Bồ Đề Tư Lương Luận

Thích Như Điển 

 

Bản của Thánh Giả Long Thọ

- Tỳ Kheo Tự Tại giải thích

- Đại Tùy Nam Ấn Độ Tam Tạng Đạt Ma Hấp Đa dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán

- Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt ngày 3 tháng 7 năm 2004.

 

Quyển thứ tư

 

Hỏi rằng: Nếu như phước của 100 núi Tu Di tụ lại mà chẳng có thì chẳng có một người nào có thể đắc được Bồ Đề phải không?

Đáp rằng:

Tuy làm ít phước đức

Nầy lại có phương tiện

Ở nơi các chúng sanh

Nên hãy khởi phan duyên

Nếu ở đây Bồ Tát tuy tạo ít phước đức, mà có phương tiện thì thành phước đức lớn. Hoặc đồ ăn uống cung cấp cho chúng sanh; hoặc hoa hương, trầm cúng dường tượng của Như Lai thì những phước đức ấy ở nơi tất cả thế giới đều nhiếp các chúng sanh, tất làm phan duyên. Ta từ phước nầy làm cho tất cả chúng sanh chứng được vô thượng chánh giác. Lại nữa phước nầy cùng với tất cả chúng sanh và phước như thế cùng các chúng sanh hồi hướng Bồ Đề. Nên có tên là Bồ Tát phương tiện. Hồi hướng như thế phước nầy được thành vô lượng vô số vô biên. Cho nên ở kia tất cả trí tri tuy là vô biên mà lại có tướng vô biên phước có thể được. Lại nữa có nghĩa khác.

Ta có những động tác

Thường hay lợi chúng sanh

Như thế tâm hay làm

Ai thể sánh phước nầy.

Bồ Tát ngày đêm thường khởi tâm làm như thế. Nếu ta có động tác nào làm lành ở thân khẩu ý thì tất cả đều vì độ cho tất cả chúng sanh, lìa khỏi chúng sanh vậy. Chẳng dừng nghỉ nơi các chúng sanh. Từ chỗ tịch diệt nơi chúng sanh mà khởi dậy và vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ tất cả trí tri, được đến tất cả trí tri vậy. Kia như thế đầy đủ đại bi, ở yên nơi thiện xảo phương tiện, các phước tụ lại, chỉ trừ chư Phật; con người làm sao có thể so sánh. Cho nên người có đầy đủ phước nầy hay được Bồ Đề.

Hỏi rằng: Vì sao phước nầy lại là vô lượng ?

Đáp rằng:

Chẳng yêu riêng thân thuộc

Cùng với thân, mệnh, tiền

Chẳng tham vui riêng mình

Phạm Thế và chư Thiên

Lại chẳng tham Niết Bàn

Vì tất cả chúng sanh

Đây chỉ nghĩ chúng sanh

Phước nầy ai sánh được

Ở đây khi Bồ Đề hành lục độ thì bất cứ người nam người nữ cùng thân thuộc dùng vàng, bạc, tiền tài để cầu cho thọ mạng chính mình hoặc một phần của thân thể hay toàn thân; hoặc làm cho thân tâm vui, trời người tự tại; hoặc thân Phạm Thiên; hoặc vô sắc thiên cho đến Niết Bàn, vì chúng sanh mà tất cả đều chẳng yêu riêng, duy chỉ vì chúng sanh và thương xót chẳng bỏ. Ta nay đang làm cho những chúng sanh như bé thơ, phàm phu, vô trí, đui mù thoát được khỏi tam giới ngục, án trí họ ở nơi thường lạc Niết Bàn, chẳng sợ bị bủa vây. Như thế Bồ Tát hành lợi lạc. Ở nơi chúng sanh chẳng có nguyên nhân để yêu riêng. Cho nên phước đức ấy có người nào có thể sánh được! Lại có kệ rằng:

Chẳng nương tựa thế gian

Cứu hộ khổ não nầy

Khởi tâm làm như thế

Phước nầy ai sánh được

Bồ Tát nầy thường hay đại bi, nhớ nghĩ như thế. Làm cho thế gian nầy chẳng thể cứu, chẳng thể giúp được. Sâu vào 6 cõi, vào 3 nơi lửa khổ; chẳng nơi nương tựa, đây kia ra vào. Thân tâm các bịnh thường hay khổ não, chẳng nơi nương nhờ, ta nay cũng làm chỗ nương tựa, cứu cho thân tâm nầy mà thọ các khổ đó. Khởi tâm ấy để làm. Cho nên phước đức ấy có người nào sánh kịp.

Trí độ tập tương ưng

Như sữa bò mờ đục

Một tháng lại nhiều tháng

Phước nầy ai sánh kịp

Bát Nhã Ba La Mật nầy hay sanh ra chư Phật và Bồ Tát lại thành tựu chư Phật và các pháp của Bồ Tát. Bồ Tát như ở nơi sữa bò mờ đục, suy nghĩ tu tập thì phước kia tụ lại. Chẳng có gì có thể sánh kịp, hà huống có 1 ngày đêm, 2 ngày đêm, 3 ngày đêm cho đến 7 ngày đêm, nửa tháng, một tháng. Nhẫn đến nhiều tháng tu tập tương ưng. Cho nên phước nầy tụ lại làm sao có người sánh kịp.

