DẤU TÍCH PHẬT GIÁO PANDURANGA
Thông Thanh Khánh
---o0o---
Panduranga ở phía Nam Chămpa thuộc địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay.trung tâm này được hình thành khá sớm cùng với những kiến trúc đền tháp còn lại tạo nên một nét đặc trưng của khu vực được xem là sự phát triển vàng son hay là chứng nhân cuối cùng của một vương quốc Chiêm Thành đi vào sự chấm dứt. Cổ sử Trung Hoa đề cập đến vùng này với tên gọi là Pin Tong Long (Tần Chu Long) hay Pin To Lo (Tần Hà La) có thủ phủ chính là Virapura và Rajapura. Theo mô tả có bi ký được tìm thấy có niên đại vào thế kỉ thứ VIII tại khu vực NinhPhước – Bình Thuận có tên gọi là biaGrailamor cho biết rằng, đây là một trung tâm hoạt động kinh tế – tôn giáo diễn ra rất phồn thịnh lúc bấy giờ. Một tấm bia được phát hiện thấy ở hòn Đỏ- Mỹ – Tân – Ninh Hải đã khoả tả là nơi trù phú với một hương cảng hết sức quan trọng đối với khu vực. Với Panduranga thời điểm phồn thịnh nhất và trở thành một trung tâm lớn nhất kẻ từ Lý Thánh Tông chiếm đóng ChiêmThành trở về kinh đô Chà Bàn vào năm 1069 và Lê Thánh Tông đánh chiếm (1470) toàn bộ khu vực trung tâm Vijaya, Kauthara bị phá bỏ hoàn toàn do cuộc chiến tranh, toàn bộ các hoạt động lại vồn về Panpuranga. Tìm về dấu tích Phật giáo tại khu trung tâm này chúng tôi tạm thời chia thành hai khu di tích có những đặc điểm riêng biệt khác nhau nhưng lại bổ sung một cách toàn thịên cho diện mạo của Phật giáo tại trung tâm Paduranga, đó là di tích Phật giáo Ninh Thuận với hệ thống văn bia và di tích Bình Thụân với các hiện vật tương phật được tìm thấy. DI TÍCH NINH THUẬN
Khi tiến hành khảo cứu dòng Phật giáo Ninh Thuận ó rất nhiều ý kiến đề cập khác nhau về thời điểm du nhập. Ơû đây chúng tôi căn cứ theo thời điểm và cực điểm của sự phát triển dòng Đại thừa Phật giáo thời điểm sau càng trở về phía Bắc để đánh dấu vấn đề hoằng giáo của tầng lớp tu sĩ xa xưa, tren vùng đất này. Đề cập vấn đề Phật giáo, nhà nghiên cứu Pháp Coedèr, ông đã dựa vào văn bia chữ Phạn (Sanscrit) cùng thời với bia Võ Cạnh ( Nha Trang) cho rằng “Vào thế kỉ thứ III Phật giáo là tôn giáo chủ đạo quanh khu vực sứ Paduranga đồng thời căn cứ vào các văn bia tìm thấy ở Phú Quý ( Ninh Phước ) cho biết thêm v ào năm 889 Darramesvaravarman đã cho xây dựng tu diện mang tên vợ một lãnh chúa Đồng Dương ( Quảng Nam – Đà Nẵng) là Rajaka đã quyên cúng cho tu diện và bia Bakul tìm thấy tại làng Chung Mỹ (Play Bal Chong) có 9 dòng Phạn ngữ và 7 dòng chữ Chăm cổ có niên đại 729, đặc biệt qua tham cứu tấm bian này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “ Tác giả kì bí tự nhận là Sthavira Buddhanirvana, con của một vị Thượng thư đời vua Vikkatavarman III đã cúng hai tu dviện để thờ Phật và Siva”. Từ những kì bí trên cho thấy Phật giáo đã có ảnh hưởng nhất định và sâu sắc đến sứ Paduranga mà Ninh Thuận có thể được xem là trung tâm lớn thứ hai sau Nha Trang, được thừa kế triết lý tư tưởng Phật giáo khi mà đã thấm nhuần vào người dân Chămpa vào những thời kì đầu sau Công nguyên và đến thế kỉ thứ III phát triển một chác rực rỡ nhất. Căn cứ vào bia Võ Cạnh có thể tạm thời phân định sự định hình của các dòng phái Phật giáo bao gồm hai hệ tư tưởng chính. Hệ tư tưởng của bộ phái Arya – Samiti – Nikaya và Sarvativada ( Nhất Thiết Thủ Bộ) được phát triển mạnh cho đến gần đầu thế kỉ thứ IX – X, sự nở rộ của hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa đã xoá hẳn hệ tư tưởng Phật giáo này. Vì sao có sự xóa hẳn hoàn toàn của hệ tư tưởng ban đầu và được xem là sơ khởi khi Phật giáo có mặt tại xứ Paduranga?. Theo ý kiến chúng tôi vì bộ phái Arya- Samiti – Nikaya ta thường gọi là Nhất Thết Thủ Bộ, tư tưởng chính vẫn là nghiêng theo hệ thống hoá của A Hàm ẩn chứa một sức tiềm ẩn về những cái mới, những sự bộc phá và tìm tòi, nên sau khi có hệ tưq tưởng Đại thừa khởi phát bộ phái này đã nghiêng hẳn về quan niệm của Đại thừa nên khi xoá bỏ hoàn toàn trong đời sống sinh hoạt tinh thần của phật giáo đương thời. Từ đó sự phát triển phật giáo tại vùng đất phía Nam Chămpa này ngày đựơc phát triển đến thế kỉ X-XII. Từ sự phát triển thịnh vượng của tư tưởng phật giáo đánh dấu cho bước rẽ mới, càng về sau sự phát triển càng lơi về phía Bắc và cho đến lúc phật giáo mất hẳn trong đời sống tôn giáo của cộng đồng Chăm. Trong bối cảnh chung, chính những thời điểm này sự kế thừa và ban giao của tư tưởng phật giáo giữa cộng đồng Chăm và cư dân người Việt từ phía Bắc đi vào mang theo tư tưởng phật giáo Trung Hoa ảnh hưởng mạnh đến Đại Việt bằng sự tương đồng và kế thừa bắt đầu cuối thế kỉ thứ XVII đầu thế kỉ XVIII và từ đây phật giáo phát triển ngày càng mạnh mẽ ở cộng đồng người Việt và nhiều tông phái do các bậc cao tăng dân du truyền về.
