Phật lịch |
Tây lịch |
Phật sự |
Thế giới sự |
-220 |
Thế kỷ thứ 7 trước
Tây lịch |
VNQL 2256/624
Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại
Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ.
VNQL 2274/606 B.C
(Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công
chúa Gia Du Đà La.
|
630-553 B.C: Zarathustra, người khai sáng Đạo thờ lửa. |
-120 |
Thế kỷ thứ 6 trước
Tây lịch |
VNQL 2284/596
B.C (Ất-Sửu) : La hầu La ra đời; Thái tử Tất-Đạt-Đa (29 tuổi) khám
phá bốn cảnh sinh, già, bệnh, chết ngoài cửa thành Ca Tì La Vệ và quyết định
từ bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia học đạo.
VNQL 2290/590 B.C
(Tân Mùi) : Đạo sĩ Tất-Đạt-Đa (35 tuổi) thành đạo dưới cội Bồ Đề, vùng
Uruvilva, hiệu là Thích Ca Mưu Ni và tuyên thuyết bài pháp đầu tiên Tứ Diệu
Đế tại vườn Lộc Uyển, vùng Sarnath.
VNQL 2335/545 B.C
(Bính Thìn) : Đức Phật nhập diệt tại Kusinara; Lão Tử 27 tuổi, Khổng Tử 6
tuổi.
VNQL 2338/542 B.C
(Mậu Ngọ) :
Kết tập Kinh điển đầu tiên(First Buddhist council)
tại thành Vương Xá (Rajaghra). Đại hội kiết tập lần này có
các đặc điểm như sau: tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì do Phật chế,
nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm, cũng không bớt.
Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước, do
Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện.
Trong đại hội kết tập này, các chủ trì gồm có: Trưởng lão A Nhã Kiều Trần
Như , Phú Lâu na, Đàm Di , Đà Bà Ca Diếp, Bạt Đà Ca Diếp , Đại Ca Diếp, Ưu
Ba Ly , A Na Luật . Cuộc kết tập này tham dự vừa đúng 500 vị A La Hán, nên
được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị A La Hán. (Ngũ phần luật, ĐTK.
1421, tr. 190b - 192a)
|
571-497 B.C : Pythagoras, nhà triết học và nhà toán học danh tiếng
của cổ Hy lạp
|
-20 |
Thế kỷ thứ 5
trước
Tây lịch |
|
469-399 BC: Triết gia cổ Hy Lạp Socrates
427-347 B.C
Triết gia cổ Hy Lạp Plato ( tên thật là Aristocles)
|
144 |
Thế kỷ thứ 4 trước
Tây lịch |
Cuộc kết tập Kinh Điển Phật giáo lần 2 ở thành Tỳ Xá Ly
(Vaisali) năm 386 trước TL. Lý do kết tập: Cả hai bộ Tứ Phần Luật (ĐTK.
1428, tr 969c - 970a) và Thập Tụng Luật (ĐTK. 1435,tr 453c - 455c) đều nhất
trí với Ngũ Phần Luật cho rằng do 10 điều phi pháp của nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ
mà phải mở đại hội kết tập pháp tạng lần thứ hai này. 2. Thời gian kết tập:
Ngũ Phần Luật và Tứ Phần Luật đều ghi nhận là sau Phật Niết bàn 100 năm.
Riêng thập tụng luật thì bảo sau Phật Niết bàn 110 năm 3. Địa điểm kết
tập: cả ba bộ đều nhất trí bảo là tại Tỳ Xá Ly. 4. Thành phần chủ trì cuộc
kết tập: Hai bộ kia cũng không khác mấy với Ngũ Phần (xem lại trên), chỉ có
cách phiên âm tên của các trưởng lão hơi khác đôi chút mà thôi. 5. Số người
tham dự kết tập: Cả ba bộ đều nhất trí cho rằng cuộc kết tập lần này có tất
cả 700 vị A La Hán.
6. Về 10 điều phi pháp: Cả ba bộ, kể cả Luật Thiện Kiến (ĐTK. 1462, tr 677c)
và Luật Nam Tông (Luật xuất gia quyển thượng, T.K.Hộ tông, 241) cũng ghi
nhận là có tất cả 10 điều, nhưng về thứ tự 10 điều thì có đảo lộn chút ít
(xem bản so sánh ở sau). Tuy thế nội dung của từng điều thì các bộ gần như
nhất trí, chỉ khác nhau về cách diễn giải rộng hay hẹp mà thôi.
Sự phân ly đầu tiên của Tăng Đoàn xảy ra trong Phật giáo và đưa tới sự thành
lập của của hai tông phái Mahayana và Theravada ở Ấn Độ
|
384-322 B.C
:Triết gia cổ Hy Lạp Aristote, người có công tập hợp, bổ sung và xây dựng
nên bộ môn khoa học tổng hợp toàn bộ tri thức của thời đại mình.
356-323 B.C:
Alexander Đại Đế
VNQL 2553/327 B.C
(Giáp ngọ) : Alexander đại đế quyết định xâm lăng Ấn Độ, sau Phật nhập diệt
218 năm.
322 B.C: Triết
gia Aristotle qua đời.