Phật tán thán nhiều kinh

Tự nói hoặc dạy bảo

Lại vì phân biệt nói

Có tên gom phước đức

Thậm thâm có nghĩa là kinh thậm thâm, tương ưng với không mà ra khỏi thế gian. Sự thậm thâm kia lại phân biệt nơi duyên sanh; mà duyên sanh tức pháp nầy. Pháp tức là thân Như Lai. Như thế chư Phật Thế Tôn đã tán thán nơi kinh thậm thâm. Hoặc tự ca tụng hoặc dạy cho người khác ca ngợi. Hoặc vì kia mà giải thích nói cho kẻ chẳng có tâm hy vọng. Chỉ muốn chẳng vì làm mất đi thân của Như Lai vậy. Thân Như Lai tức là pháp thân, làm cho sống dài lâu. Phước đức kia ai có thể sánh được ?

Làm vô lượng chúng sanh

Phát tâm vì Bồ Đề

Phước chứa lại nhiều hơn

Sẽ chứng bất động địa

Đây có thiện xảo phương tiện Bồ Tát; trước tiên là dùng bốn nhiếp để nhiếp các chúng sanh. Biết những chúng sanh kia đã nhận lời nói của ta rồi, liền làm cho phát tâm Bồ Đề. Như thế đầy đủ thiện xảo phương tiện Bồ Tát, làm cho các chúng sanh phát tâm Bồ Đề. Với phước đức kia chẳng người nào có thể sánh được, nhiều nhiều lắm. Lại làm cho các chúng sanh phát tâm Bồ Đề. Phước ấy chứa càng ngày càng tăng; nên nói là phước tạng; phước ấy vô tận. Có thể cái vô tận ấy cũng không thể tận được. Bất động địa nghĩa là chẳng thể động; nên có tên là Bất Động Địa. Ở nơi nầy Bồ Tát làm cho kia phát tâm Bồ Đề. Ở nơi chúng sanh chẳng làm mất Bồ Đề tâm, chẳng động. Làm cho kẻ phát Bồ Đề tâm kia và với tâm nầy tức làm nhân cho bất động địa vậy.

Tùy chuyển Phật hay chuyển

Tối thắng bánh xe pháp

Tịch diệt các việc ác

Đó Bồ Tát phước tạng

Như Đức Phật Thế Tôn ở nơi thành Ba La Nại nơi trụ xứ của Tiên Nhơn trong vườn nai khi chuyển pháp luân rồi. Ở nơi đó là tối thắng pháp luân vì tùy thuận mà chuyển. Lại cũng vì phước tạng nữa. Sự tùy thuận chuyển nầy có 3 loại nhơn duyên. Nghĩa là ở nơi Như Lai mà nói kinh sâu sắc cùng tương ưng với không để mà xuất thế gian. Hoặc giữ hoặc nói cùng thuận theo pháp mà thực hành; hoặc ở những kinh như thế, trì giữ làm cho chẳng mất. Đó là đệ nhất tùy thuận chuyển pháp luân. Vì có căn khí chúng sanh mà phân biệt diễn thuyết. Đó là đệ nhị tùy thuận chuyển pháp luân. Như trong các kinh đã nói, y pháp tu hành. Đây là đệ tam tùy thuận chuyển pháp luân. Tịch diệt các việc ác. Phật dạy việc ác đó là ngoại đạo tà kiến cùng với những ác ma ở cõi dục giới tự tại. Tăng việc ác trong sự giải thoát. Nếu ở trong 4 chúng hoặc có kẻ khác người phi pháp mà thuyết pháp, phi luật mà nói luật; chẳng phải lời dạy của Thầy mà nói là lời dạy của Thầy. Đó là lời dạy của Phật nói về việc ác, phải biết pháp như thế mà bẻ gãy, hàng phục. Những tà mạng, phá kiến ấy làm cho pháp bị hủy diệt. Nên đây có tên là tịch diệt các pháp ác. Tịch diệt ác pháp nầy lại có tên là Bồ Tát phước tạng.

Vì lợi lạc chúng sanh

Nhẫn địa ngục khổ lớn

Hà huống những khổ nhỏ

Bồ Đề tại tay mặt

Nếu Bồ Tát bị đắm trước chỗ kiên cố mà thường vì lợi lạc chúng sanh phát lên ý tinh cần thì ở nơi một chúng sanh. Vì họ mà làm cho họ giải thoát. Tuy trụ ở A Tỳ cho đến đại địa ngục trải qua gian khổ kham nhẫn chẳng động; huống hồ là những khổ ít. Bồ Tát hay nhẫn như thế. Phải nên biết những Bồ Tát như thế đang ở nơi phía tay mặt.

Khởi tác chẳng tự làm

Duy chỉ lợi chúng sanh

Đều do đại từ bi

Bồ Đề quanh phải trái

Bồ Tát khởi lên các việc làm như bố thí là do lòng đại bi. Duy chỉ vì lợi lạc cho chúng sanh; lại hay vì làm cho chúng sanh được Niết Bàn. Cuối cùng chẳng phải vì thân mình mà nay đến ngay cả một niềm vui nho nhỏ. Kia chỉ vì lòng từ như thế cho người lớn. Phải biết rằng Bồ Đề đã đến bên trái và bên phải.

