Luận giải Phật giáo - Trung Luận.

 

.


 

 

TRUNG LUẬN

(Madhyamaka Sastra)
Tác giả: Nagaruna
Dịch và chú giải: HT Thích Thiện Siêu

---o0o---

MỤC LỤC

Lời giới thiệu:
 

1. Lời giới thiệu
2. Phẩm I: Quán về Nhân duyên (gồm 16 bài kệ)
3. Phẩm II: Quán về Ði lại (gồm 25 bài kệ)
4. Phẩm III: Quán về Sáu tình (gồm 8 bài kệ)
5. Phẩm IV: Quán về Năm ấm (gồm 9 bài kệ)
6. Phẩm V: Quán về Sáu chủng (gồm 6 bài kệ)
7. Phẩm VI: Quán về Ô nhiễm, người ô nhiễm (gồm 10 bài kệ)
8. Phẩm VII: Quán về Ba tướng (gồm 35 bài kệ)
9. Phẩm VIII: Quán về Tác, tác giả (gồm 12 bài kệ)
10. Phẩm IX: Quán về Bổn trụ (gồm 12 bài kệ)
11. Phẩm X: Quán về Ðốt cháy, bị đốt cháy (gồm 16 bài kệ)
12. Phẩm XI: Quán về Bổn tế (gồm 8 bài kệ)
13. Phẩm XII: Quán về Khổ (gồm 9 bài kệ)
14. Phẩm XIII: Quán về Hành (gồm 9 bài kệ)
15. Phẩm XIV: Quán về Hiệp (gồm 8 bài kệ)
16. Phẩm XV: Quán về Có, không (gồm 11 bài kệ)
17. Phẩm XVI: Quán về Trói, mở, (gồm 10 bài kệ)
18. Phẩm XVII: Quán về Nghiệp (gồm 33 bài kệ)
19. Phẩm XVIII: Quán về Pháp (gồm 12 bài kệ)
20. Phẩm XIX: Quán về Thời (gồm 6 bài kệ)
21. Phẩm XX: Quán về Nhân quả (gồm 24 bài kệ)
22. Phẩm XXI: Quán về Thành hoại (gồm 24 bài kệ)
23. Phẩm XXII: Quán về Như Lai (gồm 16 bài kệ)
24. Phẩm XXIII: Quán về Ðiên đảo (gồm 24 bài kệ)
25. Phẩm XXIV: Quán về Tứ đế (gồm 40 bài kệ)
26. Phẩm XXV: Quán về Niết bàn (gồm 24 bài kệ)
27. Phẩm XXVI: Quán về Mười hai nhân duyên (gồm 9 bài kệ)
28. Phẩm XXVII: Quán về Tà kiến (gồm 31 bài kệ)
 

 

Lời  Giới Thiệu:

                                                                       

Trung luận nói rõ là Trung Quán luận. Trung quán đồng nghĩa với chính kiến trong tám chi chánh đạo.

Thật tướng các pháp vốn là duyên khởi vô tính, luôn luôn vắng lặng bình đẳng, siêu việt hết thảy tướng, không vướng vào nhị biên có, không, sinh, diệt v.v... nên gọi là Trung, là Trung đạo. Ngài Tăng Duệ gọi là lý Trung thật. Ở Phẩm Nghiệp nói xa lìa đoạn kiến, thường kiến v.v... gọi là Trung.

Quán là lấy trí tuệ chơn chínhq uán sát chánh pháp duyên khởi trung đạo thật tướng ấy, gọi là Quán.

Như vậy, cảnh sở quán của trí tuệ chơn chính là lý duyên khởi trung đạo trung thật, siêu việt hết thảy tướng.

Luận là ngôn luận thuyết minh lý trung đạo, trung thật, nên gọi là Trung luận.

Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) làm luận để thuyết minh lý trung đạo thật tướng bằng cách quán sát trực tiếp các pháp, phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các mặt của mỗi pháp để tìm ra thật tính của nó, cuối cùng chỉ thấy các pháp do các duyên mà hiện hữu, không các pháp nào có thật tính, do đó Ngài phá bỏ, phủ định hết thảy kiến chấp sai lầm đối với trung đạo thật tướng; không luận đó là kiến chấp sai lầm chung của mọi người, hay kiến chấp sai lầm của ngoại đạo, hay của của các học giả trong bộ phái Tiểu thừa, Ðại thừa Phật giáo.

Ðối với thật tướng  các pháp là siêu việt hết thảy tướng, lại sinh ra tà kiến chấp các pháp thật có sinh, diệt, thật có đoạn thường, một khác, đến đi, trói mở v.v... và khởi lên phiền não, tạo nghiệp, chịu khổ theo tà kiến chấp thủ ấy. Nếu phá bỏ được các kiến chấp sai lầm đối với thật tướng, thì thật tướng hiện ra trước trí tuệ chánh quán, giải thoát tất cả vướng mắc, đau khổ.

