho ta nghe
rồi đó.
Kinh
nói: Bồ Tát hiện 32 ứng thân vào các
cõi nước khắp mười phương thuyết
pháp cho chúng sanh theo sở thích đáp
ứng theo yêu cầu của họ. Sự kiện
này phải được hiểu rằng tất cả
chúng sanh trừ ba hạng người ác nghiệp
cực trọng ở loài địa ngục, ngạ quỷ
và súc sanh, còn lại tất cả mọi hạng
người từ phàm phu đến Thánh vị đều
có thể được Bồ Tát Quán Thế
Âm hiện thân cứu độ. Nói một
cách khác là những bậc thượng căn
phát tâm tu hành cầu thành Phật quả cho
đến những người hạ trí, nhơn và phi
nhơn đều có khả năng quán niệm
về âm văn để được có an
lành, tự tại giải thoát và giác ngộ
theo khả năng trình độ của chính bản
thân mình.
Nếu
có ít nhiều thiền định tư duy nếu biết
dụng ý lắng nghe người ta có thể nghe
trong mọi nơi chốn, mọi trường hợp
những âm văn thanh tịnh giải
thoát. Âm văn đó, nghe
được nhiều hay ít là do ta vận dụng
quán trí của ta nó liên tục được ít
hay nhiều. Cho nên kinh nói: Quán
Thế Âm hiện thân thuyết pháp cho
chúng sanh bằng "Vô tác diệu
lực" nghĩa là bằng sức mầu
nhiệm "không có làm". Nói
"hiện thân" nhưng kỳ thực chẳng
tốn sức "thần biến" "hóa
hiện" ra thân. Nói "thuyết
pháp" kỳ thực chẳng tốn một tí
hơi và một âm thanh nào vang dội. Quán
Thế Âm hiện thân bằng chính bản thân
của mọi người. Quán Thế Âm thuyết
pháp bằng chính âm thanh thanh tịnh trong
lòng trong sáng của mọi người, khi
người đó biết sử dụng tánh nghe.
Quán
Thế Âm là Diệu âm; Quán Thế Âm là
Phạm âm; Quán Thế Âm là Hải Triều
âm; Quán Thế Âm còn là âm thanh
vượt hơn những âm thanh của thế gian
thường nghe và xưng gọi ấy nữa. Quán
Thế Âm là Thánh của thanh tịnh, của
giải thoát và giác ngộ; vì tánh quan
trọng tàng ẩn một chân lý thẩm sâu,
nên đặt cách để vấn đề nhĩ
căn viên thông của Bồ Tát Quán
Thế Âm rốt sau 25 vị Thánh.
*
* *
DO BI TÂM BỔ
TÁT QUÁN THẾ ÂM THÀNH TỰU 14 ĐỨC
VÔ ÚY THÍ[^]
Bạch
Thế Tôn ! Do vô tác diệu lực VĂN
HUÂN VĂN TU kim cang tam muội cho nên tôi
và tất cả lục đạo chúng sanh trong
mười phương ba đời cùng có một bi
tâm hướng thượng cho nên tôi và tất
cả chúng sanh thành tựu được 14 thứ
công đức vô úy:
1.
Tôi không quán âm thanh đối tượng mà
tôi quán cái tâm năng quán của mình,
khiến cho chúng sanh khổ não trong mười
phương quán âm thanh như vậy thì được
giải thoát.
2.
Tôi xoay tri kiến của mình soi rọi nội
tâm, khiến chúng sanh dù vào trong lửa
mà lửa không đốt cháy (lửa dâm,
lửa sân, lửa hận thù
)
3.
Tôi quán tánh nghe xoay vào nội tâm,
khiến chúng sanh dù có bị nước to cuốn
đi mà không hề bị chìm đắm (nước
ái, nước nhẹ dạ yếu lòng, nước
yêu thương mù quáng
).
4.
Tôi đoạn diệt hết vọng tưởng, không
còn tâm sát hại, khiến chúng sanh dù
phải vào trong cõi nước của quỷ, quỷ
cũng không hại được (quỷ sát, quỷ
đạo, quỷ dâm, quỷ thấy ác
nghe
ác và làm ác
).
5.
Tôi huân tập cái tánh nghe, nghe vào
tự tánh. Tánh thấy, tánh ngửi, tánh
nếm, tánh xúc, biết cũng như vậy,
khiến chúng sanh đang khi bị hại dao mác,
vũ khí gãy rơi từng khúc chẳng xúc
phạm được (dao hai lưỡi, dao ưu sầu,
dao tâm
).
6.
Tánh nghe, tôi huân tập đến độ tinh
thuần, sáng suốt khắp trùm pháp giới;
tất cả những gì đen tối không tồn
tại được, khiến cho chúng sanh dù ở
gần bên với ác quỷ: Dược xoa, cưu
bàn trà, tỳ xá xà, phú đơn na v.v
mà chúng không nhìn thấy được (quỷ
thô bạo, quỷ bất nghĩa, quỷ vô
lương
).
7.
Tánh năng văn tôi quán xoay vào, thanh
trần đối tượng tiêu vong, khiến chúng
sanh xa tránh tất cả gông cùm xiềng xích
không vương chạm đến thân (gông luật
pháp, cùm hận thù vay trả, thích đấu
tranh thị phi ân oán giang hồ
).
8.
Tôi diệt âm thanh đối tượng, tánh nghe
viên mãn sanh sức từ cùng khắp, khiến
chúng sanh đi qua đường hiểm mà giặc
cướp không thể cướp được (giặc
phiền não có 6 thằng túc trực phục
kích ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và
ý để cướp của báu công đức của
ta).
9.
Do tôi huân tập tánh nghe được thanh
tịnh, tách khỏi trần tướng. Sắc,
thanh
không cám dỗ được, khiến cho
những chúng sanh đa dâm xa lìa được
lòng tham dục nặng nề.
10.
Tôi chỉ lưu lại thuần một viên âm thanh
tịnh, không còn đối tượng thanh trần,
căn cảnh viên dung, dứt đối đãi năng
văn sở văn khiến chúng sanh xa lìa
được tham sân si phẩn nhuế.
11.
Tiêu diệt thanh trần đối tượng tôi
xoay cái nghe về tánh bản minh, thân tâm
cảnh giới trong sáng như lưu ly, chẳng
vương chút trần ai vọng chấp, khiến
chúng sanh xiển đề mê tối xa lìa câm
điếc tối tăm (nói không chơn lý là
câm, không nghe nổi chơn lý là điếc,
không nhận được chân lý là tối
tăm).
12.
