Luận giải Phật giáo - Thức Thứ Tám

 

.

 

 

 

 

 

Thức Thứ Tám

Lâm Như Tạng
 Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
PL. 2549 - DL 2005
---o0o---


Mục Lục

 

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯƠNG MỘT : THỨC THỨ TÁM LÀ GÌ ?

I- NGUỒN GỐC
II- TÊN GỌI


CHƯƠNG HAI: NHỮNG TÊN GỌI CỦA THỨC THỨ TÁM


I- TÂM
II- A LẠI YA THỨC
III- DỊ THỤC THỨC
IV- NHỨT THẾ CHỦNG THỨC
V- SỞ TRI Y
VI- SƠ NĂNG BIẾN THỨC
VII- VÔ CẤU THỨC
VIII- CĂN BẢN THỨC
IX- NHƯ LAI TẠNG
X- A ĐÀ NA THỨC

 

CHƯƠNG BA: KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA THỨC THỨ TÁM
 

I- KHẢO SÁT QUA KINH VÀ LUẬN

A-Theo Khế Kinh (Sũtra)
B- Kinh Sandhinirmona-sũtra
C- Kinh Lankâvatâra-sũtra
D- Sự luận giải của các bộ phái
E- Theo Thành Duy Thức luận
F- Những luận chứng xác quyết các Kinh Ðiển ÐạiThừa là do chính Ðức Phật thuyết giảng

II- CHỨNG MINH QUA NHỮNG TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ KIỂM CHỨNG

A- Trường hợp người đọa xuống ngựa, và trở lại làm người
B- Trường hợp Edgar Cayce
C- Từ đàn ông sinh làm đàn bà
D- Thần thức người vừa chết A nhập vào xác người vừa chết B
E- Sự hóa thân của những vị Lạt Ma Tây Tạng


CHƯƠNG BỐN: CHỨC NĂNG CỦA THỨC THỨ TÁM THỂ HIỆN QUA NHÂN DUYÊN VÀ NGHIỆP DẪN TÁI SINH


I- NGUỒN GỐC LÝ DUYÊN KHỞI
II- NHÂN DUYÊN
III- MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
A- Theo lập trường Vãng Quan
B- Theo lập trường Tam Thế Lưỡng Trùng Nhân Quả của Hữu Bộ
C- Theo Trung Quán Luận của ngài Long Thọ

IV- NGHIỆP
A- Ðịnh nghĩa của Nghiệp
B- Tại sao có những sự bất đồng về nhiều mặt trong nhân loại
C- Lộ trình tiến triển của Ý Thức trong sự tạo Nghiệp
D- Vai trò của Mạt Na Thức trong sự tạo Nghiệp
E- Năm thức cảm giác và hành trình tạo Nghiệp của chúng
F- Phân loại Nghiệp theo luận Xá Lợi Phất A Tỳ Ðàm
G- Nghiệp theo Trung Quán luận
H- Phân loại Nghiệp theo luận A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá


 

CHƯƠNG NĂM: NHỮNG ÐIỀU KIỆN TRỢ DUYÊN CHO THỨC THỨ TÁM


I- LUẬN VỀ SÁU NHÂN
A- Năng Tác Nhân
B- Câu Hữu Nhân
C- Ðồng Loại Nhân
D- Tương Ứng Nhân
E- Biến Hành Nhân
F- Dị Thục Nhân

II- LUẬN VỀ BỐN DUYÊN
A- Sự liên hệ giữa 4 duyên và 10 duyên
B- Sự liên hệ giữa 10 duyên và 24 duyên
C- Sự liên hệ giữa 24 duyên và 4 duyên
D- Luận về Tứ Duyên

III- LUẬN VỀ NĂM QUẢ
A- Dị Thục Quả
B- Ðẳng Lưu Quả
C- Sĩ Dụng Quả
D- Tăng Thượng Quả
E- Ly Hệ Quả

IV- BỐN QUẢ CỦA HỮU BỘ
A- An Lập Quả
B- Gia Hạnh Quả
C- Hòa Hợp Quả
D- Tu Tập Quả

V- TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP
A- Theo luận bộ Nam Phương
B- Theo luận bộ Bắc Phương
C- Ý nghĩa của các pháp Tâm Bất Tương Ưng Hành
D- Dưới cái nhìn của Nhân Duyên Quan về sự tương quan giữa Tâm Bất Tương Ưng Hành và Vô Vi pháp

 

