Phổ Môn Giảng Lục
Lúc bấy giờ Ngài Vô Tận Ý
Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng
Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhơn duyên gì
mà tên là Quán Thế
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm là Phẩm thứ 25 trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phẩm thứ 24 là Phẩm Diệu Âm giảng về một vị Bồ Tát ở Phương Đông. Phẩm Phổ Môn này là giảng về vị Bồ Tát ở Phương Tây. Tây phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, xưng là Tây phương Tam Thánh. A Di Đà Phật là Giáo chủ, tương lai, khi thoái vị là Quán Thế Âm Bồ Tát thay thế. Đức Phật mới đó hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Dương Phật. Kỳ thiệt Quán Thế Âm Bồ Tát ở kiếp lâu xa về trước sớm đã thành Phật, hiệu xưng là Chánh Pháp Minh Như Lai mà hiện tại Quán Thế Âm Bồ Tát chính là Chánh Pháp Minh Như Lai thị hiện vậy. Vì muốn phổ độ chúng sanh nên tùy theo cơ duyên thể hiện chẳng đồng, những tướng hiện ra cũng khác, như đồng trên sân khấu hí trường huyễn biến đủ trò, nhưng mà bản thân diễn viên vẫn không hề biến chất gì cả.
Lúc bấy giờ là chính lúc này vậy. Lúc mà Đức Phật Thích Ca sắp đang giảng sự tích của Quán Thế AﭠBồ Tát ở Tây phương. Chính là lúc mà cơ giáo gặp sát nhau cảm ứng đạo giao. Lại cũng là lúc mà căn cơ của chúng sanh thành Phật đã thuần thục, cho nên mới có thể cảm đếᮠNhư Lai thuyết Đại giáo và chúng Hội có thể nghe được Diệu Pháp vậy. Lại còn có nghĩa nữa lúc bấy giờ là lúc mà thường gọi là: thế giới, vị nhân, đối trị và đệ nhất nghĩa bốn món tất đàn nhân duyên: Tất là khắp cả, Đàn là đàn thí. Khắp thí cho vậy. Phải chăng là Pháp bổn vô thuyết, Đạo bản vô ngôn. Nhưng muốn vì chúng sanh nên mới có bốn tất đàn nhân duyên, khiến được bốn món lợi ích, cho nên vô thuyết mà phải thuyết, vô ngôn mà phải ngôn.
1 – Thuyết về thế giới tất đàn, là khiến được lợi ích vui mừng, tuy chưa phá ác sinh thiện, nhưng Pháp hỉ đã được sung mãn.
2. Thuyết về vị nhân tất đàn, là khiến được lợi ích sanh thiện. Như sau khi nghe kinh, thơì chúng thiện phụng hành.
3. Thuyết về đối trị tất đàn, là khiến được lợi ích phá ác. Như sau khi nghe kinh thời chư ác mạc tác.
4. Thuyết về đệ nhất nghĩa tất đàn, là khiến được lợi ích nhập lý. Như nhờ nghe kinh Pháp mà được đại triệt ngộ chứng nhập Diệu lý.
Đức Phật, sở dĩ nói Quán Thế Âm Pháp Môn phẩm này là vì có thật tại lợi ích của bốn món tất đàn vậy. Hoặc có người được lợi ích vui mừng mà sanh thiện, hoặc được lợi ích phá ác mà nhập lý. Mọi người đều tùy căn tánh mà được lợi ích chẳng đồng. Sở dĩ chúng ta nghe được kinh mới phát được tâm vui mừng. Rồi nhân đấy, kẻ nao chưa trồng căn lành trồng đi. Một khi nghe hiểu rõ ràng, đổi lỗi hướng lành từ đây sanh lành phá ác, đấy tức là căn lành đã thuần thục. Kẻ nào chưa thuần thục hãy thuần thục đi; như năng được một phen ngộ mà triệt ngộ thấu Diệu đạo. Còn những người chưa được giải thoát thời phải giải thoát đi, để vượt lên chứng đến quả Bồ Đề. Hiện nay giảng phẩm Phổ Môn là lúc chính thời tiết nhân duyên bốn món tất đàn đã đến, cho nên gọi là lúc bấy giờ.
- Vô Tận Ý là danh hiệu một vị Bồ Tát. Vị Bồ Tát này vì sao gọi là Vô Tận Ý ? Vì Ngài xem thấy vô cùng tận thế giới và vô cùng tận chúng sanh đang ở những thế giới kia cảm chịu vô cùng tận sự khổ não; rồi mới phát nguyện cứu độ chúng, tức là có rõ ràng tâm ý vô cùng tận cho nên gọi là Vô Tận Ý. Vị Bồ Tát này có bốn câu kệ:
Thế giới vô tận trần nhiểu nhiểu,
Chúng sanh vô số nghiệp mang mang
A?#224; vô để lãng thao thao,
Thị cố hiệu vi Vô Tận Ý.
