...... ... .

 

 

 

 

Đại Đế Asoka

Hộ Giác

---o0o---

 

Bạn Chí Thân Của Phụ Vương A Dục

 

Trong cuộc viếng thăm hai bạn gái lần sau nữa, cũng chỉ có A dục Srikhirin.  Để cuộc gặp gỡ chuyện trò hoàn toàn tự nhiên, Srikhirin sẽ đến thăm  tại nhà riêng của nàng.  Còn A dục thì ghé thăm Jalodhara.

Vì đã đến nhiều lần, A dục đi thẳng vào nhà.  Nhìn quanh không thấy Jalodhara vừa định cất tiếng gọi nàng thì bất chợt thấy ở giữa nhà một người nam đang ngồi quay lưng trong tư thế rất an nhiên bình dị.  A dục vừa quay mình bước ra thì nghe người ấy lên tiếng.  Lập tức quay mặt trở lại và nhờ đối diện nên A dục nhận thấy ông cụ tuy lớn tuổi nhưng trông rất khỏe mạnh.  A dục chấp tay cúi chào vừa tôn kính vừa lịch sự đúng tư cách con nhà quý phái.

Ông cụ đáp lễ, mời ngồi và hỏi: lão có thể biết được tên họ và mục đích đến nhà lão?

Qua cách nói, A dục biết ngay cụ là thân phụ của Jalodhara, nên vẫn chấp tay cung kính trả lời; Thưa cụ, cháu tên Asoka từ kinh đô Pataliputra đến tùng học tại trung tâm giáo đường Takkasila.  Hôm nay cháu đến thăm tiểu thơ Jalodhara.

Đã gặp gỡ quen biết nhau nhiều lần?

Dạ thưa phải.

Nếu không ngại, lão xin hỏi cháu thuộc giai cấp nào?

Dạ thưa, cháu thuộc giai cấp Phệ đà.

Ông cụ tỏ ra rất tức giận: tại sao cháu phải nói dối?

A dục  vội bào chữa: thưa cụ, cháu không dám.  Cháu không biết có điểm thất thố nào trong cuộc diện kiến sơ giao, rất mong được cụ chỉ dạy.

Cháu có thể cho lão xem chiếc nhẫn được không?

A dục đưa bàn tay có đeo nhẫn cho cụ xem.  Cầm ngón tay nhìn kỹ, cụ nói: chiếc nhẫn vàng rồng có hình con công chạm khắc vô cùng tinh vi này chứng tỏ cháu là giai cấp Sát đế lỵ dòng Moriya, có phải không?

A dục bàng hoàng, không tưởng tượng nổi, tại sao ông cụ biết quá rõ thân thế cũng như triều đại của mình, lập tức quỳ mọp xuống, thừa nhận.  Ngay lúc ấy, Jalodhara từ nhà sau bước ra trông thấy phong cách A dục, nàng vô cùng vui mừng sung sướng.  Sợ làm gián đoạn và trở ngại sự kiện trọng đại, nàng lùi bước vào trong.

Cụ đỡ A dục ngồi dậy và tiếp tục đàm đạo một cách đại lược.  Truớc khi nói rõ thân thế mình, cụ cho A dục xem qua chiếc nhẫn mình đang đeo trên tay, hình thức giống nhẫn của A dục, chỉ khác là có khắc chữ B mà cụ cho biết không phải chữ tắt của Bavari (Ba vá ri) tên cụ mà B là chữ tắt của Bindusara (Bín đú sa rá) tức tên phụ vương của A dục, lúc thiếu thời cùng nhau tùng học taị giáo đường Takkasila.  Vì đồng giai cấp và đồng tánh tình nên hai người đã trở thành đôi bạn tri kỷ.  Chiếc nhẫn cụ đeo là do chính phụ vương A dục thân tặng để làm tín vật.  Nhận thấy cuộc hạnh ngộ bất ngờ lý thú và câu chuyện càng hấp dẫn ly kỳ, A dục xin cụ vui lòng cho biết:

Là dòng Sát đế lỵ, tại sao cụ không sống nơi chốn triều cung mà lại sống ẩn cư làm bạn với núi rừng?  Còn phu nhân thân mẫu tiểu thơ Jalodhara hiện ở đâu, và cuộc sống như thế nào? Về phần Jalodhara tại sao lại sống với cụ?

Nét mặt thoáng buồn, chưa kịp trả lời thì Jalodhara vừa ra và xin phép dọn cơm vì trời đã chiều và A dục còn phải trở về giáo đường.  Cụ đổi nét buồn thành vui, nói tự trách: Thật tệ thì thôi! Mãi vui câu chuyện suýt nữa bỏ đói khách quý.  Phải rồi phụ thân cũng đã đói bụng và A dục chắc chắn là phải đói hơn vì tuổi còn trẻ, lại thêm trông tướng rất là khỏe mạnh.

Bữa cơm hôm nay rất là kỳ thú.  Trong những lần trước thường thì do Jalini làm bếp và năm người cùng ăn, tức có thêm Asoka, Sikhirin Sasavat.  Mấy lần sau này thì chỉ có bốn người, vắng mặt Sasavat.  Riêng hôm nay, lý ra chỉ có JalodharaAsoka, không ngờ phụ thân Jalodhara vì lý do đặc biệt ở nhà, không đi săn thú như mọi ngày.  Chính sự có mặt của cụ ở nhà lại trùng hợp với cuộc viếng thăm của Asoka nên bác cháu có dịp gặp gỡ nhau tuy đột ngột nhưng vô cùng kỳ thú.  Được biết, phụ thân Jalodhara lớn hơn phụ vương của Asoka một tuổi.  Đối với Asoka thì cuộc kỳ ngộ này chẳng những mang niềm vui thật lớn về sự liên hệ tình cảm của thế hệ phụ huynh thật sâu sắc giữa phụ thân Jalodhara và phụ vương Asoka sẽ là một trợ duyên thù thắng cho mối tình đầy hứa hẹn trong tương lai của JalodharaAsoka.  Đây là lý do kỳ thú nhất trong lòng Asoka.

Còn đối với Jalodhara thì vui mừng như mở hội trong lòng, vì nàng và Asoka đã có trao nhau tín vật nhằm xây dựng hạnh phúc chung thân tương lai của hai người nhưng điều trở ngại vô cùng lớn lao mà nàng cảm nhận cơ hồ khó vượt qua đó là thái độ ác cảm đối với người kinh thành mà phụ thân nàng tự xem như một biện pháp an toàn cho đời sống hiện tại cũng như tương lai của hai cha con cụ.  Thế nhưng hôm nay nàng lấy làm lạ vì cách đối xử vô cùng thân quý cha nàng dành cho Asoka mà nàng chưa dám một lần nghĩ đến dù trong giấc mơ.  Thì bảo sao nàng không sung sướng, tin tưởng và phấn khởi cho được.  Chỉ cần tinh mắt một chút thì lập tức biết ngay trong lòng nàng đang nghĩ gì.

Suốt trong bữa cơm, cụ kể cho Asoka nghe về kỷ niệm học đường nhất là những người bạn mà cụ thương quý.  Trong số đó, cụ nhắc đặc biệt người bạn mà cụ trân trọng nhất mang tên Bindusara cái tên có chữ phụ âm đầu giống như tên Bavari của cụ.  Không để Asoka nóng lòng về những câu hỏi chàng đã nêu lên, cụ nói:

Cháu Asoka! những điều cháu muốn biết về những quá khứ cơ hồ rất bí mật liên quan đến bác và bác gái cháu thì chính Jalodhara đã từng hỏi bác nhiều lần nhưng chưa một lần được bác tường thuật.  Nhưng hôm nay cháu cũng muốn biết.  Lý ra, bác sẽ kể lại từng chi tiết sự kiện vui buồn, vinh nhục, hợp tan, hy vọng và tuyệt vọng đã xảy ra trong cuộc đời bác, nhưng trời cũng sắp tối mà cháu còn phải trở về trung tâm giáo đường.  Bác hứa với cháu, nội trong đêm nay, bác sẽ kể cho Jalodhara tất cả bí ẩn mà Jalodhara đã thắc mắc từ lâu, và khi có cơ hội thuận tiện, Jalodhara sẽ kể lại cho cháu nghe.


 

Một Cuộc Tình Ngang Trái

 

Đêm nay, phụ thân Jalodhara không ngủ sớm như mọi khi theo thói quen.  Thông lệ, cụ ngủ rất sớm và dậy rất sớm.  Cụ khuyên Jalodhara cũng nên tập thói quen như vậy.

Đã lâu lắm rồi, người ta chưa thấy cụ ngủ trễ như đêm nay.  Tuy nét mặt tỏ ra bình nhiên, nhưng trong ánh mắt dường như ẩn ướt một chút khẩn trương qua cái nhìn thẳng mặt Jalodhara vừa nghiêm nghị vừa xa vắng và vừa như muốn trút cạn một tâm sự u hoài mà bản tâm cụ muốn chôn thật sâu trong đáy mồ tâm thức.  Thế nhưng, đêm nay biệt lệ, chẳng những ngủ trễ mà cụ còn ngồi tâm sự với Jalodhara, đứa con gái cụ yêu thương nhất vì hoàn cảnh vừa hữu hạnh vừa bất hạnh mà cộng nghiệp tương ưng đã khiến hai cha con phải chia xẻ chung một quả dị thục ngọt ngào thì ít nhưng cay đằng thì quá nhiều.

Câu chuyện được cụ bắt đầu: Jalodhara con yêu, có lẽ trong thâm tâm con nghĩ phụ thân là một người không còn tình cảm vì đã nhiều lần con hỏi về mẹ của con, về quá khứ của cha và tại sao chỉ có hai cha con sống trong cảnh núi rừng này?  Con có biết không, mỗi lần con hỏi như vậy mà phụ thân không trả lời và nói lãng sang chuyện khác là trong lòng vốn có chủ trương sẽ kể cho con nghe tất cả những tình tiết trong quá khứ đã khiến cha con mình phải sống quạnh hiu nhất là đời xa trần tục nếu không có Jalini làm bạn.  Phụ thân lo ngại nếu như con biết quá sớm thì con còn buồn phiền hơn là không biết.  Nay thì con đã trưởng thành.  Hơn nữa, cháu Asoka, người bạn quen thân với con cũng nêu những thắc mắc như con, nên phụ thân cảm thấy an tâm kể cho con nghe mà không còn phải lo ngại.