Viên dung các hiện tượng, tôi xoay tánh
nghe trở về bất động. Hài hòa thế
gian mà không hủy hoại thế gian; cúng
dường Như Lai mười phương như số vi
trần, tôi ở bên mỗi mỗi Phật làm
Pháp Vương Tử, khiến trong pháp giới
những chúng sanh không con, cầu có con
trai, sanh được con trai phúc đức trí
tuệ (phúc đức trí tuệ chính là con trai
đó !).
13.
Sáu căn tôi viên thông, soi
sáng không hai, khắp trùm thập phương
thế giới, đứng trước đại viên kính
ở trong Như Lai tàng, tôi vâng lãnh
những pháp môn bí mật của thập phương
Như Lai như vi trần không hề thiếu sót,
khiến cho trong pháp giới những chúng
sanh không con, cầu có con gái, sanh
được con gái tướng tốt đoan chính,
phúc đức và dịu dàng được nhiều
người kính quý.
14.
Trong tam thiên đại thiên thế giới này
các Pháp Vương Tử đông như số cát 62
sông Hằng. Trí tuệ và phương tiện giáo
hóa chúng sanh mỗi Ngài đều khác. Vậy
mà chúng sanh chấp trì một danh hiệu của
tôi, bằng ngang với công đức chấp trì
danh hiệu số lượng Pháp Vương Tử nói
trên.
Bạch
Thế Tôn ! Sở dĩ tôi được những
điều ưu việt như vậy là do tôi tu tập
pháp văn huân văn tu kim cang
tam muội, cho nên tôi được tánh viên
thông chơn thật, gọi đó là 14
đức vô úy thí đem lại phúc lành cho
tất cả chúng sanh.
*
* *
TRỰC
CHỈ
Nếu
mọi người đệ tử Phật biết quay về quán
chiếu cái âm văn của
chính mình thì Quán Thế Âm Bồ Tát thể
nhập vào thân ta rồi vậy. Thân tâm ta
lúc bấy giờ trở thành Quán Thế Âm
Bồ Tát vì chính ta là người đang quán
cái âm văn mầu nhiệm thanh
tịnh sẵn có ở lòng mình.
Kinh
nói: "Do vô tác diệu lực văn
huân văn tu kim cang tam muội cho nên
tôi và tất cả lục đạo chúng sanh trong
mười phương ba đời cùng có một bi
tâm như nhau, cho nên tôi và tất cả
chúng sanh thành tựu được 14 thứ
công đức vô úy thí".
Rằng
do 14 đức "vô úy thí" của Quán
Thế Âm mà khiến cho chúng sanh xa
lìa các khổ nạn
, nhưng xét thâm
nghĩa tàng ẩn bên trong giáo lý, ta
thấy: "Không phải do Quán Thế Âm
có 14 đức vô úy thí rồi Bồ Tát đem
bố thí để thay thế để cứu khổ cứu
nạn chúng sanh. Sự thật, Kinh đã nói:
Quán Thế Âm và tất cả chúng sanh trong
mười phương cùng có lòng Bi như nhau,
ý chí hướng thượng như nhau (Bi
ngưỡng); cho nên nói rằng Quán Thế Âm
có, đồng nghĩa với tất cả chúng sanh
cũng đã có. Quán Thế Âm tu pháp văn
huân văn tu Kim Cang tam muội đã
được tự tại giải thoát thì chúng
sanh hành theo pháp văn huân văn tu
rồi cũng được giải thoát xa lìa tất
cả khổ ác là lẽ tất nhiên.
Là
đệ tử Phật hãy chín chắn tư duy.
Đừng để thói quen ỷ lại nơi cái gọi
là "tha lực" siêu hình ám ảnh,
trông cậy Quán Thế Âm bằng những ý
niệm mong chờ mòn mỏi, những ngôn
ngữ cầu khẩn thiết tha mà thiệt mất
một đời: "vào biển tính số cát,
đến ngân khố đếm tiền" vô ích cho
bản thân một kiếp !
Đức
Thế Tôn ta hy sinh cả cuộc đời vương
giả, đi tìm chân lý chẳng ngại gian
lao
Rồi 49 năm dài, rày đây mai
đó thuyết giáo độ sanh nói hẹp, nói
rộng, nói biệt, nói viên, nói tiệm,
nói đốn, vận dụng vô vàn phương
tiện, để lại cho chúng ta ba kho tàng
giáo lý. Đó không phải là "Tha
lực Phật" gia bị cho chúng ta
là gì ? Là đệ tử Phật mà phủ nhận
"Tha lực Phật" "Tha
lực Bồ Tát" gia bị là bọn con
cái của ma, nhưng toàn bộ giáo lý Phật
trước sau như một, không có vấn đề
ân sủng ô dù, vì ô dù ân sủng là
hành động phản bội quy luật nhân quả
phát triển khách quan của hiện tượng
vạn hữu trong vũ trụ.
*
* *
QUÁN THẾ ÂM
CÓ BỐN ĐỨC NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ
BÀN[^]
Bạch
Thế Tôn ! Tôi được viên thông
vô thượng cho nên có bốn đức vô
tác nhiệm mầu không thể nghĩ bàn:
1.
Tôi xoay tánh nghe để nghe tiếng mầu
nhiệm của nội tâm. Tánh nghe này không
chút nhiễm ô. Tôi ngăn dứt tất cả
âm thanh đối tượng của nhĩ căn; bấy
giờ tánh thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc,
biết của sáu căn còn là một tánh
giác thanh tịnh có thể dùng thay thế cho
nhau mà không ngăn ngại. Tôi còn có
thể hiện ra nhiều hình tướng và nói
vô số chân ngôn bí mật; từ 1 đầu, 3
đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, 108
đầu, 1.000 đầu, 10.000 đầu cho đến 84.000
đầu. Tôi có thể hiện ra 2 tay, 4 tay, 6
tay, 12 tay, 14 tay, 16 tay, 18 tay, 20 tay, 24 tay,
108 tay rồi 1.000 tay, 10.000 tay cho đến 84.000
tay uyển chuyển. Tôi có thể hiện ra 3
mắt, 4 mắt, 9 mắt, 108 mắt, rồi 1.000
mắt, 10.000 mắt, cho đến 84.000 mắt thanh
tịnh, hoặc từ, hoặc uy, hoặc định, hoặc
tuệ cứu độ chúng sanh được đại
tự tại.
2.
Tánh nghe và suy nghĩ của tôi thoát
ngoài sáu trần, như âm thanh luồn xuyên
qua vách. Do sức nhiệm mầu vô tác, tôi
hiện nhiều hình tướng nói nhiều chơn
ngôn đem lại cho chúng sanh sức vô úy.