321-187 B.C :
Triều đại Mauryan trị vì Ấn Độ
|
244 |
Thế kỷ thứ 3
trước
Tây lịch |
VNQL 2608/272
B.C
(Kỷ Sửu): Cuộc kết tập Kinh Điển Phật giáo lần
thứ 3 tại Viên Lâm (Uyyànà), thành Hoa Thị
(Pàtaliputta), nước Ma-Kiệt-Đà (magadha). Tạng Kinh Pàli được hoàn thành
trong lần kết tập này. Vài điều ghi nhận: 1. Lý do tập kết: Vì các
ngoại đạo trà trộn vào hàng ngũ Tăng đoàn làm cho Tăng chúng bất hòa và Phật
pháp trở nên hỗn loạn, nên mới mở đại hội kết tập. 2. Thời gian kết tập: Lần
kết tập này diễn ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức trước Tây lịch 325 năm.
Và công việc được thực hiện trong thời gian 9 tháng. 3. Địa điểm kết tập:
Tại Viên Lâm (Uyyànà), thành Hoa Thị (Pàtaliputta), nước Ma-Kiệt-Đà
(magadha). 4. Vị chủ tọa cuộc kết tập: Trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Đế Tu
(Moggaliputta-tissa). 5. Số người tham dự kết tập: Gồm 1000 vị A la Hán (kể
cả vị Chủ tọa) đã chứng Tam minh, tinh thông Tam tạng. 6. Người khởi xướng
và bảo trợ cuộc kết tập:
Hoàng đế A Dục (sinh khoảng năm 350 trước Tây lịch7. Giá trị của cuộc kết
tập: Hai lần kết tập thứ nhất và thứ nhì sử Phật giáo Nam truyền và
Bắc truyền đều có ghi chép, và đều công nhận. Nhưng lần kết tập thứ ba này
chỉ thấy ghi lại trong Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (Bộ sớ giải Luật tạng của
Nam truyền), và Đảo sử Tích Lan. Còn thư tịch của Bắc truyền cho đây là sự
kết tập của Bộ pháp mà thôi, nên không công nhận như một cuộc kết tập chính
thức.
VNQL 2627/253 B.C
(Mậu Thân): Tôn giả Mahinda truyền bá Phật giáo vào Tích Lan, sau Phật nhập
diệt 292 năm. |
272-232 B.C : thời gian trị vì của Vua A-Dục (Asoka).
220-206 B.C.E.: Triều đại
nhà Hán của Trung Hoa
|
344 |
Thế kỷ thứ 2
trước
Tây lịch |
200
B.C.E: Sự khởi đầu của Phật giáo Đại Thừa (Mahayana). Văn học Bát Nhã
(Prajnaparamita literature.) ra đời.
|
VNQL 2693/187
B.C
(Giáp Dần) : Vương triều Sunga kế thừa triều đại Mauryan tại Ấn Độ.
|
444 |
Thế kỷ thứ 1
trước
Tây lịch |
25-17
B.C.E: Đại Tạng Kinh Pàli được hình thành ở Tích Lan (Sri Lanka).
|
Julius Caesar,
100-44 B.C.E
|
544 |
Thế kỷ thứ 1
Tây lịch |
Kiết tập Kinh Điển lần thứ 4: vì lý do Tăng đoàn của các bộ
phái có những kiến giải bất đồng về kinh điển, . Đại hội tổ chức khoảng 400
năm sau Phật Niết bàn: tại Thành Ca-Thấp-Di-La (Kasmira), nước
Kiền-Đà-La (Gandhàra), thuộc miền Tây Bắc Aán Độ. Chủ tọa cuộc kết tập là
Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra), với sự trợ thủ của Hiếp Tôn Giả. Số người
tham dự kết tập: 500 vị hiền thánh (kể cả vị chủ tọa) đã đạt địa vị vô lục,
tức quả A La Hán. Đại hội được khởi xướng và bảo trợ của Vua Ca-Nị-Sắc-Ca
(Kaniska), vị hộ pháp với hoàng đế A Dục. Thành quả cuộc kết tập lần
này là soạn ra ba bộ luận: Kinh sớ, Luật sớ và Luật sớ, gồm ba mươi vạn bài
tụng, 9.600.000 lời.
25-60 A.D : Phật giáo được truyền vào Trung
Á và Trung Hoa
70 A.D : Tutus phá hủy đền thờ tại
Jesusalem.
78-103 A.D: Tôn giả Kaniska giới thiệu Phật
giáo vào vùng Trung Á. Đại hội kết tập lần thứ 4 nhóm tại Tích Lan.
|
Vua Kaniska trị vì Ấn ĐộVNQL 1876/4
A.D (Đinh Tî) : chúa Giesu ra đời tại Do Thái. Sau Phật nhập diệt 541 năm
(Tây lịch được hình thành sau 4 năm chúa Jesu ra đời). Vua Hán Ai Đế năm thứ
3 tại Trung Hoa, niên hiệu Kiến Bình.
|
644 |
Thế kỷ thứ
2 Tây lịch |
150 : Bồ tát
Long Thọ (Nagarjuna) khởi xướng Trường Phái Tam Luận Tông (Madhyamika) tại
Ấn Độ.
|
. |
744 |
Thế kỷ thứ
3 Tây lịch |
220 A.D : Phật
giáo được truyền vào Việt Nam, Miến Điện, Campuchia và Indonesia
|
|
844 |
Thế kỷ thứ
4 Tây lịch |
Đại sư Vô Trước ( Asanga)
khai sáng tông phái Du Già ( Yogacara), ngài vốn xuất thân từ dòng dõi Bà La
Môn.
