.

 

TOÀN TẬP 
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000 

--o0o--

TỰA

 Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784). Chính trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn lần đầu tiên đã có những ghi chép tương đối đầy đủ về thân thế và thơ văn của Minh Châu Hương Hải, từ đó, trở thành nguồn tư liệu cho những người nghiên cứu tiếp sau. Điều đáng tiếc là những ghi chép vừa nêu đã chứa đựng một số lẫn lộn, đặc biệt là việc lẫn lộn các bài thơ của những Thiền sư Trung quốc với chính những tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Sự kiện này gây ra không ít khó khăn cho những ai muốn nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử văn học và tư tưởng Việt Nam cũng như Phật giáo Việt nam thế kỷ thứ 17 .

Chúng tôi do thế đề nghị tập hợp lại đây toàn bộ các tác phẩm hiện biết dưới tên Minh Châu Hương Hải và cho nghiên cứu tất cả chúng, nhằm giúp những ai quan tâm đến lịch sử văn học và tư tưởng dân tộc cùng Phật giáo những nguồn tư liệu đáng tin cậy. Minh Châu Hương Hải toàn tập ra đời là một thể hiện của nỗ lực ấy. Chúng tôi biết rằng lúc sinh thời, Minh Châu Hương Hải đã để lại cho chúng ta rất nhiều tác phẩm, mà cứ theo Hương Hải Thiền sư ngữ lục thì lên tới 30 quyển. Nhưng ngày nay chúng tôi mới phát hiện được 2 quyển Giải Kim cương kinh lý nghĩa, một quyển Giải Di Đà kinh, một quyển Giải Tâm kinh ngũ chỉ, một quyển Sự lý dung thông, tất cả tổng cộng là 5 quyển. Còn 25 quyển kia thất lạc chưa tìm thấy cho đến lúc này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mạnh dạn gọi đây là toàn tập của Minh Châu Hương Hải, bởi vì 5 quyển này là tất cả những gì mà chúng tôi đã trải 25 năm sưu tầm. Nói khác đi, chúng tôi không còn hy vọng tìm thêm một tác phẩm nào khác nữa của Minh Châu Hương Hải ngoài 5 quyển vừa nêu trên. Vì vậy, chúng tôi coi chúng đại diện cho toàn bộ của tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Nêú trong tương lai có phát hiện gì mới, chúng tôi sẽ bổ sung. Tất nhiên, đây cũng có thể gọi là một di tập của ông .

Ngoài 5 tác phẩm ấy, chúng tôi sẽ cho dịch kàm theo trong Toàn tập này bản Hương Hải thiền sư ngữ lục in vào năm Cảnh Hưng thứ 8, Đinh Mão 1747. Đây là tài liệu cơ bản mà Lê Quý Đôn đã sử dụng để có những ghi chú của ông trong Kiến văn tiểu lục. Qua nghiên cứu bản ngữ lục này, chúng tôi thâý có chép 59 bài thơ và 14 đoạn văn của Minh Châu Hương Hải. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, 47 bài thơ và 5 đoạn văn đều chứng tỏ là của những tác giả Trung quốc, chứ không phải của vị thiền sư của chúng ta. Lê Quý Đôn đã nhầm lẫn điều này nên lựa ra 42 bài thơ và 12 đoạn văn vừa nêu để gán cho Minh Châu Hương Hải. Đây mới là một kết quả sơ bộ bởi vì những bài thơ và đoạn văn khác cũng có khả năng của các tác giả Trung quốc, nhưng do cho đến nay vẫn chưa tra cứu được trong các tác phẩm Trung quốc hiện còn, nên chưa có thể bàn luận gì về chúng. Chỉ có sự kiện là trong số 12 bài thơ còn lại thì có khả năng chắc chắn 5 bài là của Minh Châu Hương Hải .

Để tiện cho việc theo dõi của người đọc, trong bản dịch Hương Hải thiền sư ngũ lục, chúng tôi cho đánh số liên tục các bài thơ từ 1 đến 59, trừ một bài thơ quốc âm của Trịnh Cương và 2 bài thơ chữ Hán của Đặng Đình Tướng không được đánh số. Các đoạn trích văn cũng được đánh số như thế từ 1 đến 14, nhưng có thêm chữ (V) ở trước các số để phân biệt. Trong phần nghiên cứu, chúng tôi sử dụng lối đánh số này để gọi tên các bài thơ có trong Hương Hải thiền sư ngũ lục và chỉ ra nó thuộc tác giả và tác phẩm nào của Trung quốc, các đoạn văn xuôi cũng vậy .