Con ạ, nếu nói theo giai cấp thì con thuộc giai cấp Sát đế lỵ, nói thật đúng con là Công chúa của quốc vương Mithila (Mí thí la) nước Videha (Ví đê há).  Thấy Jalodhara nhìn cụ định mở miệng hỏi, cụ vội nói tiếp:

Con chớ vội nóng lòng, bình tâm nghe cho hết câu chuyện.  Chắc con không ngờ chính phụ thân là Đông cung Thái tử của Đức vua , kinh đô Mithila, nước Videha.  Nước này cách xa nước Ayodhya ta đang ở chỉ có bốn ngày đường bộ.  Phụ thân được tùng học tại trung tâm giáo đường Takkasila nơi Asoka hiện đang tùng học.  Trong số bạn bè đồng môn, phụ thân được làm bạn tri kỷ với Bindusara vừa cùng chung giai cấp rất giống nhau.  Thân nhau, thương nhau đến độ trong ngày mãn khóa chia tay, hai người đã trao nhau tín vật để thương nhớ mối tình tri kỷ bất diệt.  Chiếc nhẫn phụ thân đang đeo là do bạn Bindusara tặng phụ thân.  Vừa nói cụ vừa đưa Jalodhara xem và nhắc khéo với nàng là chiếc nhẫn Asoka đeo rất giống của cụ.  Cụ kể tiếp: mặc dù cụ biết qua ánh mắt Jalodhara muốn được cụ xác nhận thân thế Asoka.

Con biết không, ngày thành đạt từ Takkasila trở về phụ thân được phụ vương và mẫu hậu cùng bá quan trào thần văn võ tiếp đón vô cùng trọng thể, đồng thời có tổ chức lễ lạc hỉ rầm rộ rất náo nhiệt nhất là những buổi trình diễn văn nghệ ăn mừng khắp cả nước.  Đức Thượng hoàng và Hoàng thái hậu của con vô cùng sung sướng và mãn nguyện về sự thành đạt của phụ vương.  Bao nhiêu tương lai triều chánh đều hoàn toàn đặt hết vào phụ thân.  Tóm lại, phụ thân là Đông cung Thái tử, là sự nghiệp vĩ đại, là hy vọng trọn vẹn, là nguồn an ủi tuyệt vời, là niềm hãnh diện lý thú của Thượng hoàng và Hoàng thái hậu của con.

Với địa vị Đông cung Thái tủ, phụ thân có cung điện riêng, một số văn quan, võ tướng, các thị vệ và các cung nữ phục vụ trong cung.  Tất cả thù lao đều do ngân sách hoàng gia đài thọ.  Có một ngân sách hữu hạn dành riêng cho Đông cung tùy nghi sử dụng.  Cuộc đời phụ thân thụ hưởng tất cả nhu cầu, tiện nghi cao sang nhất, đẹp đẽ nhất, vừa ý nhất, chỉ chờ ngày kế vị ngai vàng trị nước, an dân theo truyền thống từ xưa của các tiên đế.

Bỗng dưng một hôm có vị Bà la môn trưởng lão xin được yết kiến phụ thân.  Bản tánh phụ thân từ nhỏ rất kính trọng các bậc trưởng thượng, nhất là sau những năm tùng học tại giáo đường Takkasila, phụ thân càng tôn quý họ nhiều hơn vì hầu hết các vị giáo sư giáo đường đều lớn tuổi.  Phụ thân chấp thuận trong cuộc tiếp xúc này, ngoài cụ ra còn có thêm một thiếu nữ mà theo lời giới thiệu là cháu ngoại cụ đã được mười lăm tuổi tên Jalita (Chà lí ta).  Cụ cúc cung phó thác Jalita cho phụ thân kể cả mạng sống để phụ thân tùy nghi sử dụng trong cung.  Được vậy thì cụ chết cũng an tâm nhắm mắt.  Cụ nhấn mạnh, sở dĩ cụ dám mạo muội đem cháu gái đến cống hiến là vì được nghe tiếng đồn phụ thân là vị Thái tử hiền đức, nhất là tấm lòng quảng đại thương người, công minh, liêm chính và không bao giờ kỳ thị.

Phụ thân nhận Jalita như một cung nữ nhưng không lâu, vì giai cấp Bà la môn có học, có kiến thức, trung hậu nhất là hội đủ đức tánh: công, dung, ngôn, hạnh, phụ thân đã giao nàng phụ trách gia chánh và có bổn phận phục dịch chu toàn giờ ăn, giấc ngủ cho phụ thân.

Từ khi được phó thác trọng trách, nàng tỏ ra xuất sắc trong vai trò.  Không có bữa ăn nào mà không vừa miệng.  Thường thì phụ thân đi sớm về muộn, bất cứ là trễ cách mấy, Jalita vẫn thức chờ phụ thân về và quỳ gối hầu cơm.  Đến khi phụ thân ăn xong, nàng dọn dẹp tươm tất rồi mới đi ngủ.  Tóm lại, từ ngày có Jalita phục dịch thì tuy giờ ăn giấc ngủ phụ thân bất thường nhưng phụ thân phải nhìn nhận là ăn rất ngon và ngủ rất yên.

Ba năm thoáng trôi mau như dòng nước chảy.  Phụ thân lúc bấy giờ hai mươi tám tuổi, còn Jalita thì đúng mười tám.  Sống gần gũi và thân thiện suốt 1095 ngày.  Một thời gian tuy không phải là lâu nhưng quá đủ để phụ thân bước lần từ cảm tình đến cảm mến, cảm thông, cảm thương và sau cùng phụ thân cảm nhận đã yêu thương nàng.  Nàng đã quỳ lạy phụ thân vừa khóc vừa trình bày khi nghe phụ thân tỏ tình với nàng, rằng nàng chỉ là thân phận tôi đòi cung nữ còn phụ thân là Đông cung thái tử, cách biệt như trời với đất, xa vời như hai bờ đại dương, vĩnh viễn không thể san bằng hay thâu ngắn.  Vẫn trong tư thế quỳ chấp tay cúi đầu, nàng van xin phụ thân cho phép nàng được hầu hạ phục dịch phụ thân như một thị nữ thì nàng đã mãn nguyện lắm rồi, vì nàng chưa bao giờ dám nghĩ tới dù trong giấc mơ là được phụ thân rủ lòng thương xót dưỡng sinh cho làm cung nữ, công ơn ấy sánh bằng tái tạo.  Nàng nói tiếp: Nếu kiếp sau được tái sinh làm người nữ thì xin tình nguyện suốt đời tuân phục ý muốn phụ thân vô điều kiện.

Phụ thân cũng van xin nàng đừng từ khước chân tình của phụ thân.  Phụ thân khẳng định là phụ thân không lợi dụng, không mua chuộc, không cưỡng ép nàng vì phụ thân tìm thấy ở nàng những đức tính cao khiết nhất là về phương diện công, dung, ngôn, hạnh mà một nữ nhân đẹp người đẹp nết cần phải có thì nàng đầy đủ tất cả.  Chính sự nhận xét này là động cơ chủ yếu thức đẩy phụ thân tỏ tình chính thức với nàng.  Và phụ thân còn nói rất nhiều, nói đúng với sự thật trong lòng phụ thân.  Cuối cùng, tấm chân tình của phụ thân thuyết phục được nàng.  Nàng sống với phụ thân không chính thức và lúc nào cũng đề cao cảnh giác nhưng cuối cùng cũng thấu đến tai Thượng hoàng và Thái hậu của con.  Phụ thân bị khiển trách nặng nề và bị bắt buộc phải xa nàng.  Nếu không thì nàng sẽ bị xử trí không dung tình.

Ở thế chẳng đặng đừng, phụ thân đành tâu thật là nàng đã có thai gần ba tháng.  Cái tin phụ thân tiết lộ như sét đánh ngang mày.  Tuy nhiên, sự kiện cũng được dàn xếp trong thông cảm và bí mật là phụ thân chỉ đuợc phép sống kín đáo với nàng.  Và, sau khi sinh nở, nàng sẽ bị trả về sinh quán.  Phụ thân không có giải pháp lựa chọn, đành phải cúi đầu chấp nhận.  Jalita biết chuyện này, thay vì đau khổ như hoặc hơn phụ thân thì nàng tỏ ra rất bình tĩnh và sẵn sàng cam chịu tất cả nghịch cảnh dù cay nghiệt, phũ phàng mà theo niềm tin của nàng thì số phận mỗi con người đều do đức Phạm đế an bài.  Nàng kết luận, nàng sanh ra bởi một ngôi sao xấu chiếu mạng, nên cuộc sống gắn liền với bất hạnh.  Nhưng nàng cảm thấy vô cùng hài lòng mãn nguyện được hầu hạ phục dịch cũng như được hiến dâng đời mình cho phụ thân.  Nàng không dám đòi hỏi hơn nữa.  Một ngày được hầu hạ phụ thân là một ngày hạnh phúc và sung sướng.  Huống chi nàng còn được hưởng diễm phúc này đến gần sáu tháng nữa.  nàng nhắc một danh ngôn: “Ai kia sung sướng suốt đời, giữ lòng trong sạch của ta ngày rày, ngày mai mặc kệ mai ngày, vì ta đã sống hôm nay đủ rồi.”  Thấy nàng bình tĩnh sáng suốt như vậy, đức hạnh như vậy, kiến thức như vậy và cam dũng như vậy, phụ thân càng yêu thương nàng hơn.  Trước kia, phụ thân chưa bao giờ cảm thấy thời gian qua mau như bấy giờ.  Phụ thân ước mong thời gian dừng lại đừng trôi đi.