Sự phát triển của tông phái Kim Cương thừa
tại Ấn Độ
344-413: Pháp
sư Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), được người đời tôn xưng là Tam Tạng
Pháp sư, người có công phiên dịch nhiều bộ kinh đại thừa từ Phạn ra Hán. Các
dịch phẩm chính của ngài là : Kinh A Di Đà ( Amitabha Sutra, dịch năm
402), Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra, 406), Kinh Duy Ma Cật
(Vimalakirtinirdesa, 406), Kinh Kim Cang (Vajracchedika Sutra, 407),
Luận đại Trí Độ (Mahaprajnaparamita-Sastra,412), Thập Nhị Môn Luận
(Dvàdasadvara Sastra, 409).
372: Phật giáo được truyền vào Triều Tiên
Phật giáo được truyền vào Hungary ( miền
trung châu âu) trong thời kỳ di dân của những giống người du mục gốc châu Á,
đáng kể nhất là bộ lạc người Hun (một trong những dân tộc châu Á đã xâm lăng
châu Âu ở các thế kỷ 4).
372-90 : Phật giáo được truyền vào Trung Hoa
và Bắc Triều Tiên.
399-414: Ngài Pháp Hiển (Fa-hsien), một pháp
sư người Trung Hoa, vân du đến Ấn Độ, chiêm bái Thánh tích và học tập Kinh
điển.
|
320-490: Triều đại Gupta của Ấn độ
300-400 : Văn hóa được truyền vào Nhật Bản
từ nước Triều Tiên và Trung Hoa.
317-589 : Sáu triều đại trị vì Trung Hoa. |
944 |
Thế kỷ thứ 5
Tây lịch |
Đại học Phật giáo Nalanda
được xây dựng tại Ấn Độ.
Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cho xuất bản bộ Thanh Tịnh Đạo Luận
(Visuddhimagga (The Path of Purity).
399-414: Đại sư Pháp Hiển (Fa-hsien) viếng thăm và chiêm bái Ấn độ.
Tông Tịnh Độ phát triển rộng rãi ở Trung Hoa
401 : Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập (
Kumàrajiva) đến Trung Hoa
402 : Tổ Sư Huệ Viễn ( Hui-Yuan) khai sáng
Bạch Liên Xã ( Fellowship of the White Lotus) để xiển dương pháp môn Tịnh Độ
tại Trung Hoa, quy tụ trên 3000 người, trong đó 123 vị được tôn là bậc Hiền.
420-452 : Phật giáo được truyền sang Miến
Điện và Indonesia
446 : Vua Võ (Nam triều) mở chiến dịch đàn
áp Phật giáo Trung Hoa
|
455-500 : Bộ tộc Hung da trắng
xâm lăng Gandhara |
1044 |
Thế kỷ thứ
6 Tây lịch |
504 : Vua Võ ( triều đại
nhà Lương/Nam Triều) đã trở về với Phật giáo và có nhiều đóng góp xây dựng
chùa chiền, in kinh sách, đúc tượng Phật.
520 : Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) đến
Trung Hoa.
552 : Phật giáo được truyền vào Nhật Bản qua
ngỏ Triều Tiên.
589-617: thời đại vàng son của Phật giáo
Trung Hoa (dưới triều đại nhà Tùy (Sui)
594: Phật giáo trở thành quốc giáo tại Nhật
bản.
Phật giáo phát triển mạnh ở Indonesia
|
570-632 : Mahammed, người
khai sáng Hồi giáo.
590-617 : Triều đại Suei ở Trung Hoa. |
1144 |
Thế kỷ thứ
7 Tây lịch |
607 : Chùa Bổn Long
(Honryù-ji) đầu tiên được xây dựng tại Thủ đô Nara (Nại Lương), Nhật Bản.
610 : Phật giáo trở thành quốc giáo tại Nhật
Bản do công của Thánh Đức Thái Tử.
618-1279 : xung đột giữa triều đại nhà T'ang
và nhà Sung, Trung Hoa
629-645 : Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
(Hsuan-tsang) hành hương Ấn Độ.
650 : Phật giáo được truyền vào Tây Tạng;
Hồi giáo tấn công vào Ấn Độ.
671-695 : Pháp sư Nghĩa Tịnh (I-Tsing) hành
hương, chiếm bái và học hỏi tại Aán Độ. Các dịch phẩm chính của ngài là Đại
Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (Buddhavatamsaka sutra) và Luật tạng
(Vinaya-pitaka) của phái Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da
(Mulasarvastivada) và trên 50 dịch phẩm quan trọng khác.
676 : Lục Tổ Huệ Năng bắt đầu ra hoằng Pháp
|
Triều đại nhà Tang của Trung
Hoa: 618-906 Thời kỳ bành
trướng của Hồi giáo: 630-725
630 : Kinh Koran được biên chép. |
1244 |
Thế kỷ thứ
8 Tây lịch |
Thiên Thai Tông (Tendai-shù): còn được
gọi là Pháp Hoa Tông, được Ngài Trí Khải (Chih-i, 538-597, thường được gọi
là Thiên Thai Đại Sư) dựa vào giáo lý Pháp Hoa Kinh mà lập tông tại núi
Thiên Thai. Trí Khải Đại sư là tác giả của trên ba mươi luận bản nổi tiếng
như Pháp Hoa Huyền Nghĩa (Fa-hua hsuan-tsan), Pháp Hoa Văn Cú (Fa-hua Wen
Chu), Ma Ha Chỉ Quán (Mo-ho-chih-kuan)... Tông này được Ngài Tối Trừng
(Saicho, 767-822), truyền đến Nhật năm 805.
