Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi tu hành
Bát nhã Ba la mật đa nên tu Pháp tùy niệm như thế. Nếu tu Pháp tùy niệm
như thế, đấy là Bồ tát Ma ha tát làm nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành
hạnh lần lữa.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi làm
nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa như thế, thời năng viên
mãn bốn niệm trụ; cũng năng viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Thời năng viên mãn
không giải thoát môn; cũng năng viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát
môn. Thời năng viên mãn bốn tĩnh lự cũng năng viên mãn bốn vô lượng, bốn
vô sắc định. Thời năng viên mãn tám giải thoát; cũng năng viên mãn tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Thời năng viên mãn tất cả tam ma
địa môn, cũng năng viên mãn tất cả đà la ni môn, Thời năng viên mãn bố thí
Ba la mật đa; cũng năng viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự,
bát nhã Ba la mật đa. Thời năng viên mãn nội không; cũng năng viên mãn
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không. Thời năng viên mãn chơn như, cũng năng viên mãn pháp giới,
pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh
tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Thời
năng viên mãn năm nhãn; cũng năng viên mãn sáu thần thông. Thời năng viên
mãn Phật mười lực; cũng năng viên mãn bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười
tám pháp Phật bất cộng. Thời năng viên mãn đại từ; cũng năng viên mãn đại
bi, đại hỷ, đại xả. Thời năng viên mãn pháp vô vong thất; cũng năng viên
mãn tánh hằng trụ xả. Thời năng viên mãn nhất thiết trí; cũng năng viên
mãn đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đây chứng được Nhất thiết trí
trí.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này lấy vô
tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên giác tất cả pháp đều vô tự tánh;
trong ấy không hữu tưởng, cũng không vô tưởng. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha
tát nên tu Pháp tùy niệm như thế, nghĩa là với trong ấy hãy không chút
niệm, huống có niệm Pháp.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu Tăng tùy
niệm là sao? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la
mật đa nên khởi nghĩ này: Chúng đệ tử Phật, đủ nhóm tịnh giới, nhóm định,
nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến. Bốn đôi tám chiếc kẻ
bổ đặc già la, tất cả đều là do vô tánh hiển ra, đều lấy vô tánh làm nơi
tự tánh. Do nhân duyên này, chẳng nên suy nghĩ. Vì cớ sao? Thiện Hiện!
Chúng đệ tử Phật đều vô tự tánh. Nếu pháp vô tự tánh thời vô sở hữu, nếu
vô sở hữu thời chẳng khá niệm. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Nếu không niệm,
không suy nghĩ, đấy là Tăng tùy niệm. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa nên tu Tăng tùy niệm như thế. Nếu tu Tăng tùy
niệm như thế, đấy là Bồ tát Ma ha tát làm nghiệp lần lữa, tu học lần lữa,
hành hạnh lần lữa.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi làm
nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa như thế, thời năng viên
mãn bốn niệm trụ; cũng năng viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực
bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Thời năng viên mãn không giải thoát
môn; cũng năng viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Thời năng viên
mãn bốn tĩnh lự cũng năng viên mãn bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Thời
năng viên mãn tám giải thoát; cũng năng viên mãn tám thắng xứ, chín thứ đệ
định, mười biến xứ.
Thời năng viên mãn tất cả tam ma địa môn,
cũng năng viên mãn tất cả đà la ni môn. Thời năng viên mãn bố thí Ba la
mật đa; cũng năng viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã
Ba la mật đa. Thời năng viên mãn nội không; cũng năng viên mãn ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không. Thời năng viên mãn chơn như, cũng năng viên mãn pháp giới, pháp
tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh,
pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Thời năng
viên mãn năm nhãn; cũng năng viên mãn sáu thần thông. Thời năng viên mãn
Phật mười lực; cũng năng viên mãn bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám
pháp Phật bất cộng. Thời năng viên mãn đại từ; cũng năng viên mãn đại bi,
đại hỷ, đại xả. Thời năng viên mãn pháp vô vong thất, cũng năng viên mãn
tánh hằng trụ xả. Thời năng viên mãn nhất thiết trí; cũng năng viên mãn
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Dó đây chứng được Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này lấy vô
tánhlàm tự tánh, vì sức phương tiện nên giác tất cả pháp đều vô tự tánh;
trong ấy không hữu tưởng, cũng lại không vô tưởng. Thiện Hiện! Bồ tát Ma
ha tát nên tu Tăng tùy niệm như thế, nghĩa là với trong ấy hãy không chút
niệm, huống có niệm Tăng.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu Giới tùy
niệm là sao? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la
mật đa, từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, hàng trụ tịnh giới
không khuyết, không hở, không tỳ vết, không ô uế, không bị đắm lấy, nên
thọ cúng dường, được kẻ trí ngợi khen là diệu thiện. Thọ trì rốt ráo diệu
thiện, tùy thuận thắng định, suy nghĩ giới này lấy vô tánh làm tự tánh. Do
nhân duyên đây chẳng nên suy nghĩ. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Tịnh giới như
thế đều vô tự tánh. Nếu pháp vô tư tánh thời vô sở hữu, nếu vô sở hữu thời
chẳng khá niệm. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Nếu không niệm, không suy nghĩ,
đấy là Giới tùy niệm. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba
la mật đa nên tu giới tùy niệm như thế, nếu tu Giới tùy niệm như thế đấy
là Bồ tát Ma ha tát làm nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi làm
nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa như thế, thời năng viên
mãn bốn niệm trụ; cũng năng viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Thời năng viên mãn
không giải thoát môn; cũng năng viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát
môn. Thời năng viên mãn bốn tĩnh tự; cũng năng viên mãn bốn vô lượng, bốn
vô sắc định. Thời năng viên mãn tám giải thoát; cũng năng viên mãn tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Thời năng viên mãn tất cả tam ma
địa môn, cũng năng viên mãn tất cả đà la ni môn. Thời năng viên mãn bố thí
Ba la mật đa; cũng năng viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự,
Bát nhã Ba la mật đa. Thời năng viên mãn nội không; cũng năng viên mãn
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không. Thời năng viên mãn chơn như, cũng năng viên mãn pháp giới,
pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh
tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Thời
năng viên mãn năm nhãn; cũng năng viên mãn sáu thần thông. Thời năng viên
mãn Phật mười lực; cũng năng viên mãn bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười
tám pháp Phật bất cộng. Thời năng viên mãn đại từ, cũng năng viên mãn đại
bi, đại hỷ, đại xả. Thời năng viên mãn pháp vô vong thất, cũng năng viên
mãn tánh hằng trụ xả. Thời năng viên mãn nhất thiết trí; cũng năng viên
mãn đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đấy chứng được nhất thiết trí
trí.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này lấy vô
tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên giác tất cả pháp đều vô tự tánh,
trong ấy không hữu tưởng, cũng lại không vô tưởng. Thiện Hiện! Bồ tát Ma
ha tát nên tu Giới tùy niệm như thế, nghĩa là với trong ấy hãy không chút
niệm, huống có niệm giới.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu Xả tùy niệm
là sao? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa
lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên tu Xả tùy niệm hoặc xả
của, hoặc xả pháp đều chẳng khởi tâm ta thí, ta chẳng thí, ta xả, ta chẳng
xả. Nếu xả lóng đốt sẵn có nó thân phần, cũng chẳng khởi tâm ta thí ta
chẳng thí, ta xả ta chẳng xả; cũng chẳng suy nghĩ bị xả bị cho và phước xả
thí. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các pháp như thế đều vô tự tánh. Nếu pháp vô
tự tánh thời vô sở hữu, nếu vô sở hữu thời chẳng khá niệm. Sở vì sao?
Thiện Hiện! Nếu không niệm, không suy nghĩ, đấy là Xả tùy niệm. Thiện
Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nên tu xả tùy niệm
như thế. Nếu tu xả tùy niệm như thế đấy là Bồ tát Ma ha tát làm nghiệp lần
lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này
khi làm nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa như thế, thời
năng viên mãn bốn niệm trụ; cũng năng viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần
túc, năm căn, năm lực bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Thời năng viên
mãn không giải thoát môn cũng năng viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát
môn. Thời năng viên mãn bốn tĩnh tự; cũng năng viên mãn bốn vô lượng, bốn
vô sắc định, Thời năng viên mãn tám giải thoát; cũng năng viên mãn tám
tháng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Thời năng viên mãn tất cả tam ma
địa môn, cũng năng viên mãn tất cả đà la ni môn. Thời năng viên mãn bố thí
Ba la mật đa; cũng năng viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự
Bát nhã Ba la mật đa. Thời năng viên mãn nội không; cũng năng viên mãn
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không. Thời năng viên mãn chơn như; cũng năng viên mãn pháp giới,
pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh
tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Thời
năng viên mãn năm nhãn; cũng năng viên mãn sáu thần thông. Thời năng viên
mãn Phật mười lực; cũng năng viên mãn bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười
tám pháp Phật bất cộng. Thời năng viên mãn đại từ; cũng năng viên mãn đại
bi, đại hỷ, đại xả. Thời năng viên mãn pháp vô vong thất, cũng năng viên
mãn tánh hằng trụ xả. Thời năng viên mãn nhất thiết trí; cũng năng viên
mãn đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đây chứng được Nhất thiết trí
trí.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này, lấy vô
tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên giác tất cả pháp đều vô tự tánh;
trong ấy không hữu tưởng, cũng lại không vô tưởng. Thiện Hiện! Bồ tát Ma
ha tát nên tu Xả tùy niệm như thế, nghĩa là với trong ấy hãy không chút
niệm, huống có niệm xả.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu Thiên tùy
niệm là sao? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi tu Bát nhã Ba la mật đa
lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên tu Thiên tùy niệm quán Dự
lưu thảy, tuy sanh trời Bốn đại vương chúng, hoặc trời Ba mươi ba, hoặc
trời Dạ ma, hoặc trời Đổ sử đa, hoặc trời Lạc biến hóa, hoặc trời Tha hóa
tự tại mà chẳng khá được, chẳng nên suy nghĩ. Quán Bất hoàn thảy, tuy sanh
trời cõi Sắc, hoặc trời cõi Vô sắc mà chẳng khá được, chẳng nên suy nghĩ.
Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các trời như thế đều vô tự tánh. Nếu pháp vô tự
tánh thời vô sở hữu, nếu vô sở hữu thời chẳng khá niệm. Sở dĩ vì sao?
Thiện Hiện! Nếu không niệm, không suy nghĩ, đấy là Thiên tùy niệm. Thiện
Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nên tu Thiên tùy
niệm như thế. Nếu tu Thiên tùy niệm như thế đấy là Bồ tát Ma ha tát làm
nghiệp lần lửa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi làm
nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa như thế, thời năng viên
mãn bốn niệm trụ; cũng năng viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Thời năng viên mãn
không giải thoát môn; cũng năng viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát
môn. Thời năng viên mãn bốn tĩnh tự; cũng năng viên mãn bốn vô lượng, bốn
vô sắc định. Thời năng viên mãn tám giải thoát; cũng năng viên mãn tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Thời năng viên mãn tất cả tam ma
địa môn, cũng năng viên mãn tất cả đà la ni môn, Thời năng viên mãn bố thí
Ba la mật đa; cũng năng viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự,
Bát nhã Ba la mật đa. Thời năng viên mãn nội không; cũng năng viên mãn
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không, Thời năng viên mãn chơn như; cũng năng viên mãn pháp giới,
pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh
tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Thời
năng viên mãn năm nhãn; cũng năng viên mãn sáu thần thông. Thời năng viên
mãn Phật mười lực; cũng năng viên mãn bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười
tám pháp Phật bất cộng. Thời năng viên mãn đại từ; cũng năng viên mãn đại
bi, đại hỷ, đại xả. Thời năng viên mãn pháp vô vong thất, cũng năng viên
mãn tánh hằng trụ xả. Thời năng viên mãn nhất thiết trí; cũng năng viên
mãn đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đây chứng được Nhất thiết trí
trí.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này lấy vô
tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên giác tất cả pháp đều vô tự tánh;
trong ấy không hữu tưởng, cũng lại không vô tưởng. Thiện Hiện! Bồ tát Ma
ha tát nên tu Thiên tùy niệm như thế, nghĩa là với trong ấy hãy không chút
niệm, huống có niệm thiên. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát y tu Thiên
tùy niệm làm nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành hạnh lần lữa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi
tu Bát nhã Ba la mật đa, vì muốn viên mãn làm nghiệp lần lữa, tu học lần
lữa, hành hạnh lần lữa, lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên
phải học nội không; phải học ngoại không, nội ngoại không, không không,
đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không,
vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không,
cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không,
tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện
nên phải học chơn như; phải học pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh,
bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh. pháp định, pháp trụ, thật
tế, hư không giới, bất tư nghì giới.
Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương
tiện nên phải học bốn niệm trụ; phải học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Lấy vô lành làm tự
tánh, vì sức phương tiện nên phải học khổ thánh đế, phải học tập diệt đạo
thánh đế.
Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện
nên phải học bốn tĩnh lụ; phải học bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Lấy vô
tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên phải học làm giải thoát; phải học
tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Lấy vô tánh làm tự tánh, vì
sức phương tiện nên phải học không giải thoát môn; phải học vô tướng, vô
nguyện không giải thoát môn.
Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện
nên phải học bố thí Ba la mật đa; phải học tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, nguyện, lực, trí Ba la mật đa.
Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện
nên phải học Cực hỷ địa; phải học Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ
địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện
huệ địa, Pháp vân địa. Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên
phải học năm nhãn, phải học sáu thần thông.
Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện
nên phải học Phật mười lực; phải học bốn vô sở úy bốn vô ngại giải, mười
tám pháp Phật bất cộng. Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên
phải học đại từ; phải học đại bi, đại hỷ, đại xả. Lấy vô tánh làm tự tánh,
vì sức phương tiện nên phải học pháp vô vong thất, phải học tánh hằng trụ
xả. Lấy vô tánh làm tự tánh, vì sức phương tiện nên phải học nhất thiết
trí; phải học đạo tướng trí nhất thiết tướng trí. Lấy vô tánh làm tự tánh,
vì sức phương tiện nên phải học tất cả tam ma địa môn, phải học tất cả đà
la ni môn.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi tu học
đạo Bồ tát như thế, học tất cả pháp đều lấy vô tánh làm nơi tự tánh, trong
ấy hãy không chút niệm khá được, huống có niệm sắc, niệm thọ tưởng hành
thức. Huống có niệm nhãn xứ, niệm nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Huống có niệm
sắc xứ, niệm thanh hương vị xúc pháp xứ.
Huống có niệm nhãn giới, niệm nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới. Huống có niệm sắc giới, niệm thanh hương vị xúc pháp giới.
Huống có niệm nhãn thức giới, niệm nhĩ tỷ thiết thân ý thức giới. Huống có
niệm nhãn xúc, niệm nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Huống có niệm nhãn xúc làm
duyên sanh ra các thọ, niệm nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các
thọ.
Huống có niệm địa giới, niệm thủy hỏa phong
không thức giới. Huống có niệm nhân duyên; niệm đẳng vô gián duyên, sở
duyên duyên, tăng thượng duyên. Huống có niệm vô minh; niệm hành, thức,
danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não.
Huống có niệm bố thí Ba la mật đa; niệm tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa.
Huống có niệm nội không; niệm ngoại không,
nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không,
vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn
tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất
khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Huống có niệm bốn niệm trụ; niệm bốn chánh
đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo
chi. Huống có niệm khổ thánh đế, niệm tập diệt đạo thánh đế. Huống có niệm
bốn tĩnh lự; niệm bốn vô lượng, bốn vô sắc định, Huống có niệm tám giải
thoát; niệm tám thắng xứ chín thứ đệ định, mười biến xứ.
Huống có niệm tất cả tam ma địa môn, niệm
tất cả đà la ni môn, Huống có niệm không giải thoát môn; niệm vô tướng, vô
nguyên giải thoát môn. Huống có niệm Cực hỷ địa; niệm Ly cấu địa, Phát
quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa,
Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Huống có niệm năm nhãn, niệm
sáu thần thông.
Huống có niệm Phật mười lực; niệm bốn vô sở
úy bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Huống có niệm đại từ;
niệm đại bi, đại hỷ, đại xả. Huống có niệm pháp vô vong thất, niệm tánh
hằng trụ xả. Huống có niệm nhất thiết trí; niệm đạo tướng trí, nhất thiết
tướng trí.
Huống có niệm quả Dự lưu; niệm quả Nhất
lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Huống có niệm tất cả hạnh Bồ tát
Ma ha tát. Huống có niệm chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các niệm và
pháp bị niệm như thế, nếu có chút thật, không có lẽ ấy.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tại khi tu hành
Bát nhã Ba la mật đa như thế, dù làm nghiệp lần lữa, tu học lần lữa, hành
hạnh lần lữa mà với trong ấy sở hữu tất cả tâm sở hành nghiệp, tâm sở hành
học, tâm sở hành hạnh, thảy đều chẳng chuyển, vì tất cả pháp đều lấy vô
tánh làm tự tánh vậy.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh ấy, thời lẽ
không có sắc, cũng không có thọ tưởng hành thức. Lẽ không nhãn xứ, cũng
không nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Lẽ không sắc xứ, cũng không thanh hương vị
xúc pháp xứ. Lẽ không nhãn giới, cũng không nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Lẽ
không sắc giới, cũng không thanh hương vị xúc pháp giới. Lẽ không nhãn
thức giới, cũng không nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, Lẽ không nhãn xúc,
cũng không nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Lẽ không nhãn xúc làm duyên sanh ra
các thọ, cũng không nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Lẽ
không địa giới, cũng không thủy hỏa phong không thức giới. Lẽ không nhân
duyên; cũng không đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên.
Lẽ không vô minh; cũng không hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái,
thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Lẽ không bố thí Ba la mật đa;
cũng không tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh tự, bát nhã Ba la mật đa.
Lẽ không nội không; cũng không ngoại không, nội ngoại không, không không,
đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không,
vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không,
cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không,
tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Lẽ không bốn niệm trụ; cũng không
bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám
thánh đạo chi. Lẽ không khổ thánh đế; cũng không tập diệt đạo thánh đế. Lẽ
không bốn tĩnh lự cũng không bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Lẽ không tám
giải thoát; cũng không tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Lẽ
không tất cả tam ma địa môn; cũng không tất cả đà la ni môn. Lẽ không
không giải thoát môn cũng không vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Lẽ
không Cực hỷ địa; cũng không Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực
nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa,
Pháp vân địa. Lẽ không năm nhãn; cũng không sáu thần thông. Lẽ không Phật
mười lực; cũng không bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật
bất cộng. Lẽ không đại từ; cũng không đại bi, đại hỷ, đại xả. Lẽ không
pháp vô vong thất, cũng không tánh hằng trụ xả. Lẽ không nhất thiết trí;
cũng không đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Lẽ không quả Dự lưu; cũng
không quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Lẽ không tất cả
hạnh Bồ tát Ma ha tát, cũng không chư phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lẽ
không Phật, cũng không Pháp. Tăng. Lẽ không đạo, cũng không quả. Lẽ không
tạp nhiễm, cũng không thanh tịnh. Lẽ không hành, cũng không đắc, không
hiện quán cho đến tất cả pháp đều lẽ là không có?
Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Đối
trong tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, hữu tánh vô tánh hãy khá
được chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng
được Bạch Thiện Thệ! Chẳng được. Đối trong tất cả pháp đều lấy vô tánh làm
tự tánh, hữu tánh vô tánh đều chẳng khá được.
Phật nói:
Thiện Hiện! Nếu trong tất cả pháp đều lấy
vô tánh làm tự tánh, hữu tánh vô tánh đều chẳng khá được. Vì sao ngươi nay
đặt thành hỏi này? Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh ấy, thời lẽ
không có sắc, cũng không có thọ tưởng hành thức. Lẽ không nhãn xứ, cũng
không nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Lẽ không sắc xứ, cũng không thanh hương vị
xúc pháp xứ. Lẽ không nhãn giới, cũng không nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Lẽ
không sắc giới, cũng không thanh hương vị xúc pháp giới. Lẽ không nhãn
thức giới, cũng không tìm tỷ thiệt thân ý thức giới. Lẽ không nhãn xúc,
cũng không nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Lẽ không nhãn xúc làm duyên sanh ra
các thọ, cũng không nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Lẽ
không địa giới, cũng không thủy hỏa phong không thức giới. Lẽ không nhân
duyên; cũng không đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên.
Lẽ không vô minh; cũng không hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái,
thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não. Lẽ không bố thí Ba la mật đa;
cũng không tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Bát nhã Ba la mật đa. Lẽ
không nội không; cũng không ngoại không, nội ngoại không, không không, đại
không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế
không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng
tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự
tánh không, vô tánh tự tánh không. Lẽ không bốn niệm trụ; cũng không bốn
chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh
đạo chi. Lẽ không khổ thánh đế, cũng không tập diệt đạo thánh đế. Lẽ không
bốn tĩnh lự cũng không bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Lẽ không tám giải
thoát; cũng không tám thắng xứ chín thứ đệ định, mười biến xứ. Lẽ không
tất cả tam ma địa môn, cũng không tất cả đà la ni môn. Lẽ không không giải
thoát môn; cũng không vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Lẽ không Cực hỷ
địa; cũng không Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng
địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân
địa. Lẽ không năm nhãn, cũng không sáu thần thông. Lẽ không Phật mười lực;
cũng không bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Lẽ
không đại từ; cũng không đại bi, đại hỷ, đại xả. Lẽ không pháp vô vong
thất, cũng không tánh hằng trụ xả. Lẽ không nhất thiết trí; cũng không đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí. Lẽ không quả Dự lưu; cũng không quả Nhất
lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Lẽ không tất cả hạnh Bồ tát Ma ha
tát, cũng không chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lẽ không Phật, cũng
không Pháp, Tăng. Lẽ không Đạo, cũng không quả. Lẽ không tạp nhiễm, cũng
không thanh tịnh. Lẽ không hành, cũng không đắc, không hiện quán, cho đến
tất cả pháp đều lẽ là không có?
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Tôi đối pháp năng không nghi, không ngờ gì, nhưng đời đương
lai có Bí sô thảy, hoặc cầu Thanh văn thừa, hoặc cầu Độc giác thừa, hoặc
cầu Bồ tát thừa, kia tác thuyết này: "Phật nói tất cả pháp đều lấy vô tánh
làm nơi tự tánh. Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh ấy, ai nhiễm
ai tịnh, ai buộc ai mở?". Vì kia đối với nhiễm tịnh và với buộc mở chẳng
biết rõ, nên phá giới phá kiến, phá oai nghi, phá tịnh mệnh. Do phá giới,
phá kiến, phá oai nghi và tịnh mệnh nên đọa đia ngục, bàng sanh, quỷ giới
chịu cực khổ dữ dội, lộn quanh sanh tử khó được rảnh khỏi. Tôi xem đời vị
lai sẽ có việc đáng sợ hãi như thế, nên hỏi Như Lai Ứng Chánh đẳng giác
nghĩa sâu thẵm như vậy. Nhưng tôi đối với đây không nghi, không ngờ gì.
Phật nói: Thiện Hiện! Hay thay! Hay thay!
Như vậy như vậy. Như ngươi vừa nói. Nơi trong tất cả pháp đều lấy vô tánh
làm tự tánh, hữu tánh vô tánh đều chẳng khá được, chẳng nên đối đây chấp
tánh hữu vô.
Phật nói: Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều
lấy vô tánh làm tự tánh, nên Bồ tát Ma ha tát vì muốn lợi vui các hữu tình
nên cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các loại
hữu tình đầy đủ hai kiến đoạn-thường, trụ hữu sở đắc khó điều phục được,
ngu si điên đảo khó nỗi giải thoát. Thiện Hiện! Kẻ trụ hữu sở đắc do tưởng
hữu sở đắc không đắc, không hiện quán, cũng không Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế
Tôn! Vậy thì kẻ vô sở đắc, hãy có đắc, có hiện quán, có Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề chăng?
Phật nói: Thiện Hiện! Nếu vô sở đắc tức là
đắc, tức là hiện quán, tức là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì chẳng hoại
pháp giới vậy. Thiện Hiện! Nếu có kẻ đối trong vô sở đắc này, muốn có kẻ
đắc, muốn được hiện quán, muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, phải biết
kẻ vì hoại pháp giới.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch
Thế Tóm nếu vô sở đắc tức là đắc, tức là hiện quán, tức là Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề. Trong vô sở đắc, không đắc không hiện quán, cũng không Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề ấy, làm sao được có Bồ tát Ma ha tát, Cực hỷ địa,
Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa. Cực nan thắng địa, Hiện tiền
địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa? Làm sao
được có Vô sanh pháp nhẫn Bồ tát Ma ha tát? Làm sao được có dị thục sanh
thần thông? Làm sao được có dị thục sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh
tiến, tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa? Làm sao được có Bồ tát Ma ha tát an
trụ pháp dị-thục-sanh như thế để thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi
Phật. Ở chỗ các Phật cung kính, cúng dường thượng diệu thức ăn uống, áo
mặc, tràng hoa, các hương xoa bột, xe cộ chuỗi anh lạc, bảo tràng, phan
lọng, phòng nhà, đồ nằm, kỹ nhạc, đèn sáng và bao nhiêu các thứ tư cụ
người trời. Đã được căn lành cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cùng quả,
lần lữa vô tận. Cho đến sau khi vào Niết bàn, ngọc tự Thiết lợi la và các
đệ tử vẫn được món món cúng dường cung kính, thế lực căn lành cũng chưa
diệt hết?
Phật nói: Thiện Hiện! Vì tất cả pháp vô sở
đắc nên được có Bồ tát Ma ha tát Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa,
Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động
địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Tức do đây nên được có Vô sanh pháp nhẫn
Bồ tát Ma ha tát. Tức do đây nên được có dị thục sanh thần thông. Tức do
đây nên được có dị thục sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh
lự, Bát nhã Ba la mật đa. Tức do đây nên được có Bồ tát Ma ha tát an trụ
pháp dị thục sanh như thế để thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Ở
chỗ các Phật cung kinh, cúng dường thượng diệu thức ăn uống, áo mặc, tràng
hoa, các hương xoa bột, xe cộ, chuỗi anh lạc, bảo tràng, phan lọng, phòng
nhà, đồ nằm, kỹ nhạc, đèn sáng và bao nhiêu các thứ tư cụ người trời, cho
đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đã được căn lành cùng quả, lần lữa vô tận,
cho đến sau khi vào Niết bàn, ngọc tự Thiết lợi la và các đệ tử vẫn được
món món cúng dường cung kính, thế lực căn lành vẫn chưa diệt hết.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều vô sở đắc, thời bố thí, tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa và các thần thông có sai
khác nào?
Phật nói: Thiện Hiện! Vô sở đắc ấy, bố thí,
tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Bát nhã Ba la mật đa và các thần
thông đều không sai khác. Nhưng vì muốn khiến kẻ hữu sở đắc kia lìa nhiễm
đắm, nên phương tiện tuyên nói bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh
lự, Bát nhã Ba la mật đa và các thần thông có tướng sai khác.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch
Thế Tôn! Vì nhân duyên nào vô sở đắc ấy, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh
tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa và các thần thông đều không sai khác?
Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi
tu hành Bát nhã Ba la mật đa bất đắc bố thí, bất đắc kẻ thí, bất đắc kẻ
thọ, bất đắc bị thí mà hành bố thí; bất đắc tịnh giới mà hộ tịnh giới, bất
đắc an nhẫn mà tu an nhẫn, bất đắc tinh tiến mà tu tinh tiến, bất đắc tĩnh
lự mà tu tĩnh lự, bất đắc bát nhã mà tu bất nhã. Bất đắc thần thông mà tu
thần thông. Bất đắc bốn niệm trụ mà tu bốn niệm trụ; bất đắc bốn chánh
đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi
mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi,
tám thánh đạo chi. Bất đắc không giải thoát môn mà tu không giải thoát
môn; bất đắc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mà tu vô tướng, vô nguyện
giải thoát môn. Bất đắc bốn tĩnh lự mà tu bốn tĩnh lự; bất đắc bốn vô
lượng, bốn vô sắc định mà tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Bất đắc tám
giải thoát mà tu tám giải thoát; bất đắc tám thắng xứ, chín thứ đệ định,
mười biến xứ mà tu tám thắng xứ, chín thứ để định, mười biến xứ. Bất đắc
tất cả tam ma địa môn mà tu tất cả tam ma địa môn; bất đắc tất cả đà la ni
môn mà tu tất cả đà la ni môn. Bất đắc Bồ tát thập địa mà tu Bồ tát thập
địa. Bất đắc năm nhãn mà tu năm nhãn. Bất đắc Phật mười lực mà tu Phật
mười lực; bất đắc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất
cộng mà tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng.
Bất đắc đại từ mà tu đại từ; bất đắc đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu đại bi,
đại hỷ, đại xả. Bất đắc pháp vô vong thất mà tu pháp vô vong thất; bất đắc
tánh hằng trụ xả mà tu tánh hằng trụ xả. Bất đắc nhất thiết trí mà tu nhất
thiết trí; bất đắc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mà tu đạo tướng
trí, nhất thiết tướng trí. Bất đắc hữu tình mà thành thục hữu tình; bất
đắc cõi Phật mà nghiêm tịnh cõi Phật. Bất đắc tất cả Phật pháp mà chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát nên hành Bát
nhã Ba la mật đa vô sở đắc như thế. Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng
hành Bát nhã Ba la mật đa vô sở đắc như thế, tất cả ác ma và quyến thuộc
chúng đều chẳng phá hoại được.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, làm sao
một tâm nhiếp đủ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã
Ba la mật đa. Cũng năng nhiếp đủ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc
định. Cũng năng nhiếp đủ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Cũng năng nhiếp đủ
không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng năng nhiếp đủ khổ tập diệt
đạo thánh đế. Cũng năng nhiếp đủ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ
định, mười biến xứ. Cũng năng nhiếp đủ tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la
ni môn. Cũng năng nhiếp đủ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không
không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh
không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng
không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh
không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Cũng năng nhiếp đủ chơn như,
pháp giới. pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh,
ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế hư không giới, bất tư nghì
giới. Cũng năng nhiếp đủ năm nhãn, sáu thần thông. Cũng năng nhiếp đủ Phật
mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng.
Cũng năng nhiếp đủ đại từ đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng năng nhiếp đủ pháp
vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng năng nhiếp đủ nhất thiết trí, đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí. Cũng năng nhiếp đủ ba mươi hai tướng Đại
sĩ, tám mươi tùy hảo?
Phật bảo:
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, sở hành
bố thí Ba la mật đa chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba la
mật đa nhiếp thọ; sở hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã
Ba la mật đa chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba la mật đa
nhiếp thọ. Sở tu bốn tĩnh lự chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát
nhã Ba la mật đa nhiếp thọ; sở tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định, chẳng rời
Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ. Sở tu bốn
niệm trụ chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba la mật đa
nhiếp thọ; sở tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng
giác chi, tám thánh đạo chi, chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát
nhã Ba la mật đa nhiếp thọ. Sở tu không giải thoát môn chẳng rời Bát nhã
Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ; sở tu vô tướng, vô
nguyện giải thoát môn chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba
la mật đa nhiếp thọ. Sở trụ khổ thánh đế chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa,
đều được Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ; sở trụ tập diệt đạo thánh đế
chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ.
Sở tu tám giải thoát chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba
la mật đa nhiếp thọ; sở tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ
chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ.
Sở tu tất cả tam ma địa môn chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, đều được Bát
nhã Sa la mật đa nhiếp thọ; sở tu tất cả đà la ni môn chẳng rời Bát nhã Ba
la mật đa, đều được Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ.
Nguồn: www.quangduc.com