Đối với tâm trạng phụ thân lúc ấy thì thời gian sáu tháng nó ngắn giống như sáu ngày.  Phụ thân cảm thấy bất mãn với bản thân mình.  Dù sao phụ thân cũng là Đông cung Thái tử, thế mà phải hoàn toàn bất lực ngay trong địa hạt tình yêu.  Đối với Jalita, nàng quả là một người con gái tốt, thỏa mãn được con tim, một gia tài vô giá, có đủ bốn đức tánh: công, dung, ngôn, hạnh mà phụ thân đã tìm gặp nhưng không giữ được.  Và nỗi đau khổ tuyệt vọng cứ mãi đeo đẳng phụ thân một cách phũ phàng nghiệt ngã cho đến hôm nay, giây phút này, giây phút phụ thân đang kể chuyện cho con nghe và không biết còn kéo dài đến bao giờ?  Chỉ sau sinh nở mấy ngày, Jalita đã âm thầm ra đi, để lại một lá thơ:

Tâu Thái tử! phận hèn mọn này đã gây tai họa rất lớn cho Thái tử.  Tội lỗi này thật khó tha thứ cả hai mặt chủ quan và khách quan.  Kẻ hèn mọn thoạt tiên có ý nghĩ mang con cùng đi.  Nhưng sau nhiều lần cân nhắc lợi hại, hư nên thì nhận thấy để con lại cho thái tử, cuộc đời nó sẽ bảo đảm an toàn, tương lai tràn đầy hứa hẹn, giàu sang, sung sướng.  Còn bản thân kẻ hèn này, bốn bể không nhà, khó tìm quán trọ dung thân, đói no lạnh nóng vô thường thì làm sao bảo bọc núm ruột của mình.  Kính mong thái tử đại lượng thứ tha.  Về phương diện tình yêu thì kẻ hèn này đã hiến dâng trọn vẹn cho Thái tử và nguyện tôn thờ đến hơi thở cuối.  Sống là người yêu của thái tử và chết cũng sẽ là người yêu của Thái tử.  Kính xin Thái tử đừng nhọc lòng tìm kiếm kẻ hèn vì chắc chắn Thái tử không bao giờ tìm gặp.  Kinh xin gởi lại núm ruột của mình.  Vĩnh biệt.  Jalita - một thân phận bất hạnh quá nhiều nhưng hữu hạnh cũng quá lớn.

Phụ thân đã tốn rất nhiều công sức, tiền bạc, tâm trí trong công cuộc tìm kiếm Jalita suốt một năm, nhưng biệt vô âm tín.  Cuối cùng phụ thân hạ quyết tâm từ bỏ tưóc vị Đông cung thái tử lúc bấy giờ và ngôi vị quốc vương về sau này, ẵm con ra đi trong âm thầm, lặng lẽ.  Nhờ khéo cải trang, nên con và phụ thân không bị phát giác.  Sống ở đây với hy vọng sẽ được gặp lại mẹ con trước khi phụ thân nhắm mắt.


 

Ba Tháng Trước Khi Rời Giáo Đường

 

Suốt ba năm tùng học tại giáo đường Takkasila, Asoka lúc nào cũng tỏ ra tích cực lao động chân tay cũng như lao động trí óc.

Đối với các vị giáo sư, Asoka luôn luôn kính trọng và y giáo phụng hành; đối với các môn học thì môn nào cũng tinh chuyên lão luyện; đối với các bạn đồng môn thì kính trên nhường dưới, sẵn sàng chia xẻ, cảm thông, giúp đỡ, chính những đức tính cao đẹp này đã khiến trên các vị giáo sư rất thương tưởng, dưới các huynh đệ đồng môn một lòng quý mến.  Đặc biệt Ngài viện trưởng rất hài lòng và cảm thấy hãnh diện về Asoka.  Cách đối xử biệt lệ mà Ngài viện trưởng dành cho Asoka mỗi khi gặp mặt, chuyện trò đã khiến Sumani (Sú ma ní) đứa con gái duy nhất của Ngài viện trưởng rất có cảm tình với Asoka.

Mặc dù thân phận Asoka đươc giữ bí mật nhưng qua tác phong quý phái khác với thường dân, cộng thêm cặp mắt lịch lãm từng trải và kiến thức quảng bác của một vị viện trưởng cũng như chiếc nhẫn vàng ròng có chạm khắc hình con công vô cùng tinh xảo sống động thì Ngài viện trưởng biết rõ Asoka là một trong số Hoàng tử con vua Bindusara thuộc dòng Moriya đang trị vì nước Magadha (Ma kiệt đà) gồm cả Takkasila.  Do vậy, Ngài viện trưởng chẳng những không có thái độ ngăn trở mà còn mặc nhiên chấp nhận sự giao tiếp thân mật giữa Sumani  và Asoka.  Có một hôm, Jalini  và Jalodhara hai cô gái miền quê rủ nhau ra thị trấn Takkasila mua sắm.  Trên đường về, Jalini rủ Jalodhara tạt qua giáo đường thăm Asoka, SrikhirinSasavatJalodhara đồng ý.

Thế là hai cô đi về hướng giáo đường.  Được gặp Srikhirin Sasavat, bốn người rất vui mừng, chuyện trò thân thiện, nói cười tự nhiên.  Hai cô chưa kịp hỏi thăm Asoka thì Srikhirin đề nghị đi tìm Asoka.  Bốn người vừa đi vừa nói chuyện, đến một khúc quanh, có một ít cây cao bóng mát, trên một khúc gỗ dài, hình ảnh hai người một nam một nữ đang ngồi nói chuyên có phần thân thiện nhưng tuyệt đối không lả lơi.  Tuy còn hơi xa, nhưng Jalodhara nhận ra ngay người nam là Asoka, nàng khựng lại định quay trở ra nhưng cùng lúc ấy Asoka cũng nhìn về phía bốn người và nhận ngay Jalodhara.  Chàng bật đứng lên, xin lỗi Sumani là có bạn miền quê lên thăm.  Nói xong, chàng đi thật nhanh về phía bốn người.  Sau khi chào hỏi, tíu tít vui cười, Asoka dẫn JalodharaJalini đến giới thiệu với Sumani về hai người bạn gái vốn quen thân nhau từ lâu và giới thiệu với hai cô về Sumani là con gái của Ngài viện trưởng.

Trong câu chuyện xã giao, hai bên tỏ ra rất lịch sự và giáo dục.  Jalodhara ngỏ ý cáo từ, không quên nói lời cảm ơn Sumani đã đối xử đẹp với chị em cô và xin hẹn gặp lại nhiều lần sau.  Asoka Srikhirin cùng đi đưa hai nàng.  Sasavat xin phép vắng mặt vì lỡ hứa giúp việc cho một vị giáo sư.

Trên đường đi, Srikhirin Jalini nói chuyện rất vui vẻ.  Về phía Jalodhara thì rất ít nói.  Asoka hỏi đến đâu, nàng trả lời đến đó, không như mọi lần gặp gỡ trưóc.  Vì tâm sự buồn phiền ngổn ngang chi phối, nàng cảm thấy trong người thấm mệt và hai chân mỏi nhừ tỏ cử chỉ muốn ngồi nghỉ.  Asoka lựa chỗ bằng phẳng, hai người cùng ngồi.  Asoka nói nhỏ nhẹ, lo lắng:

Trông em hôm nay không được vui và tự nhiên, dường như em nghi ngờ tình yêu anh đối với em

Có ít nhiều…

Có phải chuyện cô Sumani .

Anh thực sự không có gì với cô ta!

Không có gì.  Hoàng toàn không có, anh khẳng định tình yêu anh đối với em không bao giờ thay đổi.  Đã ba năm rồi, thời gian ấy so với đất trời thì quá ngắn, nhưng đối với cuộc sống một kiếp người thì quá đủ để chứng minh mối tình chân thật anh đối với em vững chải không hề lay chuyển.

Em biết không, mỗi lần anh nghĩ tới thời gian ba tháng nữa anh phải xa em dù chỉ là tạm chia tay.  Nhưng tránh không khỏi đau nhói trong tim và cảm thấy không còn hứng thú đối với cuộc sống.  Anh tự an ủi: không sao, chỉ tạm chia tay một thời gian, khi gặp lại sẽ vui mừng hơn, sung sướng hơn và hạnh phúc hơn.  Vả lại, TakkasilaPataliputra cùng chung lãnh thổ.  Anh sẽ không bao giờ quên em vì em là người đầu tiên đã dạy cho anh biết thế nào là hương vị tình yêu.  Một bài học tuy vô ngôn nhưng đã thâm nhập vào dòng máu lưu chuyển toàn thân biến thành chất sống, sự sống hiện thực mà anh có bổn phận phải bảo vệ bất cứ giá nào.  Anh không thể chối bỏ vì chối bỏ nó là chối bỏ sự sống.  Em hãy an tâm chờ đợi, một ngày không xa lắm, anh sẽ trở lại chính thức rước em về Pataliputra cùng lúc Srikhirin rước Jalini .

Tâm sự bời bời đã được giải tỏa, Asoka đưa Jalodhara, trong khi Srikhirin đưa Jalini về nhà riêng của nàng.


 

Trong Vòng Tay Mẹ Hiền

Sau ngày thi cử đỗ đạt lãnh bằng “Bác học”, AsokaSrikhirin còn dư hai ngày, trước khi rời trường.  Hai bạn rủ nhau đi từ giã Jalodhara Jalini , đồng thời bái biệt phụ thân Jalodhara.

Không có cuộc sinh ly nào không buồn khổ, nghẹn ngào, đau xót, nói không hết lời, trọn ý.  Asoka không nói nhiều, chỉ xoáng vào trọng điểm cuộc tạm chia tay hôm nay là biểu trưng cho cuộc đồng hành suốt chiều dài cuộc sống.  Một lần nữa, Asoka khẳng định với Jalodhara trong tương lai không xa khi thời cơ thuận hợp, chàng sẽ chính thức trở lại rước nàng, cùng lúc, Srikhirin rước Jalini .  Riêng phụ thân Jalodhara cũng chuyển đạt tất cả kinh nghiệm sống mà cụ đã từng trải xa gần liên quan cuộc sống triều đình mà thâm tâm cụ nghĩ những kinh nghiệm sống mà cụ đã từng trải xa gần liên quan cuộc sống triều đình mà thâm tâm cụ nghĩ những kinh nghiệm góp nhặt ấy sẽ là những viên gạch trong tòa lâu đài hạnh phúc tương lai của Asoka.  Đối với tấm lòng yêu thương xây dựng của cụ, Asoka chỉ biết chấp tay cúi đầu tâm lãnh.  Tiễn Asoka đến cửa cổng.  Jalodhara nắm tay Asoka nói nghẹn ngào qua dòng nước mắt: anh đừng quên Takkasila…

Em yêu, em an tâm, anh làm sao quên Takkasila nơi đào tạo anh thành người hữu dụng, có kiến thức lập nghiệp, có một gia tài vô giá tùy thân.  Bất cứ lúc nào anh sử dụng kiến thức trong công cuộc lập nghiệp, lập thân thì anh phải nhớ Takkasila; khi nào đối mặt với những bất như ý thì anh liền nhớ đến em lúc nào cũng chiều anh, làm vừa lòng anh.  Cho đến khi nào anh có thẩm quyền chính thức yêu em, anh sẽ chăm sóc em từ vật chất đến tinh thần, không để em thua thiệt bất cứ cô gái nào kể cả con vua cháu chúa.