720 : Phật giáo được truyền đến Thái Lan.
750-850 : Công trình nghệ thuật bảo tháp
Borobudur vĩ đại được xây dựng tại trung tâm Java, Indonesia.
767-822 : Thiền sư Dengyo Daishi, Tổ khai
sơn tông phái Thiên Thai tại Nhật Bản.
|
Triều đại Nara ở Nhật Bản:
710-784 Triều đại Heian ở Nhật Bản: 794-1185
751 : Ả Rập tấn công quân đội nhà T'ang và
Hồi giáo bắt đầu truyền vào vùng Trung Á. |
1344 |
Thế kỷ thứ
9 Tây lịch. |
843-845 : cuộc
khủng hoảng Phật giáo tại Trung Hoa.
Bản dịch Kinh Kim Cương (Diamond Sutra) lần đầu tiên được ấn hành tại Trung
Hoa |
|
1444 |
Thế kỷ thứ
10 Tây lịch |
1042: Đại sư Atisha ( 982-1054) đến hoằng
pháp tại Tây Tạng
983: Kinh điển chữ Trung Hoa lần đầu tiên được ấn hành.
968-1224 : Triều đại nhà Đinh, Lê, Lý và
Trần ủng hộ Phật giáo và PG đã trở thành quốc giáo tại Việt Nam.
|
960-1279: triều đại nhà Sung của Trung Hoa |
1544 |
Thế kỷ thứ
11 Tây lịch |
1040-1123: Đại sư Milarepa, là Thánh tăng , là nhà thơ vĩ đại nhất
của Phật giáo Tây Tạng.
Công cuộc phục hưng Phật giáo tại Tích Lan
và Miến Điện.
Phật giáo Ấn độ suy tàn. |
1028-1034 : Vua Lý Thái
Tôn, Việt Nam |
1644 |
Thế kỷ thứ
12 Tây lịch |
1140-1390:
Phậ giáo phát triển mạnh dưới triều Koryo của Triều Tiên.
1141-1215: Đại
sư Vinh Tây (Eisai), người có công khai sáng Thiền phái Lâm Tế (
Rinzai Zen School) ở Nhật. Ngài xuất gia từ năm mười ba tuổi ở chùa An Dưỡng
(Annyo) ở Kibitsu. Ngài đã tìm đường đến Trung Hoa để học đạo trong hai lần,
vào những năm 1168 và 1187. Lần sau cùng Ngài về đến Nhật vào năm 1191 và
thành lập chùa Shofuku ở Hakata. Ngôi chùa này được xem là thiền viện đầu
tiên trên đất nước này. Năm 1215, triều đình Nhật xây dựng Chùa Kiến Nhân
(Kennin-ji) tại Kyoto, Ngài được thỉnh về làm chứng minh đạo sư cho ngôi già
lam này. Ngài cũng được xem là người có công trong văn hóa uống trà của
Nhật, Ngài đã mang giống trà từ Trung Hoa về trồng ở Nhật. Vị thiền sư nổi
tiếng của Thiền phái này về sau là ngài Bạch Ẩn (Hakui Ekaku, 1685-1786) với
những tác phẩm để đời. Ngày nay ở Nhật có 14 chi phái thuộc dòng Thiền này,
tuy không hợp nhất về tổ chức, nhưng vẫn theo đuổi lý tưởng ban đầu của tổ
sư Vinh Tây.
1100 : Đại tự Tienningsee được xây dựng tại
Bắc Kinh.
1133-1212: Đại sư Pháp Nhiên (Honen Shonin) tổ
sư khái sáng Tịnh Độ Tông ở Nhật bản. Ngài Pháp Nhiên đã công khai hóa
pháp môn Tịnh độ vào năm 1175 ở Kyoto. Sau đó nó đã phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng thích nghi với xã hội Nhật, kết quả là có năm chi phái Tịnh Độ
xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 13, bao gồm Dung Thông Niệm Phật
Tông (Yùzù-nembutsu) do Ngài Lương Nhẫn (Ryonin, 1073-1132) thành lập; Ngài
Thân Loan (Shinran, 1173-1263) với Tịnh Độ Chân Tông (Jòdo Shin); Ngài Nhất
Biến (Ippen, 1239-1289) với Thời Tông (Ji sect)... Ngày nay, ở Nhật chỉ còn
hai trong năm chi phái trên còn thịnh hành. Những ngôi chùa chính của tông
phái này là chùa Chion ở Kyoto và Chùa Zojo ở Tokyo. Vào năm 1993, các tông
phái Tịnh Độ này đã kết hợp để xây dựng một pho tượng A Di Đà cao 120m (xem
bài về pho tượng này trên cùng trang Web), đây là một trong công trình Phật
sự vĩ đại của Phật giáo tại Nhật ở cuối thế kỷ hai mươi này.
1197 : Đạo quân Hồi giáo Mohammedans phá hủy
đại học Phật giáo Nalanda, tại Ấn Độ.