Vì vậy cõi nước trong mười phương
nhiều như vi trần đều gọi tôi là vị
Bồ Tát "thí vô úy".
3.
Sự tu tập của tôi là phát huy căn
bản thanh tịnh sẵn có nên tôi được viên
thông mầu nhiệm. Đi đến thế
giới nào, chúng sanh cũng xả thân, hy
sinh trân bảo cầu được tôi thương
xót.
4.
Tôi có được Phật tâm, chứng ngộ
đến chỗ cứu cánh cho nên có thể đem
các thứ trân bảo cúng dường thập
phương Như Lai. Đến như lục đạo chúng
sanh trong pháp giới muốn cầu trường
thọ được trường thọ, cho đến cầu
đại niết bàn cũng được đại niết
bàn.
Bạch
Thế Tôn ! Nay Phật hỏi nguyên nhân
chứng đắc viên thông xin
thưa rằng: Tôi từ cửa ngõ nhĩ
căn quán chiếu đến tột cùng
viên mãn về âm văn (nghe và
tiếng) mà được tam muội. Đối với
tôi, tư duy và quán chiếu tánh nghe và
tiếng của nhĩ căn
là ưu việt nhất.
Bạch
Thế Tôn ! Đức Quán Âm Như Lai
từ thuở xa xưa ấy đã khen tôi khéo
được pháp môn viên thông, ở trong
đại chúng, Phật thọ ký cho tôi danh
hiệu Quán Thế Âm bởi vì tánh nghe
và thấy tròn sáng châu biến
mười phương, danh hiệu Quán Thế
Âm cũng phổ cập trong lục đạo
chúng sanh mười phương thế giới.
*
* *
TRỰC
CHỈ
Như
chúng ta đã biết, Quán Âm
hay Quán Thế Âmchỉ là nhân
cách hóa một pháp môn chỉ quán
mà lục đạo chúng sanh trong mười
phương ai cũng sẵn có cái khả năng chỉ
quán như vậy để được chứng viên
thông. Người đệ tử Phật có tư
duy yên tĩnh có thực hành chỉ
quán sẽ nghe được
tiếng lương tâm mầu nhiệm của mình,
không cần có thanh trần đối
tượng. Chừng nào hành giả nghe
được âm vang đó thường xuyên liên
tục ở lòng mình thì 32 ứng thân, 14
đức vô úy, 4 diệu đức nhiệm mầu
chỉ là sự biểu hiện vô tác, không
cần gắng sức dụng công mà tự có,
như ánh sáng sẵn có của mặt trời
rạng rỡ buổi ban mai.
Nhiều
đầu tất nhiên nhiều óc. Có được
nhiều bộ óc, con người sẽ có khả
năng tư duy nhận thức nhiều. Người
không có tư duy không thể là người
thông minh được. Nhận thức chân lý,
đòi hỏi phải nhiều tư duy hơn cả
người thông minh của thế trí. Do vậy,
Bồ Tát cần có nhiều đầu, nhiều bộ
óc để tư duy.
Mắt
để mà thấy. Thấy để mà nhận biết.
Muốn thấy nhiều cần có mắt nhiều. Là
đệ tử Phật, phàm phu cũng như thánh
vị, phát chí tu nhân, ai cũng mong giác
ngộ chân lý giải thoát vô minh, cho nên
cần thấy nhiều để nhận thức, biết
nhiều để quán sát tư duy. Một tướng
lãnh ở thời đại văn minh khoa học quan
sát chiến trường cần có viễn vọng
kính để tầm quan sát được rộng xa,
để nhận thức đánh giá lực lượng
tương quan giữa quân ta và quân địch.
Sự "hóa hiện" nhiều mắt của
Bồ Tát Quán Thế Âm nhằm dạy bảo mọi
người đệ tử Phật về sự cần
thiết: thấy xa và hiểu rộng.
Tay
để mà làm việc. Mọi thành tựu cụ
thể trong cuộc sống con người là do tay.
Nói cách khác, tay là công cụ hữu
hiệu nhất để thực hiện, cụ thể hóa
nguồn trí tuệ thông qua bộ óc điều
khiển của con người. Trí tuệ, tài năng
hay sự khéo léo
không thể không
biểu lộ qua sự thực hiện của tay.
Bồ
Tát là người đang đi trên đường tìm
chân lý, vì cần tư duy nhiều nên nói
Bồ Tát đầu nhiều; vì cần thấy biết
nhiều nên nói mắt nhiều; vì cần thực
hành nhiều nên nói tay nhiều; vì cần tri
hành hợp nhất cho nên nói Bồ
Tát nhiều đầu, nhiều mắt và nhiều tay.
Sự
thật tất nhiên, không thể có một con
người đầu, mắt loạn khởi, tay mọc tua
tủa, nhìn qua như trái lôm chôm. Nếu có
một con người thật như vậy thì quả là
một quái thai vô tiền khoáng hậu !
Đức
Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật. Phật
là đấng lưỡng túc tôn, lưỡng
túc tề tôn. Chẳng lẽ Quán
Thế Âmvượt ngoài hàng
"lưỡng túc" của thập giới
thánh phàm ? Người đệ tử Phật hãy
sử dụng lý trí mà tư duy. Đừng để
cho Phật đau lòng chỉ vì "Y Kinh giải
nghĩa mà hàm oan cho ba đời chư
Phật".
*
* *
PHẬT BẢO VĂN
THÙ SO SÁNH CHỌN CĂN ƯU VIỆT NHẤT[^]
Bấy
giờ, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa sư
tử, ngũ thể đồng phóng ra ánh sáng
báu soi sáng trên đảnh của thập phương
Như Lai, các pháp vương tử, các Bồ
Tát như số vi trần. Chư Như Lai trong
mười phương cũng phóng ánh sáng như
vậy soi đến đảnh Phật Thích Ca và các
Bồ Tát các chúng Thanh Văn trong đại
hội. Rừng cây ao hồ đều diễn ra tiếng
pháp, ánh sáng của chư Phật giao xen như
lưới tơ báu. Tất cả đại chúng
được cái chưa từng có. Trời mưa hoa
sen báu đủ màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng
xen lộn lẫn nhau. Thập phương hư không
thành màu thất bảo. Cõi Ta bà bỗng
nhiên không hiện chỉ còn thấy vi trần
quốc độ trong mười phương hợp thành
một cõi, tiếng ca ngâm thanh thoát tự
nhiên dìu dặt nổi lên.