Sáng hôm sau, AsokaSrikhirin vào bái biệt viện trưởng.  Vốn biết rõ thân phận Asoka, nên Ngài viện trưởng có đôi lời nhắn nhủ: hai cháu mến, là thanh niên có tài có đức, hai cháu hãy thường xuyên tâm niệm những bí quyết cương yếu như sau:

Không nên ỷ tài tự thị, xem thường các vị đại thần văn quan, võ tướng của đấng quân vương, nên đãi ngộ xứng đáng với địa vị, chức năng của họ.  Phải biết tương kính, tương nhường, tương thân, tương ái, vì rằng kính người người kính lại, nhường nhịn người người nhường nhịn lại, giúp đỡ người người giúp đỡ lại, thương quý người người thương quý lại.

Không nên thích cuộc sống nhàn rỗi, vì nhàn cư vi bất thiện.  Không nên ỷ lại vào những sỡ hữu vật mình có quá dư thừa mà hoang phí, trái lại nên sống tri túc tự lực tự cường, tự tác tự dụng thì sẽ thụ hưởng vĩnh hằng.

Hãy sống vị tha từ ái, như sông sâu nước chảy, thủy lương lưu lộ dung thông thì đa dụng, đa lợi.  Vì ban rải hy hiến hạnh phúc cho kẻ khác có nghĩa là tự mình hưởng thụ hạnh phúc ấy toàn diện hay phiến diện, trực tiếp hay gián tiếp, lâu mau, hiện kiếp hay hậu kiếp không sai chạy.

Hãy sử dụng tài năng thuận hợp đạo lý một cách quảng đại, biến mãn, rộng sâu, cùng khắp, vì văn ôn võ luyện.  Tài năng không sử dụng thường xuyên sẽ giảm dần và mất hiệu năng, trở thành xơ cứng.  Tài năng phải được ưu tiên sử dụng để người khác chiếm thượng phong sử dụng tài  năng thì  ta sẽ bị mất ưu thế.  Khi tài năng được sử dụng thuận hợp thời cơ, thì nhân tài sẽ được đánh giá đúng mức và tán thán ngưỡng phục.

Có tài mà không thi thố hay không có cơ hội thi thố gọi là không có đất dụng võ.  Trong tình huống ấy thì đúng là tài bất phùng thời hay trời ố người tài.  Nếu tình huống như vậy có xảy ra thì cũng chỉ là ngoại lệ.  Có tài mà không khéo sử dụng tài trong công cuộc tổ chức công tác trật tự thứ lớp để công việc đình trệ chồng chất tràn ngập thì chắc chắn thất bại.  Người ta không sợ công tác quá nhiều mà chỉ sợ không biết tổ chức quy củ công tác.  Chính khi trực diện tình huống khó khăn như vậy, người ta mới cần tìm nhân tuyển thích hợp giao phó, và lẽ đương nhiên người có tài năng ứng phó sẽ được tuyển chọn  Bí quyết thành công trong phương diện này là phải sử dụng thi thố tài năng thuận hợp lý, cơ thật linh động.

Nếu thời vận ruổi dung trở thành người trị nước an dân, làm chủ thiên hạ, thì:

Hãy trị nước bằng vương đạo, thượng tôn luật pháp, đem mình làm gương làm chứng, như đàn bò lội nước tuỳ thuộc con đầu đàn, cũng thế ấy, người chăn dân đạo đức thì toàn dân cũng sẽ sống đạo đức.  Bằng ngược lại, thượng bất chánh hạ tất loạn.  Đời sống đạo đức khuôn thước là mô phạm lý tưởng của người trị nước an dân.  Người dân khi đã tin tưởng, quy ngưỡng thì sẽ tuân phục dù người lãnh đạo không trực tiếp hứa hẹn với họ.  Bí quyết thành công trong công cuộc xây dựng đất nước, thần dân hoàn toàn khác biệt với công tác hàng ngũ hóa loài thú.  Đối với loài thú ta phải lùa, đối với con người ta phải dẫn, cái giá trị con người khác loài thú ở chỗ đó.  Loài thú không suy nghĩ bằng trí óc mà bị làm việc theo quán tánh.  Loài người thì hoàn toàn trái ngược, nghĩa là không làm theo quán tánh mà chỉ làm theo lý trí.

Luôn luôn quý trọng lời hứa, phải xem giá trị lời hứa như chính mạng sống.  “Thiện hiền chơn thật không ngoa, quý gìn lẽ thật như là bảo châu, chân tâm ấy đạo nhiệm mầu, nói làm nhất quán cho dầu hiểm nguy.”  Dân chúng đôi khi biết rõ người lãnh đạo nói một đàng làm một nẻo, lừa phỉnh được nhân dân thì tự hào thành công.  Nên nhớ toàn khối nhân dân không phải ngu dốt.  Họ chưa phản ứng vì họ không có quyền lực trong tay.  Nếu hoàn cảnh chín muồi tức thời cơ cho phép thì họ sẽ đứng lên lật đổ một triều đại không khó.  Đừng bao giờ nghĩ: hạnh phúc của mình là hạnh phúc của nhân dân mà phải nghĩ ngược lại là hạnh phúc của nhân dân mới đích thực là hạnh phúc của mình.

Tuyệt đối không đam mê tửu sắc vì nó là con đường vong hoại.  Dân chúng không tin tưởng, đôi khi gương xấu ảnh hưởng đến họ.  Trong một quốc gia mà vua quan, dân chúng đều trụy lạc, sống tắc trách, liệu đất nước có thanh bình, thạnh trị, phú cường và hung mạnh được không.

Thưởng phạt công minh.  Tuyệt đối không nên tiếp cận người xu nịnh, không nghe lời dèm pha khéo luồng bợ của kẻ tiểu nhân đón gió bẻ măng.  Đừng thích thú những kẻ tâng bốc trước mặt mà làm ngơ trước những lời trung quân ái quốc.  Hạng người trước là loại cây tạp, loại người sau mới là danh mộc giá trị.

Đối với người trên, phải thắng bằng khiêm cung, đối với kẻ dưới phải thắng bằng ban phát ân huệ, đối với người dũng cảm phải thắng bằng chia rẽ, thắng kẻ ngang hàng bằng tinh cần nỗ lực.

AsokaSrikhirin được triều đình đón mừng tương đối trọng thể.  Lễ liên hoan diễn ra khắp kinh đô.  Cả triều đều hết lời chúc tụng, Đức vua tuy không có thiện cảm nhiều với Asoka nhưng tránh không khỏi nức lòng hãnh diện về sự đỗ đạt thành danh của Asoka.  Lẽ đương nhiên, Chánh cung Hoàng hậu và Đông cung Thái tử Susima không được vui trong lòng  nhưng ngoài mặt cũng gượng nói cười hỏi chào lấy lệ.

Về đến tư dinh của mẹ, Asoka quỳ lạy bàn chân mẹ.  Thứ phi Vimamsa: mẹ chàng ôm chàng vào lòng rờ đầu, rờ vai vừa khóc vừa nói: đừng bỏ mẹ đi nữa nghe con!

Thứ phi kêu Asoka đứng lên, bà nhìn con từ đầu đến chân, cười nói:

Càng lớn, trông con càng phương phi, mạnh khỏe, tràn đầy sức sống, trong ánh mắt con tỏa chiếu ánh sáng tự tin và gương mặt hứa hẹn một tương lai bất khuất.  Mẹ rất hài lòng, mãn nguyện vì con.

Vitasoka em chàng thì líu lo quấn quit hỏi chàng đủ thứ, nhất là việc học và cuộc sống dân gian.


 

Dẹp Loạn Takkasila

Đã từ lâu, đất nước thái bình, nhân dân lạc nghiệp.  Bỗng dưng sóng dậy đất bằng, dân chúng Takkasila nổi loạn.  Đức vua Bindusara hạ lịnh Thái tử cất quân dẹp loạn, nhưng Thái tử thất trận.  Đức vua Bindusara lập tức hạ lịnh triệu hồi Thái tử và trao quyền tổng tư lịnh cho AsokaSrikhirin chức tư lịnh phó.  Thế là hai bạn có dịp trở lại Takkasila.  Nhưng lần này trong vai trò dẹp loạn, chắc chắn tránh không khỏi phải hy sinh nhân mạng mà theo hai bạn, mới năm trước đây thì nhân tình rất dễ thương, thật thà, chất phác.

Asoka điều động bốn binh chủng: tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh.  Cờ xí rợp trời, trống chiêng dậy đất, đưa cao kiếm lịnh tiến binh, khí thế vô cùng oai phong lẫm liệt.  Nhờ tài áp dụng chiến thuật điều binh khiển tướng đúng binh pháp của Asoka, tinh thần kỷ luật nghiêm minh, cộng thêm tấm lòng ngưỡng phụ thương kính của ba quân tướng sĩ đối với Asoka khiến chàng lập được chiến công vô cùng hiển hách trong thời gian kỷ lục.  Một mặt cấp tốc tái lập an ninh trật tự, một mặt khẩn báo tin thắng trận về triều.

Được tin mừng, Đức vua vô cùng hoan hỉ, đồng thời cũng vô cùng lo lắng.  Lý do khiến Đức vua lo lắng, vì trong thâm tâm nhà vua rất yêu quý Đông cung Thái tử Susima và đã có quyết tâm nhường ngôi cho Thái tử.  Nhưng những sự kiện bất lợi thực tế đã xảy ra mà tự bản chất đã đánh giá rất rõ ràng về nhân tuyển thích hợp thừa kế ngai vàng tương lai chính là Asoka thay vì Susima.  Có thể nói một cánh trung thực của những người có tâm hồn cao thượng đặt quyền lợi tổ quốc và dân tộc trên quyền lợi gia đình, đảng phái thì Thái tử Susima chỉ là một ngôi sao nhỏ cạnh ngôi Bắc đẩu Asoka.  Sự thật phũ phàng này khiến Đức vua phải áp dụng chiến thuật tiên hạ thủ vi cường.  Lý ra, người nào lập được chiến công hiển hách thì người ấy phải được ưu tiên ban thưởng và phong vương nhất là đối với các vị Hoàng tử.  Ðàng này, Đức vua chỉ nghĩ đến quyền lợi gia tộc nên hành động hoàn toàn nghịch lý.  Tức là Asoka bị triệu hồi và Thái tử được phong phó vương trấn nhậm Takkasila.  Kế hoạch tiếp theo, Đức vua hạ lệnh AsokaSrikhirin trấn nhậm kinh đô Ujjeni (Úc chê ni) xứ Avanti (Á vanh ti) lãnh thổ nằm trong vương quyền Maghdha (Ma kiệt đà).