Nghĩa là:
Thế giới không ngằn, bụi lăng xăng,
Chúng sanh không số, nghiệp rộn ràng,
A?#224; không đáy, sóng cuồn cuộn,
Vậy nên hiệu là Vô Tận Ý.
Thế giới vô lượng vô biên; chúng sanh cũng vô cùng vô tận. Đi đến một xứ là có một xứ thế giới. Và đi đến một thế giới là có một thế giới chúng sanh. Đấy là chúng sanh vô lượng vô tận, nó chịu trọn vẹn tình ái mê hoặc, chẳng thể đẩy lui sanh tử được. Biển nghiệp mênh mang lộn quanh lộn quẩn không khi nào ra khỏi. Bồ Tát Vô Tận Ý chẳng nỡ ngồi mà chứng kiến những bao vô lượng vô biên chúng sanh chịu các khổ não kia. Cho nên Ngài quả quyết mà rằng : Phải độnhững mớ chúng sanh đó cho hết, rồi mới nên chứng lấy quả Bồ Đề. Chính đấy mới là bộ mặt thiệt của Đại thừa Phật pháp vậy. Vậy nên hiệu là Vô Tận Ý.
Phát thệ nguyện của vị Bồ Tát này và Bồ Tát Quán Thế Âm tương đồng. Vô Tận tức là cảnh Sở Quán, một cảnh mà ba quán đế tức là tiếng đời của Quán Thế Âm Ý là ý năng quán giác, tức một tâm ba quán đế, cũng tức quán của Quán Thế Âm vậy. Năng với Sở chẳng hai; Cảnh với Trí nhất như. Cho nên gọi là Vô Tận Ý Bồ Tát.
Liền từ chỗ ngồi đứng dậy… tất cả ba câu tức là nghi thức của đệ tử Phật, khi hướng về Phật để xin hỏi Pháp. Từ chỗ ngồi đứng dậy là đang khi Phật Thích Ca giảng, Bồ Tát này từ chỗ mình ngồi đứng dậy. Các vị Đại Bồ Tát, Thanh Văn, đệ tử cả Pháp hội đều ngồi yên nghe Pháp. Lúc đó Vô Tận Ý Bồ Tát nhân muốn phát vấn nên mới đứng dậy.
Trịch áo bày vai bên hữu là tỏ lòng cung kính chí thành. Các vị Tăng bên Ấn Độ, mặc áo cà sa sắc vàng không có cái câu cái hoàn. Mỗi khi đi khất thực, nghe giảng Pháp đều dùng đắp thân mà đắp trùm cả hai vai chẳng cho trống. Đến khi nào xin hỏi Đạo Pháp thời mới cho trống vai bên hữu để tỏ lòng cung kính. Chắp hai tay mười ngón lại cho ngay thẳng sát nhau là để tỏ muôn ý niệm lăng xăng đều đã tiêu hết, nhất tâm bất loạn. Đối với Đức Phật xin hỏi Pháp mà chắp tay cũng là tỏ lòng cung kính .
Mà bạch Phật rằng tức là khởi lên nói ra như thế ấy. Thiện ác của chúng ta đều do ba nghiệp thân-khẩu-ý gây nên. Ba nghiệp ấy dùng phải chỗ tức là công đức mà trái lại là tội ác.
Đức Phật hướng về là Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật là giác. Giác mà chẳng mê gọi là Phật. Mê mà chẳng giác gọi là chúng sanh. Kỳ thiệt Tâm-Phật-Chúng sanh là ba không sai khác. Mà nếu có sai khác là giác với mê đấy thôi. Giác có ba thứ là: tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Phật Thích Ca khi xưa là Thái Tử Đất Đạt Đa cũng là phàm phu. 19 tuổi xuất gia, 10 tuổi thành Đạo, tức là Đại Giác Đại ngộ trọn chứng Phật quả. Bởi vì Phật đã thấu suốt rõ ràng tất cả muôn Pháp trong thế gian không một Pháp nào chẳng hư dối. Mà bao nhiêu chúng sanh đều là mê muội mờ mịt bất tri bất giác.
