Lịch Sử Phật Giáo - Hồ Sơ Phật Giáo VN trước 1963.

 

...... ... .

 

 

 

Hồ Sơ Phật Giáo Việt Nam
Ấn hành để kỷ niệm 40 năm Phật Giáo nhập cuộc 1963-2003

HỒ SƠ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
BỊ ĐÀN ÁP TRƯỚC 1963


Chùa Việt Nam
857-871 S. Berendo St
Los Angles, CA 90005. USA
Tel: 213, 384 9638

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày vượt biên tỵ nạn từ Vũng Tàu đến Mã Lai năm 1977, trong mớ hành lý tôi mang theo quý báu nhất là những tài liệu liên quan đến Phật Sự trước và sau năm 1975.

Những tài liệu về hiện tình Phật Giáo sau năm 1975 đã được tôi tập trung sắp xếp lại thành quyển Bão Qua Cổng Chùa do Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xuất bản năm 1991.

Nhưng cơ duyên bất hạnh là những tài liệu trước năm 1975 đã bị thất lạc trên hải trình vượt thoát. Món quý nhất trong mớ tài liệu thất thoát nầy là tập hồ sơ đúc kết một số trường hợp kỳ thị, đàn áp và bách hại điển hình mà Phật Tử là nạn nhân tại các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa khoảng thời gian đầu thập niên 60 mà tôi đã có dịp chứng kiến tận mắt.

Đã nhiều năm trôi qua , tôi vẫn ân hận tiếc nuối cho sự sơ xuất nầy. Nay duyên lành đến , giúp cho tôi trút được nỗi thống tâm đó khi tìm lại được tập hồ sơ đã lạc mất nầy.

Năm 1962, sau bao nhiêu năm cam chịu chính sách kỳ thị và đàn áp khắc nghiệt của Đệ Nhất Cộng Hòa, Phật Giáo quyết lên tiếng bằng một tập hồ sơ dày 50 trang đánh máy này. Kẻ chịu trách nhiệm đúc kết hồ sơ này chính là Hòa Thượng Thiện Minh. Ngày 20-2-1962, hồ sơ này được gửi đến chính quyền bằng hai ngả. Chính thức qua đường bưu điện và bán chính thức qua Đoàn Đình Dương, Dân Biểu Quốc Hội Đệ Nhất Cộng Hòa đơn vị Bình Định.

Dân Biểu Đoàn đình Dương trao tận tay tài liệu này cho Tổng Thống Ngô đình Điệm và chủ tịch Quốc Hội Trần văn Lắm. Đoàn đình Dương can trường làm việc ấy trước tiên không phải chỉ vì muốn đền ơn trả nghĩa cho Phật Giáo Bình Định cũng như riêng Hòa Thượng Thiện Minh từng hết lòng tiếp tay vận động tranh cử cho mình , nhưng trước tiên vì Dân Biểu Đoàn đình Dương là một Phật Tử và đã ít nhiều thấy thảm trạng mà đồng đạo đã trải qua trong chính địa phương của mình. Gặp nhau lại nơi đất tạm dung, đạo hữu Đoàn đình Dương có đến chùa Việt Nam thăm tôi và chúng tôi đã cùng nhau ôn lại chuyện cũ. 

Tôi vẫn còn nhớ như in một vài kỷ niệm về những chuyến Phật Sự tôi được Phật Giáo Trung Phần phái đến điều tra tình hình sinh hoạt của các Phật Tử các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Phan Thiết và vùng cao nguyên Trung Phần.