Cũng nhờ bản Hương Hải thiền sư ngũ lục này, chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu tình trạng "tam sao thất bổn" mà các bản chép tay thường gặp phải, cụ thể là chép về thơ văn của Minh Châu Hương Hải trong Kiến văn tiểu lục 9 của Lê Quý Đôn. Chúng tôi nghĩ Lê Quý Đôn không bao giờ chép sai khi chép lại cái gọi là thơ văn của Minh Châu Hương Hải từ Hương Hải thiền sư ngũ lục, mà chắc chắn ông đã sử dụng. Tuy nhiên, bản vi phim mà chúng tôi có hiện nay do trường Viễn đông bác cổ Pháp chụp vào ngày 29 tháng 11 năm 1954 mang ký hiệu số A.32, No.312, đã cho thấy qua những lần sao chép có những sai chạy so với bản in Hương Hải thiền sư ngũ lục, khi chép lại các bài thơ của Minh Châu Hương Hải .

Các tác phẩm Trung quốc mà chúng tôi sử dụng để truy tìm các bài thơ Hán chép lẫn trong Hương Hải thiền sư ngũ lục là Cảnh Đức truyền đăng lục và Tục truyền đăng lục của bản in Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (viết tắt ĐTK) mang số 2076 và 2077 và Ngũ đăng hội nguyên, Thiền tông tụ cổ liên châu thông tập và Thiền tông chính mạch của bản in Tục tạng kinh. Tất cả các quyển số và tờ trang được dẫn trong bản Toàn tập này được lấy từ các bản in ấy. Riêng khi trích dẫn Tục tạng, chúng tôi ghi 2 loại số tờ, 1 ghi bình thường và 1 để trong ngoặc. Điều này có nghĩa số thường là số trang đánh liên tục của Tục tạng kinh hội biên ấn từ đầu sách cho đến cuối sách, còn số trong ngoặc là số tờ của từng tác phẩm mà Tục tạng kinh hội đã dùng để in lại trong Tục tạng kinh của hội. Thí dụ, Thiền tông chính mạch 9 tờ 308a12-13 (154c12-13), thì số 308 là chỉ tờ do Tục tạng kinh hội đánh , còn số 154 trong ngoặc là số tờ của bản in gỗ mà Tục tạng kinh hội dùng để in. Chúng tôi ghi cả 2 số, nhằm giúp cho những người có bản in Thiền tông chính mạch lưu hành bên ngoài Tục tạng kinh dễ theo dõi .

Bộ Toàn tập này được chia làm hai phần. Phần Một gồm nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Minh Châu Hương Hải, trong đó chúng tôi chỉ ra các bài thơ và đoạn văn nào là của các tác giả Trung quốc hiện đã tìm thấy. Phần hai gồm tác phẩm đầu tiên của Minh Châu Hương Hải là Giải Kim Cương kinh lý nghĩa và 3 tác phẩm còn lại của ông là Giải Di Đà kinh sớ sao, Giải Tâm kinh ngũ chỉ và Sự lý dung thông cùng với những phân tích, giới thiệu từng tác phẩm một của chúng tôi. Chúng tôi cũng in kèm Hương Hải thiền sư ngũ lục cùng với phần phân tích, giới thiệu và bản dịch chữ Việt ở đầu phần hai nhằm cung cấp tư liệu nghiên cứu đầu tay cho những ai quan tâm đến tác gia lớn này .

Để bảo lưu các bản in cũ và cũng để cung cấp tư liệu nghiên cứu và kiểm soát, chúng tôi cho in lại toàn bộ các văn bản chữ Hán và quốc âm của các tác phẩm vừa nêu. Trong trường hợp một tác phẩm có một hay nhiêù bản in hay bản chép tay thì chúng tôi chọn lấy bản tốt nhất .

Vạn Hạnh       
Mùa Vu Lan 1998

Lê Mạnh Thát

---o0o---

[Mục lục] [Chương kế ]

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Cập nhật : 01-02-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

åƒäæœä½ xuan van hanh 五痛五燒意思 Đi dọc đường quê 塩谷八幡宮 à สโตร ส รา お墓の種類と選び方 看完新闻联播的观后感 Ð Ð Ð 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 描写家乡的桥的句子 พระพ ทธศ ลปาว 护法 hoa thuong thich mat hien 1907 Ç văn å æžœ โทษของเท ยวกลางค น ï¾ ï½ Hà nh 佛經 丢失菩提心的因缘 地藏十轮经 chùa pháp bảo 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 thuyen 乃父之風 천수경듣기 Phật giáo 士用果 ด หน ง Mẹ bi 位牌 文字入れ chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 羯朱嗢祇罗 お寺との付き合い 檀家 bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và ปฏ จจสม ç Tấm lòng của mẹ