Tứ huệ lìa hí luận

Tinh tấn lìa giải đãi

Xả thí lìa keo kiệt

Bồ Đề ở tay mặt

Hỏi: Trước đã giải thích về Đa Na (Bố Thí) và các Ba La Mật. Bây giờ lại muốn giải thích về việc làm như thế nào ?

Đáp rằng: Trước đã vì những người tu hành mà giải thích. Nay thì vì vô sở đắc nhẫn trí quang mà giải thích. Biết rõ một đường, mà trí kia lìa hí luận, chẳng xả ách nạn. Tinh tấn xa lìa giải đãi để trừ tham lam. Sự bố thí ấy để lìa keo kiệt. Như thế các Bồ Tát. Phải biết rằng Bồ Đề đã đến bên tay mặt.

Chẳng nương chẳng giác định

Viên mãn chẳng tạp giới

Chẳng nơi từ sanh nhẫn

Bồ Đề tay phải, trái

Nếu Bồ Tát lành thành tựu Thiền Na Ba La Mật rồi thì định nầy chẳng nương tựa nơi tam giới. Tướng ấy tịch diệt, không có tư tưởng hiểu biết, lại tròn đầy thi la (giới) chẳng tạp, chẳng nhớp. Hồi hướng Bồ Đề chẳng có tiêu mất. Lại lành thành tựu Bát Nhã Ba La Mật rồi, pháp duyên sanh trụ ở nơi vô sanh nhẫn. Căn bản thắng rồi, chẳng hề thoái chuyển. Phải biết Bồ Tát ở nơi tay phải.

Hỏi: Rồi về việc tu hành cho đến được nhẫn Bồ Tát tích tụ các phước điền. Do phước ấy tụ lại mà được Bồ Đề. Thế nào là Bồ Tát sơ phát tâm tích tụ các phước điền ? Mà với phước nầy tích tụ lại có thể thành giác ngộ ?

Đáp rằng:

Hiện tại ở mười phương

Sở hữu các chánh giác

Ta tất tại trước đó

Nói rõ ta bất thiện

Nếu có hiện tại chư Phật Thế Tôn ở 10 phương thế gian đều chẳng chướng ngại mà bổn nguyện lực chỉ vì lợi lạc chúng sanh mà ở, làm cho kia thật chứng trước phát lồ các tội, mà ta từ vô thỉ lưu chuyển đến nay, ở nơi đời trước cho đến hiện tại; hoặc tự mình làm nghiệp ác; hoặc bảo người khác; hoặc vui theo khiến tham sân si khởi lên nơi thân khẩu ý, ta đều nói rằng chẳng chứa nhóm, quyết lìa dứt chẳng làm lại nữa.

Ở nơi mười cõi kia

Nếu Phật chứng Bồ Đề

Mà chẳng nói Phật Pháp

Ta thỉnh chuyển pháp luân

Nếu Phật Thế Tôn đầy đủ đại nguyện, ở dưới gốc cây Bồ Đề chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Giác rồi, ít muốn ở yên, chẳng vì thế gian mà chuyển pháp luân thì ta sẽ khuyến thỉnh Phật Thế Tôn chuyển pháp luân Phật, làm lợi ích cho nhiều người, làm an lạc cho nhiều người, thương tưởng thế gian mà vì đại chúng, lợi lạc nhơn thiên.

Hiện tại trong mười phương

Sở hữu các chánh giác

Nếu muốn bỏ thân mệnh

Đảnh lễ khuyến thỉnh ở

Nếu Phật Thế Tôn, thế gian chẳng ngại; ở nơi mười phương mà chứng Bồ Đề, chuyển pháp luân an trụ chánh pháp hóa độ chúng sanh. Khi hóa độ xong rồi muốn xả lìa thân mệnh, ta sẽ đảnh lễ vị Phật Thế Tôn kia thỉnh ở lại đời dài lâu hơn để làm lợi ích cho nhiều người, làm an lạc cho nhiều người, thương tưởng thế gian mà vì đại chúng, làm lợi lạc nhơn thiên.

Nếu các loài chúng sanh

Từ nơi thân miệng ý

Sanh ra thí giới phước

Và cả tu tư duy

Thánh nhơn và phàm nhơn

Quá hiện vị lai thế

Sở hữu phước tích tụ

Ta đều sanh tùy hỷ

Nếu các chúng sanh thí, giới, tu và sở tác các việc phước đức. Từ thân miệng ý mà sanh ra, đã tụ, hiện tụ và sẽ tụ lại - Thanh Văn, Độc Giác, chư Phật, Bồ Tát cùng chư thánh nhơn v.v... cho đến phàm nhơn tạo nên các phước, ta đều tùy hỷ. Như thế tùy hỷ. Là kẻ đi đầu, là kẻ thắng trụ, là kẻ dị thù, là kẻ tối thượng, là kẻ thắng nhiếp, là kẻ mỹ diệu, là kẻ vô thượng, là kẻ vô đẳng, là kẻ vô đẳng đẳng. Như thế tùy hỷ cho đến có tên tùy hỷ.