Phật
bảo Bồ Tát Văn Thù: Ông hãy xét
nghiệm thành quả tu chứng viên
thông của 25 vị Bồ Tát và Thanh
Văn vừa đã trình bày. Vẫn biết rằng
lục căn, lục trần, lục thức, thất
đại đều là những dữ kiện tu chứng viên
thông, nhưng nay Như Lai muốn cho ông
A Nan nghe và nhận xét để tự chọn một
pháp môn tu thích hợp. Như Lai cũng cần
một pháp môn phương tiện để dạy cho
chúng sanh mạt thế cõi Ta bà, những
người đại thừa cầu vô thượng đạo
một phương pháp tu hành tu hành hiệu
quả tốt, chóng thành công phổ biến
mọi căn cơ sau Như Lai diệt độ.
Bồ
Tát Văn Thù vâng từ chỉ của Phật cung
kính chấp tay, nói bài kệ kính dâng lên
Phật:
Biển giác tánh lặng
trong
Vốn nhiệm mầu
trong sáng
Tánh bản minh
chiếu ra như "sở"
Chấp tướng
"sở" mất tánh bản
minh
Do phân biệt
vọng thấy hư không
Tựa hư không
hình thành thế giới
Chủng tử vô
tri thành cõi nước
Sắc tâm minh
liễu tức nhơn sinh
Hư không sanh
trong "Đại Giác"
Như bong bóng
nổi giữa đại dương
Cõi nước
hữu lậu như vi trần
Sanh khởi trong
bầu hư không ấy
Hư không chưa
ví tày nước bể !
Thì sá chi ba
cõi vốn bọt bèo
Về nguồn
không hai đích
Phương tiện
có nhiều đường
Quả chứng
chẳng ngại nhau
Thuận nghịch
là phương tiện
Sơ tâm vào tam
muội
Mau chậm chẳng
đồng nhau.
*
* *
TRỰC
CHỈ
Phật
Thích Ca ở cõi Ta bà cùng chư Phật
mười phương đồng phóng ra ánh sáng
báu
Hiện tượng này nhằm nói lên
chân lý: Phật và chư Phật đã biểu
đồng tình. Chơn lý mà Phật Thích Ca nói
cũng tức là chơn lý của mười phương
chư Phật nhất trí với nhau rồi. Nói
Phật phóng ra ánh sáng thất bảo, có
nghĩa rằng: Trí tuệ giác của Phật là
trí tuệ tuyệt trần vô thượng, chẳng
còn thứ trí tuệ nào hơn. Tuy nhiên, Bồ
Tát, Thanh Văn, La Hán và tất cả chúng
sanh hằng tắm mình trong ánh sáng trí tuệ
ấy. Trí tuệ của chúng sanh chưa chiếu
sáng, ví như bóng đèn khói đóng quá
nhiều. Ngày nào lau sạch khói đen thì
cùng những ánh đèn rực rỡ xen lộn
lẫn nhau lung linh màu sắc.
Vô
thường, khổ, vô ngã và bất tịnh,
chúng sanh bị dày vò, đau khổ, ở trên
mặt đất này. Thường, lạc, ngã, tịnh
của Niết bàn Phật có, cũng ở trên
mặt đất này. Với tâm hồn thanh tịnh
thể nhập bản giác tịnh minh thì nhìn
đâu cũng là hoa, nghe đâu
cũng là nhạc.
Phật
thì biết quá rõ Căn nào ưu việt đối
với chúng sanh cõi Ta bà rồi. Nhưng
Phật bảo Bồ Tát Văn Thù so sánh để
rồi "lựa", cốt cho hợp tinh
thần dân chủ và khách quan. Đức Phật
hy sinh một cuộc đời vương giả, đấu
tranh giai cấp để xóa bỏ áp bức bất
công cho xã hội mà còn độc tài phi
dân chủ thì phí đi cái lý tưởng
"vị nhân sinh" cao đẹp thuở ban
đầu.
Qua
lời kệ mở đầu của Bồ Tát Văn
Thù, ta có thể nhận thấy: Tất cả
chúng sanh vốn có tánh giác minh trong
sáng nhiệm mầu. Trong tánh giác minh
không có tướng "Sở",
tướng "Năng", không
có ai là chủ thể, gì là đối tượng.
Hữu tình, vô tình cùng một bản thể
chơn như nhiệm mầu trong sáng ấy. Hư
không sanh trong giác tánh như chiếc bong
bóng nổi giữa đại dương. Hư không chỉ
là một hiện tượng đối đãi có
không sanh diệt (
tứ sở hiển thị
cố
) tam hữu sanh trong hư không càng
nói rõ cái vai trò ảo hóa. Thành đô
Niết bàn là đích đến phương tiện di
chuyển có chậm mau. Máy bay, tàu thủy,
ô tô hay đi bộ còn tùy người sử
dụng.
*
* *
SO SÁNH SỰ ƯU
KHUYẾT CỦA SÁU TRẦN, NĂM CĂN, SÁU
THỨC VÀ BẢY ĐẠI[^]
1.
Nhược điểm của sáu trần[^]
Sắc
bị vọng tưởng tác động vào thanh trần
làm mất đi cái hồn nhiên như thị
khách quan của sự vật, khó mà tu
chứng viên thông.
Thanh
âm kết hợp bởi ngữ ngôn, biểu hiện
cụ thể của âm thanh là danh ngôn và
cú nghĩa. Tác dụng của âm thanh còn
phiến diện khó mà tu chứng viên
thông.
Hương
có hợp mới thành tác dụng; nếu để
ly ra, dù hương có cũng như không. Hương
trần không tương tục hiện hữu, khó
mà tu chứng viên thông.
Vị
không phải đương nhiên tự có, cần
phải nếm mới biết có vị. Đối với
vị giác cũng không liên tục, nên khó
mà tu chứng viên thông.
Xúc
có vật chạm mới biết, nếu không biết
xúc không thành. Xúc trong lúc hợp,
chẳng xúc được lúc ly, khó mà tu
chứng viên thông.
Pháp
còn gọi là nội trần. Trần là đối
tượng "Sở tri". Năng sở khổ
là một khó mà tu chứng viên
thông.
2.
Nhược điểm của năm căn[^]
Tánh
thấy vốn rỗng rang bao quát nhưng chỉ
thấy được phía trước chẳng thấy
được phía sau; bốn hướng tám phương
mất đi một nửa, khó mà tu chứng viên
thông.
Mũi
thở ra thở vào, chặng giữa không có
thở; không dung thông, còn cách trở,
khó mà tu chứng viên thông.
Lưỡi
không vị, tánh nếm không thành. Vị
không phải lúc nào cũng sẵn có nên
khó mà tu chứng viên thông.
Thân
biết xúc, nhưng phải có đối tượng.
Năng sở xúc không thường liên tục
thì khó mà tu chứng viên thông.
Ý
căn thường xen với vọng tưởng. Loạn
tưởng dừng thì chẳng thấy biết gì.
