Lịch Sử Phật Giáo - Quan niệm tính chất mật thừa trong xã hội Cham Pa

 

.


 

QUAN NIỆM TÍNH CHẤT MẬT THỪA TRONG XÃ HỘI CHĂMPA

 

Thông Thanh Khánh

 

---o0o---

Trong lịch sử phát triển của các bộ phái Phật giáo, Mật Tông được xem như xuất hiện cùng lúc với hệ thống phát sinh tinh thần Đại thừa trên quê hương ẤN Độ. Người khởi xướng cho tinh thần này không ai khác hơn là vị luận sư nổi tiếng đã thị hiện hơn 500 năm Đức Phật nhập diệt làm nên cuộc chuyển pháp luận thứ hai truyền sinh khí cho Phật giáo Đại thừa phát triển sâu mạnh làm hưng khởi một nguồn sống mới cho tinh thần Đại thừa đi vào tính nhập thế phát huy mạnh mẽ ở Trung Hoa, nhật bản, tây tạng và gần đây nhất là sự thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội phương Tây. Vị luận sư bất tử ấy chính là Bồ Tát Nagarjuna ( Long Thọ) người quan niệm xây dựng tính không  và trở nên con người siêu xuất đi vào cuộc sống huyền thọai. Đề cập đến Mật Thừa phát triển tại Chămpa cho đến nay vẫn chưa xác định chắc chắn được giai đoạn phát khởi và nơi đâu là điểm tiếp nhận tinh thần Mật Thừa trước nhất. Thông qua các văn kiện bia ký được tìm thấy, chúng ta biết rằng những giai đoạn của thế kỷ thứ IX – X Mật Thừa đã chính thức phát triển một cách hưng thịnh.

 Trong đời sống xã hội Chămpa, thông qua bia ký Nham Biền chúng ta biết rằng dưới triều đại Jaya – Simhavaman (898 – 916) một quan đại thần đã được đề cử sang Jaya để tham cứu về Mật Tông. Chính từ những tư liệu hiếm hoi này cho chúng ta thấy sự phát triển của tư tưởng Mật Thừa trong đời sống tôn giáo ( Phật giáo) hết sức quan trọng trong xã hội lúc bấy giờ. Trong các hoạt động có tính chất phổ quát đó là Mật Thừa như là cầu nối cho các sự giao thoa tư tưởng giữa các khu vực đối với Chămpa ngày càng thêm khởi sắc.

Trong nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc tượng đá được tìm thấy ở Đồng Dương, Trà Kiệu, An Mỹ, Tam Kỳ, Tam Mỹ… hình tượng nam thần và nữ thần là một bằng chứng rõ nét hơn hết về sự có mặt của Mật Thừa trong cộng đồng Chămpa nhưng cũng thông qua ngôn ngữ điêu khắc chúng ta đọc được khá nhiều về hành trạng của bộ phái Mật Thừa, sự hiện diện của đầu tượng Nam thần Vairocana ( Đại Nhật Quang Như Lai) được mô tả như lông mày rậm, mắt mở nhỏ, đôi môi dày được tìm thấy ở Đồng Dương lại có sự liên quan mật thiết đến hệ thống mật thừa tây tạng quê hương phát triển xuất sắc của hệ Mật Thừa do Đại sư PadmaSambhava tổ sư phát triển khai sáng cho Phật giáo Tây Tạng khởi xướng. Bên cạnh đó với bức tượng các nhà nghiên cứu thường gọi là nữ thần, nếu xét trên bình diện tư tưởng ta thấy rằng có sự giao thoa chặt chẽ giữa Mật Thừa Tây Tang và Mật Thừa Chămpa nếu chúng ta xét theo phong cách thể hiện, thế đứng, kiểu tóc và vầng hào quang. Nhưng thú vị hơn là tính chất này lại gần gũi với phong cách trình bày của nghệ thuật Ai Cập, chính từ đây cho chúng ta được phép liên tưởng đến sự giao thoa, đan xen nhau của nhiều nguồn tư tưởng – nghệ thuật. Đây là tính chất thông thoáng được Mật Thừa khuyến khích và tán đồng. Đó là một phần của tíen trình giao lưu văn hoá được biểu hiện rõ hơn trong nghệ thuật điêu khắc các tượng Mật Thừa Chămpa mà chúng ta tìm được và xem như duy nhất.