Nếu các chấp kiến đều bị phá bỏ, phủ định, vậy thật tướng ấy có bị phá bỏ, phủ định không? - Thật tướng siêu việt hết thảy tướng, vậy thì có tướng gì đâu để phủ định, phá bỏ.

Như vậy tất cả đều trống rỗng, có cũng bị phủ định, không cũng bị phủ định, không có gì là hiện hữu phải không? Có hiện hữu chứ. Ðó là hiện hữu pháp duyên khởi siêu việt các tướng, cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt. Như trong kinh Tiểu Không thuộc Kinh Trung Bộ Phật dạy: "Thuở xưa và nay Ta nhờ an trú không, nên an trú rất nhiều, ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, không có vàng bạc, đàn ông đàn bà tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam có nghĩa là nhất thống, giải thích) do duyên chúng Tỳ kheo. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ trí "cái kia có, cái này có". "Cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tính".

Cùng theo nghĩa ấy, trong luận này có bài tụng "các pháp do duyên sinh, là không, là giả danh, là nghĩa trung đạo" và ngài Trí Giả Tổ sáng lập Tông Thiên Thai ở Trung Quốc đã dựa vào đó mà lập ra ba quán là không quán, giả quán và trung quán.

Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Ðộ các bản luận giải thích như Vô Úy luận, có người cho là ngài Long Thọ trước tác; có bản Luận Thích của Phật Hộ dựa theo Vô Úy luận mà làm ra; có bản Hiển Cú luận của Nguyệt Xứng, có Bát nhã Ðăng luận của Thanh Biện, có Thích luận của An Huệ, đều dựa theo Phật Hộ mà làm ra v.v... Các bản giải thích Trung luận được dịch ra Hán văn là Trung luận của Phạm Chí Thanh Mục (Pingala {Milanetra} Hán dịch âm là Tân già la, dịch nghĩa là Thanh Mục), do ngài Cưu ma la thập dịch, 6 cuốn. Bản Thuận Trung luận của Bồ tát Vô trước, do Cù Ðàm Bát nhã lưu chi đời Nguyên Ngụy dịch, 2 cuốn. Bản Bát nhã Ðăng luận Thích của Bồ tát Phân Biệt Minh, do Ba La Phả Mật Ða La đời Ðường dịch, 15 cuốn. Bộ Ðại thừa Trung Quán luận của Bồ tát An Huệ, do An Dung Tịnh v.v... dịch, 9 cuốn.

Bản Trung luận của Phạm Chí Thanh Mục giải thích, La Thập dịch rõ và gọn hơn các bản Hán dịch kia, lâu nay được chú ý nhiều (nhiều học giả xưng tán bản sớ giải Trung luận của ngài Nguyệt Xứng [CandraKirti] rất tiếc bản này chưa được dịch sang Hán văn). Ở đây tôi dịch theo bản Trung luận của Phạm Chí Thanh Mục thích. La Thập dịch. Tôi cố gắng dịch sát nghĩa theo bản Hán dịch của ngài La Thập hầu giúp các vị muốn đọc được toàn văn trước tác Trung luận của ngài Long Thọ, thay vì chỉ đọc đôi bài nghiên cứu, trích giảng Trung Luận mà thỉnh thoảng mới xuất hiện trên sách báo.

Trong bản dịch này, phần chữ đậm lớn là nghĩa các bài kệ do ngài Long Thọ trước tác; phần chữ nhỏ là nghĩa các lời giải thích của Phạm Chí Thanh Mục; những câu chú thích trong ngoặc đơn, xen giữa các lời giải và phần tóm tắt ở cuối mỗi phẩm là của người dịch.

Bản dịch này chắc không tránh khỏi những điều sai sót. Hy vọng tương lai sẽ có bản dịch khác tốt hơn của các vị khác.

Vậy kính giới thiệu đến quí vị độc giả có duyên với Trung luận.

                                                                                Phật lịch: 2545

                                                                          Dương lịch: 01-08-2001.

                                                                            THÍCH THIỆN SIÊU

____________________________________________________________

Ghi chú:
Bộ này cũng được TT Thích Viên Lý phiên dịch, mời xem ở đây:
http://www.tuvienquangduc.net/luan/33trungluan
Vì nội dung tương tự, nên chúng tôi ngưng đánh máy bản dịch của
HT Thích Thiên Siêu.

Xem trên CD-Rom: Trung Luận. Thích Viên Lý dịch

 

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật ngày: 01-02-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng 印顺法师关于大般涅槃经 4 lời khuyên cho người lười tập thể สโตร ส รา คนธรรพ มาเก ด 簡単便利戒名授与水戸 háºu قصص نسونجي Thoát Nhớ ơi khoai lang ngày cũ