Tưởng niệm không dễ gì dứt bỏ thì
khó mà tu chứng viên thông.
3.
Nhược điểm của sáu thức[^]
Cái
thấy của mắt phải có căn trần. Cạn
xét tột cùng nó không tự thể; không
tự thể thì không có gì nhất định nên
khó ma tu chứng viên thông.
Sử
dụng cái nghe, nghe suốt mười phương
hàng sơ tâm không dễ dàng thực hiện
khó mà tu chứng viên thông.
Quán
điểm trắng ở tỷ căn đó chỉ là
quyền phương tiện, nhằm thu nhiếp để
trụ tâm. Trụ mà trở thành "sở
trụ" thì khó mà tu chứng viên
thông.
Thuyết
pháp vận dụng âm thanh văn tự chỉ khai
ngộ cho những ai Phật chủng đã trồng
sâu. Danh cú, văn tự không phải là
vô lậu thì khó mà tu chứng viên
thông.
Giữ
giới chỉ câu thúc cái thân, ngoài cái
thân lấy gì câu thúc ? Giới và thân
vốn không cùng khắp thì khó mà tu
chứng viên thông.
Thần
thông do tập nhân từ trước, không
dính dáng với ý thức phân biệt pháp
trần. Niệm lự, không rời sự vật thì
khó mà tu chứng viên thông.
4.
Nhược điểm của bảy đại[^]
Đất,
tánh của nó là ngăn ngại, nếu quán
cái tánh của địa đại thì không thể
thông suốt. Vả lại pháp hữu vi không
là giác tánh thì khó mà tu chứng viên
thông.
Nước
do quán mới thấy có. Nếu quán thủy
đại cần vận dụng nhiều quán trí. Đã
là quán thì không phải chơn,
chưa đạt đến như như phi giác quán,
thì khó mà tu chứng viên thông.
Lửa
đem so sánh với nỗi khổ của dâm tâm,
nếu quán hỏa đại để trừ lửa dâm
ở nội tâm, đó chỉ là người chán
cái khổ hoành hành, chưa phải là viễn
ly chơn thật. Đó là phương tiện không
phải phát xuất bởi tâm ban đầu nên
khó mà tu chứng viên thông.
Gió
lúc động lúc yên, nếu quán cái tánh
của phong đại thì chỉ là pháp đối
đãi. Còn đối đãi thì không là tánh
giác minh vô thượng, khó mà tu chứng viên
thông.
Không
thì rỗng suốt chẳng có gì, nếu quán
cái tánh của không đại thì đồng như
vô tri vô giác. Vô tri vô giác trái
với bồ đề thì khó mà tu chứng viên
thông.
Thức
thì sanh diệt không thường, nếu quán
cái tánh của thức đại chỉ là quán
sự phân biệt diệt sanh hư vọng, khó
mà tu chứng viên thông.
Kiến
là tánh thấy, kiến đại biểu hiện qua
tưởng niệm. Tất cả các hành đều vô
thường, tưởng niệm vốn trong vòng sanh
diệt. Đem nhân sanh diệt, cầu được
quả chân thường bất diệt, khó mà tu
chứng viên thông.
5. Sự
ưu việt của nhĩ căn[^]
Tôi nay kính bạch
Thế Tôn:
Phật ra
đời ở cõi Ta Bà
Trong cõi
này giáo môn thích ứng
Hiệu quả
tốt ở: nói và nghe
Muốn thành
tựu được tam ma đề
Phải vận
dụng tánh nghe mà nhập
Lìa khổ
được giải thoát
Hay thay Quán
Thế Âm
Kiếp số như
cát sông Hằng
Vào cõi
nước vi trần Phật độ
Sức tự
tại không thể nghĩ lường
Vô úy bình
đẳng thí chúng sanh
Quán Thế
Âm là Diệu Âm
Quán Thế
Âm tức Phạm Âm
Quán Thế
Âm, hải triều âm đó
Cứu thế
vững an khang
Xuất thế
hằng thường trú
Tôi kính
bạch Như Lai
Như lời
Quán Âm nói
Ví như ngồi
chỗ tĩnh
Mười
phương cùng đánh trống
Mười
hướng thảy đồng nghe
Đấy là viên
chơn thật
Cách vách
nghe âm tưởng
Xa gần có
thể nghe
Năm căn
không sánh được
Thông chân
thật, nhĩ căn
Tiếng
chuông, tánh nghe không diệt
Tiếng có,
chẳng phải mới sanh
Có không,
không quan hệ
Thường chơn
thật của nhĩ căn
Dù có đang
say ngủ
Chẳng vì
ngủ không nghe
Tánh nghe
ngoài suy nghĩ
Thân ý
chẳng so bằng
Hiện tại
cõi Ta Bà
Thanh luận
được biểu dương
Mê muội
đối với tánh nghe
Bị thanh trần
cuốn theo dòng lưu chuyển
Dùng tánh nghe
trú trì Phật Pháp
Hãy tự
mình nghe lấy tánh nghe
Xoay cái nghe
thoát khỏi thanh trần
Tánh nghe ấy
là tánh nghe thường trú
Một căn
đã xoay về bản tánh
Thì năm căn
sẽ được giải thoát theo
Sắc
thanh
trần như bệnh lòa huyễn hóa
Ba cõi
dường hoa đốm trong không
Xoay tánh nghe
là trừ hết bệnh lòa
Trần tưởng
diệt, giác tâm hiển hiện
Tột thanh
tịnh trí quang thông suốt
Tịch như mặt
trời chiếu tợ thái dương
Quay nhìn xem
hiện tượng thế gian
Như vật sắc
chiêm bao chẳng khác
Ma Đăng Già
há không là mộng huyễn
Thì còn ai
quyến rũ ! Hởi A Nan ?
Như các
huyễn sư khéo tạo hình người
Giỏi trang
điểm làm ra trai hay gái
Dù các căn
có cử động rung rinh
Do cái máy
giật dây điều khiển
Động cơ
nghỉ, tứ chi "người" tê liệt
Trò múa men
đến lúc trở thành không
Tư duy kỹ,
sáu căn người cũng thế
Phát xuất
từ một thể tánh tịnh minh
Chia ra thành
sáu thứ "hợp" "hòa"
Một đã
tịch thì sáu căn đều thanh tịnh
Trần cấu
còn thì gọi là học vị
Giác tột
cùng thì gọi đó Như Lai
Hởi A Nan !
