.

 

 

Bát Thức Quy Củ Tụng

Thích Thắng Hoan

---o0o---

ĐỆ TỨ CHƯƠNG

(Chương thứ tư)

ĐỆ BÁT THỨC TỤNG

DỊCH: bài Tụng giảng về Tâm Thức thứ tám.

33. TÁNH DUY VÔ PHÚ NGỮ BIẾN HÀNH:

DỊCH: Đặc Tánh của Tâm Thức thứ tám chính là Vô Phú Vô Ký và chỉ tương ưng với năm Tâm Sở Biến Hành.

GIẢI: Đệ Bát Thức là tàng Thức thứ tám, tức là Thức Chứa thứ tám. Tàng Thức thứ tám có ba đặc tính:

1/- NĂNG TÀNG: nghĩa là có khả năng tàng trữ tất cả hạt giống của vạn pháp.

2/- SỞ TÀNG: nghĩa là chỗ nơi có thể tiếp nhận tất cả hạt giống của vạn pháp do sự huân tập (chứa nhóm) của bảy Tâm Thức ở trước.

3/- CHẤP TÀNG: gọi cho đủ là Ngã Ái Chấp Tàng, nghĩa là Tâm Thức này bị Thức Mạt Na thứ bảy luyến ái chấp làm Bản Ngã.

Đặc tánh của Tàng Thức (Alaya) thứ tám thì thuộc về Vô Phú Vô Ký. Vô Phú nghĩa là Tâm Thức này không bị các phiền não nghiệp chướng ngăn che, và Vô Ký nghĩa là Tâm Thức này không nhất định thiện hay ác. Tàng Thức thứ tám chỉ theo Nghiệp báo để thọ sanh và nó không bao giờ gây tạo nên Nghiệp báo nào cả, vì thế Tàng Thức này được gọi là Vô Phú. Về phương diện Thể Tánh, Tàng Thức này không bị nhiễm ô, không tương ưng với các Tâm Sở sai lầm và cũng không mê chấp tất cả cảnh giới vọng hiện cũng như cảnh giới nghiệp duyên, nên được gọi là Vô Phú. Thế giới vọng hiện nghĩa là những thế giới do sự mê vọng hiện ra. Thế giới nghiệp duyên nghĩa là những thế giới do nghiệp nhân quyết định tạo nên.

Về phương diện tàng trữ, Tàng Thức thứ tám này đều dung chứa tất cả hạt giống thiện ác và không chê bỏ bất cứ hạt giống tốt xấu nào cả, nên gọi là Vô Ký, còn về phương diện tác dụng sanh khởi, Tàng Thức thứ tám này xây dựng tất cả pháp đều bình đẳng và xây dựng không bỏ sót một pháp nào cả. Tàng Thức này xây dựng đúng theo Nghiệp báo của các pháp và xây dựng các pháp không sai trái của nghiệp báo. Cho nên Tàng Thức này được gọi là Vô Ký. Đây là đặc tánh của Tàng Thức thứ tám.

Tàng Thức thứ tám chỉ tương ưng với năm Tâm Sở Biến Hành. Nguyên vì năm Tâm Sở Biến Hành đều đồng tánh Vô Phú Vô Ký với Tàng Thức thứ tám. Tàng Thức thứ tám thì chỉ sinh hoạt hiện lượng và không bao giờ sinh hoạt Tỷ Lượng và Phi Lượng. Nguyên do Tàng Thức này thì luôn luôn sinh hoạt theo Nghiệp lực một cách mặc nhiên để duyên với hiện cảnh và ngoài hiện cảnh này ra, Tàng Thức thứ tám không có khả năng duyên với bất cứ cảnh giới nào khác. Do đó, Tàng Thức thứ tám nhất định không thể tương ưng với năm Tâm Sở Biệt Cảnh. Tàng Thức thứ tám thì thuộc về loại Vô Phú Vô Ký, cho nên nó không tương ưng vói các Tâm Sở Thiện và các Tâm Sở Ác. Hơn nữa, Tàng Thức thứ tám chỉ duyên với Tánh Cảnh và ngoài Tánh Cảnh này ra nó không thể duyên với Đới Chất Cảnh hay Độc Ảnh Cảnh, còn trong mỗi niệm (mỗi hồi tưởng), Tàng Thức thứ tám chỉ duyên với hiện cảnh và không thể duyên với danh từ hay lời nói nào khác. Thế nên, Tàng Thức thứ tám không thể tương ưng với các Tâm Sở Bất Định.

34.- GIỚI ĐỊA TÙY THA NGHIỆP LỰC SANH:
DỊCH: Trong ba cõi (Tam Giới), chín Địa (Cửu Địa), Tàng Thức thứ tám tùy theo Nghiệp lực để thọ sanh. (Sự thọ sanh của Tàng Thức này đều do Nghiệp lực quyết định).

GIẢI: Đặc tánh của Tàng Thức thứ tám thì thuộc về Vô Phú Vô Ký. Cho nên Tàng Thức này tự mình không thể gây nghiệp. Sự thọ sanh cõi này hay cõi khác của Tàng Thức thứ tám là  do sự quyết định của các Nghiệp Thiện Ác đã được huân tập (chứa nhóm) trong nội Tâm. Tàng Thức thứ tám thọ sanh trong các cõi với hình thức Quả Dị Thục do các Nghiệp Thiện Ác lôi cuốn. Tàng Thức thứ tám sanh vào cõi nào thì liền phát khởi những loại Tâm Thức giống như cõi đó. Cho nên Tàng Thức thứ tám mỗi khi rút lui ra đi thì khiến cho thân thể của chúng sanh ở những cõi đó bị tan rã ngay. Tàng Thức thứ tám không giống như Ý Thức thứ sáu. Ý Thức thứ sáu tuy là sanh vào cõi này nhưng có thể phát khởi Ý Thức thứ sáu của cõi khác để tạo nghiệp cho cõi khác.

Thí dụ: Ý Thức thứ sáu tuy đã sanh vào cõi người, nhưng còn chạy vào trong cõi mộng (dream) để tạo nghiệp luyến ái với người trong mộng.

Trong tám Tâm Thức, Tâm Thức thứ tám thì hoàn toàn lệ thuộc nghiệp lực và theo nghiệp lực để thọ sanh vào trong các cõi với hình thức là Dị Thục Sanh, còn Ý Thức thứ sáu thì có một phần theo nghiệp lực thọ sanh để hưởng thụ, nhưng Ý Thức thứ sáu cũng có một phần hóa giải nghiệp lực để giải thoát. Trái lại năm Tâm Thức ở trước thì không bị chi phối bởi người lực trong việc thọ sanh, nhưng chúng nó lại có một phần tương ưng với các Tâm Sở Thiện và các Tâm Sở Ác trong việc sinh hoạt hiểu biết.