Trên đường đi đáo nhậm nhiệm sở, hai bạn đến thị trấn Vedisa (Vê đi sá) nhằm Tết Nguyên Đán.  Phong tục ở đây, trong suốt ba ngày Tết, dân chúng tự do tổ chức hội họp, tiệc tùng, các trò chơi cổ truyền dân tộc, văn nghệ giúp vui miễn phí thuộc các bộ môn ca, vũ, nhạc, kịch cổ kim, đấu người, đấu thú.  Đặc biệt nhất là các cô gái đủ mọi giai cấp, thành phần xã hội được tự do kết đoàn đi xem hội không cần che mặt.  Thật là náo nhiệt, hấp dẫn, thích thú, vui vẻ có một không hai trong năm, đây là cơ hội bằng vàng để các cô nàng khoe sang, khoe đẹp, khoe dáng, khoe duyên.

Hai bạn nhất trí tạm dừng chân lại đây ba ngày.  Sau khi buộc ngựa trong một khu vườn xoài, hai bạn nhập vào sóng người trẩy hội.  Đúng như câu: “Dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm.”  Ngày vui như bất tận, đối với hai bạn, nhất là Asoka, cuộc sống cung đình đã đóng khung chàng trong những cuội vui tiền chế ước lệ máy móc, triều nghi do một bộ phận mà thành phần nhân sự được chỉ định.  Lựa chọn làm việc trong một giới vức ứng hợp với khung cảnh, tâm lý và truyền thống thưởng lãm của những nhân vật thuộc giai cấp vua chúa và một số nhỏ những người có đặc quyền đặc lợi liên đới, thiếu hẳn tính cách đại chúng, phổ cập tự nhiên, mọi người không phân biệt giai cấp đều có quyền tham dự biểu diễn, tự do thưởng lãm.  Ai có sở trường gì đều được tự do tổ chức thi thố miễn phí.  Người coi có quyền đánh cá nhỏ, lớn tùy thích vô điều kiện.

Có những địa điểm trình diễn văn nghệ giúp vui về nhiều bộ môn dị biệt, như ca, vũ, nhạc, kịch, ngâm vịnh, hát đối, diễn tuồng nhất là các tuồng thần thoại cổ thời; có nơi tổ chức mãi võ, đấu võ, đấu vật, đấu voi, đua ngựa, đấu trâu, đấu bò, đấu dê, chọi gà, đấu chim; có chỗ chơi cờ tám hình vuông, mười hình vuông, nhảy cò cò, quăng thẻ chuyền chuyền, súc sắc, hò liệng khăn, đá banh, thổi kèn bằng lá, nhào lộn, nhảy dây, chơi chong chóng, chơi đoán viết chữ trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu, chơi xích đu, thả diều bắt gà, chơi mua dưa, chơi đánh tram, chơi đánh trỏng vân vân.

Tóm lại hàng trăm trò chơi, văn nghệ, đấu người, đấu thú.  Trò chơi nào cũng hấp dẫn, mới mẻ, khởi sắc, thu hút, quyến rũ, kỳ thú, mới lạ mà Asoka được chứng kiến lần đầu trong cuộc đời.  Bị thu hút bởi các trò chơi mới lạ, AsokaSrikhirin cứ để bước chân tự động đi về phía trước vì tin chắc nơi nào cũng có những trò vui mới lạ, hấp dẫn và kỳ thú.  Mãi lo vui, hoàng hôn đã bắt đầu nhạt nắng, thế mà hai bạn vẫn không hay.  Bỗng trời đổ mưa, tuy không lớn lắm nhưng đủ để ướt y phục nếu không có dù che.  Hai bạn lanh chân vào đụt mưa dưới bóng xoài râm lá.

Lúc bấy giờ mọi người đều đổ xô chen chân chạy đến đụt mưa trong vườn xoài bất chấp nam nữ, gái trai.  Ngay lúc ấy, mọi người đều đưa ánh mắt ngạc nhiên nhìn một thiếu nữ nhan sắc tuyệt đẹp, phong cách đài trang, từng bước khoan thai, đang hướng về phía vườn xoài như không có chuyện gì xảy ra.  Khi nàng vào đứng chung trong nhóm thiếu nữ thì mọi người mới vỡ lẽ cô ta là tiểu thư chủ nhân của nhóm thiếu nữ đông đảo này.  Có tiếng to nhỏ gần chỗ Asoka:

Cô ấy là tiểu thơ con gái của nhà đại phú trưởng giả Vedamanaka, tên Vedisa.


 

Asoka Hạnh Ngộ Mỹ Nữ

Asoka nhìn ngắm cô ta và suy nghĩ thật nhanh, đây đúng là mẫu nữ nhân phúc đức vì tóc thật mướt buông chảy xuống tận thắt lưng và tự động cong lên như đuôi con công, dáng đi từng bước khoan thai, đài các, làn da mịn màng tươi sáng cơ hồ không bám bụi, đôi môi mọng đỏ như hồng liên, thân hình cân đối.  “Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.”  Theo cổ thơ Phệ đà mà chàng từng học ở giáo đường Takkasila thì nữ nhân được gọi là mỹ nữ phải hội đủ năm mỹ diệm tướng:

1.              Phát diệm tướng: tóc mảnh và mướt, buông chảy xuống đến lai nội y thì đuôi tóc tự động cong lên như đuôi con công.

2.              Nhục diệm tướng: hai môi đỏ mọng như hồng liên, tươi nhuận, mềm mại, đầy đặn vô cùng thanh tú.

3.              Cốt diệm tướng: hai hàm răng trắng buốt, không kẽ hở, sáng đẹp như chuỗi kim cương, khi cười thì lóng lánh như xà cừ.

4.              Bì diệm tướng: làn da mịn màng, tươi sáng cơ hồ bụi không bám được, không tì vết, bới đen, tàn nhang, nốt ruồi, màu trắng như hoa Kannika không cần phấn sáp.

5.              Sắc diệm tướng: dầu sinh nở nhiều lần sắc diện và thân hình cũng đẹp như thời xuân sắc, da vẫn thẳng không dùn, thân hình không bị héo hon tiều tụy.  Người ta chỉ biết nữ nhân ấy già khi đứng lên phải dùng sức hai tay chống đầu gối.

Asoka lần đầu tiên thấy được mỹ nữ, duy hàm răng nàng thì Asoka chưa thấy.  Suy nghĩ thật nhanh, hạ quyết tâm, Asoka lấy can đảm, chen chân bước tới trong dáng điệu huy mãnh, tự tin nhưng không kém phần an bình, quý phái, nghiêng mình chào rất lịch sự, vương giả:

Thưa tiểu thư, tôi từ Pataliputra đi  ngang qua địa phương của tiểu thư, lần đầu tiên được chứng kiến lễ hội vô cùng hấp dẫn, thật sự mới mẻ đối với tôi, mọi thứ làm tôi sáng mắt và mở mang kiến thức, thật là diễm phúc cho tôi… nhưng thưa tiểu thư, sự kiện khiến tôi suy nghĩ không ra đó là phương nghi cung cách tiểu thư từng bước khoan thai, an nhiên tự tại như người thích tắm mưa mặc cho trang phục vô cùng quý phái bị ướt mà nét mặt tiểu thư vẫn tươi đẹp dường như không có chuyện gì xảy ra, khiến tôi vô cùng quý kính đồng thời cũng không kém phần thắc mắc!

Nhìn tướng mạo, tư cách và nghe lời nói quý phái, lịch sự có sức mạnh thu hút biết ngay là con nhà thượng lưu quý tộc:

Thưa anh, em nghĩ, cha mẹ sinh con hết lòng giáo dưỡng cưng chiều, nuôi con những ước về sau, trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi, nhưng nếu em chạy lỡ té bị thương tích thì cá nhân em đau lòng ít mà cha mẹ đau lòng thật nhiều.  Vả lại, trang phục ướt thì mình thay, còn như thương tích tàn tật thì làm sao thay được.  Hơn nữa, em nghĩ một vị vua quán đảnh, mặc triều phục long bào mà chạy thì coi không được.  Thớt ngự tượng mà chạy thì không trang trọng.  Một vị Sa môn mà chạy thì mất đạo phong tư cách.  Một thiếu nữ mà chạy thì mất hạnh đức.

Trong khi này nói chuyện thì Asoka đã nhìn kỹ hàm răng thật liền lạc, không kẽ hở, đều đặn như chuỗi ngọc kim cương và long lánh như xà cừ không khác.  Tự trong thâm tâm chàng biết rõ thiếu nữ là một mỹ nữ đầy đủ năm mỹ diệm tướng.

Asoka để lời cám ơn chân thành lời giải thích ngọn ngành của tiểu thư và xác nhận nhờ nàng mà chàng thâu thập một kiến thức vừa thực tế vừa kinh viện có tính cách cổ kim hòa điệu.  Chàng tự giới thiệu tên mình là Asoka và xin hân hạnh được biết phương danh của nàng.  Nàng khiêm tốn, nhỏ nhẹ cho biết tên mình là Vedisa.  Nàng trịnh trọng nói thêm gia đình thân phụ cũng gần đây, nếu anh không có hứa với bạn bè thì em xin kính mời anh và bạn anh cùng về nhà em dùng cơm để em được làm quen với người từ kinh thành đến thị trấn nhỏ bé này.  Asoka đưa mắt nhìn Srikhirin và hai bạn cùng theo chân Vedisa và đám nữ nhân đông đảo tỳ nữ của nàng.

Được sự giới thiệu của nàng, hai bạn cúi mình chào thật kính cẩn đúng phong cách con nhà thượng lưu gia giáo.  Cụ thân sinh Vedisa lấy làm hài lòng.  Tiếp đãi ân cần, hàn huyên thân thiện, tư cách cởi mở, giao tiếp lịch sự khiến hai bạn cảm thấy vô cùng ấm cúng, tự nhiên.

Asoka vốn có để ý quan sát địa hình, cảnh vật xung quanh khi bước qua cửa cổng vào trung tâm ngôi dinh thự.  Sau buổi cơm chiều, thấy trời chưa tối hẳn, Asoka xin phép ông cụ đi dạo cảnh chung quanh dinh thự.  Vốn có chủ đích, ông cụ xin phép không tháp tùng giới thiệu và xin hai bạn cứ tự nhiên nếu cần cứ hỏi lão quản gia thì được.  Hai bạn vừa ra khỏi dinh thụ thì cụ khẩn trương triệu tập toàn gia đình và gia nhân, long trọng tuyên bố, cho mọi người biết Asoka chính là Hoàng tử con trai đương kim Hoàng thượng Bindusara.  Cụ giải thích qua ánh mắt ngơ ngác mọi ngưòi nhất là gương mặt, ánh mắt thật sự xúc động của tiểu thư Vedisa rằng:  Sở dĩ cụ biết chắc một trăm phần trăm là nhờ chiếc nhẫn bằng vàng rồng, có chạm khắc hình con công vô cùng tinh xảo, thoáng nhìn như con công sống, mà cụ được thấy tận mắt trong ngày cụ được Đức vua tân phong chức Hàm-đại-phú-trưởng-giả tại Hoàng cung.