Nếu ta sở hữu phước

Tất cả đều vì một

Hướng về các chúng sanh

Vì muốn được chánh giác

Nếu ta đã từ vô thỉ lưu chuyển đến nay ở nơi Phật Pháp Tăng cùng với biên giới con người đã tích tụ phước đức cho đến bố thí cho các loài súc sanh một miếng ăn, quy y căn lành, hoặc hối quá căn lành, hoặc khuyến thỉnh căn lành, hoặc tùy hỷ căn lành, kia cùng tất cả so sánh với một miếng ăn mà ta vì chúng sanh vậy. Hồi hướng đến Bồ Đề làm cho tất cả cùng xả bỏ. Đây là căn lành làm cho tất cả chúng sanh chứng vô thượng chánh giác, được tất cả trí tri.

Ta hối quá như thế

Khuyến thỉnh tùy hỷ phước

Lại hồi hướng Bồ Đề

Hãy biết như chư Phật

Nếu ta vì tất cả chúng sanh hồi hướng Bồ Đề thiện căn; hoặc hối quá căn lành; hoặc khuyến chuyển pháp luân thiện căn; hoặc thỉnh sống lâu căn lành, hoặc tùy hỷ căn lành. Kia có thể sánh với một miếng rồi như quá khứ vị lai hiện tại chư Phật Thế Tôn vì lúc làm Bồ Tát, đã hồi hướng hay sẽ làm việc hồi hướng ta lại như thế cùng các thiện căn hồi hướng Bồ Đề. Với hồi hướng căn lành nầy làm cho ta và các chúng sanh sẽ chứng được vô thượng chánh giác. Ta mang lại lược nói:

Hối quá tội ác ta

Thỉnh Phật tùy hỷ phước

Hồi hướng đến Bồ Đề

Như tối thắng đã nói

Cho đến khi tội ác tận tất cả đều nói việc hối quá, cùng thỉnh Phật chuyển pháp luân, sống lâu tùy hỷ với các phước, hồi hướng các phước, như trước đã hồi hướng vì Bồ Đề vậy. Như người tối thắng đã nói, như thế hỏi về hồi hướng lại hồi hướng kia thì phải làm thế nào ?

Đáp rằng:

Gối phải quỳ sát đất

Một vai đỡ chéo áo

Ngày đêm cả ba thời

Chắp tay làm như thế

Vì tự thanh tịnh mà mặc đồ sạch sẽ, rửa ráy tay chân mặc áo chỉnh tề, vai trên ngay ngắn rồi mới mặc áo, rồi dùng gối phải quỳ xuống nơi đất, hai tay chắp lại một lòng lìa các ý phân biệt. Hoặc ở nơi tháp của Như Lai, hoặc ở trước hình tượng, hoặc ở nơi hư không phan duyên (Alambana = tâm không tự khởi lên = duyên) chư Phật như ở trước, khởi lên ý ấy rồi như trước đã nói, hoặc ngày đêm 3 thời đều làm:

Một lúc lại làm phước

Nếu có kẻ hữu hình

Hằng sa số đại thiên

Lại chẳng thể chứa hết

Ở nơi đó nói về sáu thời hồi hướng. Nếu phân biệt một thời mà làm thì nơi đó sanh phước đức. Chư Phật Thế Tôn thấy như thật mà nói như thế. Cái kia nếu có hình tướng thì dụ như lúa thóc dồn lại. Phước nầy tích tụ cũng vô hạn lượng, giống như hằng hà sa so với ba ngàn thế giới có thể cùng tận; nhưng phước nầy thì không có biên tế. Lại cũng chẳng thể dung chứa. Hồi hướng phước báu nầy cùng với hư không giới vậy. Cho đến một thời hồi hướng, phước ấy cũng tụ lại như thế. Huống gì là nhiều hồi hướng. Chỉ là Bồ Tát sơ phát tâm mà do lực hồi hướng nầy lại thành phước lớn. Cái tướng của phước nầy cũng tụ lại như thế. Dần đến có thể chứng đắc Bồ Đề.

Hỏi rồi về các Bồ Tát được thành phước lớn phương tiện, bây giờ muốn giúp đỡ dùng phước nầy thì phải dùng phương tiện gì ?

Đáp rằng:

Kia sơ phát tâm rồi

Ở nơi tiểu Bồ Tát

Hay khởi tôn trọng thương

Giống như Thầy, cha, mẹ

Bồ Tát sơ phát tâm kia; nếu muốn hộ giữ các thiện căn và tự thân thì ở nơi các Bồ Tát sơ tâm ấy phải phát khởi tâm ái kính thật mãnh liệt, giống như Thế Tôn là bậc Nhứt Thiết Trí Sư và từ đó sanh ra cha mẹ. Như vậy lấy sơ phát tâm Bồ Tát làm đầu. Ở nơi các Bồ Tát lại cũng nên như thế mà yêu thương tôn trọng. Nếu khác điều nầy thì chính tự thân và căn lành của tất cả đều tận diệt. Như trong kinh Thế Tôn hằng nói ta chưa thấy dư một phép chướng ngại của Bồ Tát và diệt tận thiện căn. Giống như khi Bồ Tát khởi tâm sân, thì dẫu cho Bồ Tát có tích tụ căn lành trong 100 kiếp mà do sân nầy còn nơi tâm của Bồ Tát thì tất cả đều mất hết. Cho nên ở nơi các Bồ Tát phải khởi lên lòng tôn trọng. Giống như chư luận sư dạy:

Bồ Tát tuy có quá

Như thế chẳng nên nói

Hà huống việc chẳng thật

Chỉ như thật tán thán

Nếu Bồ Tát hủy hoại hạnh của người Đại Thừa thì tội ấy gọi là ác. Nếu đời đời có các thiện pháp đều bị tiêu diệt; chẳng thể tăng trưởng pháp lành. Cho nên các Bồ Tát tuy có tội ác; nhưng vì hộ trì các thiện căn của mạng sống mà chẳng hiển thị ra lời nói, hà huống là việc chẳng thật; giống như tội của vua, như trong kinh nói: Có những Bồ Tát thanh tịnh, đời sống linh hoạt, chẳng thể hủy nhục mà những Đạt Ma Tỷ Kheo kia đã nói dối là ác. Cho đến 70 kiếp bị tội báo nơi bùn nhơ. Lại sáu vạn lần (60.000) sanh ra làm người bần cùng; thường bị đui, câm, ngọng, điếc. Cho nên ở nơi Bồ Tát; nếu có ác hoặc chẳng ác, tất cả đều chẳng nên nói. Chỉ có cái đức thật là nên xưng dương tán thán. Vì làm cho chính căn lành của mình được tăng trưởng vậy. Lại vì người khác sanh tín tâm.

Nếu người muốn làm Phật

Muốn cho bất thối chuyển

Thị hiện và lửa mạnh

Lại làm sanh vui vẻ

Nếu có chúng sanh đã phát nguyện cầu Bồ Đề, thì nên làm cho điều nầy chẳng thối chuyển, mà chỉ có người ngu si, sân nhuế và tham lam tự mình tạo băng đảng rồi nói lời rằng: Tại sao phải thực hiện lâu dài việc khó làm của Bồ Tát, mà Niết Bàn thì an lạc bình đẳng giống nhau. Hành hạnh Thanh Văn cũng chứng Niết Bàn vậy. Những lời nói như thế về sau sẽ gặt quả báo. Nhiều thí dụ như thế làm hiển thị công đức của Phật làm cho nhập vào tâm. Đó gọi là thị hiện. Làm cho đầy đủ tinh tấn các hạnh của Bồ Tát. Khi bị đốt cháy, muốn làm cho tinh tấn liền tăng tật lợi vì nói công đức chánh giác mà làm đại thần thông. Đó là niềm vui tịch duyệt. Như thế làm cho kia chẳng bỏ Bồ Đề tâm.

Chưa giải kinh sâu xa

Đừng nói Phật không nói

Nếu nói như thế ấy

Thọ quả báo thật xấu

Thậm thâm kinh có nghĩa là Phật nói về không, vô tướng, vô nguyện tươngưng, trừ vô lượng đoạn thường và biên kiến, diệt ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả và tự tánh. Hiển thị Như Lai đại thần thông công đức hy hữu. Ở nơi kinh luật nầy nếu chưa rõ biết thì chớ nên nghi ngờ; nên nói đó không phải là lời Phật nói. Vì sao mà Phật đã nói ? Nếu hủy báng Như Lai mà nói kinh thì quả ác đó rất khổ sở.

Vô gián cùng các tội

Tất cả là một miếng

Trước đó hai loại tội

Chia ra chẳng thể hết

Đức Thế Tôn đã nói nơi kinh bất thoái chuyển rằng: Ngũ vô gián nghiệp là gồm các tội mà khắp trong tam thiên đại thiên thế giới làm mạng của chúng sanh đều bị tội báo. Nếu có hằng hà sa đẳng Phật Thế Tôn diệt độ rồi mà có những chi đề (caitya = tích tụ); hoặc hoại; hoặc thiêu; hoặc chướng ngại quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật pháp nhãn cho đến các tội báo. Như thế tất cả đều tập trung lại. Nếu ở nơi chưa giải thâm kinh mà khởi lên chấp trước rồi nói chẳng phải Phật nói, cho đến Bồ Tát phát Bồ Đề nguyện rồi mà làm cho thoái tâm Bồ Đề thì 2 loại tội nầy so với ngũ vô gián tội phía trước, tội nầy còn nhiều hơn trăm phần và ngàn phần chẳng bằng. Cho đến số phần, Ca La phần, toán phần, thí dụ phần, Ưu Bà Ni Sa Đà phần (Upanisad = là sáu nguồn mạch của 6 tông phái triết học) chẳng thể sánh kịp. Đây là tướng tội. Vì hộ tự thân và tự thiên căn, chớ nên làm 2 tội như thế.

Hỏi rồi về Bồ Tát hộ tự thiện căn. Còn tu đạo thắng nghĩa là thế nào ?