35.- NHỊ THỪA BẤT LIỄU NHÂN MÊ CHẤP, DO THỬ NĂNG DỮ LUẬN CHỦ TRANH:

DỊCH: Hàng Nhị Thừa vì không nhận thức rõ lý Duy Thức và nhân đó mê chấp cho rằng “Không có Tâm Thức thứ sáu". Bởi thế hàng Nhị Thừa thường tranh luận với các Luận Chủ Đại Thừa.

GIẢI: Kinh Giải Thâm Mật có câu: “Thức A Đà Na rất sâu nhiệm. Hết thảy chủng tử  như dòng nước dốc, ta đối với kẻ phàm phu ngu không khai diễn, sọ bị nhận lầm là chấp Ngã”.

Thức A Đà Na là tên riêng của Tàng Thức thứ tám. Hành tướng của Thức A Đà Na thì rất vi tế và mầu nhiệm, khó có thể thấu hiểu. Hết thảy Hạt Giống (Chủng tử) của Thức A Đà Na cứ mãi nối tiếp nhau sanh diệt và diệt sanh một cách liên tục không gián đoạn giống như dòng nước dốc chảy xuống. Chúng ta nhìn tổng quát nhận thất tất cả hạt giống trong Thức A Đà Na này dương như tĩnh lặng, nhưng thật ra chúng nó biến đổi rất mau chóng.

Thí dụ: Những Hạt Giống Video Tapes trong Thức A Đà Na di chuyển thì vạn vật trên mà ảnh cũng di chuyển theo. Những Hạt giống Video Tapes trong Thức A Đà Na không di chuyển biến đổi thì vạn vật trên màn ảnh sẽ bị đứng yên và những Hạt Giống Video Tapes không tác dụng biến động thì vạn vật trên màn ảnh cũng sẽ bị tiêu diệt. Vạn vật trên màn ảnh sở dĩ bị tiêu diệt là do những Hạt Giống Video Tapes trong Thức A Đà Na không tác dụng biến động để di chuyển biến đổi. Mặc dù vạn vật trên màn ảnh không còn, nhưng thật ra những Hạt Giống Video Tapes trong Thức A Đà Na vẫn còn nguyên.

Đức Phật sở dĩ không chỉ bày Thức A Đà Na nói trên cho hàng phàm phu và Nhị Thừa là nguyên do sợ hai hạng này phân biệt và chấp trước. Đức Phật sợ họ mê lầm chấp trước cho Thức A Đà Na hay Tàng Thức thứ tám là thật Ngã. Vì lý do nói trên đức Phật mới không chỉ bày Thức A Đà Na hay Tàng Thức thứ tám cho hai hạng người vừa kể. Bởi thế Kinh Điển của Nam Tông không thấy đề cập đến Tâm Thức này nhiều. Mặc dù Kinh Điển của Nam Tông không đề cập đến Tàng Thức thứ tám (Thức A Đà Na) một cách rõ ràng, nhưng trong đó thâm ý của Phật đôi khi cũng nói đến một cách tổng quát với hình thức khác. Bởi thế, Nhị Thừa không thể hiểu được Tâm Thức này và cũng không tin có Tâm Thức này. Hơn nữa, chỗ chứng đắc của Nhị Thừa là chỉ đoạn trừ sự chướng ngại nơi Phiền Não (Phiền Não Chướng), nghĩa là hai hạng này chỉ làm cho Mạt Na Thức thứ bảy không tương ưng (không kết hợp) với những hạt giống Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái, nhưng Thức Mạt Na thứ bảy thì lại thường tương ưng với hạt giống Ngã Trí cho nên Tâm Thức này có thể rõ biết được Tàng Thức thứ tám.

Đói với căn cơ (trình độ) của hàng Nam Tông, Phật không đề cập đến Tàng Thức thứ tám, nhưng đối với căn cơ (trình độ) của bậc Đại Thừa, Phật thường trình bày Tàng Thức thứ tám nhằm mục đích giúp đỡ hàng Nhị Thừa nương theo đó tu tập để tiến lên chứng được Trí Nhất Thế Chủng của Đại Thừa. Đến khi Phật nhập diệt, hàng Đại Thừa và hàng Nam Tông vẫn hòa hợp với nhau trong quan niệm và không có vấn đề chống trái nhau về tư tưởng. Hàng Nam Tông lúc đó, mặc dù không biết rõ Tàng Thức thứ tám, nhưng không phủ nhận Tâm Thức này. Về sau, nhiều nhà Luận Sư Nam Tông không hiểu được thâm ý của Phật, nên mê lầm chấp trước, bài bác Đại Thừa, không tin có Tàng Thức thứ tám, và phủ nhận luân cả Kinh Luận của Đại Thừa. Bởi thế các Luận Chủ Đại Thừa mới sáng tác nhiều bộ luận không ngoài mục đích biện minh cho sự có mặt của Tàng Thức thứ tám.

Thành Duy Thức Luận của Ngài Huyền Trang đã dẫn mười lý do trong Kinh Điển Tiểu Thừa (Kinh A Hàm) đều có đề cập đến Tàng Thức thứ tám. Mười lý do đó được trình bày như sau:

1/- TRÌ CHỦNG: Trì Chủng nghĩa là bảo trì hạt giống của các pháp. Trong Kinh Nam Tông Phật có dạy rằng: “Chỗ chứa nhóm của các pháp nhiễm tịnh thì gọi là Tâm. Như vậy Tàng Thức thứ tám nếu như không có thì các pháp nhiễm tịnh nương tựa vào đâu để làm cái Tâm Trì Chủng”.

2/- DỊ THỤC: Dị Thục là tên riêng của Tàng Thức thứ tám. Trong Kinh Tiểu Thừa Phật có dạy rằng: “Có Tâm Dị Thục huân chứa nghiệp lực lành dữ để chiêu cảm. Tàng Thức thứ tám nêu như không có thì Tâm Dị Thục nương tựa vào đâu để chiêu cảm và nghiệp lực nương tựa vào đâu để thành thục”.

3/- THÚ SANH: Thú nghĩa là cõi. Thú gọi cho đủ là Ngũ Thú. Ngũ Thú nghĩa là năm cõi. Ngũ Thú gồm có: Cõi Trời, cõi Người, cõi Địa Ngục, cõi Ngạ Qủy và cõi Súc Sanh, còn chữ Sanh gọi cho đủ là Tứ Sanh. Tứ Sanh nghĩa là bốn loại sanh ra. Tứ Sanh gồm có: loại sanh ra bằng thai gọi là Thai Sanh, loại sanh ra bằng trứng gọi là Noãn Sanh, loại sanh ra nơi chỗ ẩm thấp gọi là Thấp Sanh và loại sanh ra bằng cách chuyển hóa gọi là Hóa Sanh. Kinh Nam Tông lại nói rằng: “Loài hữu tình lưu chuyển trong Ngũ Thú, Tứ Sanh”. Tàng Thức thứ tám nếu như không có thì loài Hữu Tình nương tựa vào đâu để Thú Sanh.