Nói đến câu này, quý vị nhất định sanh nghi và bảo: Chúng ta đói nghĩ đến ăn, khát lo tới uống, mùa lạnh sắm áo, mùa hè sợ nóng, đấy chẳng phải là tri giác ư? Đâu biết rằng những thứ tri giác ấy là vọng tri vọng giác đấy thôi. Thử hỏi thân ta từ đâu mà đến? Mọi người đều chỉ biết do nơi cha mẹ sanh ra. Nhưng trước khi cha mẹ sanh mặt mày của người lúc đó ra sao? Đây chắc mọi người chẳng làm sao mà biết được! Vậy thì chúng ta sống trên đời nầy chỉ biết mài miệt lo rộn ràng những việc con cái gái trai, những việc đồ danh mưu lợi vậy sao? Nhưng còn đến trên cõi Ta bà thế giới này để làm việc gì nữa lại là mọi người đều chẳng hề biết tới. Còn nữa, một mai nào đó, sau khi thân này chết, nó lại đi đến chỗ nào? Thời mọi người lại càng chẳng biết nốt! Sống còn đây mà chẳng biết từ đâu đến; chết xong rồi cũng chẳng biết sẽ đi đâu! Chính đấy là mê muội bất giác, sống say chết ngủ. Cho nên gọi:
Khi đến mù mờ lúc đi mê.
Luống uổng đường dài chạy mệt mề.
Sống như thây đi thịt chạy.
Chết cùng cỏ cây đồng hủ tiêu tan.
Chúng ta đối với sự sự vật vật, đâu chẳng phải say sưa vì một chữ "Có". Vợ con tài lộc những gì này khác nọ kia không một điều gì chẳng tồn tại bởi ngã kiến mà ra. Kỳ thiệt nhân sự như chiêm bao, tất cả cảnh như huyễn hóa thảy đều trống không.
Giống như điện ảnh, một màn qua rồi một màn nữa đến. Sau khi chiếu xong, y nhiên là một bức vải trắng; để dụ cho sau khi chúng ta đã có lẽ sống này rồi nhất nhất đều vì cái xác thân cho nó là vật sở hữu của ta. Chẳng may gặp chút nghịch cảnh xảy đến, thời tranh giành quyết liệt mà chẳng chịu nhân nhượng chút nào. Một mai sau nào đó khi thở ra chẳng hít vào được nữa, rồi đem liệm kỹ vào trong quan tài, rồi đem táng kín trong lòng đất, dần dần thịt tiêu xương tán trở lại thành tro bụi như xưa! Từ lúc nấy trở đi mặc cho người muốn làm chúa tể hay làm gì thì tha hồ. Sở dĩ mới nói cái xác thân này sống là cái thây cục cựa, chết là cái thây cứng đờ. Đó, cái Ta có chơn thật gì đâu nào? Suy rộng ra cho đến kim ngân, tài sản, tử tôn, nhà lầu, xe cộ tất cả và tất cả đều thuộc về hư thiết chẳng phải những vật sở hữu của ta. Đấy là chưa nói đến tương lai kiếp hỏa cháy suốt cả trời đất cũng đều hủy hoại, thế giới hãy không còn, thân này còn ở chỗ nào mà có?! Thế nhưng người đời mê mà chẳng giác, xem chẳng thấy, hiểu chẳng thấu, cho nên mới gây tranh giành tranh đấu to tác như thế này. Phải biết tứ đại đều không, ngũ uẩn chẳng có, thân thế gia quốc in như trò huyễn, lại như ma thuật: Khi thì quân thần phụ tử, khi thì lai khứ hữu vô, đều những việc quấy rối nhau tạm thời. Một khi sau huyễn cảnh hạ màn trọn không có một vật gì cả. Kinh Kim Cương nói: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nghĩa là những gì có tướng đều là giả dối.
Phật là đấng Đại giác Đại ngộ, thấu triệt rõ ràng đạo lý, sanh tử khứ lai, liễu đạt được vạn Pháp duy tâm, do tâm mà thấy có, tất cả các Pháp đều là y tha khởi tánh, cho nên không một Pháp nào chẳng phải là huyễn vọng. Giác ngộ được tâm chơn thường này là bất sanh bất diệt, như thế gọi là tự giác. Giác tha là thế nào? Tuy nhiên ta đã tự giác, nhưng bao nhiêu chúng sanh còn đang trôi lăn chìm nổi trong biển khổ mù mịt mênh mông mà nó bất biết tri giác. Ta cần thiết lập phương pháp phổ độ tích cực mà cứu vớt mới xong. Bởi thế nên phát đồng thể đại bi tâm, tận lực cứu vớt mới xong. Bởi thế nên phát đồng thể đại bi tâm, tận lực cứu vớt, đều khiến giác ngộ, bỏ vọng về chơn. Phật pháp là không mà bất không, cho nên cần tực giác mà phải giác tha. Kẻ tiên giác có bổn phận giác ngộ cho người hậu giác. Tự lợi mà phải lợi tha. Thiên hạ vi công. Tất cả chúng sanh đều cùng Ta không hai không khác. Sự sự công khai, đều được cộng đồng lợi ích. Đấy là tâm trường bình đẳng bất nhị của Bồ Tát. Tự giác và tự lợi, là vô sở trụ, vô sở hữu, tức là chơn không pháp môn, thuộc về tiêu cực. Giác tha là lợi tha, không mà bất không – tức là Diệu hữu pháp môn, mà sanh kỳ tâm là tích cực.