Và đại chúng hiện tiền
Hãy chỉ
tức nghe thanh trần điên đảo
Xoay tánh
nghe, nghe tự tánh của mình
Nghe tự
tánh là thành Vô Thượng Giác
Xin đảnh lễ
như lai tàng tánh
Gia bị cho
mạt thế chúng sanh
Đủ khả
năng làm chủ lấy nhĩ căn
Giàu nghị
lực sống với viên thông thường
ba chơn thật tánh
*
* *
SỰ CHUYỂN
BIẾN TỐT SAU KHI NGHE VÀ NHẬN THỨC TÍNH
ƯU VIỆT CỦA NHĨ CĂN[^]
Ông
A Nan và đại chúng được sự hướng
dẫn rõ ràng của Bồ Tát Văn Thù, mọi
người cảm thấy khinh an sảng khoái, tâm
trí sáng bừng, nhận thức rõ: Rằng Bồ
Đề Niết Bàn Phật là gia bảo chung của
tất cả chúng sanh, mọi người đều có
quyền thừa hưởng. Từ lâu mình tự
bỏ cha bỏ nhà đi hoang, biến mình thành
những kẻ lạc loài cùng khổ, xa quê
hương rời nguyên quán, đánh mất gia
tài cự phú vô tận của cha ông. Nay
đại chúng nhận rõ: Rằng dù họ chưa
về nhưng đã biết đường về và tin
ở khả năng trở về của họ. Họ xác
định rõ cái quyền thừa hưởng của
họ đối với sự nghiệp vĩ đại của
cha ông mình.
Hàng
hữu học vô học nhị thừa, hàng sơ
phát tâm Bồ Tát đông như số cát
mười sông Hằng, xa lìa trần cấu
được pháp luân thanh tịnh. Vô lượng
chúng sanh phát tâm cầu Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác.
*
* *
TRỰC
CHỈ
Chúng
ta đã biết 25 vị đại đệ tử Phật
đều tu chứng viên thông dựa trên cơ
sở trần, căn, thức, đại. Qua nhãn quan
của bực đại trí, ở đoạn kinh này
Bồ Tát Văn Thù phân tách rõ chỗ ưu
khuyết của 25 dữ kiện.
Nhìn
bên bản thể, trần, căn, thức, đại
vốn là hiện tượng biểu hiện từ Như
Lai tàng. Tự tướng của chúng không
có cái nào làm nên tội lỗi và cũng
không có món nào là nguyên nhơn của
tội lỗi. Tuy nhiên, đứng bên hiện
tượng mà nhìn thì mỗi mỗi khác nhau,
sự tác động qua lại của căn trần
thức không đồng, công dụng biểu hiện
có hơn kém từ sự phản vọng quy chân
có ưu khuyết là lẽ đương nhiên vậy.
Nói
một cách khác, Bồ Tát Văn Thù
"phê phán" là đứng bên phương
diện "tục đế" để mà tỉ giảo
chọn lấy cái tối ưu. Nếu đứng bên
"chơn đế" mà nhìn thì: "Một
là tất cả, tất cả là một", không
còn có vấn đề hơn kém.
Do
đó, vấn đề ưu khuyết của trần, căn,
thức, đại vẫn là sự thật có trở
ngại trên đường tu chứng viên thông.
Tuy nhiên cái có thể trở ngại, không
thích hợp với người này lại là dữ
kiện thuận lợi cho một căn cơ khác.
Mã tiền, thạch tín ai cũng biết là
độc dược, nhưng cũng chính chúng là
diệu dược cứu tử bệnh nhơn khi sử
dụng đúng người, đúng bệnh và đúng
liều.
Người
học hãy ý thức rằng: Sự "phê
phán" của Bồ Tát Văn Thù không
phải "phê phán" để mà
"phê phán". Mà phê phán nhằm
để giới thiệu tính ưu việt của
nhĩ căn:
"Ngã kim bạch
Thế Tôn
Phật xuất Tà
Bà giới
Thử phương
chân giáo thể
Thanh tịnh tại âm
văn
Dục thủ tam ma
đề
Thực tùng văn
trung nhập".
*
* *
PHẬT KHAI THỊ
VỀ BA MÔN VÔ LẬU HỌC VÀ BỐN ĐIỀU CƠ
BẢN XUẤT TRẦN[^]
Ba môn
vô lậu học[^]
Trước
Phật và đại chúng. Ông A Nan sửa áo
chỉnh tề, chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn !
Tôi nay đã nhận thức rõ pháp môn
thành Phật không còn nghi hoặc. Tôi
từng nghe Phật dạy: tự mình chưa
được thành Phật mà phát tâm cứu
độ chúng sanh, đó là chỗ phát tâm
của các bậc Bồ Tát. Tự mình giác
ngộ viên mãn rồi giáo hóa khiến cho
người khác cũng được giác ngộ, đó
là sự ứng thân vị nhân thế của các
Như Lai. Tôi tuy chưa giác ngộ hoàn toàn
song tôi nguyện độ chúng sanh đời mạt
pháp. Chúng sanh cách Phật ngày xa, tà
sư ngụy thuyết càng nhiều, nếu muốn cho
đệ tử Phật được tam ma đề (chánh
quán niệm) thì phải học thế nào để
khỏi rơi vào ma sự, không thoái thoát
bồ đề tâm ?
Phật
bảo: A Nan ! Lời thưa hỏi của ông có
lợi lạc cho chúng sanh hậu thế.
A
Nan ! Trong giáo pháp của Như Lai các ông
hãy siêng năng thu nhiếp tâm mình.
Người thu nhiếp làm chủ được tâm
gọi là người có giới. Nhân nơi
giới mà có được định tâm. Nhân nơi
định tâm mà phát sanh trí tuệ. Đó là
ba môn học làm cho những người phát
tâm tu hành không lọt rớt trong lục
thú tam đồ.
*
* *
TRỰC
CHỈ
Giáo,
lý, hành, quả, là một quá trình liên
tục không thể tách rời trong toàn bộ
giáo lý Phật. Từ chương một mở đầu
cho đến đây, ông A Nan và đại chúng
tiếp thu có kết quả tốt. Toàn chúng
nhất trí nói lên cảm nghĩ và nhận
thức của mình đối với quả Bồ Đề
Niết Bàn Vô Thượng: Rằng đến sớm
hay muộn chỉ còn là vấn đề tinh tấn đi
nhanh hay giải đải lang thang, bằng lòng
làm người "cùng tử"; còn
đường đi và đích đến, đại chúng
đã nói lên sự quả quyết rằng đã
nắm vững lộ trình. Đó là kết quả
bước đầu của Đức Phật trong sự
nghiệp giáo hóa chúng sanh trên chặng
đường giáo lý của thời
pháp Thủ Lăng Nghiêm.