1198 : Phật giáo được truyền bá vào
Campuchia.
|
1185-1333: triều đại Kiếm Thương (Kamakura) của Nhật Bản .Đây là
thời kỳ khủng hoảng, vì cả nước bị đe dọa trầm trọng bởi tàn phá khốc liệt
từ sự phân hóa nội bộ và bạo lực dưới những tổ chức quân sự được thành lập
năm 1185 của bộ tộc Minamoto, ngoại ô Kyoto. Bầu không khí mới này đã làm
cho việc tu tập và nghiên cứu Phật Đà bị khựng lại một lúc lâu. Tuy nhiên,
cuối cùng mọi việc cũng đâu vào đấy và PG vẫn tiếp tục công việc của mình. |
1744 |
Thế kỷ thứ
13 Tây lịch |
1200-1300: thời kỳ suy tàn của Phật giáo Ấn
Độ. Đại học Nalanda bị Hồi giáo thiêu hủy
1200-1253:
Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen) người khai sáng tông phái Tào Động. Đạo Nguyên
vốn là đệ tử của Ngài Vinh Tây, sau đó ông sang Trung Hoa du học và trở về
Nhật Bản xây dựng Thiền phái này.Thiền Tào Động
(Soto/Tsao-tung): laø một trong năm Thiền phái chính của Trung Hoa và
là một trong mười ba Tông phái chính của Phật giáo Nhật Bản. Đây là một
Thiền phái kiểu mẫu như để so sánh với Thiền Lâm Tế, cuối cùng nó dường như
phổ biến hơn những Thiền phái khác ở Nhật. Nếu Lâm tế thích ứng với giới
thượng lưu trí thức, thì Tào Động lại gần gũi với tầng lớp bình dân. Người
kế thừa và làm lớn mạnh dòng thiền này là thiền sư Suzuki Shosan
(1579-1653). Hiện nay ngôi già lam chính của Thiền phái này là Chùa Tổng Trì
(Soji-ji) ở Yokohama do thiền sư Hành Cơ (Gyogi, 666-749) tạo dựng năm 1321.
1222-1282: Đại
sư Nichiren ( Nhật Liên ) người có công khái sáng Nhật
Liên Tông (Nichiren-shù) ở Nhật Bản. Đạu sư vốn là con của một gia
đình lao động ở Kaminato. Ngài xuất gia vào thuở thiếu thời. Lúc đầu học
theo Chân Ngôn Tông, rồi Thiên Thai Tông. Cuối cùng Ngài kết luận rằng chỉ
Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika-Sutra/The Lotus of the Good Law) mới là
cứu cánh và đưa đất nước Nhật bản ra khỏi cảnh khốn cùng. Hành giả theo tông
này thường thọ trì Kinh Pháp Hoa và niệm danh hiệu Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh.
1270-94 : Phong trào chấn hưng Phật giáo tại
Trung Hoa dưới thời của Thành Cát Tư Hãn.
1280-1367 : Thời đại Yuab ở Trung Hoa. Những
pho tượng Phật gỗ ra đời.
|
.
1206-36 : Mông Cổ xâm lăng Triều Tiên.
1236: Mông Cổ chinh phục miền nam nước Nga
1279: Mông cổ xâm lăng và kiểm soát toàn cõi Trung Hoa
|
1844 |
Thế kỷ thứ
14 Tây lịch |
Bu-ston: sưu tập và biên
chép Kinh Điển Phật giáo Tây Tạng ( Tibetan Buddhist Canon).
1360: Các vị vua miền bắc (Ching Mai) và
miền nam(Sukhothai) Thái Lan quy y theo Phật giáo Theravada và Phật giáo đã
trở thành quốc giáo tại xứ sở này .
1357-1419: Đại
sư Tsong-kha-pa, người khai sáng tông phái Gelugpa (phái Mũ Vàng). Đại sư
vốn được xem là hóa thân của Bố Tát Văn Thù. Trong PG Tây Tạng xem đại sư là
một Lạt ma nghiêm trì giới luật cẩn mật và là một đại hành giả lỗi lạc chân
tu thật chứng có trí huệ quảng đại bác học đa văn, một nhà cách mạng tôn
giáo vĩ đại ở Tây Tạng, Ngài đã khởi xướng việc gìn giữ giới luật của ba
thừa (Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, Kim Cương Thừa) thanh tịnh, cải cách và xiển
dương đường hướng tu học Phật pháp bằng cách hợp nhất mọi giáo nghĩa Luật
giáo, Hiển giáo Mật giáo của tất cả tông phái ở Ấn Độ và Tây Tạng về nơi
biển Phật pháp, và đặc biệt ngài là tổ sư của phái Hoàng giáo và thiết lập
chế độ chuyển thế tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma
Theravada Buddhism adopted in Cambodia and Laos.
Tsong-kha-pa (1357-1419) Tibetan Buddhist reformer and founder of
Dge-lugs-pa (or Gelug-pa, or 'Yellow Hat') order.
1340 : Phật giáo được truyền bá vào nước
Lào.
1360 : Phật giáo (Theravada) được xem là
quốc giáo tại Thái Lan.
1368-1643 : Triều đại nhà Minh ở Trung Hoa.
1392-1910 : Triều đại nhà Yi ở Triều Tiên.
|
1368: Trung Hoa giành lại nền độc lập từ chính quyền Mông Cổ
|
1944 |
Thế kỷ thứ
15 Tây lịch |
Khởi đầu truyền thống Đạt
Lai Lạt Ma trong Phật giáo Tây Tạng
Chùa Angkor ở Campuchia được xây dựng vào
thế kỷ 12, trở thành trung tâm PG
1407 : Một cuộc cải cách xảy ra của Phật
giáo Tây Tạng, khai sáng tông phái Gelugpa.