4/- THỌ GIẢ: Kinh nói: “Có sắc thân (Mạng Căn) và có chấp thọ (Thọ nhận)”. Tàng Thức thứ tám nếu nhu không có thì sắc thân (Mạng Căn) nương tựa vào đâu để được chấp thọ (mạng căn là thân thể).

5/- THỨC GIẢ: Kinh nói ba loại: “Thọ (Thọ thai), Noãn, (Noãn châu, tức là tinh cha huyết mẹ) và Thức (Thức Alaya) cùng nhau nương tựa và cùng nhau duy trì sự sống một cách liên tục”. Tàng Thức thứ tám nếu như không có thì Thọ và Noãn nương tựa vào đâu để duy trì sự sống.

6/- SINH DĨ: Kinh nói: “Các loài hữu tình một khi mạng sống đã chấm dứt thì an trú nơi Tán Tâm”. Tàng Thức thứ tám nếu như không có thì các loài hữu tình trong lúc mê man bất tỉnh cũng như sau khi chết không biết nương tựa vào đâu để làm cái Tâm cho mình.

7/- DUYÊN GIẢ: Kinh nói: “Thức duyên danh sắc”. Tàng Thức thứ tám nếu như không có thì Danh Sắc nương tựa vào đâu để cho Thức duyên.

8/- Y THỰC: Kinh nói: “Tất cả loài hữu tình đều nương theo bốn cách ăn để sống. Bốn cách ăn là Đoạn Thực, Xúc Thực, Thức Thực và Thiền Duyệt Thực”. Tàng Thức thứ tám nếu như không có Thích tất cả loài Hữu Tình nương tựa vào đâu để có Thức Thực.

9/- DIỆT ĐỊNH: Kinh nói: “Khi nhập vào Thiền Định Diệt Tận, các động tác về Thân, Miệng và Ý không còn hoạt động. Thân, Miệng, và Ý mặc dù không có hoạt động, nhưng chúng nó vẫn còn tồn tại trong tư thế bất động. Ý tưởng tuy không phát khởi tác dụng, nhưng nó chưa hẳn đã bị tiêu diệt, nguyên vì các Căn (các cơ quan) thuộc Thọ Noãn (thọ nhận nơi tinh cha huyết mẹ) của Thân và Miệng hiện chưa bị tan biến. Các Căn (các cơ quan) của Thân và Miệng sở dĩ chưa bị tan biến là do Tâm Thức vẫn chưa lìa khỏi Thân Thể. Tâm Thức vẫn chưa lìa khỏi Thân Thể như đã được đề cập ở trên chính là chỉ cho Tàng Thức thứ tám hiện còn có mặt trong con người một khi con người đó đã nhập vào Thiền Định Diệt Tận mặc dù Ý Tưởng của Hành Giả lúc đó cũng không còn phát khởi tác dụng nữa”.

10/- NHIỄM TỊNH: Kinh nói: “Vì Tâm bị tạp nhiễm cho nên hữu tình bị tạp nhiễm theo. Ngược lại, Tàng Thức thứ tám nếu như không có mặt thì hữu tình nương vào đâu để làm chỗ nhiễm tịnh”.

Mười lý do vừa giải thích cũng đủ chứng minh rằng, Tàng Thức thứ tám nhất định phải có mặt trong sự sanh khởi và tồn tại của vạn pháp. Vạn pháp sở dĩ được sanh khởi và tồn tại là nhờ Tâm Thức này xây dựng và boảo trì. Mười lý do nói trên đã được trình bày một cách minh bạch trong luận Thành Duy Thức Thức của Ngài Huyền Trang.

36.- HẠO HẠO TAM TÀNG BẤT KHẢ CÙNG:

DỊCH: Lồng lộng ba Tàng không thể cùng.

GIẢI: Ba Tàng nghĩa là Năng Tàng, Sở Tàng và Ngã Ái Chấp Tàng. Đây là giá trị của Tàng Thức thứ tám. Thể của Tàng Thức thứ tám thì bao la rộng lớn không cùng tận. Giá trị của Tàng Thức thứ tám gồm có ba:

1/- NĂNG TÀNG: nghĩa là Tâm Thức thứ tám này có khả năng tàng trữ tất cả hạt giống của vạn pháp không cho tiêu diệt. Tàng Thức thứ tám thì thuộc về loại Vô Phú Vô Ký và luôn luôn sinh hoạt liên tục không gián đoạn. Tàng Thức này có năng lực bao trùm và dung chứa tất cả hạt giống vạn pháp, nên gọi là Năng Tàng.

2/- SỞ TÀNG: nghĩa là cơ sở dùng để tàng trữ tất cả hạt giống vạn pháp. Tàng tức thứ tám giống như cái kho dùng để chứa tất cả hạt giống vạn pháp. Bảy Tâm Thức chuyển biến ở trước huân tập (chứa nhóm) những hạt giống của vạn pháp như thế nào thì Tàng Thức  thứ tám duy trì những hạt giống nói trên được tồn tại y nguyên như thế đó và khiến cho chúng không bị biến chất. Tàng Thức thứ tám tiếp nhận tất cả hạt giống của vạn pháp một cách bình đẳng không chọn lựa thiện ác, không khen chê tốt xấu. Do đó, Tàng Thức thứ tám này được gọi là Sở Tàng của các hạt giống vạn pháp.

3/- NGÃ ÁI CHẤP TÀNG: nghĩa là Thức Mạt Na thứ bảy luôn luôn mê chấp Tàng Thức thứ tám một cách luyến ái cho là Ngã của mình, nên gọi là Ngã Ái Chấp Tàng. Thức Mạt Na thứ bảy thường duyên với Tàng Thức thứ tám bằng cách thẩm xét, suy tư và so lường để chấp trước. Tàng Thức nghĩa là Thức Chứa, dịch từ chữ Alaya Thức. Bởi thế cho nên Thức Alaya có ba nghĩa: Năng tàng, Sở Tàng và Ngã Ái Chấp Tàng.

37.- UYÊN THÂM THẤT LÃNG CẢNH VI PHONG:

DỊCH: Nơi nguồn biển nước sâu thẩm của Tàng Thức thứ tám, cảnh giới biến động tạo thành gió và khiến cho các làn sóng bảy Chuyển Thức nổi lên.

GIẢI: Kinh Lăng Già có câu: “Tạng Thức hải thường trú, cảnh giới phong sở động, chủng chủng chư Thức lãng, đẳng chước nhi chuyển sanh”, nghĩa là Biển tàng Thức thì thường trú, gió cảnh giới biến động khiến cho các thứ Sóng Thức cuồn cuộn lưu chuyển sanh ra. Tàng Thức thứ tám vẫn đầy đủ Kiến Phần và Tướng Phần. Chỉ vì bị vô minh bất giác (bị tối tăm không giác ngộ) mê hoặc, Tàng Thức thứ tám không nhận rõ được tánh của Duy Thức, vì không nhận rõ được tánh của Duy Thức, cho nên Tàng Thức thứ tám mê chấp Tướng Phần ngoại cảnh làm duyên. Do bởi mê chấp Tướng Phần ngoại cảnh làm duyên, Tàng Thức thứ tám cứ mãi chạy theo các duyên ngoại cảnh hư vọng đó để chuyển biến và sanh ra bảy Tâm Thức ở trước. Điều này cũng tương tợ như nước biển và các làn sóng. Nước biển dụ như Tàng Thức thứ tám và các làn sóng dụ như bảy Tâm Thức ở trước. Nước biển Tàng Thức thứ tám bị Gió Nghiệp ngoại cảnh thổi mạnh khiến sanh ra các lượn sóng bảy Tâm Thức ở trước nổi lên, nhưng nước tức là sóng, nguyên vì sóng cũng là nước. Các Tâm Thức ở trước cũng không ngoài Tàng Thức thứ tám. Vì thế, Tàng Thức thứ tám cũng có tên là Căn Bản Thức.

38.- THỌ HUÂN TRÌ CHỦNG CĂN THÂN KHÍ, KHỨ HẬU LAI TIÊN TÁC CHỦ ÔNG:

DỊCH: Tàng Thức thứ tám chịu huân tập (chứa nhóm), Trì Chủng (bảo trì hạt giống) và chuyển biến sanh ra Căn Thân (Thân Thể) cùng Khí Giới (Thế Giới). Tàng Thức thứ tám đi thì đi sau, đến thì đến trước, theo Nghiệp lực và làm chủ tất cả mọi việc để chịu quả báo.

GIẢI: Hai câu nói về công dụng của Tàng Thức thứ tám. Công dụng của Tàng Thức thứ tám gồm có bốn phần:

1/- CHÂN HUÂN TẬP: cũng gọi là Sở Huân Tập. Chân Huân Tập nghĩa là sự xông ướp đúng với chân giá trị của nó. Sở Huân Tập nghĩa là chân giá trị của chỗ xông ướp. Chân Huân Tập được giải thích như sau:

- HUÂN: nghĩa là xông ướp, như trà ướp sen gọi là Trà Sen. Ý nghĩa sự xông ướp này so sánh cũng tương tợ như viên than. Bản chất viên than thì không phải thơm và cũng không phải hôi thối. Viên than được xông ướp bởi chất thơm thì nó trở thành có mùi thơm và viên than này nếu như được xông ướp bởi chất hôi thối thì nó trở thành có mùi hôi thối, nhưng bản chất đã thơm thì không thể xông ướp chất khác để biến đổi thành mùi khác được. Chất hôi thối thì cũng thế. Ý nghĩa sự xông ướp như đã trình bày ở trên thì gọi là Huân.

- TẬP: nghĩa là thói quen. Ý nghĩa thói quen so sánh cũng tương tợ như nghiện rượu, nghiện thuốc v.v... Người tập uống rượu lâu ngày thì trở thành thói quen nghiện rượu, người tập hút thuốc lâu ngày thì trở thành thói quen nghiện thuốc v.v... Ý nghĩa thói quen như đã trình bày ở trên thì gọi là Tập.

- HUÂN TẬP: nghĩa là những việc thiện hoặc những việc ác đã được hành động nhiều lần qua Thân, Miệng, và Ý liền trở thành Nghiệp Lực. Những Nghiệp Lực trên đây được huân tập vào trong Tàng Thức thứ tám để trở thành Hạt Giống. Những Hạt Giống Nghiệp Lực thiện ác vừa kể lại xông ướp lâu ngày khiến cho Tàng Thức thứ tám trở nên mùi thơm hoặc mùi hôi thối tùy theo chất liệu của Nghiệp Lực. Đây là ý nghĩa của sự Huân Tập. Nói cách khác Huân Tập nghĩa chứa nhóm các hạt giống thiện ác vào trong Tàng Thức thứ tám. Chân Huân Tập có hai lãnh vực: Sở Huân Tập và Năng Huân Tập.

A.- SỞ HUÂN TẬP: nghĩa là nơi chốn để được huân tập. Nơi chốn để được huân tập nhất định phải hội đủ bốn nghĩa thì mới có thể chịu sự chứa nhóm. Bốn nghĩa đó là:

a/- KIẾN TRỤ TÁNH: nghĩa là tánh tồn tại kiên cố. Tánh Kiên Trụ là tánh không bị hoại diệt, nghĩa là chỗ nơi để được huân tập thì nhất định phải có tính cách thường trú, có tánh chắc thật và nơi đó không có vấn đề sanh diệt hoặc sinh hoạt gián đoạn. Chúng ta không thể xông ướp với tính cách chứa nhóm chất thơm vào trong Gió hoặc vào trong Áng sáng, nguyên vì hai vật này không có tánh chắc thật và cũng không có tánh thường trụ. Tàng Thức thứ tám thì có tánh chất chân thật và thường trú. Cho nên Tàng Thức này chính là nơi chốn rất tốt đẹp để được huân tập.

b/- VÔ KÝ TÁNH: nghĩa là nơi chốn để được huân tập thì nhất định phải có tính chất Vô Ký. Tánh chất Vô ký là tánh chất không phải thiện và cũng không phải ác. Nơi chốn có tính chất vô ký thì mới có thể chịu huân tập đủ các loại hạt giống Thiện Ác và huân tập một cách trung thực không bỏ sót bất cứ hạt giống tốt xấu nào. Điều này cũng giống như một vật muốn được xông ướp với tính cách chứa nhóm thì tính chất của nó nhất định phải không có một chút mùi vị nào trong đó cả. Nhờ không có mùi vị nào cả, sau khi xông ướp, nó mới có thể trở thành mùi thơm hoặc trở thành mùi hôi thối. Tàng Thức thứ tám thì thuộc về tính chất vô ký, cho nên có thể tiếp nhận tất cả hạt giống Thiện Ác đã được huân tập.