Thông qua các tượng Nữ thần để đề cập đến hệ thống Mật Thừa. Nữ thần ( Tarad) của Mật Tông được xem như một vị trí khá quan trọng. Vấn đề tôn thờ Nữ thần theo quan niệm như là một “ Huyền học dục tính” được gọi là “ Sakti”, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn gốc văn minh. Mẫu hệ được xuất phát ban dầu từ nền văn hoá của giống người Dravidien thuộc nền văn minh Ấn Độ cổ xưa về việc phụng thờ thần Mẫu, nữ thần hương thôn… Theo tinh thần Đại thừa phật giáo được phản ánh rõ nhất trong hệ thống kinh Bát Nhã Balamật  (Prajnàpàramita) xem những Nữ thần tính độc lập đầu tiên của Phật giáo. Tàrajati được xem như là một đứng cứu thế của phụ nữ, là sản phẩm của bình dân và Tàrajati được xem như “ là mẹ của tất cả chư Phật”. Ơû đây sự gần gũi thêm của hình ảnh Tam thế giác mẫu, bà mẹ của chánh giác ( của chư Phật) trong ba đời, đây còn là quả vị, Đức hiệu của ngài Manjuri (Văn Phù Sư Lợi). Từ những lý do đó nên tính chất phật giáo mật tông đã luôn có mặt trong cộng đồng Chămpa, một xã hội mà trong đó thiết đế chủ đích vẫn là tính chất Mẫu hệ, xây dựng xã hội trên cương lĩnh của tính chất Mẫu tính và Mẫu cư độc đáo.

Tư tấm bia Nham Biền  quan niệm về tính chất Mật Tông được định nghĩa như những thần thánh. Mật Tông, là sự nhân cách hoá của những sức mạnh tâm linh và phép thuật mà người ta chế ra và sử dụng những cấp bậc trên đường giải thoát. Từ những quan niệm này cho ta thấy rằng với sự tịnh hoá ba nghiệp Thân – Khẩu – Tâm để trở thành Thân – Khẩu – Tâm của chư phật. Khi ba sự tịnh hoá ấy thành tựu gọi là ba nghiệp tương ứng trọn vẹn với Phật tánh. Ngoài định ý ấy nội dung này còn muốn đề cập đến Mahamudra ( Đại Ấn) và Mahatli (Đại toàn thiện) đây là hai quan niệm của hai bộ phái Tây Tạng là phái Kargya và phái Nyingma. Trong kinh thánh định vương đức phật đã truyền dạy “… Này các Tỳ kheo, tánh của tất cả các pháp làMahamudru ( Đại Ấn)” sự hướng về tánh không để giải thoát trên quan niệm dùng Ấn táng không vào tất cả các pháp bao hàm luôn cả tâm thức và tư tưởng. Nhưng với đại ấn mức độ thâm nhập tột đỉnh đi vào tận cùng của nó là mục đích chỉ thẳng đến thực tại, điểm giác ngộ thông qua trực tiếp bởi tâm vì tâm. Bộ phái Đại Ấn dường như ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Bồ Tát Nagarjana ( Long Thọ) ông là trụ cột biểu trưng cho quan niệm tính không trong lịch sử triết học Phật giáo. Có thể thấy rằng quan niệm về Mật Tông tại Chămpa mang một  tính chất đặc biệt  trong đó người hành giả khi hành trì mật chú chỉ vì con đường tìm  đến sự thanh tịnh hoá thân tâm theo một lộ trình giác ngộ giải thoát nhưng không xa rời lắm tính chất  quần chúng đi vào đời sống hiện thật một cách mạnh mẽ. Một câu nói khá nổi tiếng của Mật Thừa “ Con người đã ngã té trên đất hẳn phải nhờ chính mặt đất để đứng dậy” có thể minh họa hơn về tính chất Mật Thừa phát triển trong xã hội Chămpa, được tiếp nhận một cách nồng hậu và xem như là nhựa sống cần thiết cho một cộng đồng dân tộc vốn ưa sống cuộc sống với nội tâm.

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-06-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

夜渡凡尘 削发更衣 放下凡夫心 故事 Để yêu thương mang lại hạnh phúc 元代 僧人 功德碑 10 điều không cầu khi đi chùa lễ phật 喜马拉雅网页版 积极向上的名言警句 所住而生其心 Þ cẫm bat ngo ceo thai ha books chan dat di an suy ngẫm về việc tan TÃo vang ç ¼èµžå ½åº ä½œæ à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元