Ba
môn vô lậu học, bốn điều cơ
bản
Đức Phật đang dạy và
sẽ dạy cho ông A Nan mở đường cho giai
đoạn hành quả cuối cùng
để đến thành đô Niết bàn Phật.
Giới định tuệ tương quan mật thiết
với nhau, ví như bóng đèn, ngọn đèn
và ánh sáng của cái đèn dầu. Nhờ
bóng mà ngọn đèn đứng yên. Nhờ
ngọn đèn đứng yên mà tỏa ra ánh
sáng. Nhơn giới sanh định, nhơn định
phát tuệ đó là nền tảng để xây
dựng lâu đài Vô Thượng Chánh Đẳng
Chánh Giác.
Trong
quá trình tu học: "Lý tuy đốn ngộ,
sự nải tiệm trừ". Hiểu thì có
thể hiểu nhanh, nhưng hành phải có quá
trình tu tập. Ở đoạn kinh này ông A Nan
cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành
tế độ quần sanh, kiến lập đạo
tràng
càng xác định rõ: hành
quả không thể không có giáo
lývà giáo lý không
phải để thỏa mãn cho sự hiểu biết
suông !
*
* *
BỐN ĐIỀU CƠ
BẢN XUẤT TRẦN
1. Đoạn
tâm dâm dục[^]
A
Nan ! Người có thu nhiếp cái tâm thì
tâm được thanh tịnh. Phật gọi đó là
người có giới. Giới là phương tiện
thù thắng ngăn dứt những hậu quả
khổ đau. Gốc rễ của khổ đau, dâm dục
là một trong những mầm nhân gây ra khổ
quả. Ông và các chúng sanh tu tập tam ma
đề là nhằm xa lánh mọi nghiệp nhân
bất thiện để mong ra khỏi trần lao. Nhưng
nếu các ông không đoạn tâm dâm thì
trần lao không sao ra khỏi được. Dù có
thiền định trí tuệ rốt cuộc cũng lạc
vào con đường của ma. Hạng ưu thành ma
vương, hạng giữa thành ma dân, hạng
thấp thành ma nữ. Các bọn ma kia cũng
có đồ chúng và tự xưng mình thành
đạo vô thượng. Sau khi tôi diệt độ
có nhiều bọn ma này sôi nổi trong thế
gian ra sức ngợi khen về dâm dục, dụ
dỗ người đời sa vào cạm bẫy dâm
dục. Họ tự xưng là thiện tri thức mê
hoặc nhiều người sa vào hầm ái kiến
sẽ mất nẻo bồ đề, dấn thân mãi vào
hang sâu ái dục đen tối khổ đau.
A
Nan ! Ông phát tâm muốn cứu thế nên
dạy cho những người tu tập pháp tam ma
đề đoạn hẳn cái tâm đắm nhiễm dâm
dục. Đó là lời dạy chân chính, điều
cơ bản thứ nhất của các Như Lai Thế
Tôn. Nương đó mà tu tập sẽ được
Niết bàn vô thượng. Nếu nói ngược
lại lời dạy của Như Lai là lời của
bọn ma ba tuần không nên tin mà lầm lạc
!
2. Trừ
tâm sát sanh[^]
A
Nan ! Sát sanh đoạn mạng người là biểu
hiện của tâm hung ác. Muốn tu tập tam ma
đề, tạo nhân giải thoát giác ngộ mà
không trừ bỏ tâm sát sanh thì không
thể nào ra khỏi trần lao. Dù có tu tập
thiền định trí tuệ mà còn tâm háo
sát rốt cuộc lạc vào thần đạo. Bậc
thượng thành đại lực quỷ, bậc trung
thành phi hành dạ xoa, bậc hạ thành địa
hành la sát. Các loài quỷ đó cũng có
môn đồ đệ tử và cũng tự xưng là
thành đạo vô thượng. Sau Như Lai diệt
độ có nhiều quỷ thần loại này xuất
hiện sôi nổi trong thế gian. Họ rao giảng
cho môn đồ rằng: Giết hại chúng sanh
cũng được đạo bồ đề.
A
Nan ! Ông nay phát tâm tế độ chúng sanh,
hãy dạy cho những người ham tu tập
pháp tam ma đề phải trừ bỏ hung hăng
giết hại. Đó là lời dạy chân chính,
là điều cơ bản thứ hai của các Như
Lai Thế Tôn. Nếu nói ngược lại lời
dạy của Như Lai là lời của ma ba tuần,
không nên tin mà lầm lạc !
3. Dứt
tâm thâu đạo[^]
A
Nan ! Tất cả chúng sanh trong thế gian nếu
không dứt bỏ tâm trộm cướp thì dòng
sanh tử còn tương tục để trả đền.
Những người ham tu tập tam ma đề nhằm
ra khỏi trần lao, dứt dòng sanh tử cần
phải diệt hẳn tâm tham lam trộm cướp.
Nếu tâm trộm cướp còn dù có tu
thiền định trí tuệ thì cũng lạc vào
tà đạo. Hạng trên thì thành tinh linh,
hạng giữa thành yêu mị, hạng dưới
thành người tà đạo bị các loài quỷ
dựa vào. Các bọn tà đạo kia cũng có
môn đồ đệ tử và cũng tự xưng mình
thành đạo vô thượng. Sau Như Lai diệt
độ, trong hậu thế có nhiều yêu mị, tà
đạo ấy sôi nổi trong thế gian. Chúng
gian dối tự xưng mình là thiện tri
thức, là người đã được pháp
thượng nhân, lừa gạt những kẻ dễ
tin đe dọa tinh thần, lôi kéo đi theo con
đường tín ngưỡng xằng bậy làm cho
một số yếu lòng long lay chánh tín đối
với đạo vô thượng. Những người tin
theo chúng lần lần tài sản hao mòn, gia
đình tan nát, vì những lời rao giảng
bịp bợm không có chân lý. Chúng
mượn cách phục sức của đạo Phật,
hình thức dáng vẻ của sa môn, buôn
bán danh nghĩa Như Lai, tạo nhiều nghiệp
ác.
4. Bỏ
tâm vọng ngữ[^]
A
Nan ! Lục thú chúng sanh, giả sử dứt
hết được sát sanh, trộm cướp và
dâm dục nhưng nếu mắc phải đại vọng
ngữ thì tu tập tam ma đề cũng không
thành tựu.
Thế
nào là đại vọng ngữ ? Rằng chưa đạt
đạo tự khoe mình đạt đạo, chưa chứng
quả tự tuyên bố rằng mình chứng
quả
Rằng ta đã thành A La Hớn, là
Bồ Tát, Phật, Như Lai
Những người
đáng thương ấy chỉ vì lợi dưỡng, vì
sự lễ bái cúng dường của tín thí
đàn việt, họ tự hủy diệt hạt giống
Phật, thành nhất xiển đề trong Phật
Pháp, sẽ bị chìm đắm mãi trong biển
khổ luân hồi không lượng được ngày
ra.