c/- KHẢ HUÂN TẬP: nghĩa là tính chất có thể chịu huân tập. Tàng thứ tám thì thuộc về tánh Vô phú một cách rộng rãi, nghĩa là tánh không bị ngăn che bởi các chất liệu vô minh phiền não. Hơn nữa Tàng Thức thứ tám thì không phải bất động giống như các pháp Vô Vi, không phải hữu phú (bị ngăn che) giống như Thức Mạt Na thứ bảy và cũng không phải phú tàng (ngăn che) giống như các Tâm Sở. Ở đây Tàng Thức thứ tám chính là Tâm Vương (vua Tâm) cho nên nó có thể huân tập tất cả hạt giống Thiện Ác trong thế gian.

d/- DỮ NĂNG HUÂN TẬP CỘNG HÒA HIỆP TÁNH: nghĩa là tánh hòa hợp với các Năng Huân. Năng Huân  là chỉ cho bảy Tâm Thức ở trước. Bảy Tâm Thức này có khả năng huân tập các Nghiệp lực thiện ác. Sở Huân là chỉ cho Tàng Thức thứ tám. Tàng Thức này là nơi chốn để cho các Nghiệp lực thiện ác được huân tập vào. Năng Huân và Sở Huân phải hòa hiệp với nhau thì mới có thể huân tập được những nghiệp lực thiện ác. Điều này cũng giống như các vật có mùi thơm hay các vật có mùi hôi thối phải để gần bên cạnh cục than không mùi vị thì mới xông ướp được cục than. Từ nguyên nhân đó, những việc của người này làm không thể huân tập được Tàng Thức thứ tám của người khác. Tánh chịu huân tập là tánh đặc biệt của Tàng Thức thứ tám, còn bảy Tâm Thức ở trước thì sinh hoạt có gián đoạn, cho nên chúng nó không thể chịu nhận sự huân tập nào của các hạt giống thiện ác. Mạt Na thức thứ bảy thì thuộc về hữu phú (bị ngăn che) nên không chịu cho huân tập tất cả hạt giống thiện ác, còn Tnàt Thức thứ tám thì có công năng giữ gìn các hạt giống thiện ác không cho hoại diệt. Thế nên Tàng Thức thứ tám thì chịu cho các hạt giống thiện ác huân tập vào.

B.- NĂNG HUÂN TẬP: nghĩa là có công năng huân tập. Đây là chỉ cho sáu Tâm Thức ở trước. Sáu Tâm Thức này thường hay huân tập các hạt giống thiện ác đến cho Tàng Thức thứ tám. Những pháp được sáu Tâm Thức ở trước huân tập vào Tàng Thức thứ tám gồm có bốn nghĩa:

a/- HỮU SANH DIỆT: nghĩa là có sanh và có diệt. Những pháp được huân tập nhất định phải có tính cách sanh diệt vô thường thì mới có thể sanh ra tập khí (chất hơi huân tập).

b/- HỮU THẮNG DANH: nghĩa là phải có danh nghĩa thù thắng. Những pháp được huân tập nhất định phải có sức mạnh (danh nghĩa thù thắng) thì mới sanh ra được tập khí. Cũng như các chất hóa học hòa hợp với nhau biến thành dầu thơm.

c/- DỮ SỞ HUÂN HÒA HỢP: nghĩa là phải hòa hợp với nơi chốn được huân tập. những pháp được huân tập phải hòa hợp với Tàng Thức thứ tám thì mới có thể sanh ra tập khí.

2/- TRÌ CHỦNG TỬ: Chủng tử tức là hạt giống tập khí (hạt giống thói quen). Những Chủng Tử tập khí này đều thuộc về loại năng lực có tính cách hạt giống được nằm trong Tàng Thức thứ tám. Những chủng tử tập khí này đều sai khác nhau tính chất và có thể sanh ra vạn pháp theo tính chất nhân quả của mình. Những chủng tử tập khí nơi Tàng Thức thứ tám được gọi là Nội Chủng Tử. Nội Chủng Tử trong Tàng Thức thứ tám không giống như Ngoại Chủng Tử. Ngoại Chủng Tử là những hạt giống được hiện bày ra bên ngoài. Ngoại Chủng Tử như là những hạt lúa, những hạt bắp v.v... đều là giả danh, có tính cách duyên sanh là do Duy Thức biến hiện. Cho nên những hạt giống này không giống như Nội Chủng Tử. Chủng Tử có sáu nghĩa:

1/- SÁT NA DIỆT: Chủng Tử của vạn pháp là những hạt giống thuộc loại hữu vi có tính cách sanh diệt biến hoại. Cho nên chúng nó luôn luôn bị chuyển biến sanh diệt liên tục từng sát na một (từng tích tắc giây đồng hồ) không ngừng để sanh ra các pháp. Các pháp nhờ sự chuyển biến sanh diệt liên tục không ngừng của những hạt giống thì mới có thể sanh ra và các pháp cũng vì sự chuyển biến sanh diệt liên tục không ngừng của những hạt giống nên bị hoại diệt. Những hạt giống cũng vì có tính cách chuyển biến sanh diệt liên tục không ngừng trong từng sát na một nên khiến cho vạn pháp phải bị sanh khởi và phải bị hoại diệt nên gọi là Sát Na Diệt.

2/- QUẢ CÂU HỮU: Nhân là chỉ cho các Chủng Tử (hạt giống) và Quả là kết quả, tức là chỉ cho vạn pháp hiện hành (hiện đang sanh khởi). Nhân và Quả của vạn pháp thì luôn luôn hiển hiện, hiện tại và hiện hữu. Hiển hiện nghĩa là chỉ cho vạn pháp đang hiện bày về phần Kết Quả. Hiện Hữu nghĩa là chỉ cho vạn pháp hiện có mặt về phần Nguyên Nhân. Hiện Tại nghĩa là chỉ cho Nhân và Quả của vạn pháp đều dung thông với nhau, tức là trong Nhân có Quả và trong Quả có Nhân.

Chủng Tử  và các Pháp hiện hành (hiện đang sanh khởi) muốn thành Kết quả thì luôn luôn phải hòa hợp với nhau và không tách rời nhau trong sự tác dụng sanh khởi. Chủng Tử và các Pháp hiện hành phải được hòa hợp với nhau mới có thể sanh khởi. Chủng Tử và các Pháp hiện hành không tách rời nhau trong sự tác dụng mới có thể kết thành hạt giống kế tiếp. Chủng Tử và các Pháp hiện hành phải tác dụng cùng một lúc mới thành hình, nghĩa là Chủng Tử sanh ra các Pháp hiện hành thì các Pháp hiện hành và Chủng Tử phải tác dụng cùng một lúc mới đi đến kết quả và các Pháp hiện hành huân tập thành Chủng Tử thì Chủng Tử và các Pháp hiện hành cũng phải tác dụng cùng một lúc mới thành hoa trái, nên gọi là Đồng thời. Hoa trái chứa những hạt giống còn non nên chưa thành Chủng Tử. Nhưng chỉ có Chủng Tử sanh ra Chủng Tử thì mới khác nhau thời gian. Chủng Tử mỗi khi tác dụng để sanh ra các Pháp hiện hành thì hạt giống khởi đầu đó đã bị biến thể và các Pháp hiện hành mỗi khi huân tập để kết thành Chủng Tử trở lại thì những Hạt giống kế tiếp đó không cùng một thời gian (không đồng thời) với những Hạt Giống lúc khởi đầu. Trường hợp này gọi là Dị thời. Những Chủng Tử mỗi khi khởi đầu tác dụng muốn đi đến kết quả thì phải trải qua một thời gian chuyển biến liên tục không ngừng trong từng sát na một bằng cách chuyển hóa sanh diệt và diệt sanh mới có thể huân tập để kết thành những Chủng Tử cùng loại về sau. Trường hợp này được gọi là Chủng Tử dị thời sanh Chủng Tử (Hạt Giống sanh ra Hạt giống khác nhau thời gian).

3/- HẰNG TUỲ CHUYỂN: nghĩa là khởi điểm từ vô thỉ (không đầu mối) cho đến cứu cánh, Chủng Tử  nhất loại đều chuyển biến một cách liên tục không xen hở, chuyển biến không gián đoạn để đạt đến kết quả. Nhất loại nghĩa là Chủng Tử một khi tác dụng kết hợp thọ nhận để sanh khởi thì cũng không thay đổi tính chất và giá trị. Tánh chất và giá trị của Chủng Tử mỗi khi chuyển biến thì tác dụng liên tục không ngừng để đưa đến địa vị cứu cánh một cách thuần nhất, chuyển biến không bị gián đoạn và không bị mất đi bản chất, nên gọi là Hằng Tùy Chuyển.

4/- TÁNH QUYẾT ĐỊNH: Chủng Tử thì có năng lực quyết định mọi quả báo. Ác Chủng Tử thì có năng lực quyết định sanh ra Ác Pháp. Thiện Chủng Tử thì có năng lực sanh ra Thiện Pháp. Chủng Tử nào thì sanh ra Pháp đó. Chúng sanh ra không thể hổn tạp và cũng không thể lầm lẫn.

5/- ĐÃI CHÚNG DUYÊN: Chủng Tử muốn đi đến kết quả phải đợi cho đủ các Duyên mới có thể sanh trưởng. Một Chủng Tử không thể tự động sanh khởi nếu như không hội đủ các Duyên liên hệ. Các Duyên ở đây chính là Nhân Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên và Tăng Thượng Duyên.

Nhân Duyên nghĩa là chỉ cho hạt giống và hạt giống đó có khả năng tác dụng sanh khởi để thành kết quả. Đẳng Vô Gián Duyên nghĩa là hạt giống đó mỗi khi sanh khởi thì tác dụng một cách liên tục và tác dụng không bị gián đoạn để đi đến kết quả về sau. Tăng Thượng Duyên nghĩa là hạt giống đó một khi sanh khởi phải nhờ đến các Duyên liên hệ khác trợ giúp để được kết thành quả báo.

6/- DẪN TỰ QUẢ: nghĩa là Nhân nào thì sanh ra Quả nấy và Nhân này thì không thể sanh ra Quả khác được. Chủng Tử Nhãn Thức mỗi khi tác dụng hiện hành thì sanh ra Nhãn Thức và không thể sanh ra Nhĩ Thức được.

Mỗi Chủng Tử đều gồm có sáu nghĩa vừa được trình bày ở trên. Cho nên Tàng Thức thứ tám lúc nào cũng chứa đầy đủ loại Chủng Tử sai khác. Trong những Chủng Tử sai khác nơi Tàng Thức thứ tám, tùy theo sức huân tập của mỗi giống, có loại Chủng Tử đã thuần thục và cũng như đã đủ duyên để sanh ra quả hiện hành; có loại Chủng Tử chưa được thuần thục và cũng như chưa được hội đủ các duyên, cho nên chúng nó không thể sanh khởi để thành quả hiện hành. Những Chủng Tử đã sanh ra quả hiện hành thì lại được chia thành hai phần:

a- DANH NGÔN VÔ KÝ CHỦNG TỬ: nghĩa là năng lực của các hạt giống vô ký (không nhất định là thiện hay ác) thuộc về phần danh xưng, như là: sắc, không, hữu vô v.v... thì thường sanh ra kết quả một cách liên tục và sanh ra cho đến khi nào đạt được địa vị cứu cánh.

b- THIỆN BẤT THIỆN CHỦNG TỬ: nghĩa là năng lực hạt giống Thiện Ác thuộc về phần hữu lậu (thuộc về phần sa rớt trong vòng sinh tử luân hồi nơi ba cõi) thì sanh ra quả khổ vui trong thế gian. Giá Trị của những năng lực hạt giống Thiện Ác thì chỉ tồn tại trong thời gian giới hạn. Năng lực của các hạt giống thiện ác sau khi biến thành những quả khổ vui trong thế gian thì không còn dấu vết tồn tại trong Tàng Thức thứ tám nữa. Đây chỉ là trình bày về phần tác dụng hiện hành của những Nghiệp Nhân thiện ác để đi đến kết thành Nghiệp Quả về sau, còn phần thể tánh của những Nghiệp Nhân thiện ác thì được nhận định như sau:

1- CHỦNG TỬ THIỆN: Chủng Tử Thiện sở dĩ được thành năng lực trong Tàng Thức thứ tám chính là do chúng sanh hữu tình huân tập các phước nghiệp và các phước nghiệp đó được cô đọng lại trở thành hạt giống. Những hạt giống Phước nghiệp này là nguyên nhân để sanh ra những quả Phước báo về sau.

2- CHỦNG TỬ BẤT THIỆN: Chủng Tử Bất Thiện sở dĩ được thành năng lực trong Tàng Thức thứ tám chính là do chúng sanh hữu tình huân tập các ác nghiệp từ nơi thân thể, từ nơi miệng lưỡi và từ nơi ý tưởng và các ác nghiệp đó được cô đọng lại trở thành hạt giống. Những hạt giống Ác Nghiệp này là nguyên nhân để sanh ra những quả Ác Báo về sau.

Hơn nữa, những Chủng Tử mới được huân tập thành hạt giống thì năng lực của chúng còn yếu kém và chúng chưa đủ sức tác dụng hiện hành để biến thành Nghiệp quả. Trường hợp này cũng giống như hạt đậu xanh còn non không thể mọc lên để trở thành cây đậu xanh, còn Chủng Tử nào đã được huân tập lâu đời thì đầy đủ năng lực và chúng nó có thể sanh khởi hiện hành để biến thành nghiệp quả. Trường hợp này cũng giống như hạt đậu xanh đã trở nên già mạnh thì có thể mọc lên để biến thành được cây đậu xanh.