Giác hạnh viên mãn nghĩa là như thế nào? Tự giác là xuất thế; giác tha là nhập thế. Viên mãn, tự giác, giác tha, tức là trung đạo nghĩa đế. Đã dứt sạch rốt ráo các phiền não ở năm chỗ, diệt hẳn hai thứ sanh tử. Tự giác rồi lại đi làm giác tha, do tiêu cực mà tích cực, tức là xuất thế mà nhập thế vậy. Muốn giác tha trước phải tự giác đã, mới hội nhập thế nơi xuất thế, tức tích cực là tiêu cực. Tự và Tha đồng chứng được trung đạo, nên gọi đấy là giác hạnh viên mãn vậy. La Hán tự giác, Bồ Tát giác tha, mà giác hạnh viên mãn mới là Phật đấy. Giống như thành lập Cư Sĩ Lâm là mục đích muốn mọi người đều được lợi ích là liễu sanh tử, rốt ráo thành Phật quả, nên gọi là tự giác giác tha. Chúng ta tai năng văn, mắt năng kiến, biết lạnh, biết nóng đấy là vọng tri vọng giác, vọng kiến vọng văn, chơn tri chơn giác. Vọng như sóng, Chơn như nước. Nhờ biến toàn nước thành sóng, toàn chơn tác vọng cho nên thành chúng sanh. Nếu ai buông thả muôn duyên – sóng mòi dứt lặng, toàn sóng tức nước – tức nơi vọng qui về chơn, là rốt ráo thành Phật trọn.
Từ Thế Tôn trở xuống, lại là lời thưa hỏi của Vô Tận Ý Bồ Tát. Hai chữ Thế Tôn là Vô Tận Ý Bồ Tát xưng hô đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhân là vì thầy dẫn dắt của ba cõi. Cha lành của bốn loài. Thế gian lục đạo phàm phu, và xuất thế tam thừa Thánh chúng không ai chẳng cung kính. Được tất cả thế gian và xuất thế gian tôn kính nên gọi là Thế Tôn. Chúng sanh vốn cũng là Phật, chỉ bởi điên đảo mê mờ, tự khinh tự rẻ biến thành chúng sanh. Đức Phật khi ban sơ cũng là phàm phu, chỉ nhờ chánh kiến phân minh, tự tôn tự trọng tâm tánh linh minh của mình, phản vọng qui chơn, từ bi hỷ xả mà được thành Phật trọn vẹn. Ai được như vậy, chúng ta cũng trọn vẹn là Phật chứ gì?
Một Đức Phật có 10 hiệu sai khác:
-
Như Lai, 2) Ứng Cúng, 3) Chánh Biến Tri, 4) Minh Hành Túc, 5) Thiện Thệ, 6) Thế Gian Giải, 7) Vô Thượng Sĩ, 8) Điều Ngự Trượng Phu, 9) Thiên Nhân Sư, 10) Phật Thế Tôn. ( Phật và Thế Tôn một trong mười hiệu).
Vô Tận Ý Bồ Tát xưng Thế Tôn
rồi liền hỏi Quán Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên gì mà gọi là Quán Thế
Vậy thời ba chữ Quán Thế Âm
cũng phải có nhân duyên. Lấy gì làm nhân và làm duyên? Bởi vì chúng sanh ở
trong biển khổ mênh mang mù mịt, chịu bao khổ sanh tử luân hồi. Chúng sanh
bị khổ cầu cứu là Nhân, Bồ Tát năng quán tiếng kêu cứu khổ xuất phát lòng
từ bi là Duyên. Do đấy nhân duyên nhóm hợp cảm ứng đạo giao, cho nên hiệu
Ngài là Quán Thế
2-Đáp – Có 3: Sơ, Tổng Đáp.
Nguồn: www.quangduc.com