Đáp rằng:

Ở nơi ba giải thoát

Hãy nên lành tu tập

Đầu không sau vô tướng

Thứ ba là vô nguyện

Ở nơi Bồ Tát lúc thực hành bát Nhã Ba La Mật thì hay tu ba giải thoát môn. Đầu tiên nên tu không giải thoát môn để phá tan các kiến giải. Sau đó là vô tướng giải thoát môn; vì chẳng chấp thủ phân biệt phan duyên của ý. Thứ ba là vô nguyện giải thoát môn. Vì siêu quá dục giới sắc giới và vô sắc giới vậy.

Hỏi rằng tại sao gọi tên là giải thoát môn ?

Đáp rằng:

Không tự tánh là không

Không nầy sao có tướng

Các tướng liền tịch diệt

Người trì nguyện thế nào

Vì duyên sanh, nên các pháp đều vô tự tánh. Đây có nghĩa là không. Vì không nên tâm chẳng phan duyên, tức thị vô tướng. Lìa các tướng rồi, tức vô sở nguyện. Lại nữa nếu pháp từ duyên sanh thì tự tánh ấy chẳng sanh, mà tự tánh chẳng sanh thì pháp ấy là không. Nếu pháp là không thì trong ấy vô tướng. Là tướng chẳng có vậy; nên gọi là vô tướng. Nếu đã là vô tướng thì nơi ấy chẳng có chỗ nương tựa. Đã không có chỗ nương tựa thì ở 3 cõi, tâm vô sở nguyện.

Ở nơi tu niệm ấy

Vui gần nơi Niết Bàn

Chớ nghĩ chẳng phương tiện

Nơi ấy đừng buông lung

Khi tu tam giải thoát môn nầy; nếu chẳng nhiếp lấy phương tiện; tức vui gần nơi Niết Bàn, chỉ muốn tu tập, chưa đến nơi Bồ Đề, phải cầu vô sở đắc nhẫn; nên phải ở nơi phương tiện thiện xảo.

Ta ở nơi Niết Bàn

Chẳng muốn chứng đạo liền

Mà phát tâm thế nầy

Được thành thục trí độ.

Phát tâm như thế rồi ta sẽ vì lợi ích của chúng sanh mà độ thoát chúng sanh. Chỉ tu tam giải thoát môn mà chẳng muốn chứng nơi Niết Bàn. Rồi thì ta học theo Bát Nhã Ba La Mật. Ở nơi 3 cửa giải thoát ấy chuyên chú thành thục, ta sẽ tu về không, mà chẳng chứng không. Ta muốn tu về vô tướng, mà chẳng chứng về vô tướng. Ta muốn tu về vô nguyện mà chẳng chứng về vô nguyện.

Như Thầy bắn phóng tên

Mỗi mỗi đúng chỗ bắn

Giữ đúng đừng cho sai

Đại Bồ Tát cũng thế

Giống như Thầy bắn tên đã học bắn giỏi rồi, phóng tên vào không trung và tiếp theo các tên khác lần lượt đều trúng mục tiêu. Tên đã bay qua, trên không chẳng dấu vết mà cũng chẳng có dấu dưới đất.

Giải thoát môn không trung

Lành phòng nơi tâm tên

Xảo liền tiếp giữ tên

Chẳng cho vào Niết Bàn

Bồ Tát cũng như thế, giống như những người bắn tên giỏi họ học tu về không, vô tướng, vô nguyện cung. Ở nơi 3 cửa giải thoát không, phóng tâm tên rồi, lại thương xót chúng sanh, tạo tên xảo phương tiện. Triển chuyển tiếp theo ở nơi hư không của tam giới, giữ tâm tên ấy, chẳng làm cho vào nơi Niết Bàn thành.

Hỏi rằng: Làm sao cho tâm kia chẳng vào Niết Bàn được ?

Đáp rằng:

Ta chẳng bỏ chúng sanh

Vì lợi lạc chúng sanh

Trước khởi ý như thế

Sau đó liền tương ưng

Nếu ta ở nơi 3 cửa giải thoát đã lành thành thục rồi, muốn giữ lấy Niết Bàn như ở tại bàn tay. Rồi thì ta thấy những con nhỏ phàm phu giống như kẻ khát sữa, ta chẳng thể hướng đến thành Niết Bàn mà chưa vào Niết Bàn vậy. Ta ở nơi Niết Bàn chẳng phải vào một mình; ta sẽ như thế mà phát khởi tinh tấn, tùy theo ta làm, duy vì lợi ích cho tất cả chúng sanh và lại vì các chúng sanh mà được Niết Bàn. Trước nên khởi lên việc làm như thế, sau đó cùng tâm với 3 cửa giải thoát mà tùy thuận tương ưng. Tùy thuận có nghĩa là tùy theo nghĩa ấy. Nếu chẳng phải thế, như tâm tiễn kia, không có xảo phương tiện để nhiếp hóa vậy.

Lúc thực hành 3 môn giải thoát nầy tức rơi vào Thanh Văn giải thoát. Nếu ở nơi Độc Giác giải thoát, bây giờ liền có xảo phương tiện.

