Lịch Sử Phật Giáo - Hình tượng Kut trong cuộc sống tín ngưỡng dân tộc Chăm.

 

.


HÌNH TƯỢNG KÚT

TRONG CUỘC SỐNG TÍN NGƯỠNG DÂN TỘC CHĂM

Thông Thanh Khánh

 

---o0o---

 

Kút Chăm, một dạng nghĩa địa thuộc Mẫu hệ của dòng  thiêu Bà – La –Môn. Nơi mà tronmg dó lưu giữ những mảng xương trán của những người đã quá vãng sau khi hoả thiêu, được dòng tộc đưa về tôn thờ  trong một khong gian trống trải đồng thời tuyệt đối tĩnh lặng. Trên một khuôn viên đã qui định, hình tượng Kút được người Chăm kiến tạo một cách độc đáo, đó là những phiến đá trơn tru hay những hình hoa văn cách điệu đặt trưng với những nét uốn lượng mềm mại thon thả biểu hiện nét thanh thoát nhưng đượm vẻ thiêng liêng, mầu nhiệm. Có lẽ một không gian trống trải và tĩnh lặng cùng với phiến đá trơn là hình thái tuyệt vời về sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật – tâm linh trong tâm thức của người Chăm vốn ưa sự suy tư triết học, một cặp phạm trù kết hợp hài hoà giữa những yếu tố Thiên – Địa, Aâm – Dương, Linga – Yoni mà đối với cộng đồng Chăm không bao giờ thiếu vắng. Có phải vì thế hay không mà cặp phạm trù này đã đi vào cuộc sống người Chăm tựa như dòng nước trôi về biển cả. Điều đó đã đi vào tận cùng trong vô thức nhưng khi ngoái nhìn lại nó đã ẩn chứa cả một hêï thống hàm súc về một ý thức thực tại, là sự dung chứa biết bao những tìm lực triết học một cách siêu thoát trong cuộc sống cộng đồng người Chăm. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Chăm cho rằng “ Kút” là gạch nối của nghệ thuật điêu khắc và sự chuyển biến từ nghệ thuật rực rỡ đến suy tàn của vương quốc Chămpa. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh nổi ta sẽ dễ dàng thấy điều này, nhưng thực ra “ Kút” Chăm không phải là gạch nối của nghệ thuật phát triển hay tàn lụi của vương quốc Chămpa đã được cộng đồng Chăm đưa về mảng siêu thực đỉnh cao của nghệ thuật, trong đó tượng Kút là trrung tâm của nghệ thuật siêu thực trong văn hoá đương đại. Tìm về nguồn gốc của Kút Chăm, tra lục các thư tịch cổ Chăm để lại chúng ta được biết – Kút Chăm được xuất hiện vào thời vương triều Po Kluang Garai (TK X – XI). Trong giai đoạn này, vì nhận thấy sjw suy yếu của vương quốc Chămpa do sự phận tranh quyền lực cũng như vấn đề bảo vệ lãnh thổ, cho nên các triết gia Chămpa đã lập thành hình tượng Kút để bảo lưu hình tượng văn hoá – triết học cho thế hệ mai sau, nên từ đó Kút cùng với việc tôn thờ tự xương trán của các vị vua hay tướng lãnh trong đền tháp được xuất hiện, đồng thời trở thành một cuộc sống tín ngưỡng và tập tục của cộng đồng Chăm cho đến ngày nay. Từ quan niệm ban đầu giữ lại vết tích liên quan đến tâm linh thông qua hình tượng “Kút”,  theo từng giai đoạn những triết gia Chăm dã đưa vào mảng đá vô tri này bqao nguồn triết học đặc sắc, mang mảng nghệ thuật độc đáo mà bản thân những phiến đá này phải có trọng trách gìn giữ. Phản ảnh một cách hoàn thiện vềâ văn hoá Chăm vốn đang là bức màn bí ẩn vẫn chưa được hé mở bao nhiêu. 

ĐÁ : CHẤT LIỆU KIẾN TẠO KÚT CHÍNH – MỘT LINH HỒN BẤT TỬ HAY MỘT VŨ TRỤ BAO LA 

Nếu như trong điêu khắc Chăm từ thế kỷ thứ II đến XVI  chất liệu  để kiến tạo những chất phù điêu, tượng, bệ thờ, đều xuất phát từ đá. Trên ngôi tháp uy nghi trầm mặc, những ô cửa nhỏ hình lá nhĩ là những tấm phù điêu rực rỡ với hình tượng Siva, Visnu, Vũ nữ, hộ pháp…mang đặc điểm nhân chủng Chămpa tạo nên vẻ hùng dũng giữa hai ngọn đồi chồng chất thời gian thì những phiến đá ấy lại được người Chăm tôn thờ một cách thành kính. Nếu ta thâm nhạp vào đời sống tín ngưỡng của cộng đồng Chưm thì mới thấy hết được tầm quan trọng của những phiến đá ấy. Những phiến đá được người thợ Chăm tôn thờ là những  loại đá sa thạch không có dấu vết gò đẽo, có hình dáng hơi tròn ở đầu được mang đến từ bờ sông, con suối hay phải lặn hụp từ biển đưa về. Những phiến đá ấy luôn luôn gắn liền với huyền thoại, sự tích và bắt đầu giả từ kiếp sống vô tri của đất đá để hoá thân thành một thần linh, có linh hồn, có tinhsa cách  và có khả năng nhiệm mầu để phán xét cuộc sống trần thế. Hơn thế, phiến đá lúc này không phải là một linh hồn bình thường mà là  một linh hồn siêu Việt, một tÝnh cách siêu xuất để cai quản linh hồn cuat Tiểu ngã mỗi cá thể con người nhập vào Đại ngã vô biên. Tất cảnhững ý nghĩa trên được biểu thị bằng nghi thức nhập “ Kút” mà Pô Dhìa  - một tu sĩ cao nhất của Bà – La –Môn Chăm được thực hiện thông qua động tác nghi lễ như sau:

-         Danăt rangăl richo (nghi thức hành lễ và vị trí thánh tẩy) : nghi thức này được thực hiện sau khi đã làm lễ xin động thổ để dựng Kút (Pakak tanưk padăng Kút ), Pô Dhìa cử hành nghi lễ bao gồm  thùng nước, cát được lấy từ sông, gạo, nếp  rang nổ ( Lyman), Mhu, bông…hàm ý của nghi lễ này là tẩy sạch những “bản chất” vốn có của đá một linh hồn hiện hữu ( Dhok Dhoăn) đẻ đẩm trách công việc của đại ngã – Danăk da – à- pa tau Kút ( nghi thức hành lễ thỉnh đá là biểu tượng Kút) : sau khi phíên đấ kia đã đảm trách hoàn toàn công việc của một linh hồn Đại ngã, lúc này Pô Dhìa cung kính thỉng về đặt vào một vị trí cố định mà ở dưới nó là những mảng xương của người đã chết. Việc này biểu trưng cho Đại ngã ( phiến đá) bao la che chở cho những Tiểu ngã( xương trán người chết) vốn bé nhỏ. Nhưng khi đã hoàn thành các nghi lễ, Tiểu ngã được người Chăm quên hẳn và chỉ chấp nhận phiến đá kia là một linh hồn bất tử. Từ đây ta thất triết lý của Rig – Vệ Đà đã được người Chăm rút gọn chỉ bằng Xương trán người chết và phiến đá dựng đứng ẩn chứa một ý nghĩa biểu trưng : con người là một Chân ngã ( Atman) và coi đây là hiện thân của Đại ngã ( Brahma) tuyệt đối. Trong toàn thể vũ trụ là cái ngã tìm ẩn trong lòng ta ( Atman ) là Brahman, Brahma và Atman là một thực tại đồng nhất. Triết ký đó được cộng đồng người Chăm biểu thị bằng hòn đá vô tri nhưng ẩn chứa sự vận chuyển của vũ trụ.

LINGA – YONI : YẾU TỐ ÂM DƯƠNG

 

Nếu phiến đá là một biểu tượng của linh hồn bất tử “ một” tuyệt đối thì cũng ngay hình thức Kút ta lại bắt gặp một hiên thân của cặp bệ Linga – Yoni ( Âm) được đặt thành bệ dính liền nhau, ở đây muốn nói đến sự dung hoà giữa trời đất nó liên quan chặt chẽ trong cuộc sống con người, và chính nhờ sự dung hoà này mà con người được sinh tồn và phát triển.

Từ quan niệm trên, công đồng người Chăm đã đưa cặp Linga – Yoni vào hình tượng Kút. Nhưng không  phải hình tượng những bệ cao đồ sộ với nghệ thuật điêu khắc sắc sảo mà ở đây đã đơn giản hoá, không có Siva thể hiện bằng  một hình tượng vị thần cầm các vật dụng được tạo một cách sắc sảo, cộng đồng Chăm đẫ đưa Linga – Yoni ưor Kút chỉ là những phiến đá trơn tru không cầu kỳ, chỉ đứng lặng lẽ giữa một không gian tĩnh lặng trầm mặc.

Tóm lại: Biểu tượng Kút Chăm là một sự  dung chứa những tinh ba của các nguồn văn hoá, cộng đồng Chăm đã dồn tất cả tâm lực vào vấn đề bảo lưu không phải bằng những tạng kinh đẻ lại đồ sộ , mà chỉ thông qua hình tượng Kút đã phản ánh gần như trọn vẹn một nguồn văn hoá đặc sắc của cộng đồng, một triết lý siêu việt, trong sự dung hoà một cách tự nhiên giữa các tư tưởng Bà – la – môn và Phật giáo một cách hoàn hảo.

Ai đã một lần đi qua vùng Chăm Ninh Thụân, Bình Thuận ghé về với làng Chăm, thấp thoáng đâu đây những nghĩa địa “ Kút” được kiến tạo trên một không gian tróng vắng, những phiến đá vô tri nằm kề cận nhsu ta cứ tưởng chỉ là một không giân đơn điệu, nhưng nếu ta biết được những  gì mà các lão làng kể lại lúc đó ta mới thật sự sửng sốt trước một trí tuệ tuyệt vời của một cộng đồng vốn ưa sống cuộc sống nội tâm.

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-06-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

夜渡凡尘 削发更衣 放下凡夫心 故事 Để yêu thương mang lại hạnh phúc 元代 僧人 功德碑 10 điều không cầu khi đi chùa lễ phật 喜马拉雅网页版 积极向上的名言警句 所住而生其心 Þ cẫm bat ngo ceo thai ha books chan dat di an suy ngẫm về việc tan TÃo vang ç ¼èµžå ½åº ä½œæ à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元