Như
Lai dạy các hàng Thanh Văn Duyên Giác,
Bồ Tát trong mạt thế tương lai có thể
hiện thân qua các dạng người: Hoặc sa
môn, bạch y cư sĩ, vua, đồng nam, đồng
nữ, quả phụ, dâm nữ, thậm chí dạng
người trộm cướp để đồng sự với
chúng sanh, để khen ngợi Phật thừa,
hướng dẫn những người lầm lạc trở
về chánh đạo, thành tựu tam ma đề.
Nhưng tuyệt đối không được tự xưng
là: A La Hớn, Bồ Tát, Phật Như Lai
A
Nan ! Ông đã phát tâm vì chúng sanh hậu
thế, nên dạy cho những người ham tu
tập tam ma đề bỏ dứt tâm đại vọng
ngữ. Đó là lời dạy chân chính, là
điều cơ bản thứ tư của các Như Lai
Thế Tôn. Nếu nói ngược lại lời dạy
của Như Lai là lời của ma ba tuần,
không nên tin mà lầm lạc.
*
* *
TRỰC
CHỈ
"Bốn
điều cơ bản xuất trần", nói cách
khác là "bốn trọng giới trong muôn
giới luật". Trong quá trình thuyết
giáo độ sinh của Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni, giáo lý Ngài dạy gồm trong hai
nội dung: tri và hành.
Nội dung thứ nhất nhằm đào tạo bồi
dưỡng cho con người có nhiều kiến
giải để nhận thức chân lý của vũ
trụ thiên nhiên. Thành tựu nội dung
đó không có cách nào khác hơn là
cần phải có trí để tri,
để mà tư duy nhận thức. Cho nên Phật
vận dụng nhiều ngôn từ, nhiều thí dụ,
nhiều phương tiện trong suốt quá trình
giáo hóa độ sanh. Những tư tưởng,
ngôn từ, phương tiện đó được ghi
chép để lại hậu thế, người ta gọi
là kinh tàng.
Nội
dung thứ hai nhằm hướng dẫn cho người
chịu học theo nền giáo lý Phật phải
thực hiện những điều đã học hỏi,
đã nhận thức về chơn lý, cần cải
tạo đời sống cho sáng sủa hơn, an lành
hơn, hạnh phúc hơn và đỉnh cao của cuộc
sống là giác ngộ và giải thoát. Để
hiện thực hóa lý tưởng đó, Đức
Phật dạy cho các đệ tử về môn
giới luật. Thực hiện giới luật
tức là pháp hành. Hành theo
quy tắc, hành trong khuôn khổ, hành trong
giới luật không cho sai phạm những
điều Phật đã chế ra để làm cái
hàng rào ngăn cách những hố sâu tội
lỗi. Những điều ngăn cấm đó, được
ghi chép để lại, hậu thế gọi đó là luật
tàng.
Bốn
điều cơ bản xuất trần, phát xuất từ
nội dung thứ hai, nó thuộc về giới
học, là một trong tam vô lậu học.
Giới
có giới trọng giới khinh, nói cách
khác là có tánh giới và giá
giới.
Bốn
điều cơ bản này thuộc về tánh giới.
Tánh giới là giới trọng. Tánh giới
có Phật ra đời hay không có Phật ra
đời; Phật chế ra hay không đề cập
đến, nếu một người nào trong xã hội
phạm phải những điều đó thì luật
pháp của xã hội cũng kết tội và
trừng trị.
Phật
chế giới dâm là ngăn cấm người
xuất gia làm việc dâm dục. Dâm dục và
thực dục là hai thứ đam mê làm cho con
người đam mê hơn tất cả. Theo Phật
học vì đam mê dâm dục và thực dục
cho nên gọi người đó là người ở
trong cõi dục. Cõi dục mà
chưa ra khỏi thì làm sao hy vọng giải
thoát giác ngộ của quả Vô Thượng Bồ
Đề. Cho nên điều cơ bản thứ nhất
Phật dạy đoạn dâm dục và đoạn cả
tâm móng khởi đam mê dâm dục. Có
vậy mới có tâm hồn thanh tịnh tu chỉ
quán để thành tựu tam ma đề.
Sát
sanh đoạn mạng là hành động biểu hiện
của con người tham sân cực độ. Phật
dạy tu tập tam ma đề mong ra khỏi trần lao
phải trừ bỏ tâm tham sát sanh đoạn
mạng, đó là chơn lý tất nhiên.
Trộm
cướp là hành động của con người
mạt hạng vô lương trong xã hội. Tu cốt
để tiến lên thánh quả đến giải
thoát giác ngộ đến Vô Thượng Bồ
Đề Niết Bàn mà còn trộm cướp hay
còn tâm trộm cướp thì quả là điều
phi lý, ai cũng biết; vì nhân quả tương
phản rõ ràng như trắng với đen vậy.
Vọng
ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu
gọi chung là vọng ngữ. Người thế gian
phạm phải vọng ngữ luật pháp xã hội
quy thành hành động "bội tín"
rồi. Bội tín là một cái tội, luật
pháp xã hội không dung tha; người đệ
tử Phật phạm phải thì còn gì để gọi
là tu với hành được nữa !
Đến
như đại vọng ngữ lại còn tệ hại hơn
nhiều. Ngoài cái tội vọng ngôn bội tín
của xã hội, đại vọng ngữ còn mắc
thêm cái tội lạm xưng danh nghĩa Bồ
Tát
Phật
để dối bịp chúng
sanh, bán buôn Bồ Tát, Phật để làm
nghề sanh nhai bất chánh.
Nói
rút lại dâm, sát, đạo, vọng là tánh
giới, là trọng giới cơ bản trong muôn
giới luật. Đó là pháp hành,
là cụ thể hóa về những nhận thức
của tri. Tri hành
hợp nhất được biểu hiện qua giáo lý
vị tằng hữu thuyết về thiên thủ
thiên nhãn của Quán Thế Âm
Bồ Tát ở đoạn kinh trước.
--- o0o ---
Mục lục
Mục lục tập 01
|
chương 1 | chương 2 |chương 3 - chương 3a
Mục
lục tập 02 |
chương 4 |chương 5 | chương 6
Mục lục tập 03 |
chương 7| chương 8 | chương 9 | chương 10|
Phụ lục
--- o0o ---
|
Thư
Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Vi tính :
Hải Hạnh
Trình bày : Nhị Tường
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục