CHƯƠNG MƯỜI : MƯỜI PHÁP
VII. PHẨM SONG ĐÔI
(I) (61) VÔ MINH
1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói : "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ : "Do duyên này, vô minh (có mặt)". Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh ? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái ? Bác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không co thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành ? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thực, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự ? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác ? Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý ? Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn cho không có lòng tin ? Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp ? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.
2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp ; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin ; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý ; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác ; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thờ làm viên mãn các căn không chế ngự ; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành ; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.
Như vậy, đây là thức ăn cho vô minh này, và như vậy là sự viên mãn.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa ấy chảy xuống theo sườn dốc ; làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng ; sau khi làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lụng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn ; sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ ; sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn ; sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy là thức ăn của biển lớn, của đại dương và như vậy là viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với các bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp ; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin ; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý ; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác ; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngữ ; các căn không chế được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành ; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời viên mãn vô minh.
Như vậy, đây là thức ăn của vô minh, và như vậy là sự viên mãn.
4. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói minh giải thoát có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho minh giải thoát ? Bảy giác chi, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bảy giác chi có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho bảy giác chi ? Bốn nhiệm xứ, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói như rằng ba thiện hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho ba thiện hành ? Các căn được chế ngữ, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các căn được chế ngự có thức ăn không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho các căn được chế ngự ? Chánh niệm tỉnh giác, cần phải được như vậy. Này các Tỷ-kheo, chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho chánh niệm tỉnh giác ? Như lý tác ý, cần phải trả lời như vẫy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho như ý tác ý ? Lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho lòng tin ? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho nghe diệu pháp ? Giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.
5. Như vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe diệu pháp ; nghe diệu pháp được viên mãn thời làm viên mãn lòng tin ; lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn như lý tác ý ; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác ; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự ; các căn được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành ; ba thiện hành được viên mãn Bốn niệm xứ ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi ; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn được giải thoát.
Như vậy, đây là thức ăn của thức ăn của minh giải thoát, và như vậy là sự viên mãn.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa chảy xuống theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn. Sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy, là thức ăn của biển lớn, của đại dương, và như vậy là sự viên mãn.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn nghe diệu pháp ; nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên nghe lòng tin ; lòng tin được viên mãn thời làm viên mãn như lý tác ý ; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác ; chánh niệm tỉnh giấc được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự ; các căn chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành ; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên Bốn niệm xứ ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi ; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát.
Như vậy là thức ăn của minh giải thoát, và như vậy là viên mãn.
(62) HỮU ÁI
1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của hữu ái không thể nêu rõ để có thể nói : "Trước điểm này, hữu ái không có, rồi sau mới có". Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ : "Do duyên này, hữu ái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho hữu ái ? Vô minh, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh ? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy... (như kinh trước 61, chi thêm vào đoạn cuối số 3, câu như sau : "Năm triền cái được viên mãn thời làm viên mãn vô minh. Vô minh được viên mãn, thời làm viên mãn hữu ái".
Như vậy. đây là thức ăn của hữu ái, và như vậy là sự viên mạn. (Số 4, 5, 6 còn lại giống như kinh trước).
(III) (63) CỨU CÁNH
1. - Này các Tỷ-kheo, những ai đặt sự cứu cánh ở nơi Ta tất cả những ấy đầy đủ chánh kiến ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây ?
2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần, hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào là vị A-la-hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh ?
3. Hạng Trung gian Niết-bàn, hạng Tổn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng Thượng lưu được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.
Này các Tỷ-kheo, những ai đạt sự cứu cánh ở nơi Ta, tất cả những người ấy đầy đủ chánh kiến. Trong những người đầy đủ chánh kiến, năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.
(IV) (64) BẤT ĐỘNG
1. _ Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những bậc Dự lưu. Với những bậc Dự lưu ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh. Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh, ngay ở nơi đây ?
2.Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần, hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng nhất lai, và vị nào là vị A-la hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh ?
3. Hạng trung gian Niết-bàn, hạng Tôn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng Thượng lưu đạt được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.
Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những Dự lưu. Với các hạng Dự lưu ấy, năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.
(V) (65) LẠC VÀ KHỔ (1)
1. Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha, tại làng Nàlàka. Rồi du sĩ Sàmandakàni đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sámandakàni nói với Tôn giả Sàriputta :
- Thưa Hiền giả Sàriputta, thế nào là lạc, thế nào là khổ ?
2. - Này Hiền giả, tái sanh là khổ, không tái sanh là lạc. Khi có tái sanh, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này : Lạnh, nóng, đói, khát, đạt tiện, tiểu tiện, xúc chạm với lửa, xúc chạm với trượng, xúc chạm với kiếm. Cho đến bà con và bạn bè, khi gặp nhau, hội ngộ với nhau cũng não hại.
Này Hiền giả, tái sanh là khổ, khi có tái sanh, chờ đợi là khổ này.
3. Khi không có tái sanh, này Hiền giả, chờ đợi là lạc này : Không lạnh, không nóng, không đói, không khát, không đại tiện, không tiểu tiện, không có xúc chạm với lửa, không có xúc chạm với trượng, không có xúc chạm với kiếm. Cho đến bà con bạn bè, khi gặp nhau, khi hội ngộ với nhau không có não hại.
Này Hiền giả, khi không có tái sanh, chờ đợi là lạc này.
(VI) (66) LẠC VÀ KHỔ (2)
1. Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha, tại Nàlalagàmaka. Rồi du sĩ Sàmandakàni đi đến Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sàmandakàni nói với Tôn giả Sàriputta :
- Thưa Hiền giả Sàriputta, trong Pháp và Luật này là lạc, thế nào là khổ ?
2. - Không thích ý, này Hiền giả, trong Pháp và Luật này là khổ ; thích ý là lạc.
Khi nào không thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này : Khi đi không được lạc thú, khi đứng... khi ngồi... khi nằm... khi đi đến rừng... khi đi đến gốc cây... khi đi đến ngôi nhà trống... khi đi đến chỗ lộ thiên... khi đi đến giữa các Tỷ-kheo, không được lạc thú.
Khi nào không thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này.
3. Khi nào thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là lạc này : Khi đi được lạc thú ; khi đứng... khi ngồi... khi nằm... khi đi đến làng... khi đi đến rừng... khi đi đến gốc cây... khi đi đến ngôi nhà trống... khi đi đến chỗ lộ thiên... khi đi đến giữa các Tỷ-kheo, có được lạc thú.
Khi nào thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là khổ này.
3. Khi nào thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là lạc này : Khi đi được lạc thú ; khi đứng... khi ngồi... khi nằm... khi đi đến làng... khi đi đến rừng... khi đi đến gốc cây... khi đi đến ngôi nhà trống... khi đi đến chỗ lộ thiên... khi đi đến giữa các Tỷ-kheo, có được lạc thú.
Khi nào thích ý có mặt, này Hiền giả, chờ đợi là lạc thú này.
(VII) (67) TẠI NALAKAPÀNA (1)
1. Một thời, Thế Tôn bộ hành giữa dân chúng Kosala, với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến tại một thị trấn của dân chúng Kosala tên là Nala-ka-àna. Tại đấy, Thế Tôn trú ở rừng Palàsa, tại Nalakapàna. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày trai giới Uposatha, Thế Tôn đang ngồi, có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau phần lớn của đêm, thuyết giảng, khích lệ, làm phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị Tỷ-kheo với pháp thoại ; sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, thật yên lặng, nói với Tôn giả Sàriputta :
- Này Sàriputta, chúng Tỷ-kheo không có hôn trầm thụy miên. Này Sàriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo. Lưng Ta đau mỏi, Ta sẽ nằm duỗi lưng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Sàriputta vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn trải gấp tư áo Tăng-già-lê, nằm phía thân hữu bên phải như dáng nằm con sư tử, hai chân đặt trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến tưởng ngồi dậy.
2. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo :
- Này chư Hiền Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Sàriputta nói như sau :
3. - Này chư Hiền, với ai không có lòng tin trong các pháp thiện, không có xấu hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn... không có tuệ trong pháp thiện, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng.
Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến độ trăng tối ; bất luận đêm hay ngày, trăng tổ giảm về sắc, tổn giảm về hình tròn, tổn giảm về ánh sáng, tổn giảm về bề rộng quỷ đạo. Cũng vậy, này chư Hiền, với ai không lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn... không có trí tuệ trong các thiện, với người ấy, bất luận là đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng. Hạng người không có lòng tin, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người không có sợ hãi, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người phẫn nộ, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người ác dục, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người ác bằng hữu, này chư Hiền, tức là tổn giảm. Hạng người tà kiến, này chư Hiền, tức là tổn giảm.
4. Này chư Hiền, với ai có lòng tin trong các thiện pháp, có lòng xấu hổ... có lòng sợ hãi... có tinh tấn... có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn giảm. Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến độ trăng sáng, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn hại. Ví như, này chư Hiền, khi trăng đến độ trăng sáng, bất luận đêm hay ngày, trăng tăng trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về hình tròn, tăng trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về bề rộng quỷ đạo. Cũng vậy, này chư Hiền, với ai có lòng tin trong các thiện pháp, có xấu hổ... có sợ hãi... có tinh tấn... có trí tuệ trong các thiện pháp, với vị ấy bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn giảm. Hạng người có lòng, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người có lòng xấu hổ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người có lòng sợ hãi, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người tinh cần tinh tấn, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người có trí tuệ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người không có phẫn nộ, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người không hiểm hận, này chư hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người thiện bằng hữu, này chư Hiền, tức là không tổn giảm. Hạng người chánh tri kiến, này chư Hiền, tức là không tổn giảm.
5. Rồi Thề Tôn, sau khi ngồi dậy, bảo Tôn giả Sàriputta :
- Lành thay, lành thay, này Sàriputta ! Với ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ... không có xấu hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn... không có trí tuệ trong các thiện pháp, đối với vị ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng. Ví như, Sáriputta, khi trăng đến độ trăng tối, bất luận đêm hay ngày, trăng tổn giảm về sắc, tổn giảm về bề rộng quỷ đạo. Cũng vậy, này Sàriputta, với ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn... không có trí tuệ trong các biện pháp, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các biện pháp, không phải tăng trưởng. Hạng người không có lòng tin, này Sàriputta, tức là tổn giảm. Hạng người không có xấu hổ, này Sàriputta, tức là tổn giảm. Hạng người không có xấu hổ, này Sàriputta, tức là tổn giảm. Hạng người không có sợ hãi... Hạng người biếng nhác... Hạng người ác trí tuệ... Ha ﮦ#432; người phẫn nộ... Hạng người hiềm hận... Hạng người ác dục... Hạng người ác bằng hữu... Hạng người tà kiến, này Sàriputta tức là tổn giảm, với ai, này Sàriputta, có lòng tin trong các thiện pháp, có lòng xấu hổ... có lòng sợ hãi... có vị ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng, không phải tổn giảm. Hạng người có lòng tin, này Sàriputta, tức là không có tổn giảm. Hạng người có xấu hổ... Hạng người có sợ hãi... Hạng người có tinh tấn... Hạng người có trí tuệ... Hạng người không có phẫn nộ... Hạng người không có hiềm hận... Hạng người ít dục... Hạng người thiện bằng hữu... Hạng người chánh tri kiến, này Sàriputta, tức là không tổn giảm.
(VIII) (68) NALAKAPÀNA (2)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Nalakapàna, tại Palàsavana. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong ngày trai giới Uposatha, đang ngồi có chúng Tỷ-kheo đoanh vây... (Kinh này giống như kinh trước 67, chỉ khác là các pháp đề cập có khác nhau. Trong kinh trước, các pháp được đề cập là không có lòng tin trong thiện pháp, không có xấu hổ... không có sợ hãi... không có tinh tấn, không có trí tuệ, phẫn nộ, hiềm hận, ác dục, ác bằng hữu, tà kiến. Trong kinh này, các pháp được đề cập là : không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ, không có sợ hãi, không có trì pháp, không có trí tuệ, không có lắng tai, không có trì pháp, không có suy tư ý nghĩa, không có thực hành đúng pháp, không có phóng dật trong các thiện pháp)...
(XI) (69) NHỮNG ĐỀ TÀI CÂU CHUYỆN (1)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, rất nhiều Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại hội trường. Các vị này đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây : Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về quân đội, câu chuyện về sợ hãi, câu chuyện về chiến trận, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về đồ nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về ma quỷ, các câu chuyện sai khác về thế giới, về biển lớn, các câu chuyện về hữu và phi hữu.
2. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo :
- Này các Tỷ-kheo, các Thầy nay ngồi hội họp ở đây, nói chuyện về vấn đề gì ? Câu chuyện gì đang bàn giữa các Thầy bàn xong ?
- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất trở về, chúng con ngồi hội họp tại hội trường, và chúng con đang chú tâm trong nhiều câu chuyện phù phiếm sai khác sau đây : Câu chuyện về vua, câu chuyện về ăn trộm... các câu chuyện về hữu và phi hữu.
- Này các Tỷ-kheo, thật không xứng đáng cho các Thầy, là những thiện nam tử, vì lòng xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại có thể sống sai khác, như câu chuyện về vua... câu chuyện về hữu và phi hữu. Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài nói chuyện này. Thế nào là mười ?
3. Câu chuyện về ít dục, câu chuyện về biết đủ, câu chuyện về viễn ly, câu chuyện về không tụ hội, câu chuyện về tinh tấn, câu chuyện về giới, câu chuyện về định, câu chuyện về tuệ, câu chuyện về giải thoát, câu chuyện về giải thoát tri kiến.
Này các Tỷ-kheo, có mười đề tài để nói chuyện này.
4. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy tiếp tục nói những câu chuyện liên hệ đến mười đề tài để nói chuyện này, thời các Thầy có thể với ánh sáng (của mình) đánh bạt ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy lực, còn nói gì của các du sĩ ngoại đạo.
(X) (70) NHỮNG ĐỀ TÀI CÂU CHUYỆN (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười sự việc được tán thán này. Thế nào là mười ?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình ít dục, và là người khiến cho đề tài ít dục được nói đến giữa các Tỷ-kheo. Tỷ-kheo ít dục và là người khiến cho đề tài ít dục được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được tán thán và Tỷ-kheo tự mình biết đủ... tự mình sống viễn ly... tự mình không tụ hội... tự mình tinh tấn... tự mình đầy đủ giới... tự mình đầy đủ định... tự mình đầy đủ tuệ... tự mình đầu đủ giải thoát... tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến, và là người khiến cho đề tài giải thoát tri kiến được nói đến giữa các Tỷ-kheo, là sự việc đáng được tán thán.
Này các Tỷ-kheo, có mười sự việc được tán thán này.
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
Nguồn: www.quangduc.com