Hồi đó là năm 1957, phong trào Dinh Điền đang được xúc tiến mạnh. Theo như luật lệ quy định, dinh điền là một quốc sách tự nguyện. Muốn được nhận cho lên cao nguyên lập nghiệp thì đương sự phải là nghèo, không ruộng vườn nhà cửa. Thế nhưng khi thực hiện chính sách này thì những người nghèo xin đi không được, trái lại có những người không xin đi, không muốn đi nhưng vẫn bị khủng bố, bức ép ra đi. Đó là những Phật Tử có nhà cửa ruộng vườn, những Phật Tử nhiệt thành với các Phật Sự địa phương, những Phật Tử không chịu bỏ đạo để theo Ki-Tô giáo. Chương trình Dinh Điền đã bị lợi dụng như một công cụ để phát triển Ki-Tô giáo, đập tan tiềm lực Phật Giáo ở những địa phương xa xôi. Tất cả những người có danh sách di dân đều bị thu thẻ Kiểm Tra, nghĩa là trở thành một thứ tù giam lỏng. Cách duy nhất để được khỏi đi dinh điền là phải bỏ đạo Phật theo Ki-Tô giáo. Chưa hết, lên đến khu dinh điền, họ vẫn tiếp tục bị đối xử tàn tệ nếu cứ ngoan cố giữ đạo Phật. Trên khu dinh điền họ chỉ được trồng một thứ cây là cây đay. Mỗi người được phát hai lon tấm hay gạo lức một ngày. Ai chịu theo Ki-Tô giáo thì được phát ba lon gạo. Nhà nào có thiết bàn thờ Phật thờ Ông Bà đều bị đập phá đạp đổ và cấm không được tái thiết lại.

Trong một chuyến công tác, tôi được chỉ định vào phái đoàn lên cao nguyên thăm đồng bào Phật Tử tại các khu dinh điền. Phái đoàn do Hòa Thượng Trí Thủ hướng dẩn và cụ Chánh Trí Mai thọ Truyền phụ tá. Vì tình trạng tồi tệ như vừa kể nên phái đoàn bị cấm không được vào các khu dinh điền. May mắn cho chúng tôi là khu vực đó có mấy Trung Đội tân binh đang công tác. Một số quân nhân đau lòng phẫn uất vì có bà con bị ép đi dinh điền nên họ tình nguyện đi dẹp đường hộ tống chúng tôi đến tận nơi thấy tận mắt, họ quyết phản ứng nếu bị ngăn cản. Chỉ huy quân sự địa phương cao cấp thời đó chẳng ai khác hơn là Tướng Tôn Thất Đính sau này. Thấy tình thế căng thẳng, Tướng Đính phải can thiệp, điện thoại xin phép Phủ Tổng Thống ở Sài Gòn. Được phép rồi phái đoàn mới được vào thăm đồng bào Phật Tử. Sự thật đau lòng bày ra trước mắt chúng tôi. Bàn thờ bị đạp đổ, không được thiết tượng Phật, không được đốt hương, không được tụng kinh. Có một gia đình hai vợ chồng và năm người con, mời phái đoàn vào nhà đóng cửa lại rồi chỉ nhản hiệu bao hương có hình Phật Bà Quan Âm dán nơi cột nhà làm bàn thờ, đêm đêm cả nhà xúm quanh cột nhà niệm Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Cụ Mai Thọ Truyền đã không cầm được nước mắt. Thấy một người khô khan nghiêm nghị như cụ Truyền mà cũng phải động lòng nên cả phái đoàn đều khóc theo. Điều này giải thích tại sao năm 1963, khi các cấp lãnh đạo phong trào tranh đấu Phật Giáo chuyển từ Huế vào Sài Gòn cụ Truyền đã nồng nhiệt hưởng ứng và hoan hỉ giao Chùa Xá Lợi cho các Thầy làm trung tâm tranh đấu.

Năm 1962, trong thư gởi Tổng Thống mở đầu cho tập hồ sơ này, quý Ngài lãnh đạo Phật Giáo nói rõ: “ Vì nhận thức được tầm quan trọng của quốc gia trong giai đoạn lịch sử hiện tại mà sự cố kết của toàn dân là điều kiện tất yếu để thắng bại”. Hơn thế nữa, trong thư gửi Quốc Hội, quý Ngài lại nói rõ hơn: “ Đề đạt  hồ sơ này đến  Quốc Hội, chúng tôi muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa quốc gia khi mà hàng Phật Tử chúng tôi thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình “.   Tổng Thống làm ngơ và Quốc Hội cũng giả đui giả điếc trước nhửng lời khẩn thiết quyết liệt đó. Hậu quả xảy ra như thế nào mọi người đã rõ. Cuộc vận động tự do tín ngưỡng và bình đẳng xã hội của Phật Giáo chỉ kéo dài 6 tháng và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa tiêu vong. Tại sao ?