3/- CĂN THÂN: Căn Thân là cơ quan thuộc về thân thể. Căn Thân là chỉ cho thân thể của các loài hữu tình. Đây là hệ thống bộ máy sinh hoạt của các chúng sanh thuộc Chánh báo. Chánh báo nghĩa là chúng sanh hữu tình thọ nhận quả báo chánh yếu và những quả báo đó đã được mang đến một cách trực tiếp, nên gọi là Chánh báo.

4/- KHÍ THẾ GIỚI: là chỉ cho những thế giới, những quốc độ thuộc loại chúng sanh vô tình. Những thế giới này được thành lập nhằm mục đích dùng làm chỗ nương tựa cho các chúng sanh hữu tình chánh báo nẩy nở và sinh hoạt. Khí Thế Giới này được gọi là Y Báo. Y Báo nghĩa là những thế thế giới chịu ảnh hưởng quả báo phụ thuộc nơi Chánh báo và được thành lập từ nơi chúng sanh hữu tình chánh báo quyết định, nên gọi là Y Báo.

Tàng Thức thứ tám mang tên là Alaya thì có năng lực chứa hết thảy chủng tử Căn Thân và Khí Thế Giới của tất cả chúng sanh hữu tình từ vô lượng kiếp về trước. Tàng Thức thứ tám tức là chỉ cho Tâm Thức căn bản, được gọi là Căn Bản Thức. Chủng Tử Căn Thân và Khí Thế Giới của các pháp, nếu đứng về phương diện nhân quả mà nhận xét đều là Nhân Dị Thục (Hạt giống chưa chín mùi). Nhân Dị Thục này chính là nguyên lý tác dụng hiện hành để kết thành Quả Dị Thục về sau. Nhân Dị Thục muốn biến thành Quả Dị Thục đều phải phát xuất từ nơi Thức Căn Bản làm điểm tựa châm rễ để tác dụng sanh khởi hiện hành. Kiến Phần Thức Alaya chủ trì trong việc sanh khởi Nhân Dị Thục và khiến cho Nhân Dị Thục đây tác dụng hiện hành để kết thành Quả Dị Thục, nên gọi là Thức Dị Thục, Thức Dị Thục mỗi khi tác dụng sanh khởi hiện hành từ Nhân Dị Thục để đi đến Quả Dị Thục thì phải nhờ vào nghiệp lực thiện ác dẫn dắt mới có thể thác sanh vào cõi này hoặc cõi khác theo nghiệp báo. Thí dụ như khi thác sanh vào nghiệp người, Kiến Phần Thức Alaya của Nhân Dị Thục bắt đầu chấp thọ tinh huyết cha mẹ  nơi loài người dùng để làm khởi điểm cho nhục thân (Thân xác thịt) kiếp sau và khiến cho tinh huyết cha mẹ từ từ kết thành hình tướng  con người của Quả Dị Thục, rồi tiếp theo đó bảy Tâm Thức khác ở trước bắt đầu tác dụng sanh khởi hiện hành và chun vào nhục thân nói trên để sinh hoạt. Khi Nghiệp lực đã hết và bảy Tâm Thức ở trước cũng đã chấm dứt sinh hoạt, Kiến Phần Thức Alaya mới bắt đầu từ từ rút lui ra khỏi thân thể con người của Quả Dị Thục. Thế là con người đó nhất định phải chết và bỏ lại thân xác trong tư thế tan rã lần hồi. Tàng Thức thứ tám vừa là nền tảng để sanh khởi vạn pháp và cũng vừa là sức sống để duy trì sanh mệnh của vạn pháp được tồn tại, nên gọi là Tổng Báo Chủ. Tổng Báo Chủ nghĩa là Tàng Thức thứ tám này đóng vai trò làm chủ cho sự quả báo chung của tất cả chúng sanh, nên gọi là Tổng Báo Chủ. Dị Thục có ba nghĩa:

a- DỊ THỜI NHI THỤC: nghĩa là Nhân Dị Thục được biến thành Quả Dị Thục thì không cùng một thời gian. Nhân Dị Thục được huân tập vào trong Tàng Thức thứ tám thì ở một thời gian khác và Nhân Dị Thục đó khi được chín mùi để thành Quả Dị Thục thì lại ở một thời gian khác. Nói cách khác, Nhân Dị thục muốn thành Quả Dị Thục phải trải qua một thời gian khác nhau mới chín mùi, nên gọi là Dị Thời Nhi Thục.

b- DỊ LOẠI NHI THỤC: nghĩa là Nhân Dị Thục khi thành Quả Dị Thục thì không cùng một loại với nhau. Nhân Dị Thục thì thuộc về loại Thiện hoặc loại Ác, nhưng Quả Dị Thục thì thuộc về loại Vô Ký (Không phải Thiện và cũng không phải Ác). Quả Dị Thục đó một khi có Ý Thức thứ sáu chun vào sinh hoạt thì mới phân biệt được vấn đề thiện ác.

c- BIẾN DỊ NHI THỤC: nghĩa là Nhân Dị Thục muốn thành Quả Dị Thục thì phải chuyển biến liên tục để thọ sanh vào cõi này hoặc cõi khác mới kết thành Quả Dị Thục. Nguyên nhân nếu như không chuyển biến thì không thành kết quả.

Tóm lại, công dụng của Tàng Thức thứ tám thì rất rộng lớn và rất uyên thâm không thể nghĩ bàn. Tất cả chúng sanh, từ vũ trụ lớn lao cho đến vi trần bé nhỏ cũng đều do Tàng Thức thứ tám này biến hiện ra cả. Tàng Thức thứ tám nếu như không góp mặt thì vạn pháp không thể thành hình và cũng không thể tồn tại.

39. - BẤT ĐỘNG ĐỊA TIỀN TÀI XẢ TÀNG:

DỊCH: Bắt đầu đến địa vị Bất Động của Thập Địa Bồ Tát mới xả bỏ được cái tên Tàng Thức.