Có chấp các chúng sanh

Đêm dài cùng đi với

Điên đảo cùng các tướng

Tất cả đều si mê

Con nhỏ phàm phu các chúng sanh là những kẻ si mê. Từ nơi vô thỉ đã bị lưu chuyển ngày đêm, đắm trước ở 4 điên đảo. Vô thường cho là thường, khổ cho là vui, bất tịnh cho là tịnh, vô ngã cho là ngã. Cho đến vào nơi trong ngoài giới của chúng sanh, so đo ta, người nghĩa là chỗ được. Đêm dài như thế kéo dài mãi đến hiện tại.

Chấp tướng kẻ điên đảo

Thuyết pháp mà đoạn trừ

Đầu phát tâm như thế

Sau đó lại tiếp tục

Như thế các chúng sanh vì mê muội khởi chấp ta người 2 loại đắm trước. Lại ở nơi sắc chẳng sở hữu vọng khởi phân biệt chấp tướng, sanh ra 4 loại tà điên đảo. Ta vì đó thuyết pháp làm cho đoạn trừ. Trước phát tâm như thế rồi, liền sau đó vào nơi 3 cửa giải thoát, tu tập tương ưng. Nếu khác cái nầy mà tu 3 cửa giải thoát thì vui gần với Niết Bàn.

Bồ Tát lợi chúng sanh

Mà chẳng thấy chúng sanh

Đây lại là rất khó

Hy hữu khó nghĩ được

Bồ Tát khởi lên việc nhớ nghĩ đến chúng sanh, điều nầy lại thật khó suy lường như chưa từng được họa hư không. Ở nơi tối thắng nghĩa thật ra chẳng có chúng sanh. Cho nên Bồ Tát nầy chẳng biết chẳng được mà làm lợi lạc cho chúng sanh vậy. Khuyên làm việc tinh tấn, duy trì đại bi. Ở nơi nào lại có việc khó như thế.

Tuy vào vị chánh định

Liền ở cửa giải thoát

Chưa mãn bổn nguyện vậy

Chẳng chứng nơi Niết Bàn

Điều nầy nên suy nghĩ là nếu đến vị chánh định Bồ Tát, mà ở nơi 32 pháp ấy nhập vào chánh định vị cùng với cửa giải thoát tương ưng thì ở giữa đó chưa đầy đủ bổn nguyện, để chứng Niết Bàn mà chẳng chứng. Như trong kinh Thế Tôn nói rằng: Bốn đại có thể làm cho thay đổi khác, vô hữu nhập chánh định vị. Bồ Tát ở khoảng giữa chưa đủ bổn nguyện chứng Niết Bàn. Cho nên đến chánh giác vị Bồ Tát chưa đầy đủ bổn nguyện thì chưa chứng Niết Bàn.

Nếu chưa đến định vị

Xảo tiện lực nhiếp hóa

Do chưa đủ bổn nguyện

Lại chẳng chứng Niết Bàn

Nếu Bồ Tát sơ phát tâm, chưa đến được chánh định vị, thì Bồ Tát dùng phương tiện mà nhiếp hóa, lúc tu 3 cửa giải thoát thì ở trung gian chưa đầy đủ bổn nguyện lại chẳng chứng Niết Bàn.

Thật sâu nơi lưu chuyển

Mà lại hướng lưu chuyển

Tin vui nơi Niết Bàn

Mà lại chẳng Niết Bàn

Bồ Tát nầy trong khi lưu chuyển có 3 loại lửa thiêu đốt; nên muốn xa lìa, chẳng muốn khởi tâm nương vào sự lưu chuyển. Nay vì chúng sanh mà tin rằng vào hướng lưu chuyển cùng với vui tin nơi Niết Bàn. Như người giữ vườn nhà, chẳng muốn ở nơi Niết Bàn, vì để đầy đủ tất cả trí tri vậy. Ở nơi lưu chuyển mà muốn xa lìa, tức nơi Niết Bàn lại có niềm tin vui. Nếu chẳng hướng đến lưu chuyển, chẳng ưa Niết Bàn vì chưa đầy đủ bản nguyện khi tu tập cửa giải thoát. Tức ở nơi Niết Bàn sẽ chứng.

Hay nên sợ phiền não

Chẳng muốn hết phiền não

Vì làm cho chúng sanh

Từng loại phiền não một

Đó là nguyên nhân của sự lưu chuyển vậy. Hay sợ phiền não, chẳng muốn cứu cánh hết ở nơi phiền não. Nếu đoạn phiền não, tức chẳng được thực tập Bồ Đề Tư Lương. Cho nên Bồ Tát lần lượt chế ra các pháp phiền não. Do các phiền não nầy làm cho vô lực, làm cho tập trung được Bồ Đề tư lương thiện căn. Khi tập trung thiện căn đầy đủ bổn nguyện rồi, có thể đến được Bồ Đề.

Hỏi rằng: Vì sao chẳng đoạn diệt mà diệt được phiền não ?