Tập hồ sơ mà Phật Giáo gửi Tổng Thống và Quốc Hội đang có trong tay quý vị hôm nay phần nào trả lời câu hỏi đó. Phần nào thôi, vì quả thực, đây mới chỉ là một trong muôn vàn những nỗi khổ Phật Giáo đã chịu dưới một chế độ nuôi cuồng vọng dùng chính quyền làm công cụ đàn áp và bành trướng tín ngưỡng.

Điều mà quý Ngài lãnh đạo Phật Giáo đã gọi là “muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen” là đây. Vì qua tập hồ sơ này, ngày giờ, nơi chốn, tội danh còn ghi rõ. Tên tuổi quê quán các nạn nhân còn ghi rõ. Và hôm nay một số Phật Tử nạn nhân và con cháu họ vẫn còn đó, để cho những ai còn nghĩ rằng chuyện chế dộ đàn áp Phật Giáo chỉ là tưởng tượng có thể kiểm chứng.

Đất nước có thể đã đi theo một hướng khác nếu chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đủ tinh tấn để thấu hiểu và đủ từ ái công minh để đáp ứng những nguyện vọng chân thành đơn sơ của Phật Giáo cô đọng trong tập hồ sơ ngày 20-2-1962 này, cũng như trong Bản Tuyên Ngôn năm nguyện vọng ngày 10-5-1963 và trong bản Thông Cáo Chung ngày 16-6-1963.

Ngót trăm năm, đạo Ki-tô đã nương vào sức mạnh của ngoại nhân và sự vô minh của một vài thành phần quần chúng để bắt rễ vào Việt Nam. Đệ Nhất Cộng Hòa là một cơ hội quý báu, hiếm hoi – có thể nói là duy nhất – để cho một số đồng bào Ki-tô giáo hữu trí, hữu trách chứng tỏ cho đồng bào đồng hương thấy là mình vẫn còn nhớ tình dân tộc, nghĩa đồng bào, còn nhớ tôn giáo của chính tổ tiên mình. Đáng tiếc và đau khổ cho Miền Nam là họ đã bỏ qua điều đó. Giai tầng lãnh đạo Đệ Nhị Cộng Hòa đi theo vết mòn của Đệ Nhất Cộng Hòa lại còn quên nhanh, quên nhiều hơn nữa. Những lãng quên này hầu như đã được lập lại y nguyên ở ngoại quốc từ sau năm 1975 đến nay. ( Xin tìm đọc các cuốn sách liên hệ và báo chí ).

Năm 1968, Hòa Thượng Thiện Minh đã truy cứu tập hồ sơ này rồi cho phổ biến lại với lời Dẫn Nhập trong hình thức một bản in ronéo và phân phối hạn chế - mục đích là cẩn trọng gửi đi một lời nhắc nhở chính quyền trong bối cảnh chánh trị nhiều rối ren tranh chấp thời đó.

Như một nén hương tưởng vọng về những oan nghiệt ngậm ngùi mà những người Phật Tử Việt Nam đã cam lòng hứng nhận vì chỉ đơn sơ muốn được giử đạo và sống Đạo tổ tiên và để kỷ niệm 40 năm Phật Giáo Nhập Cuộc 1963-2003, tôi hân hạnh cho tái bản tài liệu lịch sử quý báu này với một đôi lời giới thiệu để người Phật Tử nhớ về một thời đã qua đầy đau xót, cũng như đã cho công bố tập tài liệu Bão Qua Cổng Chùa năm 1991.

Nguyện đem công đức này làm nén hương kính bái anh linh tất cả những người đã hy sinh trên đường phục vụ dân tộc và đạo pháp.

Phật lịch 2547,

Chùa Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 1.6.2003

Sa Môn Thích Mãn Giác

 (xem nội dung)

 

 

---o0o---
Vi tính: Trần Quang Viễn
Trình bày: Phổ Trí

Cập nhật: 01-04-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

夜渡凡尘 削发更衣 放下凡夫心 故事 Để yêu thương mang lại hạnh phúc 元代 僧人 功德碑 10 điều không cầu khi đi chùa lễ phật 喜马拉雅网页版 积极向上的名言警句 所住而生其心 Þ cẫm bat ngo ceo thai ha books chan dat di an suy ngẫm về việc tan TÃo vang ç ¼èµžå ½åº ä½œæ à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元