GIẢI: Tàng Thức thứ tám có nhiều tên. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Alaya, có tên là Thức Dị Thục và có tên là Thức Nhứt Thiết Chủng. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Alaya là do bởi Thức Mạt Na thứ bảy luyến ái chấp làm ngã để xưng hô. Tàng Thức thứ tám có tên Thức Dị Thục là do căn cứ nơi sự nảy mầm của các hạt giống trong Thức Thể Alaya để xưng hô. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Nhứt Thiết Chủng là căn cứ nơi những hạt giống nguyên thể chưa nẩy mầm trong Thức Thể Alaya để xưng hô. Khi đạt đến địa vị Bất Động thứ tám của Thập Địa Bồ Tát, Tàng Thức thứ tám liền trở thành trạng thái vô tướng và đã được an trụ vào nơi trạng thái vô công dụng (trạng thái không còn dụng công). Ngay lúc đó Tàng Thức thứ tám không còn bị Thức Mạt Na thứ bảy ái chấp dùng làm nội ngã nữa. Từ đấy Tàng Thức thứ tám bỏ được tên Alaya và chỉ còn lại tên Thức Dị Thục.

40.- KIM CANG ĐẠO HẬU DỊ THỤC KHÔNG:

DỊCH: Sau khi vào được Kim Cang Đạo thì tên Dị Thục cũng không còn.

GIẢI: Từ địa vị Bất Động trở lên trong Thập Địa Bồ Tát, Tàng Thức thứ tám chỉ còn lại nghiệp cảm của thế gian nên gọi là Thức Dị Thục. Nguyên vì Thức này chưa được thanh tịnh vô lậu (Vô Lậu nghĩa là không còn bị sa rớt trong vòng sinh tử luân hồi nơi ba cõi nữa). Khi đạt đến Kim Cang Đạo, Tàng Thức thứ tám mới thực thụ xả bỏ được các hạt giống tội ác cũng như các hạt giống vô ký của thế gian và tẩy sạch được các hạt giống hạ liệt (thấp hèn) của hữu lậu. Chẳng những thế Tàng Thức thứ tám còn đoạn trừ được hạt giống Thùy Miên (hạt giống đần độn) của Phiền Não Chướng và Sở Tri Chướng. Nhờ đó Tàng Thức thứ tám mới có thể bỏ hẳn tên Thức Dị Thục.

41.- ĐẠI VIÊN VÔ CẤU ĐỒNG THỜI PHÁT, PHỔ CHIẾU THẬP PHƯƠNG TRẦN SÁT TRUNG:

DỊCH: Trí Đại Viên Cảnh trong sạch của Thức Bạch Tịnh đồng thời phát sanh và chiếu khắp các cõi Phật nhiều như số vi trần trong mười phương.

GIẢI: Đã xả được tên Thức Dị Thục, Tàng Thức thứ tám liền trở thành thanh tịnh vô lâu một cách hoàn toàn, nên gọi là Thức Vô Cấu Nhiễm. Thức Vô Cấu Nhiễm nghĩa là Tàng Thức thứ tám không còn bị ô nhiễm bởi chất phiền não dơ bẩn nữa. Thức Vô Cấu Nhiễm này thường kết hợp với Trí Đại Viên Cảnh để giữ gìn những hạt giống của các pháp thuộc vô lậu. Thức Vô cấu Nhiễm và Trí Đại Viên Cảnh bảo trì tất cả hạt giống của các pháp vô lậu với mục đích để biến hiện ra Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng.

Pháp Thân Tự Thọ Dụng nghĩa là chỉ cho Báo Thân của mỗi vị Phật tự hiện ra để tự sử dụng sinh hoạt hưởng thụ lấy. Pháp Thân đây chính là Báo Thân được xây dựng nên bởi Trí Tuệ thanh tịnh vô lậu nên cũng gọi là Phật Thân. Pháp Thân đây thuộc về chánh báo của các đức Phật trong mười phương tự thọ dụng để sinh hoạt.

Quốc Độ Tự Thọ Dụng nghĩa là cõi nước riêng của mỗi vị Phật tự hiện ra để vị Phật đó tự thọ dụng an trụ. Mỗi vị Phật đều có Quốc Độ riêng để an trụ sinh hoạt. Quốc Độ tự thọ dụng chính là Y Báo của mỗi đức Phật tự hiện ra để tự thọ dụng hưởng thụ.

Pháp thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng đều được gọi là Quả Chuyển Y. Quả Chuyển Y nghĩa là Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng đều nương tựa nơi Trí Đại Viên Cảnh để làm chỗ sanh khởi (Sở y). Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng không phải nương tựa nơi Thức Dị Thục để sanh khởi giống như các chúng sanh thuộc phàm phu.

Trí Đại Viên Cảnh hiện ra sắc tướng tương tợ như ánh sáng của gương và chiếu soi thấu suốt mười phương thế giới. Tất cả Tâm Tánh của các loài hữu tình đều hiện rõ trong Trí Đại Viên Cảnh cũng như mọi vật đều hiện rõ trong tám gương sáng. Các đức Như Lai nương theo Trí Đại Viên Cảnh để thị hiện Thân Ứng Hóa nhằm mục đích cứu độ tất cả chúng sanh đến cùng tột đời vị lai. Công đức hóa độ của các đức Như Lai thật là vô lượng vô biên.

Khi đạt đến địa vị Quả Chuyển Y, Tàng Thức thứ tám không còn tánh vô phú vô ký nữa, và Tâm Thức này chỉ có tánh vô lậu thanh tịnh thuần chất an lành. Tàng Thức thứ tám của Quả Chuyển Y thường kết hợp với 5 Tâm Sở Biến Hành, 5 Tâm Sở Biệt Cảnh và 11 Tâm Sở Thiện để tạo ra Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng. Đây thật là cảnh giới không thể nghĩ bàn đúng như trong Duy Thức Tam Thập Tụng nói: “Thử túc vô lậu giới” (Đây tức là thế giới thanh tịnh vô lậu).

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > Chương 1 > Chương 2 > Chương 3 > Chương 4 > Phụ bản

---o0o---

Đánh máy: Cao Thân.

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-11-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

vua lương vũ đế thé ham y pham pho mon trong kinh dieu phap lien hoa 高級 霊園 ha tinh dai le vu lan bao hieu chua nhieu long Má Ÿ hoài niệm tổ sư デイスク回入と回出の意味 一念心性 是 供灯的功德 lẠng 潮阳菩提禅寺 khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý Bồ ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä ä æ å ç¼ vong niem sao bang モダン仏壇 å å å º ä ƒäº ä 禅心の食事 phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi 心经 新学期新展望内容怎么写 Tuân thủ năm giới 大学生贫困证明 åœ Thắp sáng Hương Sen Mẹ Tây Lá rụng buổi giao mùa å æžœ Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa bách đàm cổ tự de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 BÃo 佛法怎样面对痛苦 duyen khoi va tinh khong duoc do giai qua phuong tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ 礼佛敬香反义词 lặng 否卦 净地不是问了问了一看 æŽåƒ giả parsvika 梵僧又说我们五人中 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua trạng Trái lê có nhiều công dụng tốt y nghia that su cua le vu lan bao