1420-1506 : Thiền sư Sesshu của Nhật Bản.
|
1452-1519 : Leonardo DaVinci,
1483-1546: Martin Luther
1492: Nhà hàng hải Columbus " tìm ra" thế giới mới ( châu Mỹ)
|
2044 |
Thế kỷ thứ
16 Tây lịch |
1578:
Tibet's Gelug-pa leader receives the title of Dalai from Altan Khan.
"Great Fifth" Dalai Lama meets Qing Emperor Shunzhi near Beijing.
1571-1577 : Mông Cổ chuyển hướng theo Mật
giáo. Tu viện Kum bum xây dựng tại Tây Tạng.
|
1546-1616 : William Shakespeare, một cây bút vĩ
đại nhất củûa văn học Anh, cũng là một trong những đại biểu của nền văn học
phục hưng. Ông được xem là nhà viết kịch lớn của mọi quốc gia, mọi thế kỷ.
Ông khôn ngoan, khéo léo, giàu tưởng tượng và hiểu biết sâu sắc về con
người, điều này đã khiến cho tác phẩm của ông trở thành khuôn mẫu của sự
toàn mỹ, được gìn giữ và sống mãi trong kho tàng văn học của nhân loại. Các
kịch bản chính của ông là Hamlet ( 1600); Macbeth (1606); Othello (1604);
King Lear ( 1605)...
1564-1642: Nhà Thiên Văn người Ý Galileo
Galilei. Ông chào đời tại Pisa ngày 15 tháng 2 năm 1564. Ông học ngành y,
nhưng dạy toán ở đại học. Những khám phá về kính thiên văn là cống hiến quan
trọng của Galile. Ngày 07-01-1610, ông phát minh một kính thiên văn để
nghiên cứu vũ trụ, sau đó ông đã phát hiện được 4 vệ tinh của hành tinh Mộc
lần đầu tiên, được gọi là vệ tinh Galile. Ông cũng nhìn thấy vết đen mặt
trời, chứng minh rằng mặt trời tự quay. Từ rất sớm trong tư duy, ông đã tiếp
thu lý thuyết của Copernicus cho mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Năm 1613,
ông can đảm bày tỏ quan điểm này và giáo hội La Mã bắt đầu để ý đến những
điều trái ngược của lý thuyêát này với Thánh kinh. Cố nhiên,
Galile đã bị cấm không được tiếp tục nghiên cứu học thuyết này. Ông có cố
gắng để vận động bãi bỏ lệnh cấm, nhưng bất thành. Năm 1630, ông
liều xuấát bản tập sách nổi tiếng : "Đối thoại về hai
hệ thống lớn của vũ truï", tác phẩm này đã khiến cho cuộc đời của
Galile vào vòng lao lý và khổ đau. Trong 3 năm, ông phải ra hầu tòa, dưới sự
đe dọa tra tấn, ông đã công khai tự nhận sai lầm, rút lại những lời đã viết
và nói. |
2144 |
Thế kỷ thứ 17
Tây lịch |
1603 : Phật giáo bắt đầu suy tàn ở Nhật Bản.1642-3 : Đức Dalai lama thứ 5 trở thành Vua của Tây
Tạng. Điện Potala được xây dựng tại Lạt-xá, thủ đô của xứ sở này.
|
1603-1867: triều đại của vương
triều Tokugawa Shogunate ở Nhật Bản.
1620: cuộc tìm kiếm Châu Mỹ
1644-1911 : Triều đại nhà Thanh: nền
nghệ thuật của Trung Hoa tiếp tục suy tàn. |
2244 |
Thế kỷ thứ 18
Tây lịch |
1700: các quốc gia Tích
Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân
Tây phương.
1769. Vua Thái Lan Kirti Sri Rajasinha xuất
gia và đến Tích Lan thọ giới Tỳ kheo
1769 : Thần đạo trở thành quốc giáo tại Nhật
Bản.
|
1776: Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ
độc lập
1789-1802 : cuộc cách mạng Pháp
|
2344 |
Thế kỷ thứ
19 Tây lịch |
1800 : Phật giáo được truyền vào Đan Mạch nhờ công của một số nhà khoa học
và nhà truyền giáo. Một người nổi bật trong số đó là ông Rasmus Rask, người
Đan Mạch, đã từng đến học ngôn ngữ ở Ấn Độ và SriLanka. Ông Rasmus Rask đã
học một số kinh quan trọng trong tiếng
Pàli và về sau ông đã dịch ra tiếng Đan Mạch.
1837 : Ông Hodgson gởi bản Kinh Sanskrit
sang châu Aâu, học giả người Nga ông I.J. Schmidt ấn hành bản dịch tiếng Đức
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật (Vajrachchedikà Prajnàpàramità Sutra).
1840 : Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Le Lotus De
La Bonne Loi/The Lotus of the Good Law) được dịch ra tiếng Pháp do công của
nhà ngôn ngữ học người Pháp Eugène Burnouf, đây là bản Kinh của PG Đại thừa
đầu tiên được phổ biến qua ngôn ngữ của phương Tây.
1848 : Phật giáo được truyền đến Úc Đại Lợi
công của người Tích Lan và người Trung Hoa
1862: Bản dịch tiếng Đức Kinh Pháp Cú đầu
tiên ở phương Tây.
1871:
Cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ 5 tại Mandalay (Mạn-đức-lặc)
Miến Điến. Lý do kết tập: Để thống nhất và giữ sự trong sáng của kinh điển.