DI TÍCH BÌNH THUẬN
Noài di tích Ninh Thuận chúng tôi vừa nêu đặc biệt tại Bình Thuận một vùng đất ít được chú ý đến qua di tích phật giáo, lại là nơi có một số di vật phật giáo đáng được quan tâm.
NHÓM TƯỢNG BÀ HOÈ – PHƯỚC THIỆN XUÂN
Thuộc địa bàn của hai xã Hàm Đức và Hàm Nhơn ( huyện Hàm Thuận Bắc ), ngoài những hiện vật có giá trị về tiền SaHuỳnh trước năm 1975, còn một quần thể tượng phật bị chôn vùi dưới động cát bao gồm:
- Tượng A Di Đà đứng cao khoảng 0,5- 0,8m bằng đồng, có những nét tương đồng với phong cách tượng Đồng Dương vẫn có đôi môi dày, mũi tẹt cánh rộng, hai tay duỗi thẳng, y phục có những nếp gấp khúc cùng tua viền xung quanh…
- Tượng Phật Thích Ca: Tiêu biển nhất là tượng ngồi, với 7 con rắn Nagar che chở phần trên, tóc quăn, hai chân mày nối liền, mũi rộng, áo chừa cánh tay mặt để lộ ra vai trần, quấn lên cánh tay trái và vai trái, tượng được đúc bằng đồng.
- Tượng Bồ Tát Quán Aâm: tay phải cầm bông sen, tay trái có tư thế thiền, cả hai tay đều có đeo vòng ở cổ tay và cánh tay.
- Riêng với quần thể tượng Siva được thể hiện theo dáng vũ điệu với đôi ngực căng tròn, tượng nhiều tay, mỗi tay cầm một loại khí cụ nhỏ như chuỳ, bông sen, dĩa, ốc biểu trưng cho quan niêm Tứ đại ( đất, nước, lữa, gió) trong đạo phật và BàLa Môn giáo, cùng với sự biến động của dòng sinh, diệt qua hình tượng Siva – luân hồi.
NHÓM TƯỢNG ĐAN BÌNH
Hiện nay phòng trưng bày Bảo tàng Lịch sử TPHCM đang lưu giữ hai hiện vật bao gồm:
- Tượng Phật Thích Ca – mang kí hiệu BTLS 597, tượng có niên đại vào khoảng thế kỉ thứ VII – IX bằng đồng. Tượng với hai tay bắt ấn Tam muội, tư thế ngồi kiết già, hai phần đầu có vầng hào quang, áo được gấp kín tạo thành những nếp gấp hình tròn.
- Tượng Bồ Tát (Avalokitesvara)mang kí hiệu BTLS 605, có niên đại vào khoảng thế kỉ VII – IX, tượng đứng với dáng hơi đổ về phía trước, một tay duỗi thẳng, một tay co lại bắt ấn. Aùo dài gần chấm gót, phía trước có một nếp gấp nhỏ.
NHÓM TƯỢNG PHAN THIẾT
Tượng Phật được tìm thấy ở Phan Thiết cũng được trưng bày tại đây, tiêu biểu gồm hai tượng:
- Phật A Di Đà : số kí hiệu BTLS 592 tượng đứng, nét đặc trưng của tượng này là tấm áo choàng từ vai phủ xuống gần đến gót chân, phần trước để lộ ra bộ ngực, tay phải bắt ấn Cam Lồ, tay trái duỗi thẳng, lòng bàn tay đưa về phía trước. Với dáng vẻ trầm mặc trong suy tư cho ta thấy tính bộc lộ nội tâm mãnh liệt.
- Tượng Bồ Tát : số kí hiệu BTLS 591 có niên đại thế kỉ VII – IX. Tượng Bồ Tát theo tư thế đứng trên bông sen, phần dưới bông sen có hai con rắn Nagar quấn tròn, đế tượng trang trí bằng bông sen đang hé nở. Đặc trưng của Bồ Tát có những hình của Siva – vũ nữ Trà Kiệu cùng với phong cách thoáng đạt, nghệ thuật điêu khắc cầu kì với những nét hoa văn trang trí, những vật trang sức như vòng trên cánh tay trái và phải. Cổ chân được làm nổi bật thêm bằng hai vòng có trang trí hình thái hoa văn cỡ nhỏ, giống như hình lá nhĩ trên các bệ thờ tháp Chăm thuộc khu vực miền Trung. Có thể tượng Bồ Tát thuộc khu vực Phan Thiết đã đạt đến đỉnh cao của giá trị thẩm mỹ qua hai luồng tư tưởng Ấn giáo – phật giáo.
Phật giáo Chămpa với tư tưởng Đaị thừa đã đưa vương quốc Chămpa một thời phát triển vàng son, đờng để lại cho hậu thế một giá trị nghệ thuật đặc sắc, trở thành di sản quý giá của Bình Thuận, nơi có nền phật giáo Chămpa, tiêu biểu có thể xem là đặc sắc của Đông Nam Á.
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-06-2004
Nguồn: www.quangduc.com