Tưởng cần nói rõ về quốc hiến Ấn Độ thời xưa.  Các chức vụ Đại phú trưởng giả phải được nhà vua hạ chỉ tấn phong và trong ngày nhận chỉ đều có nghi lễ khoản đãi chúc mừng.  chính trong ngày hôm ấy, ông cụ thấy rõ các vị Hoàng tử đều có đeo chiếc nhẫn hình con công ấy.  Vì hình công tượng trưng triều đại Moriya (Khổng Tước).  Ông cụ truyền lệnh lập tức trang hoàng dinh thự từ trong tới ngoài thật trang nghiêm, lộng lẫy nhất là chỗ ngồi thật tôn xứng với địa vị Hoàng tử, trong khi mọi người phải thay đổi y phục thật trang nhã và đứng hai hàng chờ cung nghinh Asoka.

Dạo cảnh không lâu, Asoka trở về, vừa bước qua khỏi cổng, mọi người đều quỳ xuống tung hô: Hoàng tử cát tường.  Asoka vô cùng bỡ ngỡ, lật đật khum mình nâng ông cụ dậy và yêu cầu mọi người đứng lên.  Vào bên trong dinh, Asoka được mời ngồi vào ghế ngai trong khi mọi người đều đứng hầu.  Asoka yêu cầu ông cụ và Vedisa cùng ngồi.  Chàng nói: chàng rất trân quý giây phút thân thiện tự nhiên, không bị gò bó bởi địa vị, chức hàm hoặc giai cấp.  Nhờ thái độ cởi mở, bình dị của Asoka mọi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu và rất vui vẻ.  Ông cụ cung thỉnh Asoka tạm qua đêm tại dinh ông và ở lại thưởng lãm những cuộc vui vừa có tính nghi lễ vừa có tính tập quán.  Asoka lấy làm cảm ơn nhã ý thiện tâm ông cụ, hứa sẽ ở thêm hai hôm, đến ngày thứ ba sẽ lên đường đi Jjjeni .  Không cần nói, ai cũng biết, người vui nhất là tiểu thư Vedisa.

Suốt hai ngày lễ hội còn lại, AsokaSrikhirin được trẩy hội chung với tiểu thư Vedisa và nhóm nữ tùy tùng của nàng.  Nhờ gần gũi chuyện trò, hai người hiểu nhau hơn, thân thiện nhiều hơn, thương kính nhau hơn và cuối cùng họ đã thực sự yêu nhau một cách chân tình.  Asoka hứa trong một ngày không xa sẽ chính thức cử hành hôn lễ khi sự nghiệp tương đối yên bề.


 

Tái Ngộ Người Xưa Trong Bẽ Bàng

Sáng hôm sau, Asoka để lời tạm biệt đại phú trưởng giả Vedamanaka và tiểu thư Vedisa lên đường đi Ujjeni.  Lẽ dĩ nhiễn, Asoka không tiện tiết lộ chiếu chỉ bổ nhiệm mình làm phó vương cai trị UjjeniSrikhirin là tư lệnh phó.

Cuộc chia tay mới buồn làm sao. AsokaSrikhirin nhờ làm khách của đại phú trưởng giả chỉ có ba ngày, nhưng tư cách, phong độ vô cùng cởi mở, tự nhiên và lịch sự nên mọi người đều quý kính, thương yêu hai bạn.  Nhất là đại phú trưởng giả thân sinh Vedisa và là chủ nhân ngôi dinh thự vô cùng sang trọng thì gần như không muốn hai bạn lên đường.  Ông nói: ước gì hai bạn ở chơi thật lâu thì diễm phúc cho cụ biết mấy.

Asoka  không ngớt lời cảm ơn và tán dương sự ân cần tiếp đãi và đối xử vô cùng chu đáo suốt thời gian hai bạn tá túc tại đây.  Asoka hứa sẽ trở lại viếng thăm nhiều hơn nữa vì từ Ujjeni đến Vedisa không xa.  Tiểu thư nhắc khéo:  Hoàng tử đã hứa thì đừng bao giờ quên!

Asoka nói: Chàng sẽ giữ lời hứa vì lời hứa đối với chàng là một phần của sự sống.  Người quân tử là người biết quý trọng lời hứa.

Hai chàng lên ngựa mà mọi người cứ đứng nhìn không chớp mắt.  Nhất là Vedisa đứng như bất động, vô hồn nhìn bóng câu xa dần, chỉ còn hai chấm đen và cuối cùng mất hút trong mù xa gió bụi.  Nàng thở dài và lê bước chân nặng nhọc vào dinh.  Không ai dám khinh động nàng, kể cả phụ thân nàng.

Con đường đi Ujjeni phải băng qua một phần lãnh thổ Takkasila và cũng rất gần nhà JalodharaAsoka đề nghị tạt qua thăm nàng rồi sẽ tiếp tục cuộc hành trình.  Lẽ dĩ nhiên Srikhirin đồng ý.  Hai bạn cho ngựa hướng về địa điểm được chọn.  Trong khi hai bạn đang cho ngựa phi nhanh.  Bỗng thấy từ xa có hai kỵ mã đang phóng nước đại về hướng mình.  Khi đến gần họ đều reo lên trong vui mừng khôn tả vì hai người cỡi ngựa ngược chiều ấy chính là SasavatVenupala hai bạn đồng môn cùng chung giáo đường, rất thương quý nhau.

Kiếm chỗ có bóng mát, bốn bạn buộc ngựa cho ăn cỏ, cùng nhau hàn huyên tâm sự.  Được biết hai người nghe được tin Asoka được tấn phong phó vương trấn nhậm UjjeniSrikhirin được bổ nhiệm tư lệnh phó, nên hai người quyết tâm tìm đến sống nhờ với bạn.  Không ngờ vừa đến đây lại được gặp nhau.  Thật là hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân.  Asoka vui mừng khôn xiết và cho biết mình muốn ghé thăm Jalodhara, dành cho nàng một ngạc nhiên kỳ thú.

Trời cũng đã hoàng hôn, bốn bạn đem lương khô ra ăn và cùng lên ngựa hướng về nhà Jalodhara.  Đến gần cổng nhà thì màn đêm đã thực sự buông xuống, cảnh vật xung quanh khu nhà cũng nhuộm màu mờ ảo.  Bốn người tìm chỗ buộc ngựa, từng buốc chậm chạp tiến về phía cổng ngoài.  Bỗng dưng, có hai bóng người một nam một nữ từ trong khuôn viên nội thất cùng nhau đi nhanh ra phía cửa cổng.  Nhìn kỹ thì ra thiếu nữ là Jaldhara còn nam nhân là Karatidat – cũng là bạn học chung giáo đường thưở trước.  Cặp tình nhân ra khỏi cổng ngoài lập tức tìm một gốc cây tình tự.  Srikhirin không thể bình tĩnh được nữa, lập tức phóng tới, một cú đấm như trời giáng, Kanatidat té nhào xuống đất.  Lập tức trong bóng tối, hai bóng đen hươi gươm xông tới tiếp viện.  VenupalaSavavat rút kiếm nhập cuộc, không đầy hai phút, hai bóng đen bị trọng thương nằm bất tỉnh.  Một thoáng không lâu, Kanatidat tỉnh lại, đứng lên thủ thế.  Lúc bấy giờ, Asoka lên tiếng, kêu đích danh anh ta:

Kanatidat, anh đã biết Jalodhara là người yêu của tôi và tôi thì yêu nàng tha thiết.  Khi nàng và Jalini đến thăm tôi tại giáo đường bạn cũng biết, thế mà bạn nhẫn tâm chà đạp lên tình yêu chân thật chúng tôi.  Tôi thực sự đau lòng và tự ái bị tổn thương trầm trọng.  Tuy nhiên, tôi dành cho bạn một sự công bằng, danh dự vì bạn và tôi cùng yêu một người con gái.

Asoka bảo Srikhirin đưa gươm cho Kanatidat.  Chỉ thoáng mấy nhát gươm, Kanatidat bị trọng thương, day qua Jalodhara, Asoka nói chua chát, đau lòng, tình tuyệt: cô băng bó vết thương cho họ và hãy sống nếp sống mà cô tự chọn.  Cuộc gặp gỡ hôm nay là lần cuối cùng trong cuộc đời chúng ta.  Cô đường cô, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi.  Đã không cùng nhau chung lối thì bận lòng chi nữa lúc chia phôi.

Bốn vó câu tung cát bụi mịt mù trong đêm tối, khiến trường dạ vô cùng thê lương ảm đạm.  Trên đường thiên lý, Asoka chẳng nói một lời.  Có lẽ, chàng không cần bất cứ âm thanh nào, ngoại trừ dư âm thời gian, vì chỉ dư âm này mới an ủi được chàng trong não nề, ngang trái, phũ phàng và tim buốt.


 

Lễ Nhậm Chức Phó Vương

Quang cảnh Ujjeni hôm ấy thật tưng bừng, náo nhiệt khởi sắc chưa từng xảy ra từ trước.  Sự kiện vô cùng trọng đại này phát xuất từ hai chính sự trọng yếu: một là đại lễ tiếp nhận chiếu chỉ; hai là đại lễ chính thức thụ phong tước vị phó vương của Hoàng tử Asoka và lễ tấn phong chức vị phó tư lệnh cho Srikhirin.  Hai bạn Venupala Savavat cũng được phó vương tấn phong phụ tá tư lệnh nội vụ và phụ tá tư lệnh ngoại vụ.

Asoka tích cực tổ chức mới, điều hành tốt guồng máy chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, canh nông nhất là quốc phòng.  Asoka đặc biệt lệnh Srikhirin phải canh tân bốn binh chủng: Bộ binh, Tượng binh, Mã binh và Thủy binh.

Từ ngày Asoka chấp chính, tiểu quốc Ujjeni thái bình thịnh trị. Dân chúng an cư lạc nghiệp, kỷ luật nghiêm minh, thưởng phạt công bằng, tuyển dụng nhân tài, đãi ngộ các bậc chân tài thực học, thỉnh ý và y giáo các bậc trưởng lão đạo cao đức trọng.  Nhờ áp dụng chính sách mọi ngươi cùng làm theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu nên Ujjeni rất hung cường phú túc.  Để tiếp tục đẩy mạnh chính sách trị nước an dân và cũng để quên đi mối hận tình Jalodhara, Asoka hạ quyết tâm chính thức cử hành hôn lễ với VedisaAsoka bàn với ba bạn và được ba bạn tán thành.

Bên đàng trai do ba bạn chính thức đại diện phó vương, một đoàn binh mã rầm rộ, mang theo sính lễ chẳng những vô cùng quý gia mà còn nhiều loại, nhiều thứ phẩm vật, tư trang kể cả các thứ sơn hào hải vị, các thứ hoa quả tốt đẹp và đắt giá nhất của Ujjeni đều có chung trong lễ phẩm.

Cuộc rước dâu vô cùng trọng thể, linh đình, đông đảo có một không hai.  Sau nghi lễ cổ truyền, Vedisa ngồi lên xe hoa và nhạc lễ cử hành theo triều nghi quân cách vì Vedisa lúc bấy giờ là hoàng phi chính vị.  Một số không ít các tỳ nữ vốn phục dịch Vedisa từ lâu cùng xin phép đi theo hầu hạ nàng.  Vốn mang tâm hồn thương người, không xem thường kỳ thị và đối xử với những tỳ nữ như chị em, nên Vedisa rất vui lòng cho họ theo giúp đỡ và bầu bạn.

Asoka ra rước Vedisa tận cổng ngoài trông vô cùng oai phong lẫm liệt trong bộ triều phục phó vương.  Yến tiệc linh đình, cao lương mỹ vị thôi thì đủ thứ.  Mọi người kể cả dân chúng cũng được thết đãi trọng hậu.  Các cuộc vui như ca, vũ, nhạc, kịch, và nhiều trò chơi có tính tiêu khiển chúc tụng do dân chúng tự động tổ chức toàn quốc gần như bất tận.

Trong vai trò mẫu nghi tiểu vương quốc, Vương phi Vedisa quả thật xứng đáng, khả kính, khả ái.  Là một mỹ nữ, cộng thêm tứ đức: công, dung ngôn, hạnh.  Đối với chính sự Vương phi là một cố vấn uyên bác; đối với nội cung là một chấp chưởng nghiêm minh hiền đức; đối với phu quân, Vương phi là một hiền thục thê; đối với bá quan trào thần văn võ, Vương phi vừa là chủ vừa là bạn; từ trong triều nội đến ngoài thần dân, mọi người đều yêu kính Vương phi vì những đức tính minh triết và hiền thiện.  Có thể nói không sợ sai lầm, Vương phi như phượng hoàng giữa loài phi cầm trong một không gian rộng lớn tương đối.

Tại tiểu vương quốc Ujjeni, Vương phi hạ sinh một hoàng nam đặt tên Mahinda và một hoàng nữ đặt tên Sanghamitta mà cuộc đời nhị vị sau này đã đóng góp cho công trình truyền bá chánh pháp toàn lãnh thổ Srilanka, là cộng sự viên vô cùng đắc lực của phụ vương trong công tác nhận nhiệm vụ sứ giả truyền đạo, là hai vị thánh Tăng đi làm lịch sử mà tất cả di tích sử liệu ở Srilanka vẫn còn lưu dấu đến ngày nay.

Asoka quả là một vị phó vương khả kính khả ái của Ujjeni thuộc tiểu vương quốc  và trở thành Đại đế của lục địa Ấn Độ.  Là một người tài ba xuất chúng, tuy không đẹp trai nhưng kiệm ưu văn võ.  Trị nước an dân như một tiểu luân vương, dụng binh như thần, thành công vượt bậc trên mặt chính trị, và quân sự.  Tài thao lược quân sự của Asoka chẳng những thừa khả năng duy trì an ninh Ujjeni mà còn đủ sức yểm trợ hoặc cứu nguy Pataliputra nếu có chiến tranh.  Trong khi đang thành công trên mọi lĩnh vực quốc gia, dân chúng đang sống cuộc đời thịnh trị phú cường, bỗng dưng sóng dậy đất bằng, đó là hung tin phụ vương lâm trọng bệnh và sắp băng hà.

Theo kế hoạch trù liệu, tể tướng Sirigupt tin cho Asoka sớm nhất và đề nghị đưa một bộ phận binh chủng thiện chiến kéo về kinh đô bằng phương tiện nhanh nhất.  Và tất cả sự kiện quan trọng đã xảy ra trước giờ phụ vương băng hà như đã đề cập chi tiết nơi mục hoàng cung.


 

Nồi Da Xáo Thịt

Asoka lên ngôi, là quốc vương thứ ba thuộc dòng Moriya.  Đức vua Bindusara, phụ vương Asoka có mười tám Vương phi và một trăm lẻ một (101) hoàng nam, hoàng nữ, trong đó Asoka là con trai thứ.  Cho nên, mặc dù tể tướng Sirigupt và đại đa số đại thần tôn Asoka lên ngôi vua, nhưng các Hoàng tử khác, trong đó có thái tử Susima đều thiết lập lực lượng vi cánh sẵn sàng tranh ngôi với Asoka.

Như mọi người biết, Asoka là một vị vua uy dũng thông tuệ, đồng thời là một tổng tư lệnh biết tài quân sự, điều khiển tướng thần tốc, quân lệnh như núi, thưởng phạt nghiêm minh, bách chiến bách thắng.  Đoàn quân của Thái tử Susima xuất phát từ Takkasila hướng về kinh đô Pataliputra, khí thế vô cùng hung hậu vì dù sao Susima cũng là Đông cung Thái tử.  Đoàn quân này bị phục binh của Asoka chận đánh và tiêu diệt.  Thái tử bị tử thương trong trận chiến này.  Tướng chỉ huy đoàn quân của Thái tử tên Virasena gom góp tàn quân cải trang vào chùa xuất gia.

Tiếp theo, Asoka tàn sát huynh đệ và những người theo phe chống đối, không quy phục.  Cuối cùng, còn một lực lượng binh mã tương đối đông đảo, có quy mô tổ chức do Hoàng tử Virabala lãnh đạo.  Một hôm, Hoàng tử phán hỏi Manaka vừa là bạn chí thân vừa là tướng chỉ huy tài ba, đa mưu túc trí.

Bạn cố tìm kế sách giúp ta lật đổ Asoka.

Tâu hoàng tử, vấn đề không đơn giản – Asoka có rất nhiều binh hung tướng giỏi, bản thân Asoka là một tướng giỏi ngoại hạng.

Không lẽ bạn cũng sợ Asoka?

Thưa Hoàng tử, không phải vấn đề sợ hay không sợ, mà phải tri kỷ tri bỉ.  Asoka như sư vương có sức khỏe, răng bén, vuốt nhọn, tài ba vượt bậc, hung khí ngút ngàn lại thêm lúc nào cũng đề cao cảnh giác.

Ta rất tin tưởng với tài trí của bạn, bạn sẽ tìm ra được phương pháp khả thi.

Thưa Hoàng tử, ta có thể không dùng sức mà chỉ dùng mưu.

Bạn quý, mưu chước như thế nào, nói nghe thử.

Thưa Hoàng tử, Hoàng tử còn nhớ cô Somavika?

Đại sự rối bời, tâm hồn đâu nghĩ đến nữ giới, hơn nữa, ta đâu có yêu cô ta!

Thưa Hoàng tử, điều này hạ tướng biết và hiểu rất rõ.  Nhưng Somavika rất yêu Hoàng tử.  Dù là đơn phương với tình yêu mù quáng ấy, Hoàng tử có thể nhờ nàng giúp Hoàng tử thi hành mỹ nhân kế.

Hoàng tử Virabala hội ý, vô cùng phấn khởi.  Hai người thận trọng bàn thảo kế hoạch từng giai đoạn: sơ khởi cũng như chung cuộc.  Bắt đầu từ hôm ấy, Hoàng tử đóng kịch biểu lộ tình yêu chân thành đối với Somavika.  Lẽ dĩ nhiên, Somavika thì sẵn sàng hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho Hoàng tử vô điều kiện.  Trong khi đó, ngược lại, Hoàng tử thì chỉ lợi dụng nàng cho mưu đồ riêng tư.  Thật là bẽ bàng, đau khổ.  Dù sao sự kiện cũng phải tiến hành.  Người hy sinh thì không có quyền đòi hỏi điều kiện, chỉ biết hành động theo tiếng gọi tình yêu mà trong thâm tâm tin tưởng tuyệt đối sẽ được đền đáp.


 

Một Cuộc Săn Thú Rừng

Asoka một hôm muốn giải trí bằng cuộc vui săn bắn.  Lẽ dĩ nhiên ý thích quân vương được Venupala đứng ra tổ chức.  Tháp tùng Asoka ngoài Venupala còn một số tùy tùng khoảng năm mươi (50) người toàn những tay thiện xạ.  Cuộc vui săn thú kéo dài, nhưng khi hoàng hôn vừa xuống thì Asoka hạ lệnh kết thúc.

Trên đường về, Asoka bắt gặp một thiếu nữ ngồi bên ven đường rừng hai tay ôm mặt khóc nức nở, tóc tai rối bù, y trang xốc xếch, trông rất thảm thương, có vẻ như không còn thiết sống.  Mặc dù chưa thấy mặt nàng, AsokaVenupala cùng xuống ngựa, đến đứng nhìn nàng trong im lặng.  Còn nàng thì vẫn trong tư thế cúi đầu, hai tay ôm mặt tiếp tục khóc như không hề biết có người đang đứng nhìn mình.  Asoka cất tiếng nhỏ nhẹ:

Này cô em, tại sao một thân một mình ngồi khóc trong rừng như thế này?

Nghe có tiếng người, nàng ngước lên, gương mặt xanh xao, ánh mắt lơ láo, nước mắt đoanh tròng, láo liên nhìn đoàn người ngựa và đứng phắt lên vụt chạy.  Nhưng Venupala, bằng một động tác thật nhanh và chính xác đã kịp thời giữ chặt cô ta lại.

Buông ta ra, buông ta ra!  Các người độc ác lắm, ích kỷ lắm, bất lương lắm.  Thế giới này sẽ vô cùng hạnh phúc nếu không có những người đàn ông như các người, vừa thét la vừa vùng vẫy thoát thân.  Nhưng lực bất tùng tâm, nàng cảm thấy cánh tay bị Venupala nắm đau buốt tận xương cơ hồ muốn gãy.  Lúc bấy giờ, nàng mới chịu đứng yên.  Asoka đã từng đau khổ vì tình phụ - thấy cảnh này thì rất thương tâm, tội nghiệp.