Thời gian kết tập: trải qua 5 tháng mới hoàn thành. Số người tham dự
kết tập: 2400 vị cao tăng. Người khởi xướng và bảo trợ cuộc kết tập: Vua Mẫn
Đông (Mindon), vị hộ pháp đắc lực của Phật giáo Miến Điện lúc bấy giờ. Thành
quả cuộc kết tập: Khảo đính lại 3 Tạng, rồi đem khắc trên 729 phiến đá hình
vuông. Phương thức bảo quản: Đem cất 3 tạng vào trong chùa tháp Câu-tha-đà
(Kuthodaw), và xây 45 ngôi bảo tháp xung quanh bên ngoài.
1875 : Hội Thông Thiên Học Phật giáo
(Buddhist Theosophical Society) được thành lập tại New York, Hoa Kỳ.
1876 : Cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng bị cơn
bão làm bật gốc.
1879 : Tác phẩm "Ánh sáng Á châu" (The Light
of Asia, xuất bản lần đầu tiên của đại thi hào người Anh-Sir Edwin Arnold
(1832-1904). Đây là một bản trường ca gần năm nghìn câu phô diễn về cuộc đời
tu tập và hành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tác phẩm đã cảm hóa rất
nhiều người Âu châu trở về với Đạo Phật.
1880: Bà H.P. Blavatsky (người Nga) và ông
Henry Olcott (người Mỹ) là đồng sáng lập viên Hội Thông Thiên Học, và cũng
là hai người Tây phương đầu tiên quy y Phật tại Tích Lan.
1881 : Hiệp hội Thánh Điển Pàli (Pàli Text
Society - PTS) ra đời tại Luân Đôn do ông Rhys Davids (1843-1922) sáng lập
và lãnh đạo. Đây là một tổ chức PG đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của
nhiều học giả nổi tiếng Âu châu và Á châu, để nghiên cứu, biên soạn, chuyển
ngữ và in ấn kinh điển PG bằng tiếng Pàli và Anh ngữ.
1891 : Pháp sư Anagarika Dharmapala (người
Tích Lan) thành lập Hiệp Hội Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Society) tại Ấn Độ.
1893 : Đại Hội Tôn giáo Thế giới (World
Parliament of Religion) được tổ chức tại tiểu bang Chicago, Hoa kỳ. Trong kỳ
hội nghị này có Pháp sư Dharmapala (người Tích Lan) và Thiền sư Soyen Shaku
( người Nhật) là đại biểu Phật giáo từ châu Á về tham dự.
1897 : Tờ báo Victoria tại Melbourne đăng
bài báo về Phật giáo.
|
1868: Sự phục hồi của triều đại
Meiji ở Nhật bản
1861-1865 : cuộc nội chiến xảy ra ở Mỹ |
2544 |
Thế kỷ thứ 20
Tây lịch |
1903 : Hội PG đầu tiên được thành lập tại thành phố Leipzig, Đức, đó là Giáo
hội Phật giáo Đức (Deutsche Buddhistische Union) do đạo hữu Kant
Seidenstuker (1876-1936) sáng lập và lãnh đạo.1906 : Hội Phật Giáo Anh Quốc được thành lập tại Luân
Đôn.
1909 : Đại Sư Thái Hư bắt đầu công cuộc chấn
hưng Phật giáo tại Trung Hoa.
1910: Phật giáo được truyền vào Thụy Điển.
1927: bản dịch tiếng Anh cuốn Tử Thư Tây
Tạng ( Tibetan Book of the Dead) ra đời.
1929 : Hội Phật giáo Pháp Quốc được thành
lập tại Paris.
1930: Học giả người Nga Stchebatsky cho xuất
bản quyển 1 của bộ sách Lôgíc học Phật giáo bằng tiếng Anh ( Buddhist Logic)
; Phật giáo chính thức truyền vào Áo quốc do công người Phật tử người Đức.
1935 : Đức Dalai Lama thứ 14 tái sinh tại
Tây Tạng.
1938 : Một Nhóm Nghiên Cứu Phật Học ra đời
tại Melbourne, đây là Hội Phật giáo tại Úc Châu.
1940 : Phật giáo được truyền vào Ái Nhĩ Lan
do công của Phật tử người Anh.
17/05/1954: Đại
Hội Kiết tập Kinh điển lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Điện, cách lần kết
tập Pháp Tạng thứ 5 đúng 83 năm. Lần kiết tập này trải qua 2 năm, đến Phật
Đản 1956 (PL. 2500) mới hoàn thành. Địa điểm kết tập: Tại phía Bắc Ngưỡng
Quang, trên đồi núi Nghệ Cố. Người khởi xướng cuộc kết tập: Giáo hội Phật
giáo Miến Điện. . Người bảo trợ cuộc kết tập: Chính phủ Miến Điện. . Thành
quả của cuộc kết tập: Tham khảo tất cả kinh điển của các nước Phật giáo Nam
truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
1956 : Hội Liên Hữu Phật giáo Thế Giới
(World Followship of Buddhist được thành lập tại Colombo, Tích Lan.
1952 : Ni Sư Dhammadinna, một nữ tu người
Mỹ, đến hoằng Pháp tại Úc.
1952 : Đại Hội Phật Giáo Thế Giới nhóm tại
Tokyo, Nhật Bản.
1953 : Hội Phật Giáo New South Wales thành
lập tại Sydney (Hội này hiện nay vẫn hoạt động mạnh).
1959: Phật giáo Tây Tạng bị Trung Hoa hủy
diệt .
1964 : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất thành lập tại Sài Gòn, Việt Nam.