CHƯƠNG SÁU: SỰ PHÂN LOẠI CÁC PHÁP, ÐỐI TƯỢNG BIỂU BIỆT CỦA THỨC THỨ TÁM
 

I- Ý NGHĨA CHỮ PHÁP
II- KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI
III- NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI
IV- NHỮNG PHÂN LOẠI TIÊU BIỂU
A- Mười hai Xứ
B- Mười tám Giới
C- Hai mươi hai Căn
D- Ngũ Vị
E- Bảy mươi lăm pháp
F- Một trăm pháp

 

CHƯƠNG BẢY: NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA THỨC THỨ TÁM


I- TÍNH THIỆN
A- Thiện có tính cách luân lý
B- Thiện có ý nghĩa hạnh phúc
C- Tâm căn tự tánh thiện
D- Những tính thiện căn bản trong tâm sở

II- TÍNH BẤT THIỆN
A- Bất thiện là gì
B- Tính bất thiện trong kinh tạng Pali
C- Tâm căn tự tính bất thiện
D- Phiền não trong ý nghĩa tâm căn bất thiện

III- TÍNH KHÔNG THIỆN KHÔNG ÁC


CHƯƠNG TÁM: BA TỰ TÁNH VÀ BA VÔ TÁNH


I- BA TỰ TÁNH

A- Ba Tự Tánh trong luận Vijnãna Mâtra-siddhi Trimsati Castra Karika
B- Ba Tự Tánh trong Thành Duy Thức luận
C- Ba Tự Tánh trong kinh Sandhinirmona-sũtra
D- Ba Tự Tánh trong kinh Lankâvatâra-sũtra

II- BA VÔ TÁNH

A- Ba Vô Tánh trong luận Vijnãna Mâtra-siddhi Trimsati Castra Karika
B- Ba Vô Tánh trong Thành Duy Thức luận
C- Ba Vô Tánh trong kinh Sandhinirmonasũtra
D- Vô Tánh trong kinh Lankâvatâra-sũtra
 

CHƯƠNG CHÍN: HÀNH TRÌNH CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ


I- HẠNH VỊ TƯ LƯƠNG
II- HẠNH VỊ GIA HẠNH
III- HẠNH VỊ THÔNG ĐẠT
IV- HẠNH VỊ TU TẬP
V- HẠNH VỊ CỨU CÁNH


CHƯƠNG MƯỜI: THAY LỜI KẾT LUẬN


I- TĨNH LẶNG
I- MỘT LỐI NHÌN

 PHỤ TRANG - TIỂU SỬ TÁC GIẢ
 

LỜI GIỚI THIỆU

 Thức Thứ Tám hay A Lại Ya là thức chủ trong 8 thức. Thức nầy có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về nhiệm vụ của mình. Tựu chung thức nầy có 3 việc chính là: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. Có nghĩa là: Hay chứa, thuộc về chỗ chứa và chứa ngã chấp từ sự yêu thích.

Ðiều ấy có nghĩa là thức nầy chứa cả thiện và ác. Các ác pháp khi được các chủng tử huân tập ở bên ngoài kích thích và khởi lên, cuối cùng vẫn tàng chứa nơi thức nầy và đồng thời cũng do bên ngoài kích thích mà tạo cho các thiện pháp cũng khởi lên, rồi huân tập vào bên trong. Rồi cả 2 thiện ác ấy dầu là chứa một cách tự nhiên hay chứa một cách có điều kiện, cũng là nơi căn bản để giữ lại sự hiểu biết từ bên ngoài đưa đến. Khi một sự việc đã xảy ra, thức nầy tự chấp vào cái đúng, cái sai ấy; nên thuộc về ngã ái chấp tàng.

Thức Thứ Tám cũng còn gọi là Tâm vương, là ông vua của tâm. Có nghĩa là thức có quyền năng nhiều nhất trong 7 thức kia. Chính thức nầy nếu tu hành giác ngộ sẽ biến thành Ðại Viên Cảnh Trí. Còn thức thứ bảy (Mạt Na Thức = Thức chấp giữ) sẽ biến thành Bình Ðẳng Tánh Trí. Thức thứ sáu sẽ chuyển thành Diệu Quan Sát Trí và năm thức còn lại là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức sẽ biến thành Thành Sở Tác Trí. Có tu hành giác ngộ thì tất cả thức ấy đều biến thành 4 trí tuệ siêu việt thế gian nầy. Còn nếu chúng ta không chịu khơi dậy chủng tử thiện trong thức thứ tám nầy mà cứ mãi gìn giữ chủng tử ác và tà kiến thì thức nầy cứ mãi là thức ác; một hạt mầm không tốt và cứ thế lấn mãi nơi mảnh đất thứ tám nầy thì cái thiện sẽ không có chỗ ngự trị. Nếu ta mê thì mình mãi mãi vẫn là phàm phu. Nếu ta tỉnh thì ta sẽ thành A La Hán, Bồ Tát và Phật. Phật, Bồ Tát, A La Hán tự tánh vốn không khác với chúng sanh; nhưng tự tánh của Bồ Tát luôn luôn sáng sủa; còn tự tánh của chúng ta luôn bị mây mù che phủ. Do vậy chúng ta chỉ cần vén bức màn vô minh sanh tử nầy bằng cách đẩy lùi đám mây đang che khuất mặt trời trí tuệ ấy là được. Xin mời quý vị hãy sẵn sàng dụng công vậy.

Suốt gần 10 năm nay Tiến Sĩ Lâm Như Tạng đã cố gắng hết sức mình để biên soạn "Thức Thứ Tám" nầy. Ða phần đã được đăng trên báo Viên Giác xuất bản ở Ðức và báo Pháp Bảo xuất bản ở Úc, đã được nhiều độc giả lưu tâm. Tuy chữ nghĩa rất khô khan. Vì đây là phần siêu triết học của Phật Giáo, chẻ tâm ra hằng trăm mảnh để cho tỏ rõ ngọn ngành của sanh tử. Do vậy mà người đọc phải hết sức tinh tế lắm mới có thể lãnh hội được hết những gì mà tác giả muốn trình bày.

Nay thì tác phẩm đã thành hình và tác giả gợi ý muốn xuất bản thành sách. Do vậy nhân mùa Phật Ðản và Vu Lan năm 2549 (2005) nầy chùa Viên Giác - Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Ðức đã gởi thư kêu gọi ấn tống gởi đến quý Ðạo Hữu xa gần và đã được nhiều đồng hương nhiệt tình ủng hộ. Xin đa tạ tấm thạnh tình nầy của quý Phật Tử gần xa, đã vì sự tích phước, tích đức mà làm công việc ấn tống nầy.

Trong kinh Kim Cang Phật dạy: Nếu có một người thật giàu có, cứ mỗi ngày ba lượt sáng, trưa và chiều tối đem tất cả vàng bạc ngọc ngà châu báu nhiều như núi Tu Di đem ra bố thí cúng dường suốt năm nầy tháng nọ, cũng không bằng người thọ trì 4 câu kệ trong kinh Kim Cang; hoặc giả khuyên bảo người khác thọ trì, thì công đức của người sau nầy nhiều gấp trăm ngàn lần của người trước. Như vậy ta đủ thấy bố thí cúng dường tài sản của cải tuy được phước đức đó; nhưng vẫn chưa bằng bố thí in ấn kinh sách để tạo điều kiện cho mọi người hiểu biết, tu học để được giải thoát, thì công đức ấy có giá trị gấp nhiều lần hơn.

Ði từ lời dạy của chư Phật và chư Tổ trong quá khứ; nên mỗi năm chùa Viên Giác và Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam tại Ðức cố gắng mang đến những món ăn tinh thần đầy sáng tạo và có giá trị miên viễn với thời gian cũng như không gian nhằm trang trải tấm lòng của mình cho tâm thức vọng về trong khoảng tâm vô tận ấy.

Xin quý vị mở sách ra và bắt đầu đi vào từng trạng thái biến hiện của tâm thức mình.

 Nhân mùa An Cư Kiết Hạ

Phật lịch 2549 - 2005 (Ất Dậu) tại chùa Viên Giác Hannover, Ðức Quốc. 

Thích Như Ðiển kính giới thiệu

---o0o---

 

Mục Lục > Chương 1 > Chương 2  > Chương 3 > Chương 4 > Chương 5

  Chương 6 > Chương 7 > Chương 8 > Chương 9 > Chương 10

 

Lễ ra mắt tập sách Thức Thứ Tám

 

---o0o---

Vi tính: Ngọc Bích, Như Uyên
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-10-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng 印顺法师关于大般涅槃经 4 lời khuyên cho người lười tập thể สโตร ส รา คนธรรพ มาเก ด 簡単便利戒名授与水戸 háºu قصص نسونجي Thoát Nhớ ơi khoai lang ngày cũ