Đáp rằng:

Bồ Tát tánh phiền não

Chẳng lìa tánh Niết Bàn

Chẳng đốt các phiền não

Sanh chủng tử Bồ Đề

Giống như các bậc Thanh Văn Thánh Nhơn, lấy Niết Bàn làm tánh là phan duyên Niết Bàn, được quả của Sa Môn. Chư Phật chẳng có tánh Niết Bàn mà chư Phật lấy phiền não làm tánh. Bồ Đề tâm do đây mà sanh. Thanh Văn, Độc Giác đốt cháy các phiền não, chẳng sanh được hạt giống của Bồ Đề tâm. Hai thừa tâm chẳng tỏ chẳng lưu chuyển. Cho nên nói phiền não là tánh Như Lai. Vì có chúng sanh phiền não nên phát tâm Bồ Đề; nên sanh ra thân Phật mà chẳng lìa phiền não.

Hỏi về thiêu đốt phiền não mà chẳng sanh chủng tử của Bồ Đề tâm thì tại sao kinh Pháp Hoa nói rằng cùng với việc thiêu đốt các phiền não nhưng Thanh Văn vẫn được thọ ký ?

Đáp rằng:

Ghi lại nơi chúng sanh

Thọ ký là nhơn duyên

Chỉ có Phật thiện xảo

Phương tiện đến bờ kia

Chẳng hiểu những chúng sanh thành thục sao. Trong ấy nhân duyên chỉ có Phật biết được thôi và điều phục để cho đến bờ kia, chẳng cùng giống với các chúng sanh vậy, mà chẳng sanh chủng tử của Bồ Đề tâm để nhập vào vô vi chánh định vị. Như trong kinh nói:

Như không và liên hoa

Cao lớn và hầm sâu

Chẳng người nam bao vây

Giống như đốt hạt giống

Như ở trong hư không chẳng sanh hạt giống, như thế là vô vi, chẳng thể sanh Phật Pháp. Lại chẳng thể sanh, như cao nguyên đồng ruộng. Chẳng sanh hoa sen. Như thế Thanh Văn, Độc Giác vào vô vi chánh định vị chẳng sanh Phật Pháp. Cao lớn đây có nghĩa là tất cả sự thành đạo trí tri. Có 2 sự cao lớn. Đó là Thanh Văn Địa cao lớn và Độc Giác Địa cao lớn. Thanh Văn, Độc Giác nếu có tất cả trí, tức chẳng phải Bồ Tát cao lớn 2 lần. Thâm khanh có nghĩa là như kẻ trượng phu hay học nhảy. Tuy rớt xuống hầm nhưng an ổn mà ở. Nếu chẳng khéo học mà rớt vào hầm sâu thì sẽ chết ngay. Như thế Bồ Tát tu tập vô vi lành tương ưng. Tuy tu vô vi mà chẳng rơi vào vô vi. Thanh Văn và tu tập vô vi, chẳng lành tương ưng tức rơi vào vô vi. Giới ở đây có nghĩa là Thanh Văn hay ở tại vô vi giới, chẳng thể hành vô vi. Cho nên ở trong ấy chẳng sanh tâm Bồ Đề. Kẻ bất nam như không có căn của kẻ trượng phu mà ở nơi ngũ dục chẳng có được lợi ích như Thanh Văn đủ vô vi pháp ở nơi pháp của chư Phật sự lợi ích ấy chẳng có. Già giá có nghĩa là châu ngọc mà chư thiên đối với thế gian tuy tu thiện giống như châu Già Giá, chung cuộc chẳng thể sánh làm hiệu lưu ly bảo được. Như thế Thanh Văn tuy đầy đủ giới học đầu đà công đức Tam Ma Đề; nhưng chung cuộc chẳng thể ngồi nơi đạo tràng chứng vô thượng chánh giác, lại giống như thiêu đốt hạt giống có nghĩa là chủng tử ấy bị thiêu đốt. Tuy có để vào đất nước sưởi ấm ngày đêm; nhưng chung cuộc chẳng thể nảy mầm được, như Thanh Văn thiêu chủng tử phiền não vậy. Ở nơi ba cõi lại chẳng sanh ra ý nghĩa như trong kinh đã nói vậy. Nến biết khi Thanh Văn được vô vi pháp rồi, chẳng sanh Bồ Đề tâm.

 

Luận Bồ Đề Tư Lương

Hết quyển 4

 

 

---o0o---

 

Quyển 1 >> Quyển 2 >> Quyển 3 >> Quyển 4 >> Quyển 5 >> Quyển 6

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-6-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

デイスク回入と回出の意味 一念心性 是 供灯的功德 lẠng 潮阳菩提禅寺 khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý Bồ ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä ä æ å ç¼ vong niem sao bang モダン仏壇 å å å º ä ƒäº ä 禅心の食事 phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi 心经 新学期新展望内容怎么写 Tuân thủ năm giới 大学生贫困证明 åœ Thắp sáng Hương Sen Mẹ Tây Lá rụng buổi giao mùa å æžœ Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa bách đàm cổ tự de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 BÃo 佛法怎样面对痛苦 duyen khoi va tinh khong duoc do giai qua phuong tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ 礼佛敬香反义词 lặng 否卦 净地不是问了问了一看 æŽåƒ giả parsvika 梵僧又说我们五人中 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua trạng Trái lê có nhiều công dụng tốt y nghia that su cua le vu lan bao 梵唄 háºnh 研究生奖学金自我总结 生日快乐 khúc 放下凡夫心 故事 cúng dường hoa quả