5/1966 : Hội Tăng Già Thế Giới ( World
Buddhist Sangha Council -WBSC) được thành lập tại Tích Lan
1967 : Tu Viện Phật giáo đầu tiên xây dựng
tại nước Ái Nhĩ Lan.
1975 : Làn sống tị nạn người Việt đến Úc
định cư.
1976 : HòaThượng Tuyên Hóa, người Trung Hoa,
khởi công xây dựng "Vạn Phật Thánh Thành" (City of Ten Thousand Buddhas),
một đại tùng lâm với hơn 70 tòa nhà tọa lạc trên một vùng đồi 500 mẫu ở
Talmage thuộc miền Bắc California. Cũng trong năm 1976, HT Tuyên Hóa còn
thành lập Trường Đại học Pháp giới với mục đích làm lớn mạnh nền giáo dục PG
trên đất Mỹ.
1982 : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất tại Úc-Tân Tây Lan được thành lập tại Sydney, Uùc Đại Lợi
1989 : Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Phật
GiáoTây Tạng được trao giải thưởng Nobel về Hòa Bình ;
1989: Tổ Chức Phật Giáo International
Network Of Engaged Buddhists (INEB, tạm dịch : "Tổ chức quốc tế
các Phật tử dấn thân". Đây là một Hội Phật giáo quốc tế thành lập tại
Thái Lan, do vua Sãi Thái Lan làm chủ tịch, Đức Dalai Lama và HT. Thích Nhất
Hạnh là đồng phó chủ tịch của Hội)
1991 : Đức Dalai Lama thứ 14 viếng thăm Úc
châu.
1993: Lễ khánh thành Pho tượng cao nhất thế
giới do Tông phái Tịnh Độ (Pure Land Sect) Nhật Bản kiến tạo . Pho tượng cao
100 mét được đặt trên một cái bệ lớn cao 20 mét, tổng cộng cao 120 mét.
(Trước đây tượng nữ Thần Tự Do được xem là cao nhất thế giới cũng chỉ cao 93
mét).
1994 : Khánh thành Chùa Nam
Thiên tại Wollongong, NSW, một chùa lớn nhất tại Úc do người Trung Hoa xây
dựng với tổng chi phí 50 triệu đô la.
1996 : Phật giáo Tây Tạng và
Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặc,
một vị Phật sẽ đản sanh ở cõi Ta bà trong tương lai. Tượng cao 128m sẽ được
tôn trí tại tâm điểm của một công viên rộng 48 mẫu tại Bohdgaya, Ấn Độ. Dự
án này sẽ chi phí nhiều chục triệu đô la và sẽ hoàn thành sau 10 năm. Khi
hoàn tất đây sẽ là pho tượng cao nhất trên thế giới.
1996 : Đức Dalai Lama thứ 14
viếng thăm Úc châu lần thứ hai, có hơn 3000 người đến dự lễ truyền Pháp Mật
Tông Kalachakra tại Melbourne.
1999 : Thành lập Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc-Đại-Lợi và Tân Tây Lan tại
Sydney.
11/2000: Đại Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới
lần thứ 7 tại Đài Loan
12/2000: Đại Hội Liên Hữu Phật GiáoThế Giới
lần thứ 21 tại Thái Lan |
1914-1918 : Thế chiến thứ nhất
(WW I)
1917-1922 : Cuộc cách mạng của nước Nga
1959: quân lính Trung quốc xâm lăng Tây Tạng, hàng ngàn tu sĩ bị giết, phần
lớn những tu viện, Phật học viện biến thành chuồng nuôi ngựa.... nhà lãnh
đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Dalai Lama thứ 14 dẫn một triệu người sang tị
nạn tại miền bắc Ấn Độ.
1939-1945: Thế chiến thứ hai ( WW II )
1966 : Cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Hoa
1989 : Phá bỏ bức tường Bá Linh (Berlin)
giữa Đông và Tây Đức. Chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh |
2545 |
Thế kỷ thứ 21
Tây lịch |
01/2001 : Tăng Ni và Phật
tử Việt Nam tổ chức Hội thảo về ngày Đức Thế Tôn thành đạo ngay tại Bồ Đề
Đạo Tràng, Ấn Độ, nơi Đức Phật chứng ngộ Bồ Đề cách đây 2589 năm.
4/3/2001: chính quyền Hồi Hồi giáo Tabiban
tại Afghanistan (A Phú Hãn) do Mullah Mohammed Omar, người đứng đầu tập đoàn
quân phiệt Hồi giáo cực đoan này, đã ra lệnh phá hủy 2 tượng Phật khổng lồ ,
một tượng cao 53 mét (175 feet) và một tượng khác cao 34.5 mét được
điêu khắc thẳng trên núi đá ở thành phố Bamiyan , khoảng 90 dặm về Tây của
thủ đô Kabul, Afghanistan, vào thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch
5/2002:Đức Dalai Lama thứ 14 sẽ viếng thăm
Úc châu lần thứ ba |
Một trận động đất xảy ra vào
lúc 8.50 sáng ngày 26-1-2001 tại tiểu bang Gujarat, Ấn Độ đã cướp đi mạng
sống của gần 100.000 người, với mức độ thiệt hại tài sản không tính đếm được
và có hơn 500 người sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Vào ngày 15-02-2001,
ĐĐ Thích Như Định, đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại
tại Úc, đem số tiền 50.000 đô la Úc (tương đương 14.5 laks rupee Ấn
Độ) đến thẳng Ấn Độ để cứu trợ người bị nạn. |