Để có thời gian tìm hiểu giúp đỡ, Asoka lệnh Venupala và một thị vệ đỡ nàng lên ngựa ngồi sau ngài.

Trong cuộc tiếp xúc sơ khởi, nàng biết người cứu mình là đương kiêm Hoàng thượng, nàng quỳ mọp, cúc cung xin mở lượng hải hà thứ tha tội phạm thượng.

Người không biết, không có tội.

Đức vua phán hỏi nàng vì đâu nên nỗi thân gái dặm trường, bất kể sống chết, dấn thân vào chốn sơn lâm, không sợ làm mồi thú dữ và trùng trùng nguy hiểm có thể xảy đến.  Đức vua hứa sẽ tận tình giúp đỡ.  Dù sao nàng cũng là thần dân của ngài mà ngài thì thương dân như con cái.

Nàng kính cẩn tấu trình đại lược - Thưở ấu thời, được cha mẹ rất mực cưng chiều.  Gia đình thuộc giai cấp Bà la môn, sống ở lâm thôn, cách xa chỗ tiện nữ được bệ kiến Hoàng thượng.  Cuộc đời tiện nữ bắt đầu bất hạnh lúc mười sáu tuổi.  Phụ thân tiện nữ qua đời trong một cơn bạo bệnh.  Mẹ con tiện nữ cố gắng tảo tần tiện tặn sống qua ngày.  Một hôm, có một người buôn vải đến bán dạo và làm quen với gia đình tiện nữ.  Sau đó, không lâu, ông ta trở lại.  Có một lần, ông trở lại và xin tá túc qua đêm.  Tình trạng này thỉnh thoảng xảy ra.  Không ngờ, mẹ tiện nữ và ông ta mặc nhiên sống với nhau như vợ chồng.  Tiện nữ biết nhưng không dám nói vì sợ mẹ buồn lòng.

Ông ta rất tốt với tiện nữ và tiện nữ lúc nào cũng xem ông ta là kế phụ.  Trong sự gần gũi, thân thiện, ông ta có những cử chỉ suồng sã.  Tiện nữ cũng đã lớn khôn nên tiện nữ nhận ra được điều đó.  Nhiều lần, tiện nữ định thổ lộ với mẹ nhưng lại sợ mẹ đau lòng.  Thấy tiện nữ im lặng, ông ta càng tấn công tiện nữ bằng nhiều cử chỉ vượt xa bổn phận.  Có một hôm, ông ta nắm tay tiện nữ kêu ngồi xuống bên ông, nhưng tiện nữ nói thẳng:

Thưa dượng, dượng đừng quên dượng là chồng của mẹ tôi.

Ông ta im lặng một lát, rồi chua chát: Thì ra cái trở ngại là ở chỗ đó.

Từ hôm đó về sau, ông ta không còn tấn công tình cảm với tiện nữ.  Tiện nữ cảm thấy an tâm và cũng quý thương ông ta như kế phụ thực sự.  Cho đến một hôm, ông ta đi bán dạo độ nửa ngày thì trở về và tỏ ra rất mệt mỏi, bơ phờ.  Tình trạng này kéo dài đến hôm sau.  Ông ta nhờ mẹ tiện nữ bán dạo thay ông ta một vài ngày.  Đến ngày thứ ba, ông ta ngồi dậy và nhất định đi bán dạo cùng mẹ tiện nữ.  Thấy ông ta nóng lòng biết lo cho mẹ, tiện nữ rất lấy làm cảm động.  Chiều hôm ấy, một trận mưa thật to đổ xuống như dội và kéo dài cũng khá lâu.  Trời chưa dứt hột, bỗng tiện nữ thấy ông ta dầm mưa, y phục ướt tươm, mặt mày bơ phờ thiểu não, nửa như muốn khóc, nửa như nghẹn ngào, nói, mẹ tiện nữ đã chết vì chứng bệnh thường nhật và bảo tiện nữ đi với ông ta để tiếp khiêng nhục thân mẹ tiện nữ.  Chỗ mẹ tiện nữ nằm gần một cái ao, mặt mày bầm tím.  Trước thảm cảnh mất cha chưa bao lâu nay lại mất mẹ, tiện nữ không còn muốn sống.

Sau khi hỏa tang thi hài mẹ, tiện nữ cảm thấy nghi ngờ cái chết của mẹ là do ông ta khéo dàn cảnh, lợi dụng mưa to, trấn nước mẹ đến chết rồi lôi lên nằm gần ao và giả vờ đau khổ về nhà báo tin tiện nữ.  Mối nghi ngờ này tuy không có chứng cớ cụ thể nhưng trong thâm tâm tiện nữ cả quyết là suy đoán của mình không sai.  Càng nghĩ càng hận ông ta tại sao đối xử quá tàn độc với mẹ tiện nữ và cuộc đời tiện nữ từ đây sẽ ra sao.  Tiện nữ hạ quyết tâm vạch mặt hung thủ và trả thù.  Vì có chủ tâm, nên tiện nữ tỏ ra dễ dãi phần nào trong vấn đề tiếp cận với ông ta.  Thấy thái độ dường như thầm thuận của tiện nữ, ông ta một mặt càng tỏ ra nuông chiều chăm sóc tiện nữ vô cùng chu đáo chí tình, một mặt càng quấn quit tiếp xúc với tiện nữ bằng cái nhìn đắm đuối, bằng cái lắng nghe thật chí thành và lẽ dĩ nhiên bằng mũi, bằng miệng, bằng tay, bằng tất cả cử chỉ âu yếm.

Tiện nữ cảm thấy đã đến lúc dùng miếng mồi ngon để câu con cá đói khi ông ta đòi hỏi gần gũi xác thịt.  Tiện nữ nói, cuộc đời tiện nữ giờ thì tứ cố vô thân, chỉ có một con đường phải đi là sống nhờ sự chở che, đùm bọc của ông ta.  Tuy nhiên, mẹ mới mãn phần, lòng con đau buốt, nhớ thương.  Hơn nữa, đêm nào tiện nữ cũng nằm mộng thấy mẹ nên sợ quá.  Mới đêm qua - tiện nữ đặt điều - tiện nữ nằm mộng thấy một cây đào tiên trái chín nặng trĩu cành mà tiện nữ thèm vô cùng, một tay níu cành kéo xuống, một tay định vói hái trái, nhưng mẹ tiện nữ nắm ghì tay tiện nữ không cho hái.  Tiện nữ nổi giận nhưng lại nghĩ mẹ mình nên nén lòng chịu đừng.  Không ngờ, có một vị tiên hất tay mẹ văng ra và ẵm tiện nữ đỡ lên cây tha hồ ăn trái đào bằng thích.  Nghe tiện nữ tường thuật điềm mộng, mặt ông ta hớn hở: ông tiên đó chính là ông ta, người đã hất tay mẹ tiện nữ văng ra và ẵm tiện nữ như thế này, vừa nói vừa ẵm tiện nữ vào lòng.

Tiện nữ nói: Chuyện chồng vợ là chuyện trăm năm.  Không cần phải hấp tấp.  Vả lại, hàng tháng, đối với người nữ có những ngày cấm kỵ.  Hãy chịu khó chờ đợi cho mãn hạn kinh kỳ.  Đồng thời, để tiện nữ làm lễ cúng linh và lạy xin phép mẹ rồi sau đó mới có thể hợp cẩn giao bôi.

Không còn cách nào khác ông ta đành phải chấp nhận.  Suốt mấy ngày sau đó, tiện nữ không cách nào ngủ được vì sự quyết tâm trả thù người đã nhẫn tâm giết chết mẹ hiền.  Nhưng vì bản chất nữ nhi yếu đuối.  Hơn nữa, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ giết người nên vô cùng lo sợ, khó bề hành động.  Nhưng nghĩ, ngày hẹn sắp hết nếu không hành động kịp thời thì vĩnh viễn sẽ không trả được mẫu thù.

Một hôm, sau bữa cơm trưa ngon miệng, ông ta ăn nhiều hơn mọi ngày và đánh một giấc ngủ trưa rất say, tiếng ngáy đều đều càng ngày càng lớn.  Thấy cơ hội tốt đã đến, không thể chần chờ do dự, tiện nữ dùng hết can đảm lấy cối đá đập mạnh vào đầu ông ta rồi bỏ chạy.  Ông ta máu me đầy mình rượt theo tiện nữ.  Sợ quá, tiện nữ cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng.  Chạy khá xa, tiện nữ mới dám quay lại nhìn thì cũng vừa lúc ông ta ngã úp xuống như một khúc cây.  Muốn biết chắc ông ta còn sống hay đã chết, tiện nữ rón rén trở lại, đứng xa xa nhìn thật lâu thấy ông ta không cử động, nằm cứng đơ vô hồn.  Biết ông ta chết vì mình, tiện nữ vô cùng hoảng sợ vì lần đầu tiên giết người, nên tiện nữ quay mặt bỏ chạy như một kẻ vô hồn, không định hướng và như cảm thấy tay chân rã rời, mình mẩy ê ẩm, kiệt sức, té quỵ.  Lúc tỉnh lại, thì ngồi ôm mặt khóc than, không biết phải làm gì.  Chính trong tình huống thập tử nhất sinh ấy, tiện nữ được Hoàng thượng mở lượng hải hà ra tay tế độ.  Tiện nữ nguyện suốt kiếp làm nô tỳ phục dịch để đền ơn cứu mạng, nếu được Hoàng thuợng chấp nhận khai ân.

Nàng được đức vua ban cho một cái phòng nhỏ, tương đối tiện nghi và sống tự do thoải mái.

 

---o0o---

 

Mục Lục > Phần 1 > Phần 2 > Phần 3 > Phần 4

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-9-2008

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Phật giáo 士用果 ด หน ง Mẹ bi 位牌 文字入れ chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 羯朱嗢祇罗 お寺との付き合い 檀家 bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền và ปฏ จจสม ç Tấm lòng của mẹ 浄土宗のお守り お守りグッズ hành 放下凡夫心 故事 Con kinh nikaya 義交 Tổ Diễn b羅i ะกะพ ถ พ 淨空法師 李木源 著書 仏壇の線香の位置 äº ç ¼ä¼š Chính sách nội trị 一念心性 是 å 激安仏壇店 生日快乐 nhung cau doi hay cho ngay tet 关于青春的议论文 五痛五燒意思 人间佛教 秽土成佛 neu ban that su muon binh yen day la chia khoa å æžœ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 阿彌陀經教